Tầng 3---Quĩ TLV F319 đồng hành cùng những trái tim nhân ái

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/01/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4214 người đang online, trong đó có 373 thành viên. 09:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 133877 lượt đọc và 1121 bài trả lời
  1. meocaibang

    meocaibang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    2
    MCB đã gửi nội dung trên đến báo Dân trí. Mong rằng thông tin sẽ được đăng trên Dân trí và gia đình 2 cháu sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ từ cộng đồng@};-
  2. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2


    ---- Hay quá. đúng như bba suy tính. Thanks mcb. Cháu có gửi kèm ảnh chứ ?
  3. meocaibang

    meocaibang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    2
    Cháu chỉ comment vào bài viết về bé Nguyên thôi. Trong phần comment ko cho gửi file kèm, nhưng có gửi link tới f319. Giờ phải đợi Ban biên tập Dân trí duyệt xem có cho đăng comment của cháu ko đã :(
  4. luzter

    luzter Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/11/2008
    Đã được thích:
    3
    hix... nhìn các bé thật đáng thương:(
    bàbà cho cháu ủng hộ vào quỹ từ thiện 500.000 đ
    ngày mai cháu sẽ chuyển tiền vào tài khoản tại BIDV Hà Thành nhé
  5. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    bang chủ mibaba giúp đỡ trường hợp sau , cháu thấy thương tâm quá :

    Chuyện một người vợ xin bố mẹ cho chồng được sống

    (Dân trí) - Anh bị tai nạn, bố mẹ anh “nhất trí” để anh chết, riêng chị một mực tha thiết muốn cứu sống chồng. Vì lẽ đó chị bị mẹ anh từ mặt, mắng nhiếc, sỉ vả....
    Vợ muốn cứu sống, bố mẹ ruột... bắt chết
    32 tuổi, có một người vợ đảm đang và một đứa con gái xinh xắn, vốn tính hay lam hay làm, cuộc đời anh tưởng sẽ hạnh phúc, êm ấm nếu như anh không gặp phải tai nạn kinh sợ: bị điện cao thế giật dẫn đến phải cưa bỏ 2 cánh tay và 1 cẳng chân.
    Anh là Trần Văn Sơn, sinh năm 1978, quê ở thôn Khê Hạ, xã Yên Đồng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Vốn là công nhân cơ khí, sau một thời gian làm ăn tích góp, anh mở một xưởng cơ khí riêng tại nhà. Buồn thay, đúng ngày trưng biển quảng cáo cho xưởng là ngày anh bị điện cướp đi 2 cánh tay và 1 cẳng chân. “Hôm đó thấy thợ lắp biển quảng cáo không vừa ý, tôi leo thang để sửa lại thì bị đường dây điện cao thế chạy ngang qua nhà phóng điện xuống giật. Cả người thợ giữ ********* tôi cũng bị điện giật nhưng nhẹ hơn”, anh Sơn nhớ lại.
    [​IMG]
    Bị điện cao thế giật, 2 cánh tay và 1 cẳng chân của anh Sơn phải cắt cụt
    Lúc đó mọi người đều ngỡ anh đã chết, 2 tay 2 chân cháy đen xì. Hơn 20 phút sau anh tỉnh lại, mọi người vội đưa anh đi cấp cứu. Cũng từ đây một bi kịch gia đình xảy ra khiến anh đau đớn hơn cả tai nạn điện giật vừa trải qua.
    Khi vào cấp cứu, bác sĩ cho hay cả chân và tay anh Sơn đều bị hoại tử và nhiễm trùng máu nặng, buộc phải cắt bỏ mới giữ được tính mạng. Bố mẹ anh khi nghe thông tin này lại xin bác sĩ cho anh… được chết toàn thây. “Bà không muốn anh Sơn sống mà cụt cả tay và chân, cứ một mực đề nghị cho anh chết. Tôi van xin để cho anh được sống thì bà mắng tôi ầm ĩ ở bệnh viện. Tôi gọi cho bố của anh thì ông cũng nhất mực khuyên tôi nên để anh chết”, chị Nguyễn Thị Hoa, vợ anh Sơn, bàng hoàng kể lại trong nước mắt.
    Để giữ được mạng sống của anh Sơn đến ngày hôm nay là một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa bố mẹ anh và người con dâu. “Tôi vẫn nhớ hôm đó là thứ 5, ngày mai anh Sơn phải lên bàn mổ gấp mới cứu được tính mạng nhưng bố mẹ anh vẫn một mực muốn anh chết. Tôi gọi điện cho bố anh xin hãy để anh được sống thì ông bảo: “Thằng Sơn chết thì tôi đau một lần, chứ nó sống què quặt thì tôi đau suốt đời”, chị Hoa nhớ lại những tháng ngày phải “xin mạng sống” cho chồng.

