Tầng 1 Nhà Stockviet - Nơi tụ họp bàn luận khách quan về thị trường.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Capello, 20/05/2008.

3183 người đang online, trong đó có 71 thành viên. 06:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1064 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. stockvietvn

    stockvietvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    669
    Chúng tôi đề cử một số cổ phiếu sau trong danh mục theo dõi.
    RAL, DQC: Hai công ty kinh doanh khá tốt và ấn tượng đang trong cơn bão giảm giá tuy nhiên mức độ tiềm năng rất cao.
    DHG: Cổ phiếu khá tiềm năng và trong tầm ngắm của một số quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
    L18, CDC: Cổ phiếu ngành xây dựng có tiềm năng khá tốt và những lợi thế cạnh tranh.
    BCC: Cổ phiếu xi măng là một trong những ngành trọng điểm của vật liệu xây dựng.
    TLT: Cổ phiếu có kết quả âm quý I và nhiều bất lợi tuy nhiên tiềm năng công ty là khá tốt, thích hợp cho việc xem xét theo dõi.
    DBC: Ngành lương thực, thực phẩm là ngành tiềm năng trong tương lai.
    NLC, PPC: Cổ phiếu ngành điện có những lợi thế nhất định về giá và tiềm năng ngành.
    NBC: Tiềm năng lớn trong tương lai về giá và kết quả kinh doanh.
    NKD: Cổ phiếu nhóm ngành bánh kẹo
    ICF: Cổ phiếu nhóm ngành thuỷ sản
    PPG: Cổ phiếu ngành gương kính xây dựng
    SDN: Cổ phiếu ngành vật liệu sơn
    RIC: Cổ phiếu nhiều tiềm năng bất động sản

    Đây là danh mục chúng tôi đã lên kế hoạch theo dõi và chờ đợi, chúng tôi đánh giá mức độ tiềm năng của những cổ phiếu trên là khá lớn. Một số cổ phiếu ngành cao su và ngành dịch vụ cũng có nhiều tiềm năng tuy nhiên chúng tôi không đưa vào danh mục theo dõi.
  2. gfriends2007

    gfriends2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Chưa hề có cp nào trong danh mục lúc này nhưng DQC và DBC rất đáng quan tâm.
  3. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    chờ đợi chúng ta sẽ có cơ hội mua rẻ hơn
  4. baochinv

    baochinv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/01/2007
    Đã được thích:
    30
    DBC à. Đợi sếp đi hồng kông về em hỏi đã? có mật tin em sẽ báo các pác.
  5. kimhoababa68

    kimhoababa68 Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    04/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Chào mừng topic của nhóm STV.
    Các bạn nhận xét thế nào về 1 ngôi sao mới trong lúc TT ảm đạm ---------- VHG trên sàn Ho ?
  6. dadieu55

    dadieu55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2007
    Đã được thích:
    0
    thời điểm này các bác bàn luận về xu hướng thị trường đi! tốt xấu bây giờ đang tèo hết rồi, nhiều công ty còn tranh thủ thị trường đang xấu trích quỹ tùm lum và báo cáo lỗ để khi tt up nó mới tạo đà công bố lợi nhuận tăng vài trăm % thì mua không kịp.
  7. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Những hôm vừa rồi nhóm bận rộn quá baba thông cảm vì hôm nay mới trả lời thư của baba được, về cổ phiếu VHG nhóm Stockviet không trực tiếp phân tích, tuy nhiên nhóm có liên kết một số quỹ đầu tư để nhận đánh giá phân tích các cổ phiếu. Cách đây hai tuần chúng tôi có nhận báo cáo của indochina Capital Vietnam Holdings Limited về cổ phiếu VHG qua báo cáo chúng tôi đánh giá VHG là công ty tốt có ngành nghề cũng như định hướng rõ ràng, tiềm năng. Thị trường hiện nay tạm thời rất xấu chưa thích hợp cho việc đầu cơ thế nhưng nếu đầu tư thì lúc này có thể chọn một số cổ phiếu tốt để đầu tư và VHG rất đáng để xem xét.
    Vài lời chia sẻ.
  8. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
    DHG PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
    --------------------------

