Tầng 2 ▬ Quĩ Tấm Lòng Vàng F319 || Danh sách cập nhập trg1

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sharemaster, 17/09/2008.

4422 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 19:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 111070 lượt đọc và 1014 bài trả lời
  1. applennpc

    applennpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Đã được thích:
    9
    Bà bà ơi. cháu đọc bài này mà ko cầm đwợc nwớc mắt.
    ==========

    Vì chắc là mọi người sẽ lười đọc nên cháu post ảnh trước/

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    Được applennpc sửa chữa / chuyển vào 12:12 ngày 15/05/2009
  2. applennpc

    applennpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Đã được thích:
    9

    ***Xin các bạn hãy bỏ chút thời gian để đọc entry này, để thấy quanh ta cuộc sống còn những góc khuất và, ta quá bé nhỏ để vươn tay cứu giúp ...nếu không có những tấm lòng***

    Ngày hôm nay - ngày Chủ Nhật, tâm trạng tôi thật sự nặng nề và bế tắc?!! Ko như những gì tôi nghe, ko giống những gì tôi nghĩ, và rất khác những gì tôi tưởng tượng... chính tôi đã đi gặp bà. Bà ở trong một con hẻm nhỏ, ghập ghềnh và chật hẹp đến nỗi tôi chỉ có thể để xe ở ngoài mà đi bộ vào. Nơi đó ko fải là 1 căn nhà, mà trông như 1 cái chòi xiêu vẹo được chắp vá.

    Một bà cụ nhỏ thó, lưng còng và ốm yếu bước ra. Tôi khóc. Ko thể nói được lời nào. Cứ thế, tôi chỉ khóc.

    Các bức vách của căn nhà còn nguyên vết tích của gạch vữa, vậy mà hàng tháng nơi ấy móc túi của bà tận 500 ngàn. Bà bảo chúng tôi lên căn gác nhỏ của bà để xem nơi bà ngủ. Chiếc cầu thang gỗ ko tay vịn, với cặp mắt mờ và đôi chân yếu, bà tựa lưng vào tường và cứ thế bước lên, bước xuống. Ngay cả tôi còn ko đảm bảo cho sự an toàn của mình khi bước lên trên những mảnh gỗ ấy.

    Căn gác nhỏ, ọp ẹp, hớ hênh và tạm bợ. Tôi đã bắt đầu quen với việc chế ngự cảm xúc, vậy mà đôi khi mắt vẫn cay cay vội vàng nhìn qua hướng khác.

    ...

    Ko trò chuyện được lâu, vì bà phải đi bán lúc 13h. Vậy đó, ngày này qua ngày khác, bà ra khỏi nhà lúc 13h trưa và trở về khi đã 23h đêm. Sống với gió, với nắng, với mưa ngần ấy năm trời nên sức khỏe của bà bây giờ cũng mong manh lắm. Nhưng bà chỉ mong cái lưng hết nhức, cái chân hết đau, để bà còn đi bán kiếm tiền nuôi những đứa cháu.

    Chia tay bà, tôi về nhà trong nỗi băn khoăn nghẹn ngào.

    20h, tôi tìm đến chỗ bà bán. Bà quá nhỏ bé lặng lẽ trước sự ồn ào xô bồ của phố xá và con người nơi đây. Tôi thấy một vài bạn trai ngồi xung quanh bà. Họ chỉ lặng lẽ nhìn cho đến khi tôi xuất hiện. Tôi đã vui hơn khi được gặp bà và tưởng như đã chế ngự được cái cảm xúc trẻ con ban sáng. Nhưng... chỉ nói được câu thứ 2 tôi lại khóc. Anh thanh niên ấy lặng lẽ nhìn tôi.

    Chúng tôi nhìn nhau và cùng nhìn bà. Hỏi thăm anh mới biết, cũng nhờ một vài bài viết nào đó trên blog mà anh tìm đến bà...

    Từ 13h cho đến khi gặp tôi, bà chỉ bán được 10 ngàn.

