►►►♠♣♥♦♪♫♫ Tản văn tuyệt kỹ về TA, seri bài viết của bác Linhtinh - nhà thơ giải nghệ chuyển sang b

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TLbooks, 27/01/2010.

2924 người đang online, trong đó có 36 thành viên. 02:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 39995 lượt đọc và 102 bài trả lời
  1. volimtexo

    volimtexo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/06/2009
    Đã được thích:
    0
    :) chuẩn
  2. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    Happy New Year
    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
  3. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
    Happy New Year
    @};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-@};-
  4. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    8.1- Moving Average

    Hôm nay là mùng 5 Tết.
    Một ngày buồn vì vừa tợp xong ngụm rượu sắn trước đĩa bánh chưng, màn hình phẳng đã giật giọng: "5 ngày gần đây nhất, bình quân mỗi ngày ông uống bao nhiêu rượu?".
    Từ đêm 30 Tết đến giờ, ngày nào hắn cũng hỏi câu ấy [​IMG]

    Đêm 30, em cộng số rượu mà em đã uống trong các ngày 26, 27, 28, 29 và 30 Tết lại với nhau (vì đó là 5 ngày gần nhất) rồi chia cho 5. Kết quả là 7 chén/ngày.
    Ngày mùng 1, hắn lại hỏi, em bỏ ngày 26 Tết đi, cộng các ngày 27, 28, 29, 30 và mùng 1 lại, chia cho 5. Kết quả là 15 chén/ngày [​IMG]
    Các ngày sau cũng thế. Cứ nghe câu hỏi là em lại giật mình thon thót, vội vàng nhẩm tính số rượu đã uống trong 5 ngày gần nhất, chia cho 5 rồi báo cáo kết quả lên cấp trên.

    Các bác mà bị hỏi như em, chắc phát điên rồi. May cho màn hình phẳng nhà em là em mát tính, lại khôn nữa.
    Tính được 15-20, em toàn khai là 4 với 5 [​IMG]

    Cái kiểu tính giá trị trung bình trong N ngày gần nhất như thế, trong chứng khoán cũng có và được gọi là Moving Average, viết tắt là MA (trung bình trượt, trung bình di động).

    Em mời các bác xem đồ thị của VNI trong năm qua. Trên đồ thị này, em nhờ máy tính vẽ hộ 2 đường trung bình giản đơn (Simple Moving Average - SMA) của 10 ngày gần nhất và 25 ngày gần nhất (các bác có thể bảo máy tính vẽ SMA của bao nhiêu ngày cũng được):

    Average - SMA) của 10 ngày gần nhất và 25 ngày gần nhất (các bác có thể bảo máy tính vẽ SMA của bao nhiêu ngày cũng được):

    [​IMG]

    Chắc các bác đã nhận thấy:

    + 2 đường MA đỏ và tím uốn lượn mượt mà chứ không "khúc khuỷu" như đường giá. Đó là một trong các ứng dụng của MA. Nó giúp ta nhận biết trend một cách dễ dàng hơn.
    + Cả 2 đường MA đều không bắt đầu từ điểm khởi đầu của đường giá. Lý do rất đơn giản: đường MA10 phải đợi đến hết phiên giao dịch thứ 10 mới tính được. Đường MA25, tương tự, phải đợi đến hết phiên thứ 25 (giá mà câu hỏi của màn hình phẳng nhà em được chuyển thành "Trong 100 năm gần nhất, mỗi năm ông uống bao nhiêu rượu?" [​IMG] )
    + Số ngày sử dụng để tính MA càng ít, đường MA càng bám sát hơn diễn biến của giá.
    + Đường MA là kết quả xử lý dữ liệu trong quá khứ. Nó đi sau giá và vì thế, không đưa ra bất kỳ dự báo nào cho tương lai.

    Trong ví dụ trên, Công ty FPTS dùng giá đóng cửa để tính SMA. Trên thực tế, ta có thể dùng giá nào cũng được (giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá bình quân trong phiên v..v).