    I. GIỚI THIỆU:
    Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược Dậu Giang.
    Tên Tiếng anh: DHG Pharmaceutical Joint Stock Company.
    Tên viết tắt: DHG Pharma.
    Trụ sở chính: 288 Bis Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
    Điện thoại: 84-(0)71-891433.
    Fax: 84-(0)71-895209.
    Website: www.dhgpharma.com.vn
    Vốn điều lệ: 200.000.000.000 tỷ đồng.
    Mã số thuế: 1800156801.
    Giấy phép thành lập:
    Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 2405/QD-CT.UB ngày 05 tháng 08 năm 2004 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ về việc chuyển Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang thành Công ty Cổ phần. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5703000111 ngày 15 tháng 09 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp. Thời gian hoạt động của Công ty là 99 năm.
    1. Ngành nghề kinh doanh chính:
    - Sản xuất, kinh doanh thuốc;
    - Xuất khẩu: dược liệu, dược phẩm theo quy định của Bộ Y tế;
    - Nhập khẩu: thiết bị sản xuất thuốc, dược liệu, dược phẩm, trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế;
    - Sản xuất kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm chế biến;
    - In bao bì;
    - Dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;
    - Gia công, lắp đặt, sửa chữa điện, điện lạnh;
    - Nhập khẩu trực tiếp trang thiết bị y tế;
    - Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị sản xuất thuốc tự bào chế tại Công ty;
    - Dịch vụ du lịch và vận chuyển lữ hành nội địa (hoạt động theo quy dịnh của Tổng cục Du lịch);
    - Kinh doanh bất động sản.
    2. Lịch sử hình thành và phát triển:
    - Tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp dược phẩm 2/9. Ngày 19 tháng 09 năm 1979, hợp nhất 04 đơn vị: Xí nghiệp dược phẩm 2/9, Công ty dược phẩm, Công ty dược liệu và Công ty cung ứng vật tư thiết bị y tế thành Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang.
    - Ngày 02 tháng 09 năm 2004, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 80.000.000.000 tỷ đồng. Qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, hiện nay Dược Hậu Giang được công nhận là doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam. Sản phẩm của Công ty trong 11 năm liên tiếp (từ năm 1996 đến năm 2006) được người tiêu dùng bình chọn ?oHàng Việt Nam chất lượng cao? và đứng trong ?oTop 05 ngành dược phẩm?. Thương hiệu Dược Hậu Giang được người tiêu dùng bình chọn trong ?oTop 100 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam? trong 02 năm liền (2005 ?" 2006) do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức, ?oTop 10 thương hiệu mạnh Việt Nam? do Thời Báo Kinh Tế Việt Nam tổ chức, đoạt giải ?oQuả Cầu Vàng 2006? do Trung Tâm Phát Triển Tài Năng ?" Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam tổ chức cùng với những giải thưởng khác về thương hiệu.
    3. Cơ cấu cổ đông:
    Ngày 31 tháng 12 năm 2006: 80.000.000.000 tỷ đồng.
    Ngày 20 tháng 08 năm 2007: 100.000.000.000 tỷ đồng.
    Ngày 17 tháng 12 năm 2007: 200.000.000.000 tỷ đồng.
    II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG:
    1. Nền kinh tế Việt Nam:

    Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
    GDP 8,17% 8,48%
    Lạm phát 6,6% 12,6%
    FDI đăng ký - 20.3 tỷ USD
    FDI giải ngân - 4.6 tỷ USD
    FII 1.3 tỷ USD 5.6 tỷ USD

    - Năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
    - Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2007 đạt mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Với mức 8,48 %, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đứng thứ 03 ở Châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ: 9%). Nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng mạnh về dịch vụ và công nghiệp, giảm bớt tỷ trọng trong nông nghiệp.
    - Thu hút vốn FDI trong năm 2007 đạt mức kỷ lục khi thu hút được 20.3 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký, tăng 69,1 % so với cùng kỳ năm trước, vượt 56 % kế hoạch dự kiến (13 tỷ USD). Trong đó, lượng vốn thực hiện đạt tới 4.6 tỷ USD, vốn tăng thêm của dự án cũ là 3.2 tỷ USD. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức cam kết ODA đạt mức kỷ lục là 4.4 tỷ USD và giải ngân đạt khoảng 3.9 tỷ USD, cam kết trong năm 2008 đạt 5.43 tỷ USD.
    - Nguồn vốn gián tiếp (FII) trong năm 2007 ước đạt 5.6 tỷ USD, cao gấp 4,3 lần năm trước. Theo ước tính, lượng kiều hối Việt Nam thu được trong năm 2007 cũng tăng mạnh, lên đến 6 tỷ USD (năm 2005 là 4 tỷ USD và năm 2006 là 5.2 tỷ USD).
    - Tuy nhiên, trong năm 2007 cũng là năm lạm phát tại Việt Nam đạt mức cao nhất trong vòng 11 năm qua với mức là 12,6% - vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP. Nguyên nhân của vấn đề này là do độ mở của nền kinh tế Việt Nam, chính sách định giá đồng VND theo USD và sự tăng giá hàng hóa trao đổi thương mại trên thị trường thế giới.
    - Theo IMF, WB, CIA thì nền kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong các nước kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2007 theo ước tính của IMF là 809 USD, xếp thứ 141 trong 192 quốc gia và ở một khoảng cách rất dài so với các nước Đông Á và Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia.
    - Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên với tốc độ chậm lại. Tổng sản phẩm trong nước Quý 1/2008 ước tính tăng 7,4% thấp hơn mức tăng trưởng 7,8% của Quý 1/2007, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, khu vực công nghiệp và xây dựng chỉ tăng 8,1% giảm so với mức tăng cùng kỳ năm 2007. Việt Nam khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng cao trên 8% trong 03 năm 2005, 2006 và 2007. Theo dự báo trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam chỉ có thể duy trì ở mức 5,1%/năm thay vì mức trên 8% như hiện nay. Theo World Bank dự đoán năm 2008 tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ giảm 0,5% so với năm 2007.
    2. Phân tích ngành:
    a. Ngành công nghiệp dược thế giới:
    - Ngành sản xuất dược phẩm là ngành có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới. mức tăng trưởng bình quân vào khoảng 10%/năm từ 1998 đến 2005:
    Bảng 2: Nguồn: IMS (International Marketing Services).
    Đơn vị: tỷ USD
    Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
    Tổng doanh số 298 331 356 390 427 497 559 602
    Tăng trưởng % 7% 11% 11% 13% 9% 105 8% 7%
    - Trong tổng doanh số của thị trường dược phẩm thế giới thì doanh số của thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu chiếm 77%, doanh số của thị trường Châu Á, Châu Phi và Australia chiếm 18,9% và phần còn lại thuộc về Châu Mỹ La Tinh. Trong thị trường Châu Á, Châu Phi và Australia, Nhật Bản đã chiếm phân nửa doanh số của thị trường. Hiện nay theo thống kê thì 2/3 giá trị sản lượng thuốc trên thế giới được sản xuất từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức.
    - Theo IMS dự đoán, thị trường dược phẩm thế giới năm 2008 tăng từ 5% đến 6% đạt 745 tỷ USD với khoảng ¼ mức tăng trưởng thu được từ các nước đang phát triển. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ có mức tăng trưởng từ 13% đến 14%. Nhu cầu tại các nước đang phát triển sẽ tăng lên khi xu hướng bệnh chuyển từ các loại viêm nhiễm cấp tính sang các loại bệnh như cholesterol cao và tiểu đường có liên quan đến bệnh béo phì và sự già đi của dân số. Chi phí chữa bệnh này cũng tăng lên vì những loại bệnh này đòi hỏi phải uống thuốc hàng ngày. Doanh thu của các loại dược phẩm thông thường trên thế giới sẽ tăng từ 14% đến 15% trong năm 2008 đạt 70 tỷ USD.
    b. Tổng quan ngành dược Việt Nam:
    - Theo báo cáo tổng hợp của chuyên gia Chương trình SIDA năm 2003, công nghiệp dược Việt Nam đang ở mức độ phát triển từ 2.5 đến 3 theo thang bậc phân loại từ 1 đến 4 của WHO (tổ chức Y tế Thế giới). Có nghĩa là Việt Nam có công nghiệp dược nội địa, sản xuất được các geneic nhưng đa số vẫn phải nhập khẩu. Tuy nhiên, theo khách quan nhìn nhận thì ngành dược Việt Nam hiện nay chỉ đang ở giữa cấp độ 1 và 2.
    PHÂN LOẠI CÔNG NGHIỆP DƯỢC THEO TIÊU CHUẨN WHO VÀ UNCTAD
    Cấp độ 1 Hoàn toàn nhập khẩu.
    Cấp độ 2 Sản xuất được một số geneic, đa số phải nhập khẩu.
    Cấp độ 3 Có công nghiệp dược nội địa sản xuất geneic, xuất khẩu được một số dược phẩm.
    Cấp độ 4 Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.

    - Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng ngành công nghiệp dược Việt Nam có những bước phát triển vững chắc cả về lượng và chất. Mặc dù trong những năm qua, nhập khẩu thuốc tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, nhưng sản xuất thuốc trong nước đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Giá trị sản xuất thuốc trong nước tăng dần qua các năm từ chỗ chỉ chiếm 36,1% trong năm 2001 thì đến năm 2007 giá trị sản xuất thuốc trong nước đã chiếm 50,3% tổng giá trị tiền thuốc. Bên cạnh đó, số lượng nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP cũng tăng dần qua các năm. Đến hết năm 2007, tại Việt Nam có 75 nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP trên tổng số 180 nhà máy dược phẩm, chiếm 85% tổng giá trị sản xuất trong nước.
    - Năm 2007, ngành dược Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể. Sau khi gia nhập WTO, số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động lưu hành dược phẩm tại thị trường Việt Nam tăng vọt. Riêng trong năm 2007, số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký đã tăng thêm 85 doanh nghiệp so với năm 2006, hiện có 370 doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam tăng gấp 02 lần so với 02 năm trước.

    Năm Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng Thuốc sản xuất trong nước
    Trị giá (1.000 USD) Tỷ lệ trên tổng giá trị (%) Tăng trưởng (%)
    2001 472.356 170.390 36,1 100
    2002 525.807 200.290 38,1 117,55
    2003 608.699 241.870 39,74 120,76
    2004 707.535 305.950 43,24 126,48
    2005 817.396 395.157 48,34 129,16
    2006 956.223 475.000 49,67 120,21
    2007 1.114.000 560.000 50,27 117,89
    - Theo IMS, ngành dược thế giới nói chung đã tăng trưởng 10%/năm trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, thị trường dược Việt Nam đã đạt mức tăng gấp đôi là 20% từ 7.558 tỷ VND trong năm 2001 lên 17.824 tỷ VND trong năm 2007. Do ngành dược đang trong thời kỳ đầu của sự phát triển, sự tăng trưởng ấn tượng này vẫn còn tiếp tục có hệ thống và bền vững ít nhất trong khoảng 05 năm nữa.
    - Về thị trường tân dược trong năm 2007 so với năm 2006, cơ cấu thị trường nhập khẩu đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, bên cạnh việc mở thêm một số thị trường mới thì hầu khắp các thị trường đều đạt tốc độ tăng trưởng về kim ngạch khá cao so với năm trước, đặc biệt là nhập khẩu từ các thị trường quen thuộc như Pháp, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đức.
    - Năm 207, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu tân dược từ 67 thị trường, tăng thêm 10 thị trường so với năm 2006. Đa phần trong số đó là những thị trường thuộc khu vực Châu Phi như: Georgia, Ai Cập, Honduras, Manta,?Cũng có một số thị trường khá quen thuộc trong các năm trước nhưng không thấy xuất hiện trong danh sách những thị trường cung cấp tân dược trong các năm qua như: American Samoa, Belaruts, British Indian Cean Territory hay Maroc,?
    Những yếu tố ảnh hưởng:
    + Theo Viện Hóa học công nghiệp, ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện vẫn chưa sản xuất được các nguyên liệu nên việc bào chế thuốc chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Cả nước mới chỉ có 10 cơ sở sản xuất kháng sinh nguyên liệu Amoxcyllin và Ampicillin, chiếm thị phần chỉ bằng 1% giá trị thuốc sản xuất trong nước và bằng 0,3% giá trị tiêu dùng thuốc ở Việt Nam.
    + Việt Nam hiện có khoảng 120 doanh nghiệp Nhà nước, hơn 400 Công ty tư nhân và 28 cơ sở đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập ngoại. Ngoài ra, theo thống kê của Cục quản lý dược và Bộ Y tế thì trong những năm qua thuốc nhập khẩu luôn chiếm 60% thị phần dược phẩm trong nước, nguyên liệu để sản xuất thuốc cũng chiếm đến 90% dẫn đến tình trạng giá thuốc trong nước luôn chịu tác động từ thị trường thế giới.
    Dự báo và định hướng phát triển ngành:
    + Năm 2008 và những năm tới tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng hơn. Các cam kết của Việt Nam với WTO sẽ tiếp tục được thực hiện (cắt giảm thuế, tổ chức hệ thống phân phối hàng hóa, xuát nhập khẩu, quyền của các doanh nghiệp thực thi các Hiệp định: Sở hữu trí tuệ , an toàn vệ sinh, hàng rào ký thuật),?
    + Nhu cầu sử dụng thuốc trong nước tiếp tục tăng (dự báo trên 14 USD/người/năm) sản xuất kinh doanh dược tiếp tục phát triển (khoảng 10% đến 12%/năm).
    + Giá thuốc trong nước hiện nay vẫn thấp hơn so với các Công ty trong khu vực. Mặt khác, các yếu tố đầu vào của sản xuất: đầu tư, nguyên phụ liệu, nhân công nên các doanh nghệp phải có sự điều chỉnh giá thích hợp.
    + Đối với thuốc nhập khẩu trong nhiều năm nhìn chung chưa có sự tăng giá (trừ một số nặt hàng) có thể do giá cũ vẫn đảm bảo trong thời gian dài.
    + Đầu tư hơn 1.5 tỷ USD bằng ngân sách Nhà nước vào ngành dược trong vòng 10 năm tới qua các dự án:
    Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ vào các nhà máy sản xuất theo tiêu chuẩn GMP ?" WHO;
    Xây dựng hệ thống phân phối trên toàn quốc đến cả vùng sâu và vùng xa;