    Tôi ngồi bên bà suốt buổi tối. Xe cộ qua lại quá đông, đèn xe chiếu sáng làm tôi nhòe cả mắt, huống chi bà. Nhiều anh thanh niên dừng xe, dâng đôi bàn tay lễ phép biếu bà 10 ngàn. Những chị phụ nữ ghé mua mà ko cần tiền thối.

    Tối nay tôi biết bà rất vui, vì bà cứ nhờ tôi đếm đi đếm lại 250 ngàn mà bà đã ko tin đó là số tiền bà kiếm được. Bà vui, tôi vui. Bà cười, tôi khóc.

    Ngồi được một lúc thì có người phụ nữ tới lấy tiền bánh. Hôm nay bà bán được 38 cái và fải trả cho họ 95 ngàn. Bà ko lời 1 xu. Họ, kiếm tiền trên cái khổ của người khác.

    21h30 bà ngủ gục, tôi giục bà về vì "hôm nay bà bán được nhiều rồi" nhưng tôi biết bà sẽ ko về. Bà là thế, cứ tẩn mẩn ngồi đó, cho đến khi phố xá vắng vẻ đìu hiu.

    Chia tay bà, tôi bước đi mà lòng nặng nề quá!

    Rất mong mọi người hãy cùng chia sẽ với tôi về hoàn cảnh của bà cụ, người mà bất cứ ai cũng muốn gọi thân thương là Ngoại. Hãy đóng góp với chúng tôi để giúp đỡ bà nhé.


    Những hình ảnh của Ngoại
    [​IMG]


    Để chụp được tấm ảnh này, Ngoại phải chịu đau để đứng dậy vì lưng Ngoại đau lắm
    [​IMG]

    Chỗ ngủ của Ngoại
    [​IMG]

    "Ngoại chụp có đẹp ko con", bà đã hơn 90 tuổi
    [​IMG]

    Ngoại chỉ có thể ngồi như thế này, và Ngoại đã ngồi như thế này suốt 10 tiếng ngoài đường trên chiếc ghế nhựa nhỏ
    [​IMG]


    Mắt Ngoại gần như mù, ko thấy, ko phân biệt được đồ và tiền. Ai mua gì, đưa bao nhiêu nói mấy
    nhiêu để Ngoại biết mà thối lại
    [​IMG]

    Cái bao đẹp quá, Ngoại vuốt lại cho thẳng

    [​IMG]

    Cháu gái nuôi gọi Ngoại là cố, bé ngoan ngoãn và lễ phép, đang học lớp 1. Hằng ngày vào chùa bán nhang kiếm tiền phụ Ngoại. Hôm nay bé vui vì có nhiều quần áo đẹp
    [​IMG]
    Dì 2
    [​IMG]

    Dì 2, con gái nuôi của Ngoại, 70 tuổi, sức khỏe yếu nên dì cũng chỉ bán nhang và ở nhà lo cơm nước, giặt giũ cho Ngoại.
    Con bé 7 tuổi kêu bà bằng Cố không cha không mẹ, bà thương. Thằng cháu bị tâm thần chỉ ăn ở ngoài đường, còn có gì ngon đem về đều dành cho bà hết, bà không nỡ bỏ. Bà nói "bà mong được chết ở ngoài đường để tụi nhỏ không thấy bà lúc ấy..."

    Tôi nghẹn... Lấy vội cuộn khăn giấy của bà...

    Bà đi bán vì gia đình nhỏ của bà, 1 gia đình không có ai là ruột thịt, chỉ vì tình thương giữa người với người mà nên 1 gia đình. Và bà vẫn muốn góp công sức dù tuổi đã già sức đã cạn.

    Tôi muốn được ngồi thêm với bà để bà tâm sự, nhưng thời gian bà đi bán đã sắp đến... Tạm biệt bà & chắc chắn tôi sẽ gặp lại bà.

    Trưa...

    Gần 2h mưa bắt đầu trút. Tôi nghĩ đến bà. Thay vội cái áo, lấy thêm cây dù, tôi vội vã chạy ngay đến chỗ bà bán. Tôi lại nghẹn.

