Tầng 4----Quĩ TLV F319, nơi gặp gỡ của những trái tim nhân hậu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5209 người đang online, trong đó có 498 thành viên. 23:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126249 lượt đọc và 1044 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ---ĐỌC MÀ THƯƠNG..................:((:((:((



    Những tấm gương cứu dân trong lũ: Thêm một nghĩa cử đẹp


    (Dân trí) - Ngày 10/10, PV Dân trí đã hỗ trợ 6 triệu đồng cho anh Nguyễn Văn Sơn (Trưởng thôn Cồn Nâm) và thầy Nguyễn Khắc Tiến (Trường TH Quảng Minh B - Quảng Trạch - Quảng Bình), những người đã quên mình cứu dân trong dòng nước lũ ngày 4/10.
    >> 4 ngày bươn bả cứu người, vượt lũ dữ đưa cơm
    >> Chèo thuyền cứu hơn 350 người trong đêm lũ


    Món quà do Quỹ Nhân ái - báo Dân trí trao tặng để bày tỏ sự mến mộ với nghĩa cử cứu người trong lũ của anh Sơn và anh Tiến. Song điều khiến chúng tôi cảm phục là ngay sau khi nhận món quà của Dân trí, cả hai anh đã dùng 6 triệu đồng này để mua gạo, cứu trợ cho người dân trong thôn.
    Chúng tôi gặp anh Sơn lúc anh đang leo trên đỉnh cột điện, bắt lại đường dây điện cho các hộ dân trong thôn bị hư hại vì nước lũ. Người đàn ông một tay làm nông nuôi 3 con nhỏ này xúc động bày tỏ: “Cảm ơn báo Dân trí đã ghi nhận, chia sẻ với tôi. Món tiền này, tôi sẽ cùng thầy Tiến mua gạo cứu trợ cho cả thôn, vì sau cơn lũ vừa qua cả thôn ai cũng thiệt hại, đói kém cả”.


    [​IMG]
    Anh Sơn đang sửa điện cho bà con trong thôn

    Tương tự, thầy Tiến cũng quyết định chia sẻ số tiền nhỏ bé 3 triệu đồng do Dân trí trao tặng để hỗ trợ người dân thôn Cồn Nâm. Không nói nhiều tới những thiệt hại mà gia đình phải gánh chịu, anh Tiến chỉ lo lắng khi ngôi trường của mình bị sập hoàn toàn hàng rào, hư hỏng bàn ghế và hàng trăm học sinh không biết bao giờ mới trở lại học tập vì toàn bộ sách, vở, cặp đều bị cuốn trôi hoặc ngập trong bùn lũ.
    [​IMG]
    Thầy Tiến ngồi tần ngần bên dãy hàng rào đổ nát của trường.

    Trước đó, anh Nguyễn Văn Sơn đã một mình bơi trong lũ cứu được gần 100 người đang tuyệt vọng trên những mái nhà ngập lũ. Thầy Nguyễn Khắc Tiến cũng suýt trả giá bằng chính mạng sống của cả hai cha con khi chèo đò trong lũ dữ cứu nhiều giáo viên trường TH Quảng Minh B và 4 công nhân mắc kẹt dưới tầng 1 của trường.


    Cùng ngày, báo Dân trí đã đến thăm hỏi, trao tặng số tiền 4 triệu đồng cho ông Ngô Tam (ở thôn 2 Xuân Sơn – Sơn Trạch – Bố Trạch – Quảng Bình). Trong đêm 4/10, ông Ngô Tam cùng con trai là Ngô Văn Nam đã chèo đò vượt sông qua thôn 1 Cù Lạc (Sơn Trạch), cứu hơn 350 người bị mắc kẹt trong nhà không thoát ra được con nước lũ đang lên. Sau một đêm trắng cứu người, cha con ông Tam trở về nhà thì căn nhà đã chìm sâu trong nước. Cũng như những người dân khác ở trong thôn, anh Tam bị thiệt hại nặng chẳng còn lại gì ngoài căn nhà xác xơ khi lũ rút xuống.​