    Góp vốn thành lập liên doanh với các Công ty nước ngoài;
    Tăng cường nghiên cứu khoa học, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai và sản xuất thử nghiệm các nguyên liệu làm thuốc;
    Xây dựng và phát triển các nhà máy hóa dược nhằm sản xuất và cung cấp nguyên liệu phục vụ cho công nghệ bào chế thuốc, đảm bảo đáp ứng được 20% nhu cầu nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp bào chế thuốc vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.
    III. PHÂN TÍCH CÔNG TY:
    1. Phạm vi hoạt động của Công ty:
    Biểu đồ 4:
    a. Hàng sản xuất trong nước:
    - Liên tiếp trong 11 năm qua, Dược Hậu Giang luôn là đơn vị dẫn đầu ngành công nghiệp sản xuất thuốc tân dược trong nước về doanh thu hàng sản xuất. Trong cơ cấu doanh thu năm 2007 thì hàng do Công ty sản xuất chiếm 94,67% và tăng 49,5% so với năm 2006.
    - Nguyên liệu chính dùng cho sản xuất thuốc của Dược Hậu Giang chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodl INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha), Moehs Catalana SA (Tây Ban Nha),? và các nhà cung cấp nổi tiếng khác của các nước Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc. Hiện nay, Dược Hậu Giang có 274 sản phẩm được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành trên toàn quốc. Sản phẩm Dược Hậu Giang phong phú về chủng loại, gồm 12 nhóm thuốc:
    + Giảm đau ?" hạ sốt;
    + Tai mũi họng ?" ho ?" hen suyễn ?" sổ mũi;
    + Tim mạch;
    + Tiêu hóa và gan mật;
    + Cơ ?" xương ?" khớp;
    + Kháng sinh ?" kháng nấm ?" diệt ký sinh trùng;
    + Tiểu đường;
    + Hệ thần kinh;
    + Vitamin ?" khoáng chất;
    + Mắt;
    + Da liễu;
    + Chăm sóc sắc đẹp.
    - Các nhóm sản phẩm được sản xuất dưới nhiều dạng: viên nén, viên nang cứng (capsule), viên nang mềm, viên bao phim, viên bao đường, viên sủi bọt, thuốc bột, thuốc bột sủi bọt, thuốc kem, mỡ, hỗn dịch uống, thực phẩm chức năng,?với nhiều quy cách đóng gói khác nhau như đóng chai, ép gói, ép vỉ,?Mẫu mã bao bì được thiết kế độc đáo, hấp dẫn, đảm bảo yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.
    - Năm 2005, Dược Hậu giang là đơn vị đầu tiên cho ra đời 02 dòng sản phẩm kháng sinh thế hệ mới thuộc dạng đặc trị dành cho hệ thống điều trị là Haginat (cefuroxim ?" 125 mg, 250 mg, 500 mg) và klamentin (amoxicillin + acidclavulanic ?" 250 mg, 500 mg, 1g). Hai dòng sản phẩm trên đánh dấu bước đột phá của Dược Hậu Giang trong công tác bào chế, có sức cạnh trang về chất lượng, mẫu mã và giá cả so với hàng cùng loại.
  9. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    - Cho đến nay, Dược Hậu Gianh là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất nhiều dạng thuốc gói dành cho trẻ em bao gồm các nhóm thuốc như: Kháng sinh (haginat, klamentin, kefcin, emycin, ronas, hafixim, hapenxin, hagimox); giảm đau ?" hạ sốt (dòng hapacol); long đàm (mitux); tiêu hóa (hamett).
    - Theo xu hướng thị trường sử dụng thuốc hiện nay là điều trị hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, dòng sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên sẽ là dòng sản phẩm mang lại doanh thu và đặc biệt là giá trị xuất khẩu rất lớn cho Công ty như: Choliver là sản phảm điều trị về gan mật được đánh giá rất cao về hiệu quả điều trị, được xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường Đông Âu như: Nga, Moldova, Ukraina, Rumani. Eugica là dòng sản phẩm trị ho mới của Dược Hậu Giang vừa đạt giải ?oCúp vàng sản phảm uy tín, chất lượng năm 2006? do Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức vào năm 2006. Việc xây dựng và phát triển các sản phẩm từ thảo dược là mục tiêu mà Dược Hậu Giang đang đầu tư phát triển dựa trên lợi thế nguồn thảo dược của Việt Nam.
    - Theo thống kê của Hiệp hội kinh doanh dược Việt Nam thì doanh thu hàng sản xuất của Công ty chiếm trên 10% tổng doanh thu hàng sản xuất của các doanh nghiệp dược trong nước.
    - Trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình, Dược Hậu Giang không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì nhằm đáp ứng sự tín nhiệm của khách hàng. Chiến lược phát triển sản phẩm trong 05 năm tới được Công ty định hướng:
    + Mở rộng quy mô sản xuất và liên kết với các nhà máy sản xuất dược phẩm trong và ngoài nước;
    + Phát triển nhóm hàng đặc trị đáp ứng cho hệ thống bệnh viện, cạnh tranh trực tiếp với hàng ngoại;
    + Phân chia các nhóm hàng, mỗi nhóm hàng, mỗi nhãn hàng chủ lực được đầu tư, xây dựng và quản lý một cách chặt chẽ;
    + Phát triển dạng sản phẩm nền tảng cho vùng có thu nhập thấp;
    + Đáp ứng 100% thuốc thiết yếu của Bộ Y tế quy định.
    - Trong năm 2007, Dược Hậu giang còn thực hiện chiến lược mở rộng xuất khẩu. Tính đến nay đã có 08 khách hàng ở 07 nước với 77 số đăng ký. Năm 2007, Dược Hậu giang xuất khẩu được 827.000 USD tăng 27% so với năm 2006.
    b. Hàng mua bên ngoài:
    - Trong cơ cấu doanh thu thì ngoài doanh thu từ hàng sản xuất trong nước, Dược Hậu Giang còn có những mặt hàng dược phẩm mua bên ngoài để đưa vào hệ thống phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, giữ vững mối quan hệ với các đại lý và các nhà phân phối, vì vậy Công ty không đặt mục tiêu với những mặt hàng này. Dược Hậu giang là đối tác tiêu thụ Paracetamol lớn nhất tại Việt Nam của Công ty Mallinckrodt INC ?" nhà cung ứng Paracetamol của Mỹ lớn nhất thế giới.
    - Trong năm 2007, hàng mua bên ngoài chiếm tỷ trọng 5,33% trong cơ cấu doanh thu và tăng 5,14% so với năm 2006.
    2. Đánh giá một số dự án triển khai đầu tư:
    - Theo chiến lược phát triển từ năm 2008 đến năm 2012 của Dược Hậu Giang với tổng mức vốn đầu tư lên tới 273.7 tỷ đồng thì các hạng mục đầu tư xây dựng bao gồm:
    + Đầu tư xây dựng nhà máy mới vào Quý 2/2008, bao gồm 02 hạng mục: Non Betalactam và Betalactam tại khu đất liền kề nhà máy hiện tại của Dược Hậu Giang, với giá trị đầu tư nhà xưởng dự kiến là 123.215.478.230 đồng, đầu tư máy móc thiết bị là 24.142.000.000 đồng.
    Mục tiêu đầu tư:
    Đáp ứng sản lượng của Công ty từ 03 tỷ đơn vị sản phẩm năm 2007 lên 05 tỷ đơn vị sản phẩm vào năm 2012;
    Bảng 5:
    DANH MỤC ĐẦU TƯ
    Đơn vị: VND
    TT Hạng mục Trị giá Thời gian
    1 Đầu tư xây dựng nhà máy mới 123.215.478.230 Tháng 08/2008
    Thiết bị 24.142.000.000 Tháng 10/2009
    2 Xây kho Tân Tạo 25.161.000.000 Tháng 05/2008
    3 Xây dựng cửa hàng cho hệ thống bán hàng : 33.483.200.000 2008
    Chi nhánh Nghệ An 4.075.000.000 2008
    Chi nhánh Huế 4.875.000.000 2008
    Chi nhánh Đà Nẵng 3.290.000.000 2008
    Đại lý Nha Trang 3.206.000.000 2008
    Chi nhánh Quảng Ngãi 2.995.000.000 2008
    Chi nhánh Đồng Tháp 3.355.000.000 2008
    Chi nhánh Bến Tre 3.385.000.000 2008
    Chi nhánh Daklak 3.699.800.000 2008
    Chi nhánh Gia Lai 3.613.000.000 2008
    Chi nhánh Cà Mau 989.400.000 2008
    4 Công ty Chế biến tảo Vĩnh Hảo 3.600.000.000 03/2008
    5 Công ty Bao bì sạch Vĩnh Tường 20.000.000.000 02/2008
    6 Mua cổ phiếu các Công ty dược (Cai Lậy, Nghệ An , Bình Dương) 33.159.680.000 2007
    7 Các Công ty con 100% vốn DHG 02/2008
    DHG Travel 3.000.000.000 06/2008
    Cty Bao Bì 5.000.000.000 06/2008
    Công ty Nuôi trồng chế biến dược liệu 3.000.000.000 06/2008
    Tổng cộng : 273.761.358.230
    , Thực hiện chuyên sâu trong quy trình sản xuất, chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu và các nhóm thực phẩm chức năng;
    , Chủ động trong việc cung ứng sản phẩm cho hệ thống phân phối, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
    + Xây dựng kho đạt tiêu chẩn GSP tại Khu Công nghiệp Tân Tạo Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 05 năm 2008 với tổng giá trị đầu tư dự kiến là 25.161.000.000 đồng với tổng diện tích xây dựng là 1.862 m2.
     Mục tiêu đầu tư:
    , Thực hiện logistic (cung cấp hàng hóa cho các tỉnh lân cận Thành phố Hồ Chí Minh có bán kính 200 km trở lại);
    , Kinh doanh thêm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
    + Xây dựng văn phòng và nhà kho cho các chi nhánh Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, Bến Tre, DakLak, Gia Lai và Cà Mau với tổng kinh phí dự kiến là 33.483.200.000 đồng nhằm không ngừng mở rộng và bám sát thị trường, đầu tư cho hệ thống bán hàng để tăng doanh thu và thị phần của Dược Hậu Giang. Việc xây dựng còn là bước chuẩn bị để các chi nhánh và đại lý sau thời gian hoạt động sẽ trở thành Công ty con 100% vốn của Tập đoàn Dược Hậu Giang.
    + Thành lập 02 Công ty con với 100% vốn góp của Dược Hậu Giang là Công ty Bao bì (vốn điều lệ 05 tỷ đồng) và Công ty Nuôi trồng, chế biến Dược liệu (vốn điều lệ 03 tỷ đồng). Thành lập DHG Travel với vốn góp 100% của Dược Hậu Giang (vốn điều lệ 03 tỷ đồng) nhằm mục tiêu chăm sóc khách hàng thông qua các tour du lịch trong và ngoài nước.
    + Đầu tư 3.6 tỷ đồng góp vốn thành lập Công ty Tảo Vĩnh Hảo; đầu tư 20 tỷ đồng góp vốn vào Công ty Cổ phần Bao bì sạch Vĩnh Tường nhằm chủ động nguồn nguyên liệu có giá cả và chất lượng ổn định, đón đầu xu hướng phát triển tất yếu của ngành dược Việt Nam.
    + Đầu tư vào Bệnh viện Châu Thành tỉnh Hậu Giang vì đây là bệnh viện đang hoạt động tốt, có tiềm năng, điều kiện địa lý thuận lợi và địa phương rất ủng hộ với tỷ lệ vốn góp dự kiến là 51%.
    + Ngoài các dự án trên, Dược Hậu Giang còn có chức năng kinh doanh địa ốc, tài chính. Tuy nhiên, những chức năng này chỉ là yếu tố phụ trợ giúp Công ty thuận lợi để xây dựng văn phòng cho các chi nhánh, đại lý để hình thành một Tập đoàn Dược Hậu Giang trong tương lai gần.
    3. Phân tích thị trường Công ty:
    - Dược Hậu Giang là doanh nghiệp duy nhất trong ngành dược có hệ thống phân phối và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, từ Lạng sơn đến Cà Mau, từ thành thị đến nông thôn. Riêng tại Thành phố Cần Thơ, mạng lưới này trải rộng đến 100% y tế xã và 100% y tế ấp. Đây là điểm mạnh nổi trội của Dược Hậu Giang so với các doanh nghiệp cùng ngành vào thời điểm hiện tại. Sản phẩm của Dược Hậu Giang còn được phân phối thông qua các nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, các Công ty TNHH, các nhà bán sỉ, các đối tác nhượng quyền trong và ngoài nước, hệ thống siêu thị, trường học. Sản phẩm của Dược Hậu Giang đã có mặt trong 89% hệ thống bệnh viện đa khoa trên 64 tỉnh thành và các trung tâm y tế. Bên cạnh đó, Dược Hậu Giang đã xây dựng được mạng lưới bán hàng tại các thị trường xuất khẩu truyền thống ở Moldova, Ukraina, Nga, Mông Cổ, Rumani, Campuchia, Lào, Hàn Quốc. Công ty cũng đồng ý cho một số Công ty độc quyền phân phối sản phẩm của Dược Hậu Giang ở các nước khác. Ngoài ra Dược Hậu Giang còn đang trong quá trình đăng ký lưu hành sản phẩm ở một số nước như: Dominica, Myanmar, Phillippines, Litva, Kazakhstan,?
    - Tuy đã hoạt động lâu năm trong ngành và thương hiệu đã được xác lập trên thị trường dược Việt Nam, song Công ty vẫn không ngừng đầu tư cho việc phát triển thương hiệu và xây dựng các nhãn hàng, tạo nền tảng cho Dược Hậu Giang ngày càng phát triển vững chắc.
    - Song hành với việc mở rộng thị trường, chiến lược quảng bá thương hiệu, Dược Hậu Giang còn xây dựng một hệ thống khách hàng vừa sâu và rộng với hơn 20.000 khách hàng. Dược Hậu giang xác định chiến lược khách hàng trên cơ sở tổ chức và phát triển Câu lạc bộ khách hàng như là một thành viên của đại gia đình Dược Hậu Giang. Đây là một lực lượng nòng cốt tạo sự ổn định doanh số trong quá trình kinh doanh của Dược Hậu Giang. Một hệ thống khách hàng với hơn 20.000 và phát triển Câu lạc bộ khách hàng, nhưng việc xác định giá bán sản phẩm theo từng phân khúc thị trường là mục tiêu mà Dược Hậu Giang đang xác định. Đặc biệt, Công ty đã xây dựng được một hệ thống sản phẩm nhằm đáp ứng tốt, đầy đủ nhu cầu điều trị và có giá cả phù hợp với thu nhập của người dân vùng nông thôn. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng đã giúp sản phẩm của Công ty xâm nhập vào thị trường có thu nhập thấp với lượng tiêu thụ lớn. Do vậy, thương hiệu Dược Hậu giang ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi với người dân, đóng góp một phần tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng động. Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư vào những sản phẩm dành cho người có thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường. Với mỗi phân khúc thị trường Dược Hậu Giang đều có chiến lược tiếp thị và quản lý riêng biệt.
    4. Phân tích SWOT:
    ,Y Bảng 6:
     ĐIỂM MẠNH:
    - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam vẫn được duy trì.
    - Chính phủ và Bộ Y tế cam kết hỗ trợ phát triển ngành dược lâu dài, tăng thị phần dược nội địa từ 40% lên 60% đến năm 2015 và 80% đến năm 2020. Sản phẩm dược của các Công ty sản xuất trong nước được khuyến khích sử dung tại các bệnh viện công.
    - Giá thuốc sản xuất tại Việt Nam là rẻ trong khu vực và là một trong những nước có giá thuốc rẻ nhất.
    - Các Công ty của Việt Nam liên kết tốt với các bệnh viện, các trung tâm y tế cho đầu ra.
    - Doanh thu tiêu thụ thuốc kê toa chỉ chiếm 35%, trong khi OTC (thuốc thông thường) chiếm 65%.
    - Hoạt động lâu năm trong ngành dược, có mạng lưới phân phố rộng khắp cả nước, trải dài từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn, thương hiệu Dược Hậu Giang được khẳng định trên thị trường và ngày càng có uy tín đối với người sử dụng thuốc.
    - Dược Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp sản xuất tân dược đầu tiên đạt tiêu chuẩn WHO ?" GMP/GLP/GSP, ISO 9001:2.000, ISO/IEC 17025.
    - Cơ sở vật chất vững chắc cùng với trang thiết bị hiện đại góp phần ổn định và nâng cao năng lực sản xuất của Công ty.
    - Đội ngũ cán bộ của Công ty không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn có năng lực quản lý, giàu kinh nghiệm và tâm huyết với Công ty. Đội ngũ lao động năng động và sáng tạo, được đào tạo thường xuyên, đoàn kết và gắn bó với Công ty.  ĐIỂM YẾU:
    - Hiện tại Việt Nam đang tuân thủ rất kém vấn đề bản quyền, khi gia nhập AFTA, WTO, hàng rào này sẽ bị rỡ bỏ.
    - Hiện nay, mặc dù lượng thuốc sản xuất trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam vẫn tiếp tục phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập của nước ngoài.
    - Mặc dù sản lượng thuốc sản xuất trong nước những năm qua đạt mức tăng trưởng khá nhưng giá trị doanh thu lại thấp vì đa số các mặt hàng trong nước sản xuất là thuốc thông thường nên giá cả khá rẻ, còn các mặt hàng chuyên đặc trị thì phần lớn vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài giá cả khá cao.
    - Hiện tại ngành dược Việt Nam có khoảng 180 Công ty sản xuất, trong đó khoảng 1/3 là nhà máy theo tiêu chuẩn GMP, phần còn lại là các xưởng sản xuất nhỏ, thiết bị lạc hậu.
    - Các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng có đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhưng ở mức độ thấp, quy mô nhỏ và phạm vi hẹp. Tình trạng sản xuất trùng lặp, nhái mẫu mã gần như phổ biến nên doanh nghiệp nghĩ nhiều đến việc cạnh tranh giảm giá hơn là tăng giá.
    - Nhân lực trong ngành thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn chưa cao.