    Bà ngồi đó, co ro trong cây dù chỉ đủ che cho hàng hoá & nửa tấm thân cong cong của bà. Tôi gửi xe & ngồi với bà, trên lề đường, xe cộ qua lại, mưa vẫn rơi...

    Tôi nói với bà muốn mua hết số hàng bà bán để bà về sớm nghỉ ngơi hôm nay. Bà nói không được, bà đã dặn chú xe ôm 11h tối lại đón, bà không muốn chú ko có tiền tối nay, cuộc sống chú vất vả lắm.

    Rồi bà lấy bánh cho tôi, bà nói bánh của bà ngon lắm, loại tốt, bà bán không lấy lời nhiều như người ta. Ngoài bánh ra, bà còn bán chuối nướng. Bà bán giùm chị kia, "tội nghiệp nó lắm, ba mươi mấy tuổi mà phải một mình bươn chải nuôi chồng con & gia đình chồng. Bà bán giùm chứ không lấy lời."

    Bà ngồi trên chiếc ghế nhựa, có tấm lót mỏng mà theo bà là tấm nệm. Bà mỏi lưng lắm chứ vì chẳng có chỗ dựa, nhưng "bà ráng chịu".

    Tôi ngồi cùng bà cả 1 buổi chiều, lúc mưa lúc tạnh lúc lại mưa. Tôi cảm nhận rằng bà vui lắm, vì bà kể rất nhiều chuyện cho tôi nghe, tâm sự những ước muốn của bà và cả khuyên nhủ tôi cách sống. Cuối mỗi câu chuyện, bà nói "bà buồn!", nhưng bà lại cười với tôi. Nụ cười của số phận.

    Tôi khuyên bà vào viện dưỡng lão, vì ở đó bà sẽ có bè bạn, có cô y tá chăm sóc cho bà. Bà lắc đầu nguầy nguậy, bà muốn đi bán để có tiền nuôi cháu và bà muốn buổi tối được nằm trên chiếc giường nhỏ trên gác trong không gian yên tịnh.

    Khách đến mua hàng bà không phải vì cái bánh cái kẹo, mà chính là muốn cho bà tiền. Bà không biết bao nhiêu tiền đâu, vì bà không thấy, bà hỏi tôi & cám ơn những người ấy. Tôi giúp bà gói bánh mà nước mắt rơi chẳng hay, vì cảm động. Có chị thấy tôi vậy, cũng lau vội nước mắt và thăm hỏi hoàn cảnh của bà. Tôi biết rằng vẫn có người tốt trên đời này.

    Rồi cũng đến lúc tôi phải trở về với gia đình, tôi trả bà về lại với cuộc sống mưu sinh như thường ngày của bà, thui thủi bên cái bánh cái kẹo, với đồng tiền nhân ái & với cả nắng... gió... mưa...

    Đường về tấp nập, mà tôi cứ thấy mãi dáng gầy cong cong của bà trên góc nhỏ con đường. Mưa đã tạnh, mà mắt tôi vẫn thấy cay xè như ngàn giọt mưa bắn vào.


    Tôi biết, còn nhiều người như bà lắm...



    Bà ngồi 1 góc rất nhỏ trên lề đường, trước cổng chính của Trung tâm Triển lãm Hoàng Văn Thụ. Các bạn có thể chạy ngang qua để thấy hoàn cảnh đáng thương của bà & hãy giúp đỡ bà.


    Ko viết nữa, xem hình thôi nhé, mọi người sẽ cảm nhận sâu sắc hơn và thấy rằng cuộc sống của chúng ta vẫn còn rất may mắn và hạnh phúc.

