Tầng 1 Nhà Stockviet - Nơi tụ họp bàn luận khách quan về thị trường.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Capello, 20/05/2008.

3197 người đang online, trong đó có 69 thành viên. 06:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1064 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    e. Rủi ro từ những đối thủ trong ngành:
    Việt Nam hiên có khoảng 120 doanh nghiệp Nhà nước, hơn 400 Công ty tư nhân và 28 cơ sở đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc trên cơ sở nguyên liệu nhập ngoại. Đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty như Inmexpharm, Mekongpharm,?Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO cùng với sự dỡ bỏ hàng rào thuế quan sẽ thu hút sự tham gia của các Công ty hoạt động trong lĩnh vực dược từ các nước có tiềm lực tài chính mạnh và công nghệ hiện đại, sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp sản xuất tân dược trong nước về giá cả, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Rủi ro từ hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu xuất hiện ngày càng nhiều. Do vậy, rủi ro cạnh tranh là cao nhất (+++).
    6. Phân tích quản trị - điều hành Công ty:
    ,Y Biểu đồ 6:
    - Hiện nay Công ty có 11 phòng chức năng (theo sơ đồ tổ chức, quản lý) và 6 xưởng sản xuất. Thực hiện các quyền và trách nhiệm được giao theo yêu cầu chức năng quản lý của Công ty, chịu sự điều hành trực tiếp của các Giám đốc chức năng. Các xưởng sản xuất chịu trách nhiệm sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn GMP ?" WHO, ISO 9001:2.000 và cung cấp đầy đủ sản phẩm theo kế hoạch kinh doanh.
    - Hệ thống phân phối của Dược Hậu Giang được quản lý một cách chuyên nghiệp, chặt chẽ do các cán bộ và nhân viên của Dược Hậu giang đảm trách từ khâu tổ chức, quản lý, bán hàng, ngoại giao, hạch toán, báo cáo theo chiều dọc về hệ thống mạng máy tính của trụ sở Công ty, đảm bảo nhanh chóng và chính xác.
    - Trong năm 2008, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang có sự thay đổi về số lượng thành viên Hội đồng Quản trị (HDQT) nhiệm kỳ 2005-2009 từ 11 thành viên xuống còn 9 thành viên và bổ sung 1 thành viên HDQT mới. Công ty Dược Hậu Giang được điều hành bởi Bà Phạm Thị Việt Nga ?" Chủ tịch HDQT kiêm Tổng Giám đốc. Đa số thành viên HDQT đều trải qua những vị trí công tác khác nhau trong Công ty, do vậy họ rất am hiểu quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Đặc biệt, trong năm 2006 Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang đã niêm yết cổ phiếu của Công ty trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này giúp Công ty nâng cao thương hiệu và hình ảnh đối với nhà đầu tư và người tiêu dùng. Trong năm 2008, còn là năm khởi đầu cho giai đoạn chuyển mình thành Tập đoàn DHG Pharma với nhiều Công ty con trực thuộc thông qua các dự án đầu tư mới. Các Công ty con này được hình thành theo mô hình đa dạng hóa đồng tâm một mặt phục vụ cho hoạt động của Tập đoàn DHG Pharma, mặt khác kinh doanh riêng vì mục tiêu phát triển doanh số, phát triển thị trường kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận trong phạm vi lĩnh vực chuyên môn của từng Công ty. Có thể nhận định rằng đây là một chiến lược ?" một hướng đi đúng đắn nhằm đảm bảo cho Tập đoàn DHG Pharma luôn giữ vững tốc độ phát triển ổn định trong tương lai.
    IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH:
    1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN:
    ,Y Bảng 7:
    A. DIỄN BIỄN TÀI SẢN:
    Đơn vị: VND
    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    TSLĐ & ĐTNH 156,515,841,452 227,760,955,996 329,550,046,816 673,787,101,408
    % Tổng tài sản 71.35% 77.93% 68.25% 71.51%
    Tiền 20,726,997,210 35,465,702,452 35,002,126,139 129,951,448,720
    % Tổng tài sản 9.45% 12.14% 7.25% 13.79%
    Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 51,955,112,420
    % Tổng tài sản 0.00% 0.00% 0% 6%
    Các khoản phải thu 42,504,032,354 75,876,233,151 166,439,693,208 257,381,961,730
    % Tổng tài sản 19.38% 25.96% 34.47% 27.32%
    Hàng tồn kho 90,662,758,348 113,322,073,324 121,353,384,036 230,278,977,520
    % Tổng tài sản 41.33% 38.77% 25.13% 24.44%
    Tài sản lưu động khác 2,622,053,540 3,096,947,069 6,754,843,433 4,219,601,018
    % Tổng tài sản 1.20% 1.06% 1.40% 0.45%
    TSCĐ & ĐTDH 62,857,674,147 64,495,819,635 153,296,767,880 268,421,463,379
    % Tổng tài sản 28.65% 22.07% 31.75% 28.49%
    Các khoản phải thu dài hạn 494,305,266 434,858,133 199,817,447 114,269,612
    % Tổng tài sản 0.23% 0.15% 0.04% 0.01%
    Tài sản cố định 54,381,735,881 56,992,508,864 148,141,697,795 228,781,351,908
    % Tổng tài sản 24.79% 19.50% 30.68% 24.28%
    Đầu tư dài hạn 22,000,000 122,000,000 1,608,800,000 38,224,890,200
    % Tổng tài sản 0.01% 0.04% 0.33% 4.06%
    Bất động sản đầu tư - - - -
    % Tổng tài sản 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
    Lợi thế thương mại - - - -
    % Tổng tài sản 0.00% 0.00% 0.00% 0.00%
    Tài sản cố định khác 7,959,633,000 6,946,452,638 3,346,452,638 1,300,951,659
    % Tổng tài sản 3.63% 2.38% 0.69% 0.14%
    TỔNG TÀI SẢN 219,373,515,599 292,256,775,631 482,846,814,696 942,208,564,787
    B. DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN:
    Đơn vị: VND
    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    NỢ PHẢI TRẢ 123,524,608,850 161,290,060,061 312,405,792,075 290,631,417,938
    % Tổng nguồn vốn 56.31% 55.19% 64.70% 30.85%
    Nợ ngắn hạn 94,179,473,207 130,013,100,704 291,128,018,733 289,817,842,651
    % Tổng nguồn vốn 42.93% 44.49% 60.29% 30.76%
  2. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Nợ dài hạn 29,345,135,643 31,276,959,357 21,277,773,342 813,575,287
    % Tổng nguồn vốn 13.38% 10.70% 4.41% 0.09%
    NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 95,848,906,749 130,966,715,570 170,441,022,621 651,577,146,849
    % Tổng nguồn vốn 43.69% 44.81% 35.30% 69.15%
    Nguồn vốn & quỹ 96,560,358,282 130,652,861,832 161,305,907,399 635,748,308,139
    % Tổng nguồn vốn 44.02% 44.70% 33.41% 67.47%
    Nguồn kinh phí và quỹ (711,451,533) 313,853,738 9,135,115,222 15,828,838,710
    % Tổng nguồn vốn -0.32% 0.11% 1.89% 1.68%
    Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 0
    % Tổng nguồn vốn 0.0% 0.0% 0.0% 0.0%
    TỔNG NGUỒN VỐN 219,373,515,599 292,256,775,631 482,846,814,696 942,208,564,787
    2. DIỄN BIẾN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH:
    Đơn vị: VND
    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    Tổng doanh thu 452,196,892,053 556,189,945,966 873,072,034,851 1,285,209,755,529
    Tỷ trọng % tổng doanh thu 100% 100% 100% 100%
    Các khoản giảm trừ: 1,449,989,119 2,159,133,502 4,880,238,734 15,929,830,148
    Tỷ trọng % tổng doanh thu 0.32% 0.39% 0.56% 1.24%
    Doanh thu thuần 450,746,902,934 554,030,812,464 868,191,796,117 1,269,279,925,381
    Tỷ trọng % doanh thu 100% 100% 100% 100%
    Giá vốn hàng bán 282,551,972,811 299,403,466,127 402,746,978,493 600,777,608,975
    Tỷ trọng % doanh thu 62.69% 54.04% 46.39% 47.33%
    Lợi nhuận gộp 168,194,930,123 254,627,346,337 465,444,817,624 668,502,316,406
    Tỷ trọng % doanh thu 37.31% 45.96% 53.61% 52.67%
    Doanh thu hoạt động tài chính 333,282,959 406,399,047 514,443,811 5,789,057,861
    Tỷ trọng % doanh thu 0.07% 0.07% 0.06% 0.46%
    Chi phí tài chính 3,195,505,760 5,683,892,149 11,214,310,390 17,290,702,891
    Tỷ trọng % doanh thu 0.71% 1.03% 1.29% 1.36%
    * Trong đó lãi vay phải trả 3,195,505,760 5,470,937,778 10,704,866,834 15,393,878,923
    Tỷ trọng % doanh thu 0.71% 0.99% 1.23% 1.21%
    Lợi nhuận hoạt động tài chính (2,862,222,801) (5,277,493,102) (10,699,866,579) (11,501,645,030)
    Tỷ trọng % doanh thu -0.63% -0.95% -1.23% -0.91%
    Chi phí bán hàng 113,568,661,017 155,062,868,974 311,953,346,160 469,323,783,194
    Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,258,669,567 39,787,292,680 55,880,862,996 59,818,592,144
    Chi phí quản lý chung 132,827,330,584 194,850,161,654 367,834,209,156 529,142,375,338
    Tỷ trọng % doanh thu 29.47% 35.17% 42.37% 41.69%
    Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 32,505,376,738 54,499,691,581 86,910,741,889 127,858,296,038
    Tỷ trọng % doanh thu 7.21% 9.84% 10.01% 10.07%
    Thu nhập khác 216,654,788 1,186,999,329 1,405,939,293 1,351,104,741
    Tỷ trọng % doanh thu 0.05% 0.21% 0.16% 0.11%
    Chi phí khác 32,868,472 308,140,087 1,257,020,639 897,430,430
    Tỷ trọng % doanh thu 0.01% 0.06% 0.14% 0.07%
    Lợi nhuận khác 183,786,316 878,859,242 148,918,654 453,674,311
    Tỷ trọng % doanh thu 0.04% 0.16% -0.02% -0.04%
    Tổng lợi nhuận trước thuế 32,689,163,054 55,378,550,823 87,059,660,543 128,311,970,349
    Tỷ trọng % doanh thu 7.25% 10.00% 10.03% 10.11%
    Thuế thu nhập doanh nghiệp 8,833,430,821 - - -
    Tỷ trọng % doanh thu 1.96% 0.00% 0.00% 0.00%
    Tỷ trọng % trước thuế 27.02% 0.00% 0.00% 0.00%
    Lợi nhuận sau thuế 23,855,732,233 55,378,550,823 87,059,660,543 128,311,970,349
    Tỷ trọng % doanh thu 5.29% 10.00% 10.03% 10.11%

