►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

3471 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 04:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 39865 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. tsc2007

    tsc2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Khống chế biên độ, T+4, thậm chí cả ATO-ATC làm phân tích giá - lượng, lượng- giá méo mó đi khá nhiều. Mã nào thanh khoản càng thấp thì càng méo mó. Còn cái nữa là 1 số chú tay to chơi cả bán khống trong khi phân tích thì hầu như phải mặc định ko có (ko thì loạn ko phân tích được). Mua xong có nhận ra ngay bị úp sọt thì T+4 về cũng bị thương nặng ( hàng càng nóng thì bỏng càng nặng). em nghĩ đó là 1 vài hạn chế của món đó khi dùng cho thị trường hiện tại, nhưng dù sao có con dao trong tay cũng hơn nhiều đánh tay ko.


    Còn gà mà hiểu cáo thì lúc đó là gà hóa cáo mất rồi, vì nhiều lý do mà nhiều gà sẽ thành cáo (v.dụ như qua nhiều topic như thế này). Khi nào thị trường mà ít gà nhiều cáo thì tự khắc thị trường phải vận động lên level mới. Khi đó sẽ có nhiều chú cáo phải quay lại thành gà(ko biết giai đoạn hiện tại có phải như vậy ko?). Cái thú vị nhất của nghề trader cũng là cái khắc nghiệt nhất. Sinh nghề, tử nghiệp.
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Thích nhất câu này của bác !
    Mục tiêu sau 5 năm phải thành cáo ![r2)]
    Sau 5 năm nữa phải thành sói !

    Sau 5 năm nữa thì thành gà già nhưng mà đi nghỉ hưu, nằm gác trym lên chân dài ngắm sao thôi !:-ss
  3. biglie

    biglie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    2.657
    Hề hề, gà k bao giờ thành cáo được, sắp thành cáo thì TA nó sang chương mới, công lực thành zero hết, chứ k thì lấy đâu ra cái niềm tin về random walk :D
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11

    Nếu nói như bạn thì giờ Soros vẫn đang quét rác ở Học viện Kinh tế London và thỉnh thoảng viết thư sang cho gã đàn em là tay broker hạng quèn, không ai thuê mướn, không có cả chỗ ngồi cố định tên là O'neil

    Và ...Buffet thì khéo vừa được nhận sổ hưu hạng bét từ một hãng dệt nào đó nhỉ !!!
  5. thuytrieudoc

    thuytrieudoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Đã được thích:
    453
    Nghe các bác nói dzui quá , j mà gà thành cáo , cáo hoá sói, nghe đáng sợ quá.Thoai, em chỉ mong em mãi là em thôi, ko mong thành gà,cáo ,sói ,sư tử gì hết :-ss
  6. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    7.3- Một vài ví dụ về mối quan hệ giữa KLGD và dao động giá

    Tại phần 7.2, ta đã thống nhất với nhau rằng: nên để ý tìm sự khác thường tại những vùng mà ta cho là gần đáy, gần đỉnh, gặp cản hoặc có thể break ra khỏi môi trường tích lũy. Ta cũng đồng ý với nhau rằng: không thể phân tích KLGD một cách độc lập mà phải đưa nó vào trong mối quan hệ với dao động giá.

    Vậy thế nào là khác thường?

    Đó là, đang trong xu thế tăng, giá tăng rất mạnh mà KLGD không tăng theo, hoặc KLGD tăng rất mạnh, giá cố vươn lên độ cao mới nhưng kết cục lại lình xình, hoặc giá cố vươn lên độ cao mới nhưng dao động rất nhỏ, KLGD yếu.

    Trường hợp thứ nhất được gọi là các cú đánh thốc (up-thrust).
    Trường hợp thứ hai là phân phối đỉnh (có thể kéo dài 2-3 ngày nếu cần phân phối số lượng lớn).
    Trường hợp thứ ba, các bác biết rồi, được gọi là "cò không tiến" (no-demand) [​IMG]

    Gặp cản, phá cản mà KLGD không có gì đột biến.
    Đang trong xu thế xuống, KLGD đang giảm dần bỗng dưng tăng nhè nhẹ.
    Tất cả đều là sự khác thường.

    Tại phần 7.2, ta cũng đã đưa ra giả thiết về việc techniques mà MMs và BBs sử dụng được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về tâm lý của bầy gà.