    [​IMG]


    Ngoại nhỏ bé lắm, nếu ko zoom máy ảnh thì từ khoảng cách ấy tôi ko thể thấy đc Ngoại


    Có người đang mua hàng của Ngoại
    [​IMG]

    Ngoại hỏi "sao con chụp hình Ngoại hoài vậy?". Tôi trả lời "vì Ngoại rất đẹp"
    [​IMG]

    Trời lại mưa, tôi chụp hình từ góc nhìn của Ngoại
    [​IMG]
    [​IMG]

    Mưa, Ngoại cầm dù và chỉ lo bánh bị ướt
    [​IMG]


    Ngoại che bánh kỹ lắm, chứ Ngoại thì sao cũng được. Cái nón lá của Ngoại ướt sũng, đội vào hay bị ngứa đầu

    [​IMG]

    Mâm bánh của Ngoại đây. Bịch chuối nướng Ngoại bán dùm người ta, ko lời 1 xu, còn đồ của Ngoại là snack, bánh tuyết, chewing gum, đậu phộng, hột dưa. Hầu như những người mua bánh của Ngoại đều là những người hảo tâm, còn ko, thì chẳng ai muốn dừng xe để ăn những món này
    [​IMG]

    Ngồi dưới mưa, Ngoại khoe tôi hôm qua được anh thanh niên tốt bụng nào đó cho cái máy đọc kinh Phật của Úc. Ngoại khen đồ Úc xịn nhất, nhưng cái máy đọc tiếng Úc nên Ngoại ko hiểu. Lâu lâu Ngoại lấy ra nghe cho đỡ buồn
    [​IMG]

    Khoảng 18h30, mưa nặng hạt. Tôi có thêm một người bạn đồng hành, Nga đi làm về là ra chỗ bà ngay, chúng tôi cùng che cho bà, cùng ướt và cùng lạnh. Bà hài hước "mưa ko fải là trời hành đâu con, mà là tiền hành. Trời mưa vẫn ráng ngồi bán để kiếm tiền thì là tiền hành chứ gì nữa". Ngoại rất lạc quan Ngoại biết ko?
    [​IMG]

    Tối thế này ai thấy được Ngoại?
    [​IMG]

    Thật sự chẳng thấy gì cả, chỉ là 1 cây dù. Vậy mà Ngoại vẫn ráng ngồi bán đến tận 11g đêm

    [​IMG]
    Mưa nhòe đường phố, nhòe ánh điện và nhòe luôn cả Ngoại.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngoại ngồi ngay cổng chính của Trung tâm hội chợ triễn lãm quốc tế Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TPHCM rất mong mọi người khi có dịp đi ngang qua, hãy dừng xe mua giúp Ngoại cái bánh hoặc đơn giản chỉ là trò chuỵên, vì Ngoại ngồi 1 mình buồn lắm.

    Bạn nào có đồ cũ, dù, áo mưa, lương thực, thực phẩm, tiền... muốn đóng góp thì liên lạc với Linh nhé, bất cứ hình thức nào, phone, chat, comment blog or YM.

    Nhóm Linh & Nga sẽ thăm Ngoại 2 tuần 1 lần, bạn nào muốn tham gia thì comment nhé. Nếu được, mọi người send giúp link này cho bạn bè, người thân giùm nhé.


    Số ĐT

    0979 767 805 (Linh) ; YM: myvitnhep68

    Hoặc

    0983508075 (Nga) ; YM: phinga83

    Hoặc
    0979 860 064 ( Bình ) ; YM: thanhbinhbad1011


    Phụ trách chính là Linh nên mọi người có thể liên hệ trực tiếp Linh vì Bình hơi bận do công việc nha!


    Cám ơn mọi người đã quan tâm.
  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    Những hình ảnh xót xa quá.

    ----Ôi thương NGoại đàng trong quá ngoại ơi.
    Cũng là ngoạị, cũng có khuôn mặt đẹp thế mà sao ngoại lại cực thân thế ? Giữa thành phố hoa lệ mà sao lại thế ? Không như ngoại đàng ngoài của con kẻ hầu người hạ, cơm bưng nước rót......ôi, cũng một kiếp người.