    Người ta sử dụng các đường MA để:

    + Dự báo uptrend hay downtrend. Thí dụ, với nhiều chuyên gia PTKT, việc đường giá cắt đường SMA 200 (trung bình giản đơn 200 ngày) từ dưới lên có thể báo hiệu một uptrend mạnh. Ngược lại, việc đường giá cắt đường SMA 200 từ trên xuống có thể báo hiệu một downtrend đã cận kề. Việc sử dụng con số nào là tùy theo thói quen và kinh nghiệm của mỗi người. Nhiều người thích dùng 200 nhưng cũng nhiều người dùng 180. SMA 50 đôi khi cũng được sử dụng để dự báo trend.

    + Tạo tín hiệu mua và bán. Cách thứ nhất là dùng tổ hợp "giá - MA". Thí dụ, khi đường giá cắt đường SMA 25 từ dưới lên thì mua, ngược lại thì bán. Cách thứ hai là dùng tổ hợp của 2 đường MA. Thí dụ, khi đường SMA10 cắt đường SMA25 từ dưới lên thì mua, ngược lại thì bán.

    Trong đồ thị dưới đây, em dùng tổ hợp "giá - SMA25" để tạo tín hiệu mua và bán. Tính từ tháng 8/2006, em có 12 tín hiệu mua và ngần ấy tín hiệu bán:

    [​IMG]

    Đồ thị tiếp theo, em dùng tổ hợp SMA10 - SMA25 để tạo tín hiệu mua và bán. Tính từ tháng 8/2006, em có 10 tín hiệu mua và ngần ấy tín hiệu bán:

    [​IMG]

    Câu hỏi đặt ra là: tại sao lại dùng SMA10 và SMA25 mà không dùng SMA 5 hay SMA 50 v..v ?
  5. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    Bởi vì, nếu số ngày để tính SMA nhỏ quá, đường SMA sẽ bám rất sát đường giá và tạo ra quá nhiều tín hiệu mua -bán. Ngược lại, nếu số ngày để tính SMA lớn quá, đường SMA sẽ rời xa đường giá, khiến ta ra quyết định mua và bán quá muộn.

    Em đã thử vẽ SMA với nhiều giá trị khác nhau và nhận thấy các đường SMA10 và SMA25 tạo ra tín hiệu có lý nhất, không sớm quá và cũng không muộn quá, nhất là khi sử dụng tổ hợp "giá - SMA 25" (các bác có thể vào FPTS vẽ thử).

    Bảng dưới đây cho thấy kết quả của việc mua - bán theo 2 hệ tín hiệu mà em giới thiệu ở trên:

    [​IMG]

    Lợi nhuận hơi "còi" một tí nhưng các bác có thể thấy ngay là số lần cho tín hiệu đúng nhiều hơn hẳn số lần cho tín hiệu sai và nếu ta nhất quán tuân theo hệ tín hiệu, về dài hạn, ta sẽ không lỗ.

    Mục tiêu của em là KHÔNG LỖ.
    Chơi chứng mà lỗ thì chán lắm, thà về đếm rượu với màn hình phẳng còn hơn [​IMG]

    Các bác sẽ hỏi: "Vì sao không lấy ví dụ của một cổ phiếu cụ thể mà lại lấy ví dụ VNI?".

    Bởi vì, ở ta, cổ tốt cổ lởm đa phần đều lên và xuống theo VNI hết, mấy cổ được như VNM và BVH, tăng phăm phăm khi VNI dập dình. Vì vậy, tốt hơn cả là cứ theo VNI mà chiến. Ngoài ra, dùng VNI để tạo tín hiệu sẽ giúp ta khắc phục được tình trạng cổ phiếu chia tách liên miên trên thị trường Việt Nam (đường MA của các cổ phiếu chia tách sẽ biến dạng kinh khủng nếu đồ thị mà ta theo dõi không được điều chỉnh sau chia tách).