    Gà thì nhiều tâm lý lắm nhưng nổi nhất là tâm lý .. sợ lỗ (giống em [​IMG] )
    Vì sợ lỗ nên khi giá giảm, gà thường là không bán ra bởi bán ra là lỗ thật, nắm giữ thì còn hy vọng là giá sẽ lên trở lại, ít nhất là hòa vốn.
    Thế nhưng, tệ một nỗi, đến khi giá đã giảm rất sâu thì chỉ cần thêm một cú sụt mạnh là gà thôi hát bài ca hy vọng. Nhắm mắt nhắm mũi .. cắt.

    Do gà chỉ mong hòa vốn nên khi giá vòng lên đi qua chỗ gà ngồi, nếu để giá lình xình bay lượn trước mặt gà, thể nào gà cũng bán. Muốn gà không bán, phải đi qua thật nhanh, tạo cho gà cảm giác "còn lên nữa". Cho nên, khi gặp cản, ta thường thấy các cú đánh thốc (up-thrust).

    Do gà rất sợ các cú sụt mạnh sau khi giá đã giảm khá sâu nên sau khi tạo xong đáy 1, giá thường vòng lên một tí rồi sụt xuống đáy 2 thấp hơn đáy 1. Nếu đáy 1 gà chưa nhả thì đáy 2 tới 90% là nhả.

    Đáy 2 ấy, người ta gọi là panic low, được sinh ra để rũ gà

    Nhưng thôi, lảm nhảm mãi em thấy cũng chán. Ta chuyển qua ngắm cái đồ thị nhé.

    -----------

    Em tìm mãi mới được một cái đồ thị có đầy đủ cả đánh thốc tại đỉnh, đánh thốc tại cản, phân phối đỉnh, no-demand, panic low v..v.
    Để bảo đảm tính khách quan, không gây ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của các bác, em xóa hết các dữ liệu liên quan, chỉ để lại dao động giá và khối lượng.

    Khi xem đồ thị này, em mong các bác:

    + Để ý so sánh KLGD của một ngày với KLGD của những ngày trước đó và sau đó.
    + Đặt KLGD trong mối quan hệ với dao động giá, cụ thể là hôm đó giá lên hay xuống, trong ngày dao động thế nào, nhiều hay ít, đóng cửa ra sao.


    Em sẽ thử bình luận từng ngày một. Để dễ theo dõi, em đánh số thứ tự các ngày từ 1 đến 95.

    Em xin nhấn mạnh:

    + Bình luận này chỉ để làm rõ phương pháp VSA (Volume Spread Analysis) mà em đã nói ở phần 7.2.
    + Bình luận việc gì sau khi nó đã xảy ra thì chả có gì là thách thức cả. Các cụ gọi là "nói vuốt đuôi". Cho nên, nếu có đúng, cũng chẳng có gì đáng khen.
    + Bình luận này mang nặng tính chủ quan, dựa trên các assumptions của phương pháp VSA. Nó không phải là bình luận duy nhất. Nhìn từ một góc khác, hoặc sử dụng một phương pháp khác, có thể có bình luận khác.

    Ta bắt đầu nhé.

    [​IMG]


    Phần trước của đồ thị này là một rally khá dài [​IMG]

    Nến số 01: Dấu hiệu xấu đầu tiên. Mở cửa cao hơn đỉnh của ngày hôm trước, sau đó nỗ lực vươn lên thử độ cao mới nhưng ngay lập tức bị đè xuống bởi lượng bán rất lớn. Cuối cùng đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, tạo nến đỏ.

    04: Dấu hiệu xấu thứ hai. Mở cửa cao hơn đóng cửa ngày hôm trước, vươn lên thử lại độ cao của ngày số 1, lại bị đè xuống. Đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày, thậm chí thấp hơn cả ngày hôm trước và ngày số 1. KLGD khá lớn.

    05: Đặc biệt xấu. Lần thứ 3 vươn lên nhưng lượng bán quá mạnh nên cuối ngày đành phải đóng cửa ở mức thấp.

    Bình luận: Cao độ của các ngày 1-4-5 đã tạo thành "vùng bán" (selling zone, cản trên). Mọi nỗ lực đi tiếp đều phải tìm cách vượt qua selling zone này. Với một selling zone dày đặc như vậy, chỉ có thể vượt qua và tiếp tục rally nếu có sự chuẩn bị đầy đủ, kỹ càng

    07: Test bằng cách cho sụt nhanh qua cản xem động tĩnh thế nào. Kết quả: KLGD ở mức vừa phải, thậm chí là thấp so với mấy ngày trước đó. Đám đông vẫn bán tín bán nghi, chưa chịu bán.