    Hồng Kỹ






    ads_zone230.hideEmptyZone("ads_zone230");​
    ShowHideSendComment();
  2. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Đọc mà thương.............:((:((:((


    “Người đưa đò” đặc biệt bên phá Tam Giang


    Hơn 20 năm nay, đôi chân tật nguyền không ngăn được người thầy giáo yêu nghề đến với những học trò nghèo ven phá Tam Giang. Thầy tâm sự: “Dạy bằng cái đầu, bằng trái tim chứ không phải bằng chân”.
    Đó là thầy Nguyễn Trai với lớp học đơn sơ của mình ở thôn Thanh Lam, xã Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

    [​IMG]
    Lớp học bé nhỏ của thầy Trai

    Lớp học nghèo ven phá

    Căn nhà tranh bé xíu rộng chưa đầy 50m2 từ lâu đã trở thành chỗ trú ngụ của biết bao thế hệ học trò nghèo ven phá Tam Giang. Thầy Trai cho biết, lớp học này tồn tại đã hơn 20 năm nay.

    Ban đầu chỉ là nhà kho của một người dân, thầy phải đi vận động xin mượn phòng, rồi xin thêm bàn ghế cũ từ trường học, nhà dân, tự mình hì hục sửa chữa dựng lên lớp học. Ban đầu lớp chỉ có 15-20 học sinh, nhưng dù nắng hay mưa, thầy vẫn cần mẫn trên đôi nạng gỗ đến dạy.

    Cái tin “Trai bị tật” mở lớp học ban đầu khiến không ít người ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng trước hết bởi đôi chân không lành lặn làm sao theo nổi lớp? Ngỡ ngàng nữa bởi bấy lâu nay ở cái vùng quê nghèo này có mấy ai đủ tiền cho con đi học? Mấy đứa trẻ có chăng chỉ bám trụ được đến lớp 3, lớp 4 rồi thôi. Ngỡ ngàng hơn bởi chàng thanh niên bị tật nguyền Nguyễn Trai, vốn chưa qua trường lớp đào tạo nào về sư phạm, lại mở lớp học dạy chữ cho mấy đứa trẻ nghèo.

    Bất chấp mọi lời đồn đoán, người thầy giáo làng ấy lặng lẽ đến từng nhà vận động các ông bố, bà mẹ cho con em đi học. Chỉ có một lớp, một thầy, nên cách duy nhất là dạy ghép, cầm tay dạy chữ cho từng em.

    Công việc tưởng chừng đơn giản ấy hóa ra lại không đơn giản chút nào. Có em đã học đến lớp 3 rồi nghỉ học một thời gian dài, thầy phải dạy lại từ đầu. Có em thầy phải nắm tay chỉ vẽ từng nét chữ bởi dù lớn tuổi nhưng chưa được một lần tới trường.

    Quỳnh, một học sinh của thầy, thỏ thẻ: “Em thích học ở lớp thầy Trai lắm. Thầy dạy dễ hiểu lắm, với lại ba mẹ nói không đủ tiền cho em học ở trường. Học với thầy thôi”.

    Những đứa trẻ ở lớp học thầy Trai, sáng đi học, chiều mò cua, bắt ốc, chăn trâu. “Học phí” mà lũ học sinh nghèo ven phá mang đến cho người thầy nghèo có khi là rổ khoai, nắm ốc, có khi là vài ba cân gạo.

    “Thầy thầy tật nguyền, lại nuôi mẹ già nữa, thầy chịu dạy mấy đứa nhỏ ở đây, tụi tui mừng lắm. Nhiều khi chỉ biết lấy công thay tiền học phí, hay đong mấy lon gạo, bắp mang cho thầy. Dân phá ni nghèo quá, nếu không có thầy, tụi nhỏ chắc cả đời cũng không được đi học”, chị Nguyễn Thị Thanh, phụ huynh một học sinh của thầy, xúc động nói.

    [​IMG]
    Thầy Trai miệt mài uốn nắn từng học trò nghèo.