    3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH:
    A. Khả năng thanh toán:
    Đơn vị: lần
    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    Thanh toán ngắn hạn 1.66 lần 1.75 lần 1.13 lần 2.32 lần
    Thanh toán nhanh 0.70 lần 0.88 lần 0.72 lần 1.53 lần
    Thanh toán tiền mặt 0.22 lần 0.27 lần 0.12 lần 0.63 lần
    - Năm 2007, khả năng thanh toán ngắn hạn đạt 2.32 lần so với nợ ngắn hạn và tăng 1.19 lần so với năm 2006 (năm 2006 đạt 1.13 lần), khả năng thanh toán nhanh đạt 1.53 lần và tăng 0.82 lần so với năm 2006 (năm 2006 đạt 0.72 lần), khả năng thanh toán tiền mặt đạt 0.63 lần và tăng 0.51 lần.
    - Như vậy trong năm 2007, các chỉ tiêu thanh toán đều tăng so với năm 2006, nguyên nhân là do Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 104,5% trong khi nợ ngắn hạn lại giảm 0,45%. Khả năng thanh toán nhanh tăng so với năm 2006, mặc dù nợ ngắn hạn chiếm 99,72% trong tổng nợ phải trả và trong Tài sản lưu động hàng tồn kho chiếm
  3. aliamen

    aliamen Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2008
    Đã được thích:
    0
  4. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    34,18% nhưng do 3 trong 5 khoản mục cấu thành nên Tài sản lưu động đều tăng (chỉ có tài sản ngắn hạn khác giảm 37,5%) nên đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tăng và khả năng chuyển đổi thành tiền mặt dễ dàng cho các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán tiền mặt đạt 0.63 lần so với nợ ngắn hạn, nguyên nhân là trong năm 2007 tiền mặt của DHG tăng 271,3%. Theo đánh giá khả năng thanh toán của DHG trong năm 2007 là rất tốt. Tính thanh khoản của DHG ngày càng cao, đảm bảo nhanh chóng thực hiện các khoản nợ ngắn hạn.
    B. Chỉ số quản lý tài sản:

    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    Luân chuyển hàng tồn kho 3.12 vòng 2.94 vòng 3.43 vòng 3.42 vòng
    Số ngày hàng tồn kho 117.12 ngày 124.34 ngày 106.34 ngày 106.82 ngày
    Luân chuyển phải thu 10.48 vòng 9.28 vòng 7.14 vòng 5.98 vòng
    Kỳ thu tiền bình quân 34.82 ngày 39.32 ngày 51.12 ngày 61.00 ngày
    Luân chuyển phải trả 19.06 vòng 35.62 vòng 23.17 vòng 16.21 vòng
    Kỳ phải trả 19.15 ngày 10.25 ngày 15.75 ngày 22.52 ngày
    Vòng quay vốn lưu động 2.88 vòng 2.88 vòng 3.12 vòng 2.53 vòng
    Vòng quay vốn lưu động 126.74 ngày 126.58 ngày 117.15 ngày 144.26 ngày
    Vòng quay Vốn cố định 8.29 vòng 9.95 vòng 8.46 vòng 6.73 vòng
    Vòng quay Tổng tài sản 2.05 vòng 2.17 vòng 2.24 vòng 1.78 vòng
    - Năm 2007, vòng quay Tổng tài sản đạt 1.78 vòng (năm 2006 đạt 2.24 vòng), nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lần lượt là 46,2% và 95,14%.
    - Vòng quay Tài sản lưu động (TSLD) đạt 2.53 vòng (năm 2006 đạt 3.12 vòng) cũng vì nguyên nhân TSLD tăng mạnh hơn doanh thu đạt 104,5%. Vòng quay Tài sản cố định (TSCD) đạt 6.73 vòng (năm 2006 đạt 8.46 vòng) do TSCD tăng 54,4%. Như vậy, có thể nhận định trong năm 2007 hiệu quả sử dụng tài sản của DHG chưa được cao. Theo tìm hiểu và nhận dịnh do trong năm 2007, DHG phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu để đầu tư vào các dự án mới như xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất,.. cho nên mặc dù doanh thu tăng mạnh nhưng chưa theo kịp với tốc độ tăng tài sản cũng là điều dễ hiểu và cần một thời gian nhất định khi các nhà máy mới và thiết bị đầu tư được đưa vào hoạt động thì hiệu quả sử dụng tài sản của DHG sẽ tăng mạnh như các năm trước.
    - Vòng luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 đạt 3.42 vòng (năm 2006 đạt 3.43 vòng) giảm nhẹ 0.01 vòng, do hàng tồn kho chiếm 34,18% trong TSLD chiếm 24,4% trong Tổng tài sản. Đối với các Công ty trong ngành sản xuất dược như DHG thì hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng khá lớn vì chiến lược và quản trị hàng tồn kho là rất quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chịu tác động bởi yếu tố lạm phát rất cao, trong khi chi phí nguyên vật liệu của DHG là phải nhập khẩu từ nước ngoài và phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp. Do đó, nếu không quản trị tốt vấn đề hàng tồn kho sẽ dần đến giá vốn tăng cao sẽ dẫn đến thu lỗ trong kinh doanh nên hàng tồn kho trong năm 2007 tăng mạnh 89,8% so với năm 2006 là nguyên nhân chính dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm và số ngày tồn kho tăng.
    - Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2007 đạt 5.98 vòng, số ngày phải thu đạt 61 ngày trong khi số ngày phải trả thương mại là 22.5 ngày. Như vậy, DHG đã bị khách hàng chiếm dụng vốn trong kinh doanh. Thông thường đối với các doanh nghiệp thì hàng tồn kho và các khoản phải thu thường tăng theo doanh thu, để đáp ứng nhu cầu gia tăng doanh thu thì hàng tồn kho phải tăng (đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là quan trọng nhất, đăc biệt là hàng tồn kho vì chính khoản mục này là yếu tố chính tạo ra doanh thu). Trong khi đó doanh thu tăng thì các khoản phải thu cũng phải tăng theo mà quan trọng nhất là khoản phải thu khách hàng. Đối với DHG trong khi doanh thu tăng 46,2%, hàng tồn kho tăng 89,8% (trong đó hàng hóa tồn kho giảm 95,5%) thì các khoản phải thu cũng tăng 54,6% trong năm 2007.
    - xu hướng gia tăng doanh thu cũng trực tiếp tác động làm gia tăng các khoản phải trả thông qua khoản mục phải trả cho người bán. Doanh thu tăng 46,2% tương đương tăng 401 tỷ đồng và các khoản phải trả cho người bán tăng 201% tương đương tăng 37.1 tỷ đồng. Điều này lý giải tại sao vòng luân chuyển phải trả tăng và số ngày phải trả lại giảm so với năm 2006.
    - Theo nhận định về hiệu quả quản lý tài sản trong năm 2007 đã có xu hướng giảm so với các năm trước, nguyên nhân chủ yếu là trong năm tốc độ tăng trưởng tài sản rất mạnh trong khi hiệu quả kinh doanh chưa thích ứng kịp với tài sản và cần có thời gian khi các tài sản này đi vào hoạt động ổn định thì các chỉ tiêu quản lý tài sản sẽ tốt hơn như trong các năm trước.
    C. Cơ cấu vốn:
    Đơn vị: %
    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    Nợ ngắn hạn/VCSH 98.26% 99.27% 170.81% 44.48%
    Tổng nợ/Tổng nguồn vốn 56.31% 55.19% 64.70% 30.85%
    Tổng nợ/VCSH 128.87% 123.15% 183.29% 44.60%
    - Nợ ngắn hạn trong năm 2007 giảm 0,45% và chiếm 99,7% trong tổng nợ, nợ dài hạn chiếm 0,28% và giảm 96,18% trong tổng nợ phải trả. Như vậy nợ chủ yếu của DHG là nợ ngắn hạn và chiếm 30,76% trong tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, một điểm tích cực trong năm 2007 là cơ cấu nguồn vốn đã có sự thay đổi đó là nợ phải trả đã giảm xuống rõ rệt (tỷ lệ 64,7% năm 2006 và 30,85% trong năm 2007). Trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng rất mạnh đạt 282,3% trong năm 2007, nguyên nhân chính là trong năm DHG phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu với khoản thặng dư vốn đạt 378.7 tỷ đồng.
    - Như vậy, trong cơ cấu nguồn vốn đã có sự cải thiện rất mạnh so với năm 2006. Đây là một điểm tích cưc trong bối cảnh lãi suất vay ngân hàng hiện nay đang ở mức và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho chi phí sử dụng vốn đẩy lên cao, trong khi đó DHG đã cải thiện rất tốt vấn đề này trong năm 2007. Do đó, khả năng trả nợ vay của DHG vẫn được đảm bảo tốt.
    D. Khản năng sinh lợi:
    Đơn vị: %
    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    Lợi nhuận gộp/doanh thu 37.31% 45.96% 53.61% 52.67%
    Lợi nhuận hoạt động/Doanh thu 7.21% 9.84% 10.01% 10.07%
    LNST/Doanh thu (ROS) 5.29% 10.00% 10.03% 10.11%
    Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROIC) 15.85% 27.14% 26.45% 18.89%
  5. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Tỷ suất lợi nhuận/TTS (ROA) 10.87% 18.95% 22.46% 18.01%
    Tỷ suất lợi nhuận/VCSH (ROE) 24.89% 42.28% 57.77% 31.22%
    EBIT/doanh thu 7.96% 10.98% 11.26% 11.32%
    EBITDA/doanh thu 9.74% 13.07% 12.78% 13.22%
    - Năm 2007, doanh thu tăng 46,2% tương đương tăng 401 tỷ đồng, trong khi đó giá vốn hàng bán tăng 49,2% (tăng mạnh hơn doanh thu) nên tỷ suất lợi nhuận gộp giảm nhẹ so với năm 2006 (năm 2006 đạt 53,61% và năm 2007 đạt 52,67%). Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng mạnh do chi phí cho nguyên vật liệu tăng trong năm 2007 (chủ yếu do bất ổn về chính trị, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên thế giới), trong khi đó chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá vốn từ 40% đến 60%. Vì vậy sự biến động của giá nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của Công ty.
    - Doanh thu tăng 46,2%, giá vốn tăng 49,2% nên tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 52,67% do đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp đạt 43,6% (giảm 47,3% so với năm 2006) cũng đã thể hiện một phần nỗ lực cũng như năng lực quản trị của Ban lãnh đạo Công ty. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng nhuận gộp giảm so với năm 2006 nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp nhìn chung vẫn ở mức ổn định trên 50% và Công ty cần chú ý tới vấn đề chi phí giá vốn hàng bán tăng đã một phần làm giảm sút tỷ suất lợi nhuận.