    08: Cho sụt tiếp cú nữa. Lần này có kết quả. Lượng bán bung ra nhiều. Smart money vào cuộc bởi KLGD tăng, đóng cửa tuy vẫn thấp hơn mở cửa nhưng tăng khá so với mức thấp nhất trong ngày. Một cú absorb điển hình. Cần test tiếp để confirm.

    09: Mở cửa thấp hơn đóng cửa ngày hôm trước để tạo tâm lý yếu. Trong phiên cho sụt tiếp (sâu hơn cả mức thấp nhất của ngày hôm trước) để test cung. Thành công bởi KLGD giảm, có thể cho lên.

    10: Test lần cuối cùng. Mở nhích nhẹ, trong phiên yếu dần, đóng cửa thấp hơn mở cửa nhưng không thấy cung.

    Bình luận: Với một selling zone còn treo lơ lửng ngay phía trên, cú test này hơi đơn giản. Lượng cung absorb được vào ngày thứ 8 là không đáng kể. Trong bối cảnh đó, có 2 lựa chọn. Một là để thị trường nguội dần, chờ thời cơ mới. Hai là tạo cú thúc (thrust) để nhanh chóng băng qua selling zone.

    11-14: Người ta chọn phương án 2, liên tục tạo gap để nhanh chóng vượt qua selling zone! KLGD tuy tăng nhưng rõ ràng là không mạnh. Cú thrust đã thành công nhưng hiểm nguy luôn chực chờ bởi phía sau (selling zone) là cả một đạo quân súng ống sẵn sàng, có thể nã đạn vào lưng "quân ta" bất cứ lúc nào.

    15. Dấu hiệu xấu. Nỗ lực vươn lên tạo đỉnh mới thất bại bởi lượng bán quá lớn (xem KLGD). Đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.

    16. Một cú đánh thốc để tạo tâm lý "tích cực". Rất tiếc là giá tăng rất mạnh nhưng KLGD không tăng, thậm chí giảm nhẹ. Dấu hiệu xấu thứ hai.

    17: Tiếp tục xấu. Vươn lên tạo new high nhưng lại không thể đóng cửa ở nửa trên của nến. Suy ra, lượng bán cực kỳ lớn.

    18: Cực xấu. KLGD tăng rất mạnh nhưng đóng cửa thấp hơn nến 17. Suy ra, bán là chính.

    20-21: Xác nhận tình hình xấu. Điểm tăng nhưng KLGD không tăng. Đặc biệt, dao động giá khá nhỏ bởi cứ tăng là bị bán. 2 nến này là điển hình của tình trạng không có cầu (no-demand).

    23: Tạo đỉnh. Mở giá tăng mời gọi, sau đó tạo new high, KLGD kỷ lục, dao động giá cực lớn, đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.

    Bình luận: Sau nhiều dấu hiệu xấu, cần cẩn thận với các cú đánh thốc với KLGD thấp như nến số 16, nhất là khi sau nến đó xuất hiện tình trạng no-demand (giá không tăng được, KLGD lình xình)

    25-27: 2 cú sụt nhanh để khóa đường xuống Hoa Quả Sơn (lock in). KLGD tăng, đóng cửa cao hơn mức thấp nhất trong phiên cho thấy khả năng dân phe hoạt động mạnh. Các cú hồi với KLGD thấp ở nến 26-28 cho thấy rõ tình trạng no-demand.

    29-30. Sụt rất nhanh qua cản. KLGD không tăng. Nhân dân anh hùng cương quyết tử thủ.

    31-32: KLGD lèo tèo. No-demand! Y như rằng nến 33 đỏ.

    35-40: KLGD lèo tèo dù nến 36 tăng rất mạnh. Tiếp tục no-demand!

    42: Cố gắng vươn lên nhưng thất bại. Đóng cửa thấp hơn mức cao nhất trong ngày, KLGD tăng. Suy ra, bán là chính.

    44-45: Sụt rất mạnh nhưng KLGD giảm. Ai cũng đợi chạm cản bật lên.

    46: Chờ đợi vô vọng. Giá xuyên cản, dao động giá rất lớn, KLGD cũng rất lớn, có người quyết bán.

    47: Sụt rất mạnh, KLGD giảm. Liệu có ai dám mua sau khi nhìn thấy nỗ lực khởi nghĩa bị đập tan ở nến 46?