    Các bác lại hỏi: "Thế 3 năm chỉ được mua - bán có hơn chục lần à?"

    Hề hề .. đã bảo là "chán nhất và vớ vẩn nhất" mà lị.
    Phải mua mua bán bán liên miên và lỗ chỏng vó nó mới vui, đúng không
  6. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    8.2- Trung bình giản đơn (SMA) và trung bình ưu tiên giá trị gần nhất (EMA)

    2 đường MA mà em giới thiệu với các bác hôm qua là 2 đường trung bình giản đơn - Simple Moving Average (SMA).

    Ta gọi nó là trung bình giản đơn vì cách tính của nó .. quá đơn giản [​IMG]

    Em đùa đấy. Gọi nó là trung bình giản đơn bởi nó chỉ là phép trung bình cộng đơn thuần, trong đó, mỗi số hạng đều có độ "quan trọng" như nhau, không anh nào được ưu tiên hơn anh nào:

    SMA = (P1 + P2 + P3 + ... + Pn) / n

    Trong đó: n là số ngày mà các bác sử dụng để tính SMA; P1, P2 .. Pn là giá của từng ngày trong chuỗi n ngày đó (thường là giá đóng cửa).

    Bên cạnh SMA, người ta còn sử dụng một cách tính trung bình giá khác. Trong cách tính này, số hạng cuối cùng (giá của ngày gần nhất) được ưu tiên hơn các số hạng đứng trước nó bằng cách gán cho nó một trọng số (weight). Trung bình kiểu này được gọi là Exponential Moving Average (EMA). Dân ta hay dịch nguyên văn là trung bình mũ, trung bình theo số mũ hay trung bình hàm mũ. Nghe chả lọt tai tí nào nên em gọi nó là "trung bình ưu tiên giá trị gần nhất".

    Nghe thì rối rắm nhưng tính EMA khéo còn đơn giản hơn cả SMA bởi nó chỉ cần có .. 2 số hạng thôi:

    EMA hôm nay = [Giá hôm nay x K] + [EMA hôm qua x (1 - K)]
    Trong đó: K = 2 / n + 1 với n là số ngày mà các bác sử dụng để tính EMA.

    Giả sử các bác định tính EMA của 9 ngày thì n = 9. Khi đó, K = 2 : ( 9 + 1) = 2 : 10 = 20%.
    EMA hôm nay = Giá hôm nay x 20% + EMA hôm qua x 80%.

    ----------

    Trong ví dụ trên, các bác đã thấy mức giá gần nhất được ưu tiên hơn các mức giá còn lại. Một mình nó xơi nguyên một trọng số là 20% trong khi toàn bộ "quá khứ" chỉ được xơi có 80%.

    Các bác sẽ hỏi ngay: "Vậy tính EMA cho 9 ngày đầu tiên thế nào?"

    Có 2 cách tính.
    Một là người ta đợi đủ 9 ngày. Tính SMA của 9 ngày đó và coi đó là "EMA hôm qua" để tính EMA cho ngày thứ 10.
    Hai là coi giá của ngày đầu tiên là "EMA hôm qua" và dùng nó để tính EMA cho ngày thứ 2.

    Cách tính thứ hai rất bất hợp lý bởi cho đến ngày thứ 9, "EMA hôm qua" vẫn không phải là EMA 9 nhưng tiếc thay .. người ta lại dùng nó nhiều hơn cách tính thứ nhất.

    Điểm "bất hợp lý" này của EMA là khởi nguồn cho một trong những điểm yếu của nó. Nhưng thôi, em mời các bác xem đồ thị cái đã. Trong đồ thị này, đường màu đỏ là SMA 10 còn đường kia, màu tím, là EMA 10.