    Vững bước trên đôi chân tật nguyền

    Mấy ai biết rằng, để có thể đứng trên bục giảng dạy dỗ cho lũ trẻ nghèo ven phá suốt hành trình hơn 20 năm ấy, thầy Nguyễn Trai đã phải trải qua biết bao chông gai của cuộc đời.

    Thầy kể, năm 15 tuổi, đang trên đường đi học về, bỗng chân thầy sụm xuống, hai đầu gối cứ cứng đơ, không cử động được. Hai tháng điều trị trong bệnh viện với chứng bệnh teo cơ, rồi hơn 2 năm ròng rã chạy vạy khắp nơi, từ Đông y, Tây y, đến thuốc Nam, thuốc Bắc, bệnh tình vẫn không suy suyển. Con chữ, niềm đam mê của thầy Trai bỗng như lụi tắt.

    Nhìn bạn bè cùng trang lứa ngày ngày đến trường, người thanh niên tật nguyền lúc ấy chỉ biết lặng lòng, cố giấu giọt nước mắt hờn tủi. “Hồi nớ buồn lắm. Lúc mô cũng suy nghĩ mình chừ chỉ là gánh nặng cho gia đình, rồi thấy bạn bè đi học cũng thèm, cũng ao ước. Nhiều lúc cũng tuyệt vọng, thậm chí không muốn sống nữa”, thầy nhớ lại.

    Nhưng rồi từ những buổi chiều ngồi bên cửa sổ nhìn bạn bè đi học ấy, khát khao được quay lại với cái chữ, với những cuốn sách, quyển vở lại vực cậu dậy. Bắt đầu từ khung cửa sổ, thầy cố gắng gượng đứng lên, khập khiễng bước những bước khó nhọc.

    Nhìn cậu con trai gần 20 tuổi đầu lại gắng gượng tập bước đi từng bước, người mẹ thầy muốn rơi nước mắt. Đôi bàn chân lúc ấy đặt xuống được nền nhà là đau nhói, quỵ ngã, vậy mà cậu vẫn không nản lòng. Không đứng vững được, cậu nhờ mẹ buộc một vòng dây lên cửa sổ, rồi níu sợi dây lần từng bước đi. Một tháng, hai tháng, rồi một năm, hai năm… cuối cùng thầy cũng bước đi được với đôi nạng gỗ.

    Không còn được chạy nhảy, chơi đùa như chúng bạn, nhưng chỉ việc tự đi được đã khiến cậu Trai mừng phát khóc. Nhưng rồi trường học quá xa, ba mẹ lại bận bịu với công việc nhà nông, Trai đành ngậm ngùi gác ước mơ được đi học trở lại. Thay vì đó, người thanh niên ấy đem kiến thức, đem cái chữ của mình chắp cánh cho những đứa trẻ nghèo nơi quê thầy.

    “Không được đi học tiếp, tôi mới hiểu nỗi khát khao con chữ của lũ trẻ nghèo nơi đây. Nhất là với những đứa nhỏ chưa từng được đặt chân đến trường”. Lớp học nhỏ bé của thầy ra đời từ suy nghĩ đó. Từ đó đến nay, đã có không biết bao nhiêu thế hệ học trò trưởng thành từ căn nhà tranh nhỏ ấy.

    Thầy tự hào: “Lớp học nhỏ, mỗi năm chỉ chưa đầy ba chục đứa nhưng nhiều đứa đã là sinh viên. Anh Trần Nhân Đông bên ni nè, hai mươi năm trước là học trò của tui, chừ là doanh nhân thành đạt rồi đó”. Hai mươi năm, biết bao thế hệ học trò đã bước vào đời từ cánh cửa nhỏ bé của thầy, từ những chuyến đò mà “người chèo đò” đặc biệt ấy đã đưa sang.

    48 tuổi, cộng thêm những khắc nghiệt của bệnh tật, của đời sống chật vật nơi quê nghèo, nhưng người thầy tật nguyền ấy vẫn cần mẫn với lớp học nhỏ bé ven phá của mình. Thầy cho biết, năm 2005, bà Nguyễn Thị Kim ở Nha Trang, biết tin về lớp học của thầy đã đến hỗ trợ xây phòng học và tặng một số dụng cụ học tập. “Nếu được, mình vẫn mong muốn mở rộng thêm phòng học. Ở quê nghèo ni còn nhiều em nhỏ nghèo chưa được đi học, tội lắm”, thầy tâm sự.