    48: Một nến rất thú vị. KLGD tăng vọt, đóng cửa tốt nhưng dao động giá quá lớn, đóng cửa lại thấp hơn nhiều so với đỉnh nên nhiều khả năng đây là khối lượng giả, được tạo ra bởi dân phe.

    49: Xác nhận khối lượng giả của nến 48. Nến xanh nhưng KLGD giảm. Lại no-demand. Ngay sau đó (nến 50) là đỉnh.

    51-55: KLGD giảm dần. Thị trường nguội dần. Đặc biệt chú ý nến 54, điển hình của no-demand.

    56-57-58: Tạo đáy 1, KLGD tăng, bắt đầu bán. Do KL khá hơn các nến từ 52 đến 55 nên có lý do để nghi ngờ rằng smart money đã vào. Đặc biệt chú ý hai nến 57-58 có KL nhỏ hơn nến 56, lực bán giảm dần.

    59-60: vòng lên test cung. Không thấy.

    61-62: Cú test quyết định, sụt rất mạnh tạo panic low. KL không bằng 56-57-58 cho thấy lực bán đã cạn. Cuối ngày 62 nến xanh. Strong signal!

    70-71:Hai nến quyết định, đặc biệt là nến 71. Tuy nhiên, nến 70 là nguy cơ tiềm ẩn.

    72: Xấu. Tưởng nến 70 đã bắt hết. Nào ngờ vẫn còn và còn khá nhiều. Tình hình không thuận.

    73: Lặp lại cú đánh thốc của nến 16 sau khi nhận thấy tình hình không thuận. Chú ý KLGD giảm mạnh, hệt như nến 16.

    74-77: Lặp lại các nến 17-23. Để ý các mức cao nhất trong ngày và mức đóng cửa (nêu cao để đập)

    87-95: No-demand! Khó đi xa nhưng cũng đã nguội kha khá. Liệu thời điểm đã chín muồi cho một cú test ra trò? Hay là đánh thốc lên?

    Em chịu.
    Bác nào biết bảo em với nhé [​IMG]

    Em chúc các bác ngủ ngon và không mơ .. linh tinh [​IMG]
    Quyhd1412 thích bài này.
  7. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    7.4- Lời cuối về khối lượng

    Các bác ạ, các bác có nhận thấy điều gì không, có nhận thấy điểm mâu thuẫn nào không?

    He he .. em đang rủ các bác uống thuốc độc mà các bác không biết [​IMG]

    Từ đầu tới giờ, sợi chỉ đỏ xuyên suốt của em là "đi tìm trend" trong các khung thời gian.

    Nói về cản trên, cản dưới và pull-back là để giúp chúng ta suy nghĩ về điểm khởi đầu POSSIBLE, điểm kết thúc POSSIBLE cũng như độ dài POSSIBLE của any trend.

    Nói về khối lượng cũng nhằm mục đích ấy.

    ----------

    Như em đã nói, để phân tích bất kỳ sự việc nào, bao giờ cũng có nhiều trường phái. VSA chỉ là một trong nhiều trường phái phân tích khối lượng. Đừng để VSA, cùng với ví dụ của em, làm các bác quên đi mục tiêu chính của mình là "xây dựng một phương pháp phân tích khối lượng phục vụ cho việc tìm trend".

    Em mong các bác, sau khi xem 2 đồ thị mà em post lên (đồ thị tuần của PVA và đồ thị vô danh sáng nay), hãy cố gắng quên hết và quên thật nhanh các bình luận linh tinh. Thay vào đó, hãy tập trung nắm cho được cái hồn của phương pháp VSA, cô đặc nó lại thành hệ nguyên tắc kết nối với nhau bằng logic và sử dụng hệ nguyên tắc đó để tự phân tích, tự dự đoán, tự kiểm nghiệm rồi tự hoàn thiện.

    Lúc nào được như Trương Vô Kỵ ngửa mặt lên trời cười hà hà bảo Thái sư phụ: "Con quên hết rồi" là lúc đó thành công.

    Nếu các bác sa đà vào những bình luận linh tinh của em mà quên đi sợi chỉ đỏ, đó là em thất bại.

    ----------

    Điểm yếu nhất của phương pháp VSA chính là assumption cơ bản của nó: thị trường có thể bị MMs và BBs điều khiển. Nó thực hành phân tích khối lượng dựa trên giả định rằng thị trường là một cá thể có tư duy và ta đang cố gắng để hiểu tư duy của nhân vật ấy.