    Trên Bảng cân đối kế toán của DHG có ghi nhận đầu tư cổ phiếu là 1.9 tỷ đồng ở Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, khoản mục đầu tư dài hạn có ghi nhận đầu tư cổ phiếu là 35.6 tỷ đồng (nếu loại trừ 2.5 tỷ đồng đầu tư vào Công ty con) thì đầu tư cổ phiếu trong năm 2007 cũng trên 30 tỷ đồng. DHG nên tránh đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mà tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh chính và dùng tiền mặt để đầu tư vào các Công ty con. Trong năm 2007, doanh thu hoạt động tài chính đạt 5.78 tỷ đồng trong khi đó chi phí tài chính đạt 17.3 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí trả lãi vay ngân hàng).
    - Khi doanh thu tăng thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng theo nhưng với tốc độ nhỏ hơn. Đối với DHG, trong năm 2007 doanh thu tăng 46,2% trong khi chi phí bán hàng tăng 50,4% đây là điều hoàn toàn không tích cực. Nhưng khi đi dâu vào phân tích và nhận định thì nhận thấy đối với một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành dược với một mạng lưới trải rộng từ Bắc vào Nam, từ thành thị đến nông thôn thì nhân tố quan trọng nhất là nhân viên bán hàng, với một chế độ đãi ngộ, mức lương hấp dẫn, chi phí đào tạo, chiến lược marketing,?nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Công ty. Do đó, theo nhận định chưa có điều gì bất thường trong việc quản lý chi phí bán hàng của DHG. Chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 7,05% (thấp hơn doanh thu) chứng tỏ DHG vẫn quản lý tốt. Điều này có thể nhận định hiệu quả quản trị ngoài sản xuất đã được duy trì tốt trong năm 2007. Trong năm 2007, DHG có khoản thu nhập bất thường đạt 453 triệu đồng chủ yếu là thanh lý tài sản cố định không dùng, thu bán phế liệu và thu nhập khác.
    - Những kết quả kinh doanh trên đã đưa đến lợi nhuận trước thuế đạt 128 tỷ đồng, tăng 47,4% so với năm 2006. Do DHG được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm (2006 và 2007) khi Công ty niêm yết trên Sở GDCK ?" TPHCM nên lợi nhuận trước thuế và sau thuế là như nhau.
    - Trong năm, Tổng tài sản tăng 95,14% chủ yếu do phát hành thêm cổ phiếu với một nguồn thặng dư vốn lớn, nâng vốn chủ sở hữu từ 170 tỷ lên 651 tỷ cho thấy Công ty đang trong giai đoạn mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh (tài sản cố định tăng 54,4%) và do lợi nhuận sau thuế chưa tăng mạnh bằng tổng tài sản nên tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) năm 2007 đạt 18,01% giảm so với năm 2006 là 4,46% (năm 2006 đạt 22,46%). Quy mô vốn năm 2007 tăng 459 tỷ đồng, chủ yếu là tăng vốn chủ sở hữu (tăng 282,3%) dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 31,2% giảm so với năm 2006 là 57,7%. Mặc dù khả năng sinh lợi trong năm 2007 có sụt giảm so với năm trước nhưng theo nhận định đây là điều bình thường khi tốc độ tăng tài sản, vốn chủ sở hữu mạnh do đó quy mô của Công ty tăng lên thì cần phải có một thời gian để hấp thụ nguồn này mới đem lại hiệu quả trong kinh doanh và nâng cao tỷ suất sinh lợi.
    E. Tỷ số giá thị trường:

    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
    Số lượng CP lưu hành 8,000,000 8,000,000 8,000,000 20,000,000
    EPS 2,982 6,922 10,882 6,416
    P/E - - 22.5 36.5
    Cổ tức - 2,500 2,500 2,500
    Hệ số chi trả cổ tức - 36.1% 23.0% 39.0%
    Mức sinh lời cổ tức - - 1.02% 1.07%
    Lợi nhuận tái đầu tư - 63.9% 77.0% 61.0%
    Giá trị sổ sách 11,981 16,371 21,305 32,579
    P/B - - 11.50 7.18
    Tốc độ tăng trưởng (g) - 27.0% 44.5% 19.1%
    Bội số EBITDA - - 17.67 27.90

    - Lợi nhuận năm 2007 tăng 47,4% so với năm 2006 đạt 128 tỷ đồng, trong khi đó số lượng cổ phiếu của Công ty tăng thêm 2 triệu do phát hành và 10 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1 tổng cộng là 20.000.000 cổ phiếu nên lợi nhuận sau thuế trên cổ phiếu lưu hành (EPS) là 6.416 VND. Tỷ số P/E trong năm 2007 đạt 36.5 lần, có thể nhận định tỷ số P/E là rất cao và thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào Công ty. Chỉ số P/B của DHG cũng rất cao đạt trên 7. Qua hai chỉ số P/E và P/B trong năm 2007 đã đánh giá giá trị doanh nghiệp ở mức rất cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư vào sự phát triển của DHG trong tương lai. DHG là một trong những Công ty trả cổ tức bằng tiền mặt rất cao là 25% trên mệnh giá 10.000 VND.
    - Hàng năm một tỷ lệ lợi nhuận sau thuế rất lớn trên 60% được giữ lại để tái đầu tư vào các dự án, đặc biệt là đầu tư vào các lĩnh vực thuộc ngành nghề truyền thống của Công ty như đầu tư vào các Công ty con để hình thành một Tập đoàn DHG Pharma trong tương lai gần. Công ty cũng cần chú ý đến vấn đề đầu tư tài chính từ tiền nhàn dỗi có thể mang lại hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng cũng rủi ro song hành khi không tập trung nhân lực vào ngành nghề chính. Việc giữ lại một tỷ lệ lợi nhuận lớn sẽ giúp Công ty không phải đi vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với chi phí sử dụng vốn cao là một lợi thế và là tiềm năng phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp.
    F. Phân tích DuPont:

    Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007
  6. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Lợi nhuận/Doanh thu 5.29% 10.00% 10.03% 10.11%
    Doanh thu/TTS 2.05 2.17 2.2.4 1.78
    TTS/VCSH 2.29 2.23 2.83 1.45
    ROE 24.89% 48.31% 63.64% 26.04%
    - Sau khi cổ phần hóa và niêm yết trên sở GDCK ?" TPHCM vào năm 2006, DHG được miễn giảm 100% thuế thu nhập trong 2 năm (2006 và 2007) nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) đạt cao hơn năm 2006. Tuy nhiên, khi DHG không được giảm 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2008 (thuế TNDN là 20% và phải nộp 10%) sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). DHG cần chú ý đến vấn đề này khi việc lá chắn thuế gần như không còn sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi.
    - Vòng quay Tổng tài sản giảm so với mức trung bình trên 2 vòng của các năm trước, nguyên nhân do trong năm TSLD tăng 104,5% và TSCD tăng 54,4% đều tăng mạnh hơn so với doanh thu. Cho nên hiệu quả sử dụng tài sản trong năm chưa đạt được yêu cầu cũng là nguyên nhân làm giảm ROA.
    - Hệ số nợ giảm trong năm 2007 do hầu hết Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu. Do vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong năm nên việc không sử dụng hết mà phải gửi ngân hàng cho nên chưa được khai thác tốt cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả kinh doanh và tác động làm giảm ROE.
    - Qua phân tích 3 nhân tố cho thấy, nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn trong năm của DHG chưa cao do tăng mạnh tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, với kết quả hoạt động kinh doanh tốt trong năm 2007 cùng với sự mở rộng đầu tư nhằm gia tăng doanh thu và thị phần trong những năm tới sẽ tác động làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn chủ sở hữu sẽ tăng mạnh. Công ty cũng cần chú ý đến việc lá chắn thuế bị rỡ bỏ sẽ tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh trong những năm tới.
    G. Một số chỉ tiêu so sánh: (Nguồn: Sở GDCK-TPHCM)

    Chỉ tiêu

    2007
    DHG IMP DMC
    Doanh thu 1,269,279,925,381 451,602,312,557 811,126,494,750
    Giá vốn hàng bán 600,777,608,975 258,571,893,457 638,387,162,219
    % chi phí giá vốn hàng bán 47.3% 57.3% 78.7%
    Chi phí bán hàng 469,323,783,194 113,380,454,510 55,385,891,159
    % chi phí bán hàng 37.0% 25.1% 6.8%
    Chi phí quản lý 59,818,592,144 21,929,910,261 52,278,527,003
    % chi phí quản lý 4.7% 4.9% 6.4%
    Lợi nhuận trước thuế 128,311,970,349 63,230,637,617 64,265,698,636
    lợi nhuận trước thuế/doanh thu 10.1% 14.0% 7.9%
    Lợi nhuận sau thuế 128,311,970,349 54,518,395,798 64,182,009,436
    Lợi nhuận sau thuê/doanh thu 10.1% 12.1% 7.9%
    ROA 18.01% 12.5% 13.1%
    ROE 31.22% 14.9% 18.8%
    EPS 6,416 4,676 4,661
    P/E 36.5 39.9 34.9
    P/B 7.18 4.38 4.85