    Tóc đã bắt đầu điểm bạc nhưng người thầy tật nguyền ấy vẫn một thân một mình. Thầy đùa: “Con cả bầy kìa, có cần lấy vợ nữa không” khi ai hỏi về chuyện gia đình, vợ con. Với thầy, lớp học nhỏ bé này từ lâu đã là một “gia đình lớn”.

    Nguyễn Thành Công






    ads_zone230.hideEmptyZone("ads_zone230");​
  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ===Đọc mà thương..................:((:((:((


    Lũ dìm giấc mơ đại học

    Chồng mất sớm, một mình chị nuôi con ăn học bằng nghề đào rau má, vậy mà cơn lũ dữ vừa qua đã cướp đi kế sinh nhai duy nhất của gia đình chị. Theo Pháp luật TPHCM, đứa con út của người mẹ nghèo này đành xếp lại ước mơ vào đại học vì không có tiền.
    [​IMG]
    Chị Thảo khóc vì lo cho con không tiền đóng học phí vào đại học.

    Hơn một tuần chống chọi trong lũ dữ với 16 gói mì tôm, lũ rút, ba mẹ con chị Trần Thị Thảo (xã Văn Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình) đôi mắt sâu hõm, đờ đẫn vì đói và rét. Ngôi nhà tranh của chị đã bị lũ vùi. Tuy nhiên, nỗi lo lắng của chị bây giờ là làm sao giúp đứa con trai út của chị vào đại học.

    Cả đời vì con

    Khi chúng tôi đến thăm, chị Thảo đang khóc nức nở bên giấy khen, bằng khen của ba đứa con bị ướt nhèm, hoen ố. Nhìn cảnh nhà cửa tan hoang, xác xơ của hai mẹ con chị ai cũng nhói lòng.

    Cách đây 17 năm, chồng chị mất vì bệnh, thân gầy của chị oằn lưng nuôi ba đứa con khôn lớn bằng cách đào rau má ra chợ bán kiếm tiền.

    Trước khi lũ về, dù mắt đã mờ nhưng ngày nào chị cũng trèo mấy ngọn núi quanh xã Văn Hóa, đi khắp đồng ven bờ sông Gianh để đào rau má. Chị nói một ngày vất vả chỉ kiếm được 15.000-20.000 đồng, vì thế phải nhịn tất cả nhu cầu nhỏ nhặt nhất. Thậm chí ngay cả một chiếc xe đạp cọc cạch chị cũng không dám mơ. Cũng vì thế mà lưng chị nay đã còng, thân hình tiều tụy và bệnh tật hành hạ triền miên, mắt chị nay bắt đầu có dấu hiệu lòa.

    Cả cuộc đời chị Thảo sống cho con, hạnh phúc lớn nhất cũng chỉ từ ba đứa con ngoan hiền và học giỏi. Hiện tại, cô con gái đầu lòng của chị đang học năm 4 khoa Ngữ văn, ĐH Khoa học Huế, cô thứ hai học năm 3 khoa Văn, ĐH Sư phạm Huế. Năm nay, út Hùng vừa thi đậu ngành quản lý đất đai ĐH Nông Lâm Huế.

    Ngày 26/9, giấy báo nhập học của Trường ĐH Nông Lâm Huế về với Hùng. Hùng cầm tờ giấy báo mà lịm người vì sung sướng nhưng sau đó em thất thần vì không biết lấy đâu ra tiền đóng học phí.

    Lũ dìm giấc mơ đại học

    Sáng 9/10, Hùng đã lẳng lặng lên xã xin làm thủ tục bảo lưu kết quả và gửi đi để ở nhà trông nom mẹ già. Hay tin, chị Thảo ôm cột nhà khóc òa: “Tôi không khóc vì đói, rét hay vì nhà sập do lũ mà tui chỉ khóc cho nó không có tiền nhập học”.