    ---Trưởng đại diên đầu cầu phía Nam tulipden và trợ lí doctor bụi đời ơi, có làm gì không ? Lên kế hoạch, cho bbà số TK, bbà chuyển tiền rồi khi nào rảnh ghé qua Hoàng Văn Thụ thăm và quà cho Ngoại nhé.

    --- Chợt nhớ ra mấy tuần trước thấy SMVT PM cho bbà phàn nàn là F319 sẽ bị coi là vô ý thức khi có 1 topic nào đó post hình ảnh một cụ già lên để đùa cợt. Chủ topic hoặc là 1 kẻ thiếu dạy dỗ hoặc thiếu lương tâm khi post hình ảnh mẹ hoặc bà lên để mọi người vào bình luận ???
    Bbà bảo SMVT cứ ấn vào than phiền để mod xử lí . Không rõ đó là topic nào vì không thấy nổi lên nữa ? Chắc là mod del rồi ?
  4. doctorleader

    doctorleader Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Đã được thích:
    159
    Cháu gọi cho Bà Bà xong là gọi luôn cho Tulip
    Trường hợp này Tulip có vẻ hơi rành Bà Bà ạ... nói chung nội tình còn nhiều cái bất cập, phức tạp lắm nên có gì tí nữa Tulip sẽ post bài rõ hơn

    Kế hoạch là mai cháu và Tulip off cafe sáng xong sẽ ghé đến thăm Ngoại 1 chút rồi sau đó mới bàn tiếp cho các trường hợp mà Bà Bà đã đề xuất nhé
  5. tulipden76

    tulipden76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Để rộng đường dư luận, tôi sẽ post một số bài viết về trường hợp thương tâm của cụ già đáng thương này
  6. tulipden76

    tulipden76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Biến cha mẹ già thành "công cụ" kiếm tiền
    Cập nhật ngày: 30/11/2008, 18:08 GMT+7.
    (LinhGiang.Vn) - 3 giờ sáng, cơn mưa vẫn chưa tạnh hẳn, một bà lão gầy gò, tóc bạc trắng, lom khom đi vào các quán bar nằm trên đường Đề Thám, Bùi Viện (TP.HCM) mời khách mua vé số, thuốc lá, kẹo...

    Cụ Bùi Thị Điều, 91 tuổi, bán hàng trước Trung tâm Triển lãm Quốc tế trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình-TPHCM


    Bước 5-7 bước, cụ lại dừng, một tay chống gối, tay kia đưa ra sau chống vào lưng như cố đẩy người thẳng lên. Mãi đến khi ánh ban mai soi rõ mặt người, cụ mới uể oải lê từng bước về phòng trọ tập thể nằm dưới chân cầu Ông Lãnh, kết thúc một đêm trắng mưu sinh.

    Không muốn trở thành gánh nặng

    Cụ Hoa, 79 tuổi, mời khách mua hàng lúc 2 giờ sáng tại một quán bar trên đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TPHCM .

    Từ lâu, người trong xóm trọ vẫn gọi cụ là ?obà Hoa vé số?. Cụ Hoa quê ở Hà Tĩnh. Chồng mất sớm, cụ cùng hai con gái sống dựa vào mấy sào ruộng. Thấy con quanh năm túng thiếu, cụ Hoa đành tha phương cầu thực. Cụ Hoa kể: ?oTôi sinh năm 1929, vào TPHCM từ năm 1993, từ đó đến nay về quê chỉ được hai lần. Ngày nào cũng vậy, cứ sáng sớm, tôi ra đại lý lấy vé số, thuốc lá, kẹo..., rồi chiều tối đi bán mãi đến sáng hôm sau mới về?.

    Nơi cụ Hoa bán hàng, còn thấy nhiều cụ tuổi ?ocổ lai hy? khác. Bên kia đường, một cụ bà gần 80 tuổi, đầu trùm khăn, chậm rãi bước vào những quán bar. Đến trước cửa một quán, cụ lấy chiếc áo khoác mặc vào. Bên trong bỗng có khách gọi mua thuốc lá, cụ lật đật cuộn chiếc áo khoác rồi vội vã đi vào. Xa xa, cụ Cao Thị Min, năm nay gần 65 tuổi, đang tất bật đẩy xe bánh tét nghi ngút khói đi tới.