    [​IMG]
    "Chân tay cụt thì còn lắp tay giả, chân giả, chứ mạng sống thì không gì thay thế được", giọt nước mắt chị Hoa lăn dài kể về những ngày xin sống cho chồng mình
    Là người vợ, chị không thể đứng nhìn anh chết, chị quyết tâm giữ lại mạng sống cho anh. Chị bảo dẫu anh không còn chân tay nhưng con gái anh vẫn còn có bố, chị vẫn có chồng để vui sống và làm việc. “Anh không có chân, có tay thì còn tìm cách lắp được tay giả, chân giả, chứ mạng sống không còn thì chẳng gì thay thế được”, mắt chị ánh lên niềm tin.
    Nghĩ đến tương lai, anh Sơn cụp mắt. Giờ anh chỉ có thể nằm, ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt đều một tay vợ lo. Buồn hơn, từ ngày anh ra viện về nhà, suốt ngày anh phải nghe những lời chì chiết của mẹ đẻ. “Bà lúc nào cũng kêu khổ, cũng kiếm cớ hành hạ vợ chồng tôi. Bà bảo giờ tôi đã là người tàn phế, bà cho ăn thì ăn, bà bắt đói thì phải đói. Nếu không có sự động viên của vợ, không có đứa con gái 3 tuổi thân yêu thì chắc tôi cũng tìm đường chết mà thôi”, anh Sơn não nề.
    Người ân nhân giấu tên
    Thực ra, việc giữ được mạng sống của anh tới ngày hôm nay không chỉ nhờ vợ anh mà hơn cả là người ân nhân của anh: chị L.T.H, người đề nghị chúng tôi không nêu tên lên báo. Tổng chi phí cho mấy tháng trời nằm điều trị ở Viện Bỏng quốc gia của anh lên đến gần 100 triệu đồng, bố mẹ không giúp đồng nào, gia đình cũng không mấy khấm khá, vợ anh chạy vạy mượn khắp nơi vẫn không đủ. Và người ân nhân giấu tên ấy đã sẵn sàng giúp không vợ chồng anh hơn 40 triệu đồng.

    Điều đáng ngạc nhiên là chị chẳng hề có quan hệ ruột thịt với anh, chỉ là bạn của anh trai vợ anh. “Chị là ân nhân mà vợ chồng tôi sẽ ghi nhớ suốt đời này, chính chị là người đã sinh ra anh thêm một lần nữa”, chị Hoa cảm kích nói về ân nhân của mình.
    Ngày 2/3, nghe tin vợ chồng anh ra Hà Nội tái khám vết thương, chị H cũng tất tả đón xe ôm đến Viện Bỏng quốc gia, lấy hơn 1 triệu đồng cho vợ chồng anh Sơn mua thuốc.
    “Tôi từ hôm anh bị tai nạn cũng nghỉ luôn công việc ở công ty may nên chẳng có nguồn thu nhập nào. Lúc ra Hà Nội tái khám, anh phải vay tiền của bố”, chị Hoa kể. Chưa bao giờ vợ chồng anh phải đối mặt với nhiều khó khăn như lúc này. Anh nằm một chỗ không kiếm ra tiền, hàng tháng lại mất một khoản tiền lớn lo thuốc thang; chị thân gái mất việc, vừa lo chăm chồng, vừa lo chăm con gái mới 3 tuổi.