     CƠ HỘI:
    - Là ngành kinh tế tiềm năng, được sự ưu đãi của chính phủ.
    - Dân số đông trên 80 triệu dân. Mức chi tiêu cho dịch vụ y tế còn rất thấp bình quân chưa đến 10 USD/người/năm.
    - Sau khi gia nhập WTO, ngành dược Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức rủi ro hơn là cơ hội. Về mặt lợi thế, dược phẩm được đánh giá là một trong những ngành có tiềm năng lớn nhất. Đặc biệt trong điều kiện Chính phủ Việt Nam còn tiếp tục kiểm soát giá và hệ thống phân phối, như vậy các nhà sản xuất trong nước sẽ có nhiều cơ hội để cạnh tranh.
    - Phần lớn các Công ty dược Việt Nam chỉ tập trung sản xuất thuốc chữa các loại bệnh thông thường, rất ít Công ty đầu tư sản xuất các loại thuốc cao cấp hoặc đặc trị. Do vậy, các Công ty dược trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trong nước mặc dù đang phát triển với tốc độ 18 đến 20%/năm.
    - Việc gia nhập WTO cũng giúp cho các Công ty dược trong nước tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm chuyển giao công nghệ và cơ hội hợp tác với các Công ty đa quốc gia để sản xuất thuốc theo giấy chứng nhận của những Công ty này. Điều này sẽ giúp nâng cao uy tín cũng như giá trị và thương hiệu của các Công ty trong nước.  THÁCH THỨC:
    - Cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng dược nước ngoài, nguy cơ sẽ có những cuộc sáp nhập trên quy mô rộng trong thời gian tới. Các Công ty dược trong nước cũng có nguy cơ mất dần thị phần vào tay các hãng dược nước ngoài vì khó cạnh tranh về mặt chất lượng.
    - Ngành dược Việt Nam chỉ có thể sản xuất các loại thuốc thông thường, không thể tự nghiên cứu và sản xuất các loại thuốc đặc trị, nghiên cứu và phát triển rất yếu kém.
    - Kể từ tháng 07 năm 2008, các nhà máy sản xuất thuốc phải ngừng sản xuất nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn GMP. Điều này sẽ khiến cho nhiều xưởng sản xuất ngừng hoạt động bởi vì hiện nay chỉ có 75 trong tổng số 180 xưởng sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn này.