    Cụ thở dài, than: ?oDạo này mưa hoài, bán chẳng được bao nhiêu?. Rồi cụ Min khoe: ?oKhắp TP này, chỗ nào cũng có dấu chân tôi. Nhiều người thường gọi tôi là ?ocụ bánh tét?, còn tên thật thì đã chục năm nay không ai gọi nữa?.

    Trời sáng hẳn, các quán bar đã tắt gần hết đèn. Vài bàn còn một số khách đang trò chuyện hay uống những ly bia, cốc rượu cuối cùng. Thi thoảng lại có vài cụ già nhẹ nhàng bước tới, đưa những tấm vé số, bịch kẹo, gói thuốc ra mời. Mãi đến khi những vị khách cuối cùng này ra về, công việc mưu sinh trong đêm của các cụ mới kết thúc.

    Tại các quán xá trên đường Phạm Ngũ Lão, dưới chân cầu Ông Lãnh, Bến Chương Dương... - quận 1, còn nhiều cụ 70-80 tuổi với đôi chân hoặc cánh tay tật nguyền yếu ớt, nhưng hằng đêm vẫn bán hàng kiếm sống.

    Biến cha mẹ thành công cụ kiếm tiền

    Trước Trung tâm Triển lãm Quốc tế trên đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, một cụ già nhỏ thó, tóc bạc trắng ngồi co ro bán hàng từ 14 giờ đến tận nửa đêm. Cụ tên là Bùi Thị Điều, 91 tuổi, quê Long An, có đến 5 con. Cụ bán được bao nhiêu tiền đều bị ba người con chia nhau giành phần.

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, 68 tuổi, con gái thứ ba của cụ, chua xót: ?oNgày nào mẹ tôi cũng phải đưa cho chị lớn 50.000 đồng gọi là trả góp tiền nhà, tiền ăn. Các anh, chị, em tôi đã xem mẹ như một công cụ kiếm tiền, hằng ngày chỉ biết sống bám vào cụ, không có tiền thì chửi bới, còn dọa đánh đập?. Cụ Điều lau nước mắt: ?oĐành chịu thôi, nước mắt chảy xuôi, chú ơi...?.

    Ngoài bà Mai, cụ Điều còn có một người con đang sống bên Mỹ, mỗi tháng gởi về cho mẹ 100 USD. Bà Mai cũng chu cấp cho cụ khoảng 600.000 đồng hằng tháng. Những khoản tiền này, cùng với tiền cụ bán hàng, đều bị các người con còn lại giành lấy gần hết.

    ?oNhiều khi thấy mẹ bị ngược đãi, tôi chạy sang can ngăn, nhưng mẹ sợ tôi lại bị đánh nên năn nỉ bảo về. Có lúc thấy mẹ dầm mưa dãi nắng bán hàng, kiếm tiền về lại bị họ rỉa hết, tôi khổ tâm chịu không nổi. Song, hoàn cảnh tôi cũng khó quá, không lo cho mẹ được, đành để mẹ sống chung với họ? - bà Mai nghẹn ngào.

    Trước Công viên 23/9, tôi thường bắt gặp một cậu bé chừng 13 tuổi dắt một cụ ông mù, chống gậy mò mẫm xin tiền. Cứ xin được 3-4 người, cậu bé lại lấy tiền bỏ vào túi mình, còn cụ ngồi xoài xuống đất nghỉ chân. Khoảng 24 giờ, có một người đàn ông đi xe máy đến chở cụ và cậu bé về phòng trọ ở phường 2, quận Tân Bình. Vừa vào phòng, cụ không kịp cởi chiếc áo khoác, lăn kềnh xuống nền nhà hổn hển thở rồi ngủ thiếp đi.