    Thấy mẹ khóc, Hùng chạy lại cầm chặt lấy tay mẹ: “Mẹ đừng khóc nữa. Con không sao cả, không được học thì con ở nhà chăm mẹ. Mẹ mà khóc nữa là đổ bệnh rồi con biết làm sao”.

    Khi lũ chưa về, hằng ngày chị Thảo đi đào rau má nuôi con. Nay nước lũ tràn về, rau má ngập ngụa bùn đất chết trắng cả bờ sông Gianh. Rau là nguồn sinh kế duy nhất của chị cùng với một sào ruộng chẳng đủ ăn.

    Khi nói về gia đình chị Thảo, Bí thư Đảng ủy xã Văn Hóa Lương Xuân Quế cho biết: “Gia đình chị Thảo có hoàn cảnh thương tâm nhất xã. Gia cảnh nghèo khó, cả đời chị ấy nuôi con bằng nghề đào rau má”.

    Theo Lê Phi
    Báo Pháp luật TPHCM

    ads_zone230.hideEmptyZone("ads_zone230");


    ads_zone366.hideEmptyZone("ads_zone366");​
  4. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    --Tình hình rất là tình hình.

    Bà con vùng Hương Khê---Hà tĩnh thì đã có nhóm đồng hương Hà Tĩnh và bạn bè quyên góp trợ giúp vào cuối tuần này .

    Còn lại, Quĩ TLV F319 với dự định từ cuối tháng 9 đi trợ giúp đồng bào 1 xã ở huyện Phú Vang----Huế, nhưng chưakịpt thực hiện thì xảy ra lụt bão nặng ở 4 tỉnh miền Trung---Hà Tĩnh, Quảng bình, Quảng Trị , Thừa Thiên---Huế.

    ----Xét thấy, Huế ko bị lụt nặng ( may quá ) , nên Quĩ quyết định chuyển hướng trợ giúp ngay cho đồng bào vùng Cồn Nậm bị lụt lũ nặng Quảng bình. Địạ điểm chọn là Trường tiểu học Quảng Minh B---xã Quảng Trạch ( gần với Quảng Hải nơi xảy ra vụ đắm đò Tết 2009 ).


    ----Qua PV báo Dân trí trực tiếp đến vùng cồn, bba đã liên hệ với Hiệu trưởng của Trường và biết là : toàn bộ 200 em hs từ lớp 1--lớp 5 bỏ ba lô lại trường và bị lũ nhấn ướt hết sách GK +vở. Hiện tại các em ko có 1 quyển sách GK nào, vở thì còn mua viêt tam, nhưng sách thì khu vực này thiếu trầm trọng.

    Đến tận sáng hôm qua, nhờ sự giúp sức, giúp của của huyện tỉnh, bộ đôi, ******* + các tổ chức, nhà trường mới don sạch và dựng tạm lại lán để các em có thể tiếp tục đến trường. Vấn đề cấp thiết là ko có sách GK, các em ko thể theo dõi bài giảng.

    Vì vậy BGH tha thiết xin nhà tài trợ cho các em số sách các môn chủ chốt cần thiết để các em ổn định học hành.
  5. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Thêm nữa, bà con vùng Cồn Nậm nơi 90% là nông dân, ruộng đầy bùn, lúa gạo trong nhà thì trôi theo nước hoặc ngâm ướt mấy ngày.......nước uống đang rất thiếu vì các giếng, ao còn ngập nước đỏ......cái đói nhìn thấy chắc chắn trong 3 tháng tới.

    Sự viện trợ của cộng đồng chưa có gì nhiều ngoài số mì tôm, gạo và mấy thứ đồ dùng cần thiết.

    Lương thực, thực phẩm, đồ ăn uống ở các chợ huyện, thị xã Ba Đồn hầu như ko có gì và đắt gấp 2-3 lần.