    5. Phân tích cạnh tranh: (Mô hình FIVEFORCES MODEL của M.PORTER?TS).
    ,Y Biểu đồ 5:
     Phân tích mức độ cạnh tranh:
    +++: Mức độ cạnh tranh coa nhất;
    ++: Mức độ cạnh tranh trung bình;
    +: Mức độ cạnh tranh thấp nhất.
    a. Rủi ro từ những đối thủ mới gia nhập thị trường:
    Đây là rủi ro thông thường đối với bất kỳ một ngành kinh tế nào. Ngành dược có tốc độ tăng cao, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sau khi gia nhập WTO, số doanh nghiệp nước ngoài đăng ký hoạt động lưu hành dược phẩm tại Việt Nam tăng mạnh. Riêng trong năm 2007, số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký tăng thêm 85 doanh nghiệp so với năm 2006, hiện có 370 doanh nghiệp nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam tăng gấp 2 lần so với 2 năm trước. Là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành dược, Dược Hậu Giang có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, thương hiệu Dược Hậu Giang đã được khẳng định trên thị trường và ngày càng có uy tín đối với người sử dụng thuốc. Do vậy, rủi ro từ những đối thủ mới gia nhập thị trường là thấp (+).
  10. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    b. Rủi ro từ khách hàng:
    Dược Hậu Giang là doanh nghiệp duy nhất trong ngành dược có hệ thống phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam. Hệ thống phân phối của Dược Hậu Giang còn thông qua các nhà thuốc, bệnh viện, trung tâm y tế, các Công ty TNHH, các nhà bán sỉ, các đối tác nhượng quyền trong và ngoài nước, hệ thống siêu thị và trường học,?Hiện nay Dược Hậu Giang đã tổ chức và xây dựng được Câu lạc bộ với hệ thống 20.000 khách hàng. Đây là lực lượng nòng cốt tạo sự ổn định doanh số trong quá trình kinh doanh của Dược Hậu Giang. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các sản phẩm nhằm đáp ứng tốt, đầy đủ nhu cầu điều trị và có giả cả phù hợp với thu nhập của người dân vùng nông thôn. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã giúp sản phẩm của Công ty xâm nhập vào thị trường có thu nhập thấp với lượng tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư vào những sản phẩm dành cho người có thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường. Với mỗi phân khúc thị trường Dược Hậu Giang đều có chiến lược tiếp thị và quản lý riêng biệt. Do vậy, rủi ro từ phía khách hàng là thấp (+).
    c. Rủi ro từ phía nhà cung cấp:
    Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của Dược Hậu Giang chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrocdt INC (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha),?và các nhà cung cấp nổi tiếng khác. Mặt khác, với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn và thanh toán đúng hạn, Dược Hậu Giang đã tạo được uy tín đối với các đối tác cung ứng. Công ty luôn nhận được sự bảm đảm từ phía nhà cung ứng về nguồn nguyên vật liệu, đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với các đơn vị nhập khẩu khác. Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm. Do vậy rủi ro từ phía nhà cung cấp là thấp (+).
    d. Rủi ro từ hàng thay thế:
    Dược phẩm có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, ngày nay người dân không chỉ dùng thuốc tân dược để chữa bệnh mà còn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như dùng thuốc Bắc, thuốc Nam, châm cứu,..cổ truyền dân tộc với hiệu quả rất cao. Trong đó nguyên vật liệu chính là những loại cây được mọc tự nhiên mà không phải nhập khẩu đã làm giảm giá thành sản phẩm và có thể chữa được một số bệnh nan y. Dược Hậu Giang là doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược sẽ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành dược sản xuất thuốc đông dược như Trapharco. Do vậy, rủi ro cho việc sử dụng và hàng thay thế là ở mức trung bình (++).

Chia sẻ trang này