    [​IMG]
    Báo điện tử Dân trí ủng hộ vợ chồng anh Sơn 3 triệu đồng, và hi vọng sẽ còn nhiều tấm lòng hảo tâm sẽ chia sẻ nỗi bất hạnh với đôi vợ chồng này
    Ngày 3/3, cảm thông cho hoàn cảnh gia đình anh, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí Phạm Huy Hoàn đã quyết định “trích nóng” số tiền 3 triệu đồng giúp đỡ 2 vợ chồng anh bớt chút khó khăn trong thời gian tái khám vết thương ở Viện Bỏng quốc gia. Mong rằng sẽ còn có nhiều tấm lòng cùng chia sẻ nỗi đau của đôi vợ chồng trẻ này.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về

    1. Chị Nguyễn Thị Hoa, thôn Dương Xá, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. ĐT: 0974.926.249

    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
    Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email:
    quynhanai@dantri.com.vn

    * Tài khoản VNĐ:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

    * Tài khoản USD:
    Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK : 10 202 0000 004346
    SWIFT Code: ICBVVNVX106
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương thành phố Hà Nội

    3. Văn phòng đại diện của báo:

    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

    VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331

    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3.733.269

    Sông Lam
  6. TanNg

    TanNg Internet Proponent and Entrepreneur in heart Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/11/2001
    Đã được thích:
    47
    Giới thiệu nhà báo gặp chủ quỹ từ thiện viết bài về hoạt động của quỹ nhé?

  7. top100

    top100 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/02/2010
    Đã được thích:
    0

    anh mod nói với bà bà không có chủ ngữ nghe ....quá a[-(
  8. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.579
  9. tuduyAQ

    tuduyAQ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp 3 cháu bé này tôi nghĩ là cần sự giúp đỡ của các tấm lòng vàng
    http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/03/3BA19438/