    [​IMG]

    Các bác sẽ nhận thấy ngay:

    + Điểm khởi đầu của EMA trùng với điểm khởi đầu của đường giá trong khi SMA phải chờ đến ngày thứ 10 mới có.
    + Đường EMA thể hiện sự thay đổi xu hướng giá nhanh hơn đường SMA (các chỗ em khoanh tròn).

    Hiện tượng thứ nhất là do cách tính giá trị EMA đầu tiên.
    Hiện tượng thứ hai là do giá gần nhất được ưu tiên hơn trong cách tính EMA, vì vậy, nó thể hiện sớm hơn sự thay đổi xu hướng giá.

    ----------

    SMA và EMA, mỗi thứ đều có mặt mạnh và mặt yếu của nó. Dùng thứ nào, lúc nào, là tùy theo cảm nhận và kinh nghiệm của từng người.

    Điểm mạnh của SMA là nhất quán mọi nơi, mọi lúc. Các bác có dùng website nào đi chăng nữa thì vị trí của đường SMA cũng y như nhau bởi SMA chỉ có một cách tính duy nhất.

    EMA, ngược lại, không bảo đảm chuyện này. Thứ nhất, ta không rõ website mà ta đang xem sử dụng phương pháp nào để tính EMA cho những ngày đầu tiên. Thứ hai, ta không rõ website mà ta đang xem sử dụng lượng dữ liệu trong bao nhiêu ngày để tính EMA.

    Về nguyên tắc, khi tính EMA, người ta phải sử dụng toàn bộ dữ liệu của một cổ phiếu, tức là phải tính từ lúc nó chào sàn. Tuy nhiên, rất có thể các nhà quản trị và điều hành website lại quyết định sử dụng dữ liệu từ 1/1/2006 để tính EMA cho cổ phiếu REE trong khi lẽ ra phải sử dụng dữ liệu từ năm 2000, tức là từ khi REE lên sàn.

    Điểm yếu này, không mấy người biết đâu [​IMG]

    ----------

    Do EMA thể hiện sự thay đổi xu hướng giá nhanh hơn SMA nên dân "lướt sóng" có thể sẽ thích EMA hơn SMA. Tuy nhiên, do phản ứng chậm hơn nên SMA lại thể hiện chắc chắn hơn sự thay đổi của xu hướng giá.

    Thơm thì không đẹp, đẹp thì không thơm, chỉ có hoa nhài vừa thơm vừa đẹp
    Nhanh thì không chắc, chắc thì không nhanh, chỉ có .. linh tinh vừa nhanh vừa chắc [​IMG]

    ----------

    Cách dùng EMA cũng tương tự như cách dùng SMA. Tuy nhiên, EMA còn có một công dụng nữa. Đó là sử dụng để tính MACD - Moving Average Convergence Divergence.

    Giải lao giải trí bằng EMA xong rồi, ta chuyển sang MACD nhé.
  7. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Happy new year 2010! [r2)]
  8. TLbooks

    TLbooks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2008
    Đã được thích:
    11
    .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color:#064599 !important; } Nhận định thị trường chứng khoán tuần từ 22 - 26/2

    [​IMG] E-mail [​IMG] Bản để in [​IMG] Cỡ chữ [​IMG] Chia sẻ: [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] Ý kiến (9)

    DUY CƯỜNG
    20/02/2010 23:44 (GMT+7)

    [​IMG] AVSC cho rằng trong tuần từ ngày 22 - 26/2, VN-Index sẽ chinh phục được ngưỡng kháng cự kỹ thuật 520 điểm và sẽ hướng tới thử thách lại đỉnh gần đây là 540 điểm - Nguồn: VNDS.
    VnEconomy giới thiệu nhận định của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần từ ngày 22 - 26/2
    VnEconomy giới thiệu nhận định của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần từ ngày 22 - 26/2.