  6. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    Thày hiệu trưởng nói trường rất cần có bàn ghế cho các em ngồi vì nhiều lớp bàn ghế trôi hết. Nhưng trước mắt khắc phục việc này cần nhiều tiền, nhiều công, nên nhà trường chỉ mong các em có đủ sách để ổn định học.
  7. DHA

    DHA Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    16/11/2001
    Đã được thích:
    13.358

    Đọc mấy bài báo bà bà gửi thấy thương quá
    Bà bà và mọi người có kế hoạch đi Quảng Bình thì cho tráu 1 suất đi cùng ạ


    // tháng nào cũng nhõng nhẽo đòi chồng mua nước hoa cho, mong có đủ 1000 lọ... giờ nghĩ thấy phù phiếm quá :(( mỗi tháng nhịn nước hoa, giúp 1 người thấy còn ý nghĩa hơn 1000 cái lọ nước hoa kia :(
  8. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ---Hi, thanks mod tráu. Tiểu thư có sức mà đi xe dù hông ??? Quĩ cũng giúp ít nhiều cho các em hs có sách vở vào học, kẻo chúng ko dám đến trường vì đói, thiếu sách và thiếu tiền học phí.

    1000 lọ cứ đòi cho đủ đi tráu. Còn giúp người thì vẫn cứ giúp, thế mới hay. [};-[};-[};-


    ----Bba dự định cuối tháng 10 mới đi, nhưng thày Hiệu trưởng lại mong vào ngay để các em có sách học. Nhanh thì cũng phải tuần sau mới thu xếp đi được. Kể ra có nhóm nào đi QB mà gửi theo là đến giao sách ngay được. Tuần này lại thấy mưa lũ tiếp.
  9. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    Những khoảnh khắc xúc động sau lũ miền Trung




    Phải trú ngụ trong hang đá vì nhà cửa đã bị lũ quét, các em nhỏ tiếc nuối với những trang sách đã vấy bùn, đồ dùng học tập bị cuốn mất, chân tay tím bầm…là những gì người dân miền Trung nói chung và nhân dân tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đang phải trải qua.
    Nụ cười nở trên môi thủ đô bao nhiêu thì những giọt nước mắt rơi ở miền Trung bấy nhiêu. Bởi những con số thống kê sau trận lũ quá khắc nghiệt với 52 người thiệt mạng, 21 người mất tích và tổng thiệt hại lên đến hàng nghìn tỉ đồng.
    Tiền của mất mát có thể được bù đắp và nỗi đau dần nguôi ngoai, nhưng người thân đã ra đi thì người ở lại sẽ còn nặng lòng mãi.
    Tuần Việt Nam xin được chia sẻ nỗi đau này với nhân dân Miền Trung qua chùm ảnh ghi lại những khoảng khắc xúc động trong cơn lũ vừa qua.
    [​IMG]Những ngôi nhà bị ngập chìm trong biển nước mênh mang ở Quảng Bình. Ảnh: NNVN
    [​IMG]
    Người dân ở xã Hà Linh và Hương Thuỷ phải dùng thuyền để di chuyển trên những ngôi nhà bị ngập. Ảnh: VietNamNet
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Hạc đang nuối tiếc và cố sức tìm kiếm lại những vật dụng còn dùng được sau cơn lũ tại Quảng Bình. Ảnh: Thái Lộc
    [​IMG] Mạng sống chỉ trong gang tốc, những bàn tay vẫy gọi vô vọng là niềm hi vọng cuối cùng để thoát khỏi cơn lũ này khi ca nô cứu hộ đi qua ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Ảnh: Hữu Khá.
    [​IMG]