    Bé gái 13 vừa làm chị vừa làm 'cha mẹ'
    Từ ngày cha mẹ mất, Cao Thị Mỹ Trung trở thành người duy nhất chăm sóc hai em gái nhỏ từ bữa ăn, giấc ngủ, giặt đồ, tắm rửa…, là điểm tựa mong manh dìu các em vượt qua mất mát, đau thương tiếp tục đến trường. ​
    Nhiều người dân huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) biết về câu chuyện ba đứa trẻ gái mồ côi sống ở xóm nghèo bên bờ sông Trà Khúc, thôn Tăng Long, xã Tịnh Long. Đứa lớn nhất 13 tuổi và nhỏ nhất chỉ mới 6 tuổi.
    Sáng nào cũng vậy, cô chị cả thức dậy từ tờ mờ sáng phụ bà nấu cơm, rồi gọi hai em thức dậy vệ sinh, rửa mặt, ăn uống và sửa soạn cặp sách đến trường. “Từ ngày ba má mất, hai em ngoan ngoãn hơn, giờ đây em phải là chỗ dựa cho các em, chỉ bảo học tập, vỗ về ngủ ngon giấc", bé Trung nhỏ nhẹ nói.
    [​IMG] Chăm sóc hai em đến trường, gương mặt Trung như già đi trước tuổi. Ảnh: Trí Tín Cô bé kể, thương cảnh côi cút của ba chị em, thầy cô thường dặn Trung hãy cố gắng học làm tấm gương cho hai em để sau này cuộc sống đỡ cực khổ. Ngoài giờ học, em còn phụ giúp ông bà nội nhặt củi, hái rau, nấu cơm và quét nhà. Cô bé ngậm ngùi: "Thương nhất là em út Hiếu đêm nào cũng khóc òa vì nhớ mẹ. Em phải ôm chặt em, thay mẹ dỗ dành mãi bé mới chịu ngủ, trong mơ còn thút thít”.
    Hàng ngày, chứng kiến cảnh Trung kỳ cọ tắm rửa, giặt giũ quần áo, chải đầu cột tóc cho hai em Hậu, Hiếu trước giờ đến trường trong căn nhà hiu quạnh, bà con lối xóm khó mà cầm được nước mắt và lòng thương cảm.
    Hai tháng trước, đôi vợ chồng trẻ Cao Vân (36 tuổi) và Đặng Thị Liên (34 tuổi) cùng chết trên bước đường mưu sinh ở tỉnh Bình Dương, để lại ba con gái thơ dại. Người dân ở thôn Tăng Long vẫn còn nhớ như in lần một chiếc xe chở về làng cùng lúc hai cỗ quan tài của họ.
    “Cái hôm đưa thi thể hai vợ chồng Vân về nhà, bà con trong thôn phải dùng đò đưa quan tài qua sông Trà. Nhìn cảnh ba đứa trẻ gào khóc thảm thiết bên thi thể ba mẹ mà dân làng cũng khóc theo...”, bà Nguyễn Thị Lai xúc động kể.
    [​IMG] Hàng ngày ba chị em được ông nội vừa cắt cỏ bên sông vừa chèo ghe chở sang sông Trà Khúc đến trường. Ảnh: Trí Tín Quanh năm ngâm mình trong nước sông Trà Khúc hành nghề cào sạn, cuộc sống ngày càng khó khăn nên đôi vợ chồng quyết định để con lại nhà, vào Nam mưu sinh bằng nghề bán bánh mì. Vào tỉnh Bình Dương được vài tháng thì cả hai bị chết ngạt giữa đêm khuya nơi nhà trọ, chỉ vì chiếc xe máy.
    “Nghèo lại thiếu hiểu biết nên hai vợ chồng mới chết thảm như thế này", Cao Hiền, anh ruột của Cao Vân nghẹn ngào. Hôm ấy do chiếc xe máy quá cũ, Vân đưa đi làm máy lại rồi đem về nhà trọ chạy rôđa trong đêm để kịp sáng sớm hôm sau đi bán bánh mì. Ai ngờ phòng trọ chật hẹp đóng kín cửa, chiếc xe cứ nổ máy xình xịch khiến không khí thiếu oxy.
    "Đợi mãi không thấy hai vợ chồng Vân đi bán bánh mì, đến gần trưa chạy đến nhà trọ gọi không được, tôi phá cửa vào thì thấy hai người đã chết ngạt nằm dưới nền”, người anh kể.
    [​IMG] Dù mồ côi bố mẹ, nhưng nhờ sự chăm sóc của cô chị 13 tuổi và sự bao bọc của ông bà nội mà cả hai em bé Hậu, Hiếu đều rất sạch sẽ, quần áo nghiêm chỉnh khi đến trường. Ảnh: Trí Tín Từ ngày hai vợ chồng con trai mất, ông Cao Chuyện (70 tuổi) ngậm ngùi đưa ba cháu về căn nhà ọp ẹp bên sông Trà Khúc nuôi dưỡng. “Hàng ngày nhìn thấy bé Trung tỉ mẩn chải đầu, tắm rửa, đêm đêm chỉ bảo hai đứa em nhỏ học tập mà vợ chồng già tui đau xé lòng... Mấy ngày qua, bé Trung nằng nặc đòi theo bà nội phụ bán cá trên chợ. Không biết hai vợ chồng già của tui sẽ còn sức lực bao nhiêu nữa để xoay sở nuôi các cháu ăn học", ông nội lo âu, nước mắt lặng lẽ chảy dài trên gò má khắc khổ, gầy nhom.
    Hơn mười năm nay do bị bệnh thoái hóa cột sống nên ông Chuyện phải ở nhà để một mình người vợ bị bệnh suy tim mãn tính tần tảo buôn bán. Ngày nào cũng vậy, bà Nguyễn Thị Đan (64 tuổi) - bà nội của ba bé gái mồ côi, cũng dậy sớm từ lúc 5 giờ sáng chuẩn bị cơm nước cho các cháu ăn đi học, sau đó còng lưng đạp xe lên chợ Châu Sa (cách nhà 3 km) để mua cá từ các thương lái bán lại ngay tại chợ. Trong khi đó, ở nhà ông Cao Chuyện vừa cắt cỏ cho bò vừa chèo ghe đưa các cháu qua sông Trà Khúc đến trường mỗi ngày.
    Độc giả hảo tâm xin liên hệ: Ông Cao Chuyện (bà Nguyễn Thị Đan), thôn Tăng Long, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
  10. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    Hai ngày 3--4/3/2010 , kimhoababa đã nhận được tiền ủng hộ các em bé bị bỏng từ các mems sau :