    Kỳ vọng thị trường sẽ tăng trưởng nhờ kinh tế phát triển

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT - FPTS)

    “Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/2, chỉ số VN-Index đã đóng cửa tại 507 điểm, tăng 2,83% so với tuần trước đó. Khối lượng và giá trị giao dịch sụt giảm đáng kể so với tuần trước đó khi đạt 19,38 triệu cổ phiếu/phiên, tương đương 857 tỷ đồng, từ mức 27,16 triệu cổ phiếu, tương ứng 1.225 tỷ đồng của tuần trước đó.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm Kỷ Sửu trong niềm hân hoan của nhiều nhà đầu tư. Mặc dù thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện nhưng việc các chỉ số tăng điểm trong 3 phiên cuối cùng năm cũ sẽ tạo tiền đề tốt cho một năm mới thành công vào nhiều may mắn hơn với nhà đầu tư tham gia thị trường.

    Lý do chính giải thích cho sự tăng điểm 3 phiên cuối năm Kỷ Sửu là lực cung trở nên yếu ớt hơn khi mà nhà đầu tư thực hiện lệnh bán trong các phiên giao dịch này phải chờ đến ra Tết tiền mới về tài khoản. Do đó, nếu như không thực sự có nhu cầu dùng tiền thì nhà đầu tư không tiến hành bán ra. Hơn nữa thời gian gần đây nhiều nhà đầu tư khá kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường trong năm mới nên họ cũng hạn chế đặt bán hơn bình thường.

    Chúng tôi sẽ không đưa ra nhận định của mình trong thời gian tới mà chia sẻ kỳ vọng của chúng tôi trong năm Canh Dần. Chúng tôi kỳ vọng các chỉ số sẽ có sự tăng trưởng nhờ sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

    Bên cạnh đó sẽ không còn cảnh nhà đầu tư tranh mua khi thị trường lên hay tranh bán khi thị trường xuống. Các quyết định mua, bán của nhà đầu tư sẽ dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng chứ không còn là những quyết định mang tính bầy đàn”.

    VN-Index sẽ thử thách lại đỉnh 540 điểm

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Âu Việt - AVSC)

    “Thị trường đã có 3 phiên cuối năm Kỷ Sửu tăng điểm rất ấn tượng, dù cho khối lượng giao dịch còn thấp. Trong tuần Tết, các tin trong nước và thế giới nhìn chung đều tích cực. Thị trường thế giới và Mỹ tăng khá, Dow Jones tăng 258 điểm lên mốc 10.402 điểm và tuần qua là tuần Dow Jones tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/2009.

    Hơn một tuần sau khi quyết định điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá thị trường tự do đã tăng nhưng sau đó đã giảm và bình ổn trở lại, chênh lệch với tỷ giá chính thức thu hẹp. Đây là tín hiệu rất tích cực. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua ròng khối lượng lớn là một lực đỡ rất tốt cho thị trường.

    Chúng tôi cho rằng trong tuần từ ngày 22 - 26/2 tâm lý nhà đầu tư vẫn tiếp tục lạc quan và dòng thông tin là tích cực. Áp lực điều chỉnh lãi suất cơ bản sẽ giảm bớt do tác động tích cực của điều chỉnh tỷ giá (tăng cung USD, giảm cầu VND). Chúng tôi cũng dự kiến CPI tháng 2 sẽ chỉ ở mức tương đương như tháng 1 hoặc hơn một chút, và không gây tác động lớn.

    Do đó, chúng tôi cho rằng trong tuần từ ngày 22 - 26/2, VN-Index sẽ chinh phục được ngưỡng kháng cự kỹ thuật 520 điểm và sẽ hướng tới thử thách lại đỉnh gần đây là 540 điểm. Nhiều nhà đầu tư lớn sẽ quay lại thị trường làm thanh khoản tăng và giúp thị trường tăng điểm bền vững hơn.

    Dự kiến cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ là động lực của thị trường. Nhà đầu tư cũng nên quan tâm đến cổ phiếu ngành chứng khoán, bất động sản. Ngoài ra, thủy sản, cao su tự nhiên là hai ngành được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá vừa qua”.