    [​IMG] Em Mai Thị Kim Dung lớp 4A, trường tiểu học Quảng Văn (Quảng Trạch, Quảng Bình) đang nức nở vì toàn bộ sách vở của em đã bị cuốn theo bùn. Những trang sách, dòng chữ thân thương em nâng niu quý trọng thì giờ đây đã bị nhạt nhòa. Ảnh: Thái Lộc.
    [​IMG]
    Em bé trai đang cố gắng đọc lại những kiến thức còn đọng lại trong từng trang sách bị lấm đầy bùn. Ảnh: Quốc Nam.
    [​IMG] Đôi bàn chân của không ít người dân ở Quảng Văn, Quảng Trạch bị loang lở nhói đau vì nấm chân sau những ngày ngâm nước vì lũ. Ảnh: Quốc Nam.
    [​IMG] Một đoạn đường sắt tại Quảng Bình bị lũ cuốn hư hỏng nặng. Nhóm công nhân đang ra sức khắc phục hậu quả. Ảnh: Phước Tuấn
    [​IMG] Chị Trần Thụy Đoài chỉ còn biết lặng im đối mặt với biển bởi người chồng thân yêu nhất của chị là anh Cao Duy Phương đã "ở lại" với biển vì bị chìm tàu. Ảnh: Nguyên An.
    [​IMG] Người mẹ của hai cô bé thơ dại đã ra đi mãi mãi. Tương lai phía trước sẽ là chặng đường quá vất vả với gia đình cô khi thiếu vắng hơi ấm và bàn tay vun vén của một người phụ nữ. Ảnh: Văn Định. n



  10. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    Lũ ơi, xin đừng đến nữa…



    [​IMG]

    - Trên chiếc canô chất đầy hàng hóa ậm ạch vượt qua con nước dữ, cứ mỗi lần nghe tiếng dân kêu và những cánh tay vẫy cuống cuồng từ những mái nhà là mỗi lần lòng tôi đau nhói.

    Lũ lên quá nhanh, người dân phải dỡ mái nhà để thoát lũ.


    1. Tôi là người may mắn, về với Tân Hóa (Quảng Bình) sớm hơn nhiều đồng nghiệp. Khi tôi về, Tân Hóa đang trong ngày thứ hai sống trong hang đá. Sống với đói, với rét, với bệnh tật. Sống với những xác trâu, bò, lợn chết nổi lều bều.
    Nước lũ ở vùng lòng chảo thật kỳ quái, không chảy, không dâng, không hạ, cứ lừ lừ và trâng tráo như trêu ngươi và tra tấn sức chịu đựng của hàng nghìn con người đang dần kiệt quệ.
    Canô đi ngang xã Minh Hóa, hàng chục cánh tay thò ra từ mái nhà, tiếng kêu réo thảm thiết thoát ra từ những nóc nhà chìm trong nước. Tiếng kêu của những con người đói.
    Một thoáng rùng mình, tôi muốn canô dừng lại để mang hết mỳ tôm, sữa, nước đến với những cánh tay trần đó.
    Nhưng không, canô phải đi, vì 3.000 người dân Tân Hóa đang mong ngóng từng giờ những món hàng cứu trợ. Cứ đi qua mỗi cánh tay, là một lần trái tim tôi đau nhói. Những cánh tay đầy ám ảnh đó không chỉ quơ quàng vào không khí, mà như đang cào cấu vào tận gan ruột những người có lương tri.
    Mãi hai ngày sau, khi về nhà và mở mạng internet, tôi mới thấy ghen tỵ với một anh đồng nghiệp vì bức ảnh “hai cánh tay kêu cứu” đầy cảm xúc mà anh kịp ghi lại. Những cánh tay đó, tôi thấy cả. Tại sao tôi không thể giúp bạn đọc của tôi nhìn thấy?