    - Qua bảng so sánh trên cho thấy chi phí giá vốn hàng bán chỉ chiếm 47.3% đối với DHG là thấp nhất mặc dù tốc độ tăng giá vốn mạnh hơn doanh thu trong năm 2007. Chi phí bán hàng của DHG chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các doanh nghiệp so sánh và điều này cũng đã được phân tích ở trên. Hiệu quả quản lý chi phí doanh nghiệp là thấp nhất so với 2 doanh nghiệp là IMP và DMC. Tuy nhiên do chi phí bán hàng tăng mạnh nên mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn năm trước nhưng vẫn thấp so với IPM và cao hơn DMC. Chỉ số ROA, ROE của DHG là cao nhất so với 2 doanh nghiệp trên, điều này có thể nhận định việc P/E và P/B của DHG cao phản ánh mức sinh lợi của Công ty là hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
    H. Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp:
     Theo Bảng xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp thì Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang xếp loại A: hoạt động hiệu quả, tài chính lành mạnh, có tiềm năng tăng trưởng tốt trong tương lai và độ rủi ro thấp.
     Bảng chỉ tiêu đánh giá các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp thuộc ngành CN dược:

    Các chỉ tiêu Tỷ lệ Điểm
    1. Các chỉ tiêu thanh toán Lần
    Khả năng thanh toán ngắn hạn 10
    Khả năng thanh toán nhanh 5
    2. Các chỉ tiêu đòn cân nợ %
    Tổng nợ/tổng nguồn vốn 15
    Tổng nợ/vốn chủ sở hữu 15
    3. Các chỉ tiêu hoạt động Vòng
    Vòng quay tổng tài sản 12
    Vòng quay hàng tồn kho 12
    Kỳ thu tiền bình quân 6
    4. Các chỉ tiêu sinh lời %
    Lợi nhuận trước thuế/doanh thu 25
    Lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản 25
    Lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu 25
    TỔNG 150
     Sau khi đã tổng cộng số điểm của doanh nghiệp, dựa vào bảng dưới đây để xếp hạng doanh nghiệp:

    ĐIỂM XẾP LOẠI KẾT LUẬN
    Từ 156 - 180 AA Doanh nghiệp loại này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả và có triển vọng phát triển cao, rủi ro thấp .
    131 - 155 A Nằm trong loại này là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển, rủi ro thấp .
    106 - 130 BB Đây là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên còn một số hạn chế về tiềm lực tài chính và tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn, rủi ro trung bình .
    81 - 105 B Doanh nghiệp loại này hoạt động chưa hiệu quả, khả năng tự chủ về tài chính thấp , có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình .
    56 - 80 CC Đây là doanh nghiệp có hiệu qủa hoạt động thấp, tình hình tài chính yếu kém, thiếu khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao .
    <= 55 C Nằm trong loại này là doanh nghiệp có tình hình kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu kém. Không có khả năng tự chủ về tài chính , đang đứng trước nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao .



    V. ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP:
    1. Dự phóng Bảng Kết quả sản xuất kinh doanh:
    Đơn vị: VND
    KẾT QỦA SẢN XUẤT KINH DOANH
    Chỉ Tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F
    Doanh thu thuần 1,597,104,081,017 1,997,080,771,550 2,499,993,129,431 2,987,255,413,994 3,440,693,011,695
    Giá vốn hàng bán 760,221,542,564 950,610,447,258 1,189,996,729,609 1,421,933,577,061 1,582,718,785,380
    Lợi nhuận gộp 836,882,538,453 1,046,470,324,292 1,309,996,399,822 1,565,321,836,933 1,857,974,226,315
    Doanh thu hoạt động tài chính 9,582,624,486 11,982,484,629 14,999,958,777 17,923,532,484 20,644,158,070
    Chi phí tài chính 7,985,520,405 9,985,403,858 12,499,965,647 14,936,277,070 17,203,465,058
    * Trong đó lãi vay phải trả 7,985,520,405 9,985,403,858 12,499,965,647 14,936,277,070 17,203,465,058
    Lợi nhuận hoạt động tài chính 1,597,104,081 1,997,080,772 2,499,993,129 2,987,255,414 3,440,693,012
    Chi phí bán hàng 590,928,509,976 728,934,481,616 912,497,492,242 1,090,348,226,108 1,255,852,949,269
    Chi phí quản lý doanh nghiệp 79,855,204,051 99,854,038,577 124,999,656,472 149,362,770,700 172,034,650,585
    Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 167,695,928,507 219,678,884,871 274,999,244,237 328,598,095,539 433,527,319,474
    Thu nhập khác 638,841,632 798,832,309 999,997,252 1,194,902,166 1,376,277,205
    Chi phí khác 1,129,214,899 1,412,014,024 1,767,592,683 2,112,106,130 2,432,704,203
    Lợi nhuận khác (490,373,266) (613,181,716) (767,595,432) (917,203,964) (1,056,426,998)
  7. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    Tổng lợi nhuận trước thuế 167,205,555,241 219,065,703,155 274,231,648,806 327,680,891,575 432,470,892,475
    Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 21,906,570,315 27,423,164,881 32,768,089,158 86,494,178,495
    Lợi nhuận sau thuế 167,205,555,240 197,159,132,839 246,808,483,925 294,912,802,418 345,976,713,980
    lợi ích của cổ đông thiểu số 479,131,224 599,124,231 749,997,939 896,176,624 1,032,207,904
    Lợi nhuận của cổ đông Công ty mẹ 166,726,424,016 196,560,008,608 246,058,485,986 294,016,625,794 344,944,506,077
    2. Dự phóng Bảng Cân đối kế toán:
    a. Tài sản:
    Đơn vị: VND
    BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
    Chỉ Tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F
    Tài Sản Ngắn Hạn 715,884,906,087 854,291,739,578 1,016,048,837,323 1,169,746,423,928 1,329,624,715,387
    Tiền và các khoản tương đương tiền 132,163,356,820 151,740,987,621 170,825,605,561 192,521,623,909 204,066,276,518
    Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 7,985,520,405 9,985,403,858 12,499,965,647 14,936,277,070 17,203,465,058
    Các khoản phải thu 306,293,933,346 383,001,791,804 445,204,255,926 499,239,945,900 575,019,927,982
    Hàng tồn kho 262,537,657,153 300,929,979,275 376,711,293,476 450,134,377,451 518,460,590,803
    Tài sản ngắn hạn khác 6,904,438,363 8,633,577,020 10,807,716,713 12,914,199,597 14,874,455,026

    Tài Sản Dài Hạn 371,481,215,287 341,758,478,006 315,241,195,116 288,236,563,210 260,178,618,163
    Các khoản phải thu dài hạn 143,782,676 179,791,424 225,067,173 268,933,992 309,755,671
    Tài sản cố định 321,746,809,128 279,568,651,178 237,390,493,229 195,212,335,279 153,034,177,330
    Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0
    Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 48,097,450,306 60,142,913,857 75,288,327,628 89,962,432,964 103,617,893,858
    Lợi thế thương mại 0 0 0 0 0
    Tài sản dài hạn khác 1,636,955,854 2,046,912,971 2,562,374,260 3,061,794,967 3,526,546,975
    Tổng Tài Sản 1,087,366,121,374 1,196,050,217,584 1,331,290,032,440 1,457,982,987,137 1,589,803,333,550

    b. Nguồn vốn:
    Đơn vị: VND
    BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
    Chỉ Tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F
    Nợ Phải Trả 399,332,234,307 488,922,836,378 592,483,625,711 688,483,370,933 787,709,873,964
    Phải trả cho người bán 93,725,943,604 117,198,548,292 146,711,925,568 175,306,879,364 195,129,713,266
    Nợ ngắn hạn khác 249,935,849,610 302,111,813,375 358,629,151,389 409,049,385,182 472,647,527,689
    Vay và nợ ngắn hạn 54,646,739,083 68,332,398,087 85,540,118,441 102,212,353,674 117,727,238,637
    Nợ dài hạn 1,023,702,010 1,280,076,624 1,602,430,313 1,914,752,713 2,205,394,372