    Đã có vô vàn bài viết phê bình giả định này. Đọc bài nào cũng thấy .. có lý không chịu được [​IMG]

    Thực ra, khi thị trường đã đủ lớn, không một thế lực nào có thể control được thị trường, muốn lên là lên, muốn xuống là xuống. MMs và BBs thời nay hiểu rõ điều đó nên họ uốn theo thị trường chứ không tìm cách control thị trường.

    Vậy nên, khi thực hành phương pháp VSA, các bác phải hiểu điểm yếu của nó để tìm cách khắc phục. Đừng cho nó là "đúng quá" hay "duy nhất đúng" mà lên Hoa Quả Sơn có ngày.

    ----------

    Ngoài điểm yếu về phương pháp luận, VSA còn một số điểm yếu sau đây:

    + Khả năng áp dụng tại TT Việt Nam bị hạn chế bởi yếu tố biên độ giao dịch. Thí dụ, một CP tại NYSE có thể có một cú up-thrust 9.3% nhưng ở HOSE, ta sẽ không bao giờ nhìn thấy một cú up-thrust như thế. Cái hồn của VSA là khối lượng + dao động giá. Dao động giá bị khống chế thì thật là .. hết cả hồn [​IMG]

    + Việt Nam không có thói quen và cũng không có công cụ để cài stop-loss nên thường là không có các dao động giá được sinh ra để bắt stop-loss. Khi áp kỹ năng VSA vào Việt Nam, vì vậy, phải có sự điều chỉnh phù hợp. Nếu không, sẽ không thể hiểu vì sao tại điểm X lẽ ra phải có một nến đỏ dài (hoặc một nến xanh dài) + KLGD lớn mà lại không có.

    Cuối cùng, như các bác đã thấy, áp VSA vào đồ thị là áp phân tích CHỦ QUAN cho một việc ĐÃ XẢY RA RỒI. Mọi giai đoạn UP và DOWN đều đã được thể hiện trên đồ thị. Vì vậy, một nến ngắn ngủn + KLGD yếu trước giai đoạn DOWN sẽ được hiểu ngay là no-demand. Giả sử như nến đó xảy ra ngày hôm nay, các bác có dám chắc đó là no-demand?

    Vì vậy, hãy nắm bắt cho được nguyên lý vận hành của VSA, hiểu nó từ cả 2 chiều để rồi tự hoàn thiện thành một phương pháp phù hợp với TT Việt Nam. Đừng sa đà vào các bình luận cụ thể của em, các bác nhé.

    ----------

    Các bác phân tích được KLGD thì MMs và BBs cũng phân tích được.

    Thông tin họ nhiều hơn các bác (em nói rồi). Kỹ thuật họ thạo hơn các bác. Thông tin kết hợp với kỹ thuật tạo ra vô vàn kiểu đánh khác nhau.

    Điện Biên Phủ có thể là trận đánh lừng danh nhưng đánh Sài Gòn mà lại bê nguyên xi kiểu đánh của Điện Biên Phủ thì thất bại là điều chắc chắn.

    Đã gọi là đánh thì chả trận nào giống trận nào. Vì vậy, càng sa đà chiêu thức, càng dễ bị lừa.

    Tóm lại, nếu các bác không chú ý phương pháp mà lại sa đà vào các bình luận linh tinh của em, đó là em hại các bác.

    Mà em thì quý các bác lắm.
    Chả muốn hại các bác tẹo nào.
    Hại các bác chết, em đến teo tóp vì buồn với màn hình phẳng nhà em mất thôi [​IMG]

    Phù, rốt cuộc rồi cũng linh tinh xong phần khối lượng, thách thức to lớn nhất của PTKT.
    Giờ ta chuyển sang phần nào nhỉ?

    Em nhớ rồi, phần chán nhất và vớ vẩn nhất của PTKT: Indicators and Oscillators [​IMG]
    Nhưng không nói gì về nó thì lại không được coi là chiên da.
    Mà em thì háo danh, thích được gọi là chiên da lắm
  8. cklaso1

    cklaso1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2009
    Đã được thích:
    5
    Đọc song kết được 1 câu
    Vô chiêu thắng hữu chiêu
    Biết càng nhiều càng loạn chưởng cứ như em chẳng biết gì là hay nhất
  9. zitgamo

    zitgamo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    0
    hay quá đặt cục gạch để dành mai còn có linh tinh đọc [r24)]
  10. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    [r2)][r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này