    2. Hôm sang Cồn Nâm, nơi lũ qua để lại một vùng cồn bãi xác xơ và một màu trời âm u, cô tịch, tôi đi qua một cây cầu nhỏ nơi nước lũ vừa tràn qua, để lại cơ man là bèo tây tràn ngập trên mặt cầu.
    Dưới chân cầu, một con thuyền nhỏ, rách bươm rất hợp với cảnh tiêu điều của vùng lũ đang mải miết len lỏi giữa núi bèo tây. Ba người đàn bà khóc ngặt, hàng chục người vây quanh, vừa tò mò, vừa ái ngại.
    Một cô gái 18 tuổi vừa bị lũ cuốn trôi khi cố níu giữ những vật dụng trong nhà khi dòng lũ cuồng điên. Em chết, chết ở cái tuổi 18 đẹp nhất, chết vì thân con gái sao cưỡng nổi sức tàn phá của cơn lũ ác.
    Đó là ngày thứ ba, gia đình em bới bèo tìm em. Tìm trong tuyệt vọng. Phận con người quê tôi trong lũ sao mà mỏng manh, nhỏ nhoi đến thế.
    Cùng ngày đó, tôi về Quảng Phúc, nơi hàng chục người mẹ, người vợ, hàng chục đứa trẻ đang khóc ngất đợi con, chồng, cha đang lưu lạc giữa khơi xa chưa kịp về trước lũ. Ba ngày, năm ngày, rồi bảy ngày, họ vẫn là những người mất tích.
    Trong lũ dữ, khi con số người chết lên tới gần 50, cái chữ “mất tích” nghe có vẻ nhẹ nhàng hơn, đỡ gợi bi thương chữ “chết”. Nhưng có nhìn sâu vào ánh mắt những người đàn bà, những đứa trẻ mới hiểu, cái chữ “mất tích” nó đau đớn, cào xé nhường nào.
    Họ nhìn ra biển, nhìn ra bến thuyền quen thuộc nơi hàng ngàn chuyến tàu đã về ăm ắp cá trên khoang. Họ nhìn về nơi đại dương vô định. Giữa muôn trùng đại dương, đâu là bến bờ cho những người đàn ông đi biển.
    Trong ánh mắt có chút hy vọng, có nhiều tuyệt vọng, có lúc thẫn thờ, có khi vô hồn, lại có khi mãnh liệt… Một khắc trôi qua, là một khắc nỗi tuyệt vọng xâm lấn niềm hy vọng.
    Tôi thử so sánh xem gia đình những người mất tích và những người chết ai đau đớn, quằn quại hơn. Nhưng mãi mãi tôi không tìm được câu trả lời, bởi tôi không phải là họ. Mong sao đừng có ai phải như họ.

    3. Đi trong lũ, đến với những con người đói, những con người khát và cả những con người chết, đã có lúc tôi thấy mình như vô cảm. Rồi 5 ngày ác mộng cũng trôi qua, tôi được về trong căn nhà ấm áp.
    5 ngày sống trên canô, lội nước bạc, ăn mỳ tôm, uống nước suối và đi chân không bén đất đã làm con người ta khác hẳn.
    Về thành phố, chợt thấy mình lạc lõng vì cái cách ăn nói như chảo chớp, bước chân hấp tấp, chạy xe máy vù vù và bận bộ quần áo dính đầy bùn đất, đi đôi dép tổ ong gãy mũi.
    Tôi đang lạc lõng, hay cái thành phố này quá bình thản, vô tâm với hàng vạn người dân trong lũ?

    Lại hiện về hình ảnh những cánh tay trần quơ quàng từ những nóc nhà, lại nghe văng vẳng những tiếng kêu khi canô cứu trợ đi ngang, lại thấy trước mắt những con người ăn thịt trâu chết cầm hơi, những em bé nhai ngấu nghiến gói mỳ tôm sống.
    Lại thấy hình ảnh những chiến sỹ *******, bộ đội, cán bộ trắng đêm cứu dân trong lũ, để hiểu vì sao nước ta gọi tên các ngành *******, quân đội… thường đính kèm hai chữ “nhân dân”.
    Lại thấy giận những chiếc xe cứu trợ rầm rập giao mỳ tôm, lương khô, nước uống vào kho của các huyện.
    Lại thấy xót cho những gói mỳ được ném từ máy bay xuống và vỡ tan, chìm nghỉm giữa dòng nước lũ.
    Lại thấy trách chính mình những ngày lĩnh lương vung tay quá trán, những chai bia bỏ dở đôi khi.
    Lại mong lũ ơi, đừng đến nữa…
    Dân tôi đau đớn đủ rồi, lũ ơi


    Hồng Kỹ


    window.fbAsyncInit = function() { FB.init({ appId: '128990640458592', status: true, cookie: true, xfbml: true }); }; (function() { var e = document.createElement('script'); e.type = 'text/javascript'; e.src = 'http://connect.facebook.net/vi_VN/all.js'; e.async = true; document.getElementById('fb-root').appendChild(e); } ());
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này