    Vốn chủ sở hữu 685,466,304,194 704,559,798,333 736,238,823,855 766,932,033,332 799,525,876,713
    Vốn đầu tư của chủ sở hữu 200,000,000,000 200,000,000,000 200,000,000,000 200,000,000,000 200,000,000,000
    Cổ phiếu quỹ
    Thặng dư vốn 378,761,392,824 378,761,392,824 378,761,392,824 378,761,392,824 378,761,392,824
    Vốn khác của chủ sở hữu
    Chênh lệch đánh giá lại tài sản
    Chênh lệch tỷ giá
    Quỹ đầu tư phát triển 50,017,927,205 58,968,002,582 73,817,545,796 88,204,987,738 103,483,351,823
    Quỹ dự phòng tài chính
    Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
    Lợi nhuận chưa phân phối 31,678,020,563 37,346,401,635 46,751,112,337 55,863,158,901 65,539,456,155
    Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
    Nguồn kinh phí và quỹ 25,008,963,602 29,484,001,291 36,908,772,898 44,102,493,869 51,741,675,912
    Lợi ích của cổ đông thiểu số 2,567,582,873 2,567,582,873 2,567,582,873 2,567,582,873 2,567,582,873
    Tổng Nguồn Vốn 1,087,366,121,374 1,196,050,217,584 1,331,290,032,440 1,457,982,987,137 1,589,803,333,551

    3. Chiết khấu dòng tiền (FCF):
    Đơn vị: VND
    Chỉ tiêu 2008F 2009F 2010F 2011F 2012F

    EBITDA 217,369,233,595 271,229,264,962 328,909,772,402 384,795,326,595 491,852,515,483 Bội số EBITDA 17 X

    Giá trị dòng tiền tương lai 8,361,492,763,216 Tỷ lệ chiết khấu 16.20%

    Tổng dòng tiền (FCF) 217,369,233,595 271,229,264,962 328,909,772,402 384,795,326,595 8,853,345,278,700 Số CP lưu hành 20,000,000

    Giá trị doanh nghiệp (FCFF) 4,987,673,327,676

    Nợ thuần (77,516,617,737)

    Giá trị vốn chủ sở hữu (FCFE) 5,065,189,945,413

    Giá cổ phiếu 253,259

    4. Phân tích độ nhạy:

    PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY BỘI SỐ EBITDA
    5,065,189,945,413 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X
    14.20% 4,974,486,927,968 5,227,710,643,749 5,480,934,359,531 5,734,158,075,312 5,987,381,791,093
    15.20% 4,782,961,411,151 5,025,383,674,362 5,267,805,937,573 5,510,228,200,784 5,752,650,463,995
    16.20% 4,600,851,917,843 4,833,020,931,628 5,065,189,945,413 5,297,358,959,198 5,529,527,972,983
    17.20% 4,427,614,713,185 4,650,046,493,775 4,872,478,274,364 5,094,910,054,954 5,317,341,835,543
    18.20% 4,262,741,874,982 4,475,922,393,456 4,689,102,911,931 4,902,283,430,406 5,115,463,948,881

    PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY GIÁ CỔ PHIẾU
    253,259 15 X 16 X 17 X 18 X 19 X
    14.20% 248,724 261,386 274,047 286,708 299,369
    14.20% 239,148 251,269 263,390 275,511 287,633
    16.20% 230,043 241,651 253,259 264,868 276,476
    17.20% 221,381 232,502 243,624 254,746 265,867
    18.20% 213,137 223,796 234,455 245,114 255,773
    5. Phương pháp P/E:

    SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP P/E NGÀNH
    Chỉ tiêu Tỷ lệ Thông số
    P/E bình quân ngành 25.8 8,888,381,889,441
    Tỷ lệ chiết khấu 16.20% 4,195,580,570,302
    Số CP lưu hành 20,000,000
    Giá CP 209,779
    6. Phương pháp PEG:
  8. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PEG
    Chi tiêu Tỷ lệ Thông số
    PEG bình quân 5 năm 22 7,576,803,169,548
    Tỷ lệ chiết khấu 16.20% 3,576,476,411,406
    Số CP lưu hành 20,000,000
    Giá CP 178,824

    7. Tổng hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp:
    Đơn vị: VND
    PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN
    Phương pháp Thông số Tỷ trọng % Đóng góp
    Chiết khấu dòng tiền (DCF) 253,259 50% 126,630
    P/E ngành 209,779 25% 52,445
    PEG bình quân 5 năm 178,824 25% 44,706
    TỔNG 100% 223,780
    8. Phân tích giá trị DHG:
    Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
    PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ DHG
    Chỉ tiêu Giá trị hiện tại Chiết khấu dòng tiền (DCF) P/E PEG Bình quân
    Thấp Trung bình Cao
    16 X 17 X 18 X 25.8 22.0
    Giá trị doanh nghiệp 3,600 4,833 5,065 5,297 4,195 3,576 4,475
    Giá trị cổ phiếu 180,000 241,651 253,259 264,868 209,779 178,824 223,780
    P/E 25.8 29.0 30.4 31.8 25.2 21.5 26.8
    Số cổ phiếu lưu hành 20,000,000
    10. Thuyết minh:
    a. Doanh thu:
    Theo dự tính doanh thu của Dược Hậu Giang năm 2008 đến năm 2010 tăng trưởng trên 25%, từ năm 2011 lần lượt là 19,5% và năm 2012 là 15,2% trên cơ sở các yếu tố:
    - Đầu tư xây dựng nhà máy mới đạt tiêu chuẩn GMP ?" WHO với tổng giá trị đầu tư là 147.357.478.230 đồng vào Quý 2-2008 gồm nhà xưởng và máy móc thiết bị, nhằm đáp ứng tăng sản lượng từ 3 tỷ đơn vị sản phẩm lên 5 tỷ đơn vị vào năm 2012.
    - Đầu tư, góp vốn vào các Công ty con, bệnh viện, xây dựng văn phòng và nhà kho cho các chi nhánh và đại lý để từng bước trở thành Công ty con.
    - Dựa vào tốc độ tăng trưởng của ngành dược trong những năm qua và khả năng tăng trong những năm tới.
    - Dựa vào chiến lược duy trì tốc độ tăng trưởng trên 25% của Công ty Dược Hậu Giang từ năm 2007 đến năm 2010 để dự tính.
    b. Chi phí:
    - Công ty đang tập trung tất cả nguồn lực để sản xuất các sản phẩm chính, các sản phẩm mua ngoài không chú trọng cũng như tạo ra lợi nhuận. Các nguyên liệu chính để sản xuất hoàn toàn nhập khẩu nước ngoài và chiếm tỷ trọng 40% đến 60% chi phí giá vốn, với nguồn cung ổn định và giá bán hợp lý so với các doanh nghiệp trong cùng ngành nhập khẩu. Chính vì vậy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu trong năm 2008 tăng lên so với năm 2007 do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, các năm tiếp theo sẽ được duy trì bằng với năm 2008.
    - Công ty có hệ thống phân phối rộng khắp cả nước và thực hiện xuất khẩu ra nước ngoài, một đội ngũ nhân viên lên tới 1.800 người nên chi phí marketing, chi nhân viên sẽ chiếm một tỷ lệ rất lớn với dự tính chiếm 37% trong năm 2008 và sẽ ổn định ở mức 36,5% cho giai đoạn tiếp theo.
    - Chi phí quản lý sẽ tăng lên khi Công ty mở rộng đầu tư mới và tiến tới trở thành Tập đoàn, dự tính chiếm 5% doanh thu.
    - Dược Hậu Giang được cổ phần hóa vào năm 2004 nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm 2005 và 2006. Năm 2006, DHG niêm yết trên Sở GDCK-TPHCM và miến thuế 2 năm tiếp theo, sau đó sẽ phải nộp 50% với thuế suất thuế thu nhập là 20% từ năm 2009 đến 2011 và từ năm 2012 trở đi Công ty phải chịu thuế là 20%.
    c. Bảng Cân đối kế toán:
    - Các khoản mục đầu tư tài sản cố định được dự phóng căn cứ vào kế hoạch thực hiện của dự án với giá trị là 147.357.478.230 đồng, đưa tài sản cố định trong năm 2008 tăng 40,6%.
    - Nợ phải trả vẫn duy trì ở mức độ thấp dưới 40% và Công ty chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu để đầu tư vào các dự án mới. Trong các năm tiếp theo nợ phải trả sẽ tăng lên ở mức trên 40%.
    - Công ty vẫn duy trì mức cổ tức là 2.500 VND/cổ phiếu và chưa có ý định tăng vốn điều lệ trong các năm tiếp theo.
    d. Phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF):
    Phương pháp được lựa chọn để định giá DHG là DFCFE với tỷ lệ chiết khấu là 16,2%, bội số EBITDA dự tính là 17 lần và giá trị của DHG được xác định là 253,259 VND/cổ phiếu. Sau khi phân tích độ nhạy giá cổ phiếu của DHG, có thể nhận định nếu bội số EBITDA của DHG xuống mức 15 lần với tỷ lệ chiết khấu được giữ nguyên thì giá cổ phiếu của DHG sẽ giảm tương ứng khoảng 5% giá trị.
    e. Phương pháp P/E trung bình ngành:

    Mã CP EPS 4 quý P/E Bình quân ngành
    DHG 6,971 25.8 25.8
    IMP 4,994 27.0
    DMC 5,072 24.4
    (Nguồn: Bảng tổng hợp Công ty niêm yết)
    P/E bình quân ngành hiện nay vào khoảng 25.8, được so sánh với các Công ty trong cùng ngành đang niêm yết trên Sở GDCK-TPHCM và được căn cứ vào ngày 08 tháng 05 năm 2008. Các doanh nghiệp trong ngành dược có chỉ số P/E khá cao so với mặt bằng chung các Công ty niêm yết khác. DHG hiện nay đang chiếm 52,3% giá trị vốn hóa ngành dược trên thị trường niêm yết, DMC và IMP lần lượt chiếm 24,8% và 22,9% vốn hóa trên thị trường ngành. P/E trung bình ngành là 25.8 nhân với lợi nhuận sau thuế dự phóng đạt 344.944.506.077 đồng vào năm 2012 thì giá trị doanh nghiệp tại thời điểm năm 2012 đạt 8.888.381.889.411 đồng được chiết khấu với tỷ lệ 16,2% về năm 2008 thì giá cổ phiếu của DHG là 209.779 VND/cổ phiếu.
    f. Phương pháp PEG:
    Tốc độ tăng trưởng EPS bình quân từ năm 2004 đến năm 2007 đạt 49,4%. Đây là tốc độ tăng trưởng rất cao, trên cơ sở dự tính doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong các năm tiếp theo từ năm 2008 đến 2012 (dự phóng 5 năm) thì tốc độ tăng trưởng EPS của DHG sẽ giảm xuống và trung bình đạt 22% với dự phóng ở mức độ thận trọng nhằm tránh dự phóng quá cao sẽ dẫn đến giá cổ phiếu được định giá cao. Tốc độ tăng trưởng EPS dự tính trung bình đạt 22% được lấy làm chỉ số P/E bằng 22 lần nhân với lợi nhuận sau thuế vào năm 2012 và chiết khấu về năm 2008 thì giá cổ phiếu của DHG là 178.824 VND/cổ phiếu.
    g. Tổng hợp các phương pháp định giá:
    Phương pháp chiết khấu dòng tiền được sử dụng dựa trên các dự phóng tài chính với sự thận trọng trong doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chiết khấu. Phương pháp P/E mang tính so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành dễ tính toán trong định giá Công ty. Phương pháp PEG cũng đã được sử dụng khá phổ biến đối với các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao. Chính vì vậy, việc dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền có độ tin cậy cao hơn các phương pháp P/E, PEG nên mức tỷ trọng đóng góp lần lượt là 50:25:25 trong phương pháp bình quân gia quyền và giá cổ phiếu DHG được xác định vào khoảng 223.780 VND/cổ phiếu trong năm 2008.

    V. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
    - Cổ phiếu Dược Hậu Giang được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ cuối năm 2006. Là một doanh nghiệp được cổ phần hóa vào năm 2004 với vốn điều lệ là 80 tỷ đồng. Khi niêm yết, cổ phiếu DHG được đánh giá rất cao với mức giá khớp lệnh đạt 320.000 đồng/cổ phiếu và được nhiều nhà đầu tư đánh giá cao bởi hoạt động trong lĩnh vực ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định trong nhiều năm, DHG đã thu hút được nhiều nhà đầu tư là các quỹ trong nước và nước ngoài tìm mua như Dragon Capital, Jacar, Bản Việt; do đó sau khi lên sàn niêm yết giá cổ phiếu của DHG tăng giá mạnh và biến động theo chiều hướng tốt do kết quả kinh doanh thực sự tốt. Trong năm 2007, Chỉ số Vnindex tăng 23,3% nhưng giá cổ phiếu của DHG tăng mạnh hơn (trong năm 2007, DHG phát hành thêm 2 triệu cổ phiếu và thưởng cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1) xét trên chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi bình quân tháng từ khi niêm yết đến ngày 08 tháng 05 năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận bình quân đạt 4,84%/tháng trong khi Vnindex lại giảm 0,2% (so sánh cùng thời kỳ) và khối lượng giao dịch của DHG ở mức độ trung bình.
    - Từ đầu năm 2008 cho đến ngày 08 tháng 05 năm 2008, giá cổ phiếu DHG từ mức 234.000 xuống 177.000 đồng/cổ phiếu. Nhìn vào biểu đồ phân tích kỹ thuật có thể thấy giá cổ phiếu luôn nằm dưới 2 đường trung bình động SMA 10 ngày và SMA 25 ngày trong tháng 01 năm 2008. Trong tháng 02, đường giá có xu hướng chuyển động đi lên nhưng khối lượng giao dịch rất nhỏ và dải Bollinger Bands thu hẹp lại, trong khi chỉ số RSI (sức mạnh tương đối) vượt được ngưỡng giá trị 50 thể hiện một sức cầu mới. Tuy nhiên, đây chỉ là kênh xu thế ngắn hạn do sức cầu ngày càng giảm dần nên đường giá chuyển động đi xuống và nằm dưới 2 đường SMA 10 ngày và 25 ngày. Trong tháng 03, đường giá chuyển động đi lên cắt đường trung bình động ngắn hạn 10 ngày với dải Bollinger Bands được mở rộng và độ phân kỳ giữa các đường được mở rộng với sức mạnh của chỉ số RSI chuyển động dưới giá trị 30 chuyển động vượt giá trị 50, đường MACD chuyển động dưới -10 chuyển động đi lên theo kênh xu thế chung, nhưng đường trung bình động 25 ngày tuy đã chuyển động đi xuống cùng với đường trung bình động 10 ngày với khối lượng giao dịch khá lớn nhưng vẫn chưa thực sự bứt phá mạnh mẽ để
  9. Capello