    1/ anhtuan_116........................500.000đ

    2/ kan710..................................200.000đ

    3/ GBlock...................................500.000đ

    4/ meoluoi8104.........................200.000đ

    5/ miubaba...............................1.000.000đ

    4/3/2010

    6/ Fantasy Dragon...................1.000.000d

    7/ luzter.......................................500.000d

    8/ hanhcot.................................1.000.000d


    Một lần nữa những trái tim nhân hậu F319 lại thắt nghen vì chứng kiến nỗi đau đớn của các em bé----tuổi thơ như hiển hiện trong mỗi chúng ta.:((

    Kimhoababa biết các bạn trong ngoài F319 còn rất trẻ, hầu hết mới bước vào đời, còn trăm ngàn nỗi lo lắng trả ơn cho cha mẹ già, gây dựng cho một gia đình mới, hay là lo cho chính những đứa con bé bỏng của các bạn............Vậy mà các bạn vẫn sẵn sàng chia sẻ tình cảm, vật chất để cứu giúp các hoàn cảnh thương tâm.

    Có nhiều bạn tâm sự : rất muốn cùng Quĩ giúp đỡ người nghèo nhưng lại ngại vì còn khó khăn, ngại đóng góp được ít quá...............Thật cảm động một tấm lòng.[-(

    Riêng Kimhoababa lại quan niệm rằng : bất kể 1 chút đóng góp nào cũng đều rất quí giá và được trân trọng đón nhận ----- 5ngàn, 10ngàn, 20ngàn đến hàng trăm triệu cũng chỉ là 1 món quà ----món quà nói lên tấm lòng thơm thảo của mỗi người chia sẻ từ bát cơm, manh áo của chính mình cho người khó khăn hơn.

    Số đông góp lại thành nhiều. Mỗi người có hoàn cảnh khác nhau, suy nghĩ khác nhau và tùy tâm giúp đõ người khó khác nhau.

    Công việc từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp mà ta làm trong cả cuộc đời, mọi nơi, mọi lúc. Bạn giúp người khác nhiêu đó là cái tâm, là tình thương bao la thôi thúc. Cộng đồng rất hoan nghênh. Những người chưa chia sẻ giúp người khó lúc này thì họ sẽ giúp lúc khác, ko giúp chỗ này thì sẽ gíúp chỗ khác. Ko nên vì thế mà ta đánh giá họ sai đi.

    Quĩ F319 luôn luôn trân trọng tấm lòng và sự đóng góp gây dựng quĩ từ các bạn, bất kể là vật chất, tinh thần hay công sức. Ai có thể tính đếm được tấm lòng và công sức của những thành viên đã tự bỏ tiền, hi sinh ngày nghỉ để phóng xe vượt những chặng đường cát bụi, hay gật gù tạm bợ qua đêm trên những chuyến xe chạy đường dài để đi đến những vùng sông nước xa xôi, thậm chí vùng núi xa, đường đi quanh co vực sâu , núi cao hiểm trở, để trợ giúp các em nhỏ nghèo chỉ một cái áo, vài quyển vở, mấy cái kẹo ? Nếu ai cũng cứ nghĩ là mình có ít quá, xấu hổ, ngại ko giúp thì các em nghèo vùng xa sẽ chẳng bao giờ có được nụ cười rạng rỡ khi nhận được dù chỉ là 1 cái kẹo. Xung quanh các em ai cũng nghèo, lấy đâu mà cho nhau, dù chỉ 1ngàn đồng? :((


    Nghe nói ở bệnh viện, có những đôi vợ chông chăm con ốm , ngày ngày chỉ dám cùng ăn chung 10ngàn cơm vì ko có tiền, lại đủ các thứ tiền cần để nộp cho BV đổ xuống đầu họ........ Quanh ta mọi người khổ nhiều quá. Đã nghèo lại đau ốm thì sao ko khánh kiệt ???
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này