    Nhiều yếu tố hỗ trợ cho một khởi đầu năm mới thuận lợi

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt - VCSC)

    “Trong 2 tuần trước Tết, xu hướng giao dịch của khối ngoại khá tích cực khi tổng giá trị mua ròng đạt hơn 940 tỷ đồng trên HOSE. Nếu tính từ đầu năm 2010, khối ngoại đã mua ròng hơn 1.500 tỷ đồng. Xu hướng mua gom các cổ phiếu blue-chip tốt trong những phiên thị trường chưa rõ xu hướng được thể hiện khá rõ nét. Cổ phiếu VNM, BVH và HAG là các mã được khối ngoại gom vào nhiều nhất.

    Trong suốt tuần nghỉ lễ Tết Nguyên đán, thị trường thế giới đã có những diễn biến tích cực. Tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất chiết khấu lần đầu tiên sau hơn một năm, từ 0,50% lên 0,75% trong phiên giao dịch cuối tuần vẫn không ngăn được đà tăng của các chỉ số. Dường như việc thắt chặt chính sách tiền tệ là điều không thể tránh khỏi và phù hợp với những kỳ vọng của thị trường sau giai đoạn nới lỏng tiền tệ hơn 1 năm qua của FED.

    Các yếu tố như tâm lý hứng khởi của các nhà đầu tư, sự hồi phục của thị trường thế giới, cũng như đà tăng của VN-Index trước Tết với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư nước ngoài, đều hỗ trợ cho một khởi đầu năm mới thuận lợi.

    Với nhiều kỳ vọng vào thị trường chứng khoán Việt Nam sau kì nghỉ, chúng tôi tin rằng đây là thời điểm tốt cho các nhà đầu tư cân nhắc giải ngân vào các mã tiềm năng cho mục tiêu trung và dài hạn”.

    Thị trường sẽ có những diễn biến tích cực

    (Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt - DVSC)

    “Thị trường chứng khoán Việt Nam đã diễn biến khá tích cực vào những phiên cuối năm, tuy nhiên thanh khoản vẫn ở mức thấp, giao dịch diễn ra khá trầm lắng. Thị trường tuần sau Tết có nhiều thông tin hỗ trợ.

    Thứ nhất, chứng khoán thế giới đã có tuần tăng điểm mạnh mẽ, chỉ số Dow Jones sau khi thủng ngưỡng 10.000 đã tăng trở lại và đang ở mức 10.402,35 điểm.

    Thứ hai, khối ngoại liên tục mua ròng, mặc dù giao dịch của khối này là không lớn, chỉ chiếm 10-15% giá trị giao dịch toàn thị trường nhưng sự mua ròng liên tục của khối ngoại sẽ hỗ trợ rất lớn cho tâm lý của nhà đầu tư.

    Thứ ba, thanh khoản ngân hàng sẽ được cải thiện bởi vì nhu cầu chi tiêu cao như dịp Tết sẽ không còn, nhiều doanh nghiệp bán hàng sẽ thu tiền trong dịp Tết và gửi vào ngân hàng, các khoản tiền lương, thưởng và kiều hối của lao động trong và ngoài nước cũng sẽ chảy vào kênh tiền gửi tiết kiệm.

    Thứ tư, thanh khoản của thị trường chứng khoán sẽ được cải thiện khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang xúc tiến quá trình cho phép nhà đầu tư giao dịch ký quỹ đồng thời rút ngắn thời gian giao dịch xuống còn T+2.

    Với những lý do như trên, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ có những diễn biến tích cực trong tuần tới, các ngành xuất khẩu thủy sản, cao su tự nhiên, may mặc, đồ gỗ dự kiến sẽ có tăng trưởng tốt hơn năm 2009”.

    * Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.
  9. rautiato

    rautiato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác TLbook [r2)]
  10. tl_nguyenhn

    tl_nguyenhn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    10
    ^:)^^:)^^:)^

Chia sẻ trang này