    Capello Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    2
    đường giá chuyển động lên trên 2 đường trung bình động ngắn và dài hạn, do đó dải Bollinger Bands lại tiếp tục thu hẹp với độ phân kỳ ngày càng ngắn giữa các đường chỉ số với nhau. Đến tháng 04, đường giá một lần nữa vượt 2 đường trung bình động chuyển động đi lên trong khi đó cũng theo kênh xu thế giá đường SMA 10 ngày cắt đường SMA 25 ngày chuyển động đi lên và SMA 25 ngày đi xuống. Đây có thể coi là một kênh xu thế tốt để đường giá đi lên nằm trên 2 đường trung bình động, với đường RSI vượt giá trị 50 và tiếp tục vượt giá trị 70 với một lượng cầu rất lớn và đường MACD đã chuyển động từ -10 vượt lên 0 nhưng dải Bollinger Bands vẫn không được mở rộng trong suốt tháng 4 và độ phân kỳ giữa các đường chỉ số cũng không cao tạo một kênh xu thế không tiếp tục tăng giá và có dấu hiện chững lại. Trong đầu tháng 05, đường giá có dấu hiệu đi xuống và cắt đường trung bình động ngắn ngày đi xuống, trong khi đó SMA dài ngày lại chuyển động đi lên, RSI cũng đã bắt đầu giảm báo hiệu đường giá trong xu thế đi xuống trong ngắn hạn.
    VI. PHÂN TÍCH RỦI RO:
    1. Rủi ro kinh doanh:
    Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng doanh thu của DHG tăng rất cao, điều này có được là do tốc độ tăng trưởng của ngành dược nó riêng và tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. GDP năm 2007 đạt trên 8,4% và là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, thu nhập của người dân ngày càng tăng. Sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm lo sức khỏe của người dân ngày càng cao sẽ tác động tốt đến sư phát triển của ngành công nghiệp dược. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì Việt Nam sẽ không tránh khỏi sự tác động như giá dầu thô, giá vàng đến tình hình kinh tế của Việt Nam nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chịu tác động bởi yếu tố lạm phát trong năm 2008 có thể lên đến 19%. Chính vì vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của DHG như chi phí nguyên vật liệu phải nhập trực tiếp từ nước ngoài. Với một đội ngũ lãnh đạo công tác lâu năm trong Công ty, từng trải qua những vị trí công tác khác nhau sẽ hiểu được quá trình kinh doanh của Công ty như nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của Dược Hậu Giang chủ yếu được nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới . Mặt khác, với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn và thanh toán đúng hạn, Dược Hậu Giang đã tạo được uy tín đối với các đối tác cung ứng. Công ty luôn nhận được sự bảo đảm từ phía nhà cung ứng về nguồn nguyên vật liệu, đồng thời được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với các đơn vị nhập khẩu khác. Việc lựa chọn nhà cung ứng là một trong những tiêu chí góp phần tạo nên sự ổn định về chất lượng cho sản phẩm. Trong khi đó với mạng lưới bán hàng rộng khắp đất nước và Dược Hậu Giang đã tổ chức và xây dựng được Câu lạc bộ với hệ thống 20.000 khách hàng. Đây là lực lượng nòng cốt tạo sự ổn định doanh số trong quá trình kinh doanh của Dược Hậu Giang. Công ty đã xây dựng được một hệ thống các sản phẩm nhằm đáp ứng tốt, đầy đủ nhu cầu điều trị và có giả cả phù hợp với thu nhập của người dân vùng nông thôn. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng đã giúp sản phẩm của Công ty xâm nhập vào thị trường có thu nhập thấp với lượng tiêu thụ lớn. Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh đầu tư vào những sản phẩm dành cho người có thu nhập cao phù hợp với cơ chế thị trường. Với mỗi phân khúc thị trường Dược Hậu Giang đều có chiến lược tiếp thị và quản lý riêng biệt. Một vấn đề khác đó là hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu ngày càng xuất hiện nhiều không chỉ mang yếu tố cạnh tranh không lành mạnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến Công ty khi các mặt hàng giả này lấy thương hiệu Dược Hậu Giang để kinh doanh và sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu Dược Hậu Giang đối với người tiêu dùng thuốc thì mức độ rủi ro trong kinh doanh của DHG ở mức độ trung bình.
    2. Rủi ro tài chính:
    Tính thanh khoản trong khả năng thanh toán nợ của DHG ở mức cao do cơ cấu nợ trong năm đã được cải thiện tốt từ 64,7% trong năm 2006 xuống 30,8% trong năm 2007 do trong năm Công ty phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên, khi DHG trở thành một Tập đoàn trong thời gian tới cùng với việc mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu tài trợ vốn lưu động là khá lớn, trong khi đó mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng đang ở mức cao sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh khi chi phí trả lãi vay sẽ tăng lên thì mức rủi ro tài chính ở mức độ trung bình.
    3. Rủi ro pháp lý:
    Hoạt động kinh doanh của DHG chịu sự điều chỉnh của Luật Dược, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán (khi DHG đã niêm yết trên Sở DGCK-TPHCM) và các Luật khác. Ngoài ra, Công ty cũng chịu tác động của chính sách và chiến lược phát triển của ngành, các thay đổi của luật và các văn bản dưới luật cũng có thể tạo ra những rủi ro khác. Một vấn đề nữa đó là khi đã là thành viên của WTO, thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải hiểu sâu sắc hơn về pháp luật quốc tế khi mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài nếu không sẽ bị các Công ty ở nước sở tại kiện trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do vậy mức độ rủi ro là cao.


    VII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
    1. KẾT LUẬN:
    Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DHG trong những năm qua luôn duy trì ở mức độ phát triển cao. Quy mô vốn của Công ty được tăng từ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng từ việc phát hành 2 triệu cổ phiếu và thưởng theo tỷ lệ 1:1 nhằm tài trợ cho các dự án mới và đầu tư vào các Công ty con để thực hiện chiến lược trở thành một Tập đoàn trong thời gian tới. Đây là bước đi rất quan trọng trên con đường phát triển của DHG sau này trở thành một Tập đoàn dược. Với hệ thống phân phối rộng khắp, tập trung nguồn lực vào ngành sản xuất chính, câu lạc bộ khách hàng có sẵn, tiềm lực tài chính mạnh, đội ngũ lãnh đạo đủ năng lực sẽ là những yếu tố quan trọng giúp Dược Hậu Giang đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững trong những năm tiếp theo. Do vậy, việc phân tích và đánh giá trên góc độ nhà đầu tư có thể nhận định Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là một Công ty hoạt động hiệu quả và nên đầu tư.
    2. KHUYẾN NGHỊ:
    Trong xu thế chung của thị trường chứng khoán đang đi xuống, các cổ phiếu đang niêm yết trên thị trường chứng khoán đã trở về với giá trị hợp lý để đầu tư. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn củng cố như kiềm chế lạm phát, thắt chặt tín dụng, giảm mức chi tiêu không hợp lý, lãi suất ngân hàng đang tăng mạnh, chính sách quản lý thị trường chứng khoán của các cơ quan có thẩm quyền mang tính đối phó làm ảnh hưởng đến tâm lý chung của nhà đầu tư. Do vậy, thực hiện chiến lược mua cổ phiếu DHG dưới giá tham chiếu và không mua khi giá cổ phiếu tăng, thời gian nắm giữ tối đa là 1 năm và tối thiểu là 6 tháng với mức lợi nhuận kỳ vọng bình quân 16,2%. Mức giá mua vào bình quân phải thấp hơn giá trị tính toán nằm trong khoảng 20% đến 25% để đảm bảo độ an toàn cũng như rủi ro khi đầu tư, có kế hoạch rút khỏi thị trường khi đạt được mức giá tính toán là 22.3.780 VND/cổ phiếu. Xét thấy đây là thời điểm tốt thực hiện chiến lược mua vào cổ phiếu DHG.

Chia sẻ trang này