    Hôm gặp tại Công viên Hoàng Văn Thụ, tôi hỏi chuyện thì được cụ cho biết tên là Nguyễn Trọng Mai, 83 tuổi, quê Thanh Hóa. Người đàn ông đi xe máy đến chở cụ hằng đêm là con cụ, cha đứa bé. Cụ Mai có lương hưu hằng tháng được 1,2 triệu đồng, nhưng con trai buộc cụ phải đi xin.

    ?oNó bắt đứa con đang học lớp 5 phải nghỉ học để cùng vào Nam dẫn tôi đi xin. Xin được bao nhiêu, nó giữ cả. Ngày nào không đi xin thì không có cơm ăn, phải ăn mì gói?- cụ chua chát. Hôm sau gặp được người đàn ông con cụ Mai, tôi vừa đề cập đến chuyện sao gia đình để cụ vừa già yếu vừa mù lòa phải đi ăn xin, thì ông ta bực bội: ?oGià nhưng cũng phải ăn chứ! Phải lo nhiều thứ, một mình tôi sao xuể !?.

    Cũng tại Công viên Hoàng Văn Thụ, tôi gặp một người đàn ông chừng 45 tuổi đi xe máy chở một cụ bà tấp vào. Ông ta đưa cụ một chiếc túi xách, một tập vé số rồi bỏ đi. Cụ lặng lẽ đi đến từng người mời mua vé số, vừa xin tiền. Tôi hỏi về người đàn ông lúc nãy, cụ thở dài: ?oNó là con trai tôi?. Mãi đến 5 giờ hôm sau, tôi mới thấy người đàn ông hôm qua đến chở cụ về hướng quận 1.
  7. tulipden76

    tulipden76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Bà cụ đáng thương trên là cụ Bùi Thị Điều, 91 tuổi, quê ở Long An

    Ai giúp tớ post hình lên cái, sao tớ post mà cứ bị lỗi hoài, hay tại mình ngu...
  8. tulipden76

    tulipden76 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Ở trên đời, có những người con, cháu vô lương tâm thế đấy các bác ah. Tớ đã từng đến trung tâm nuôi dưỡng người già Thạch Lộc ở quận 12, Tp HCM. Nơi đó toàn những người già không nơi nương tựa, thậm chí có người còn "được" con cháu chở đến giao cho TT bằng ô tô. Nhưng so với bà cụ Điều ở đây, họ còn hạnh phúc và may mắn hơn nhiều... Tớ kông post hình được nên gửi link để mọi người đọc

    http://khohang.net/khohang/fr/234656485783456/1150212112008688121203160172

    Mọi người cứ google " cụ Bùi Thị Điều" thì sẽ hiểu rõ câu chuyện

    Tớ đặt một dấu hỏi rất lớn cho cái nhóm Linh Nga này lắm
  9. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    Được kimhoababa2 sửa chữa / chuyển vào 22:34 ngày 16/05/2009
  10. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ---Những đứa con đại đại bất hiếu, những kẻ đại đại vô lương tâm.
    Kinh dị nhất là các cụ có lương hưu rồi mà vẫn ko làm thì bị đói. Dã man quá. Thế các cụ là nông dân ko có lương thì sao nhỉ ?

    ---Lúc nãy trao đổi bbà cũng nói với doctor ý gần như thế. Rằng chỉ những trường hợp khẳn cấp như bệnh tật, hoc hành thì mới cần giúp nhiều. Chứ những trường hợp các cụ già cả nhu cầu ít, chỉ nên giúp từ từ, ít một, vì có nhiều tiền ko giữ được , rồi lại bị chấn lột hết thôi. Nhưng baba chỉ nghĩ là cảnh giác kẻ xấu bên ngoài thôi. Chứ kẻ cướp ngay trong nhà thì pótay.

    ---Thôi thì ta thương và giúp đỡ cho ai được chút nào thì giúp, chứ chẳng hi vọng thay đổi cuộc đời họ, vì lũ con bòn rút như thế thì có cho bao nhiêu cũng mất hết. Những kẻ thiếu giáo dục và thiếu lương tâm chắc chắn cũng sẽ có kết quả như vậy.

Chia sẻ trang này