Tầng 4----Quĩ TLV F319, nơi gặp gỡ của những trái tim nhân hậu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7573 người đang online, trong đó có 1026 thành viên. 11:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126264 lượt đọc và 1044 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    I. Cháu bé bị đá núi đè cần cứu trợ khẩn cấp

    -- Mưa lớn, núi lở. Sợ sập nhà, giữa đêm khuya, người mẹ trẻ mò mẫm ra vét mương cho nước khỏi xói vào nhà. Mọi nỗ lực bất thành, đất đá vẫn cứ lùa vào, bức tường nhà đổ sập. Người mẹ chết lặng nhìn hai đứa con trai thơ dại vùi trong bùn nước…
    Anh ra đi, nhường sự sống cho em

    Đi qua vùng bão lũ, chứng kiến bao mảnh đời cơ cực, những cái chết thương tâm và cảnh người dân quê tất tả chạy lũ. Và, có một nỗi đau sẽ còn day dứt mãi với những ai chứng kiến câu chuyện cảm động về bé trai 10 tuổi lấy thân mình hứng trọn sức nặng của bức tường và khối đất đá khổng lồ. Người anh chết để dành sự sống cho em…

    Đêm kinh hoàng đã gieo đau thương cho 2 cháu Võ Hoàng Nhất (10 tuổi), Võ Vũ Thành Huy (3 tuổi), con của anh chị Võ Ngọc Hòa (38 tuổi) – Võ Thị Hồng (36 tuổi), ở xã Phước Đồng, Nha Trang, Khánh Hòa.

    Đường lên nhà 2 cháu cheo leo, nằm hút sâu và vắt vẻo ở lưng chừng núi có tên… “Lương Sơn Bạc”. Chiều 3/11, trời không mưa nặng hạt nhưng cứ dai dẳng, đều đều. Nước trong những khe suối vẫn cuồn cuộn tuôn trào, xói lở lối đi. Trèo thêm cả chục bậc tam cấp, mới đến ngôi nhà mà thật ra là đống đổ nát tan hoang.

    Căn nhà nhỏ chưa đầy 35m2 đã bị núi lở đánh sập từ phía sau tới. Bùn, đất lùa vào ngập cả nhà. Ở một góc nhỏ phía trước là chiếc bàn nhựa, bên trên có bình hoa và hộp sữa – nơi thờ cúng cho hương hồn cháu bé xấu số vừa ra đi.

    Căn nhà quạnh vắng. Người cha đã đưa cháu Nhất về quê nội tận ngoài Bình Định an táng. Cháu Huy thì đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Người mẹ túc trực tại bệnh viện chăm con khi tâm thần còn hoảng loạn bởi nỗi đau mất đứa con trai đầu lòng.

    [​IMG]

    Điện thoại anh Hòa: 0978.750.253.
    Mã số 35.
    ---Đã có số TK của mẹ em bé này :

    0061000996377---Võ Thị Hồng---VCB Nha Trang

    ---Quĩ sẽ ck giúp 2.000.000đ.


    II.Chàng sinh viên mồ côi trước nguy cơ phải rời ghế giảng đường

    Em là Trần Công Vũ, SV năm 1, lớp Anh SP k7D, Khoa SP Tiếng Anh, trường ĐH Ngoại Ngữ Huế.

    “Chắc sắp tới em phải bỏ học về đi làm thuê để kiếm tiền mua gạo nuôi em chứ nhìn cảnh hai em nhịn đói đi xin ăn như ri em chịu không nỗi. Lúc đầu em cứ nghĩ cố gắng học rồi tìm kiếm việc làm để nuôi hai em ăn học nhưng giờ cái ăn qua ngày của ba anh em cũng phải đi vay, đi xin từng bữa thì làm sao mà học được đây” – nói đến đó ba anh em Vũ ôm nhau khóc.
    “Tội thân cho ba đứa bé. Bố mẹ mất sớm, nhà lại không có gì, ruộng vườn cũng không có. Cái ăn, cái uống phải đi vay, đi xin từng bữa, thấy thương các em đứt ruột nhưng không làm gì được…” - Bà Nguyễn Thị Thành, xóm Trưởng xóm Sơn Tiến, xã Thạch Sơn xót xa.


    [​IMG]




    -----Sáng nay, bba vừa tranh thủ ck cho 2 trường hợp này


    [​IMG]


    .

    ---Gửi 2.000.000đ cho vụ 2 anh em bị chết và bị thương do lũ sụt lở đất ở Nha Trang. Gọi điện hỏi thăm thì em bé vẫn nằm trong phòng hòi sức cấp cứu, tình trạng có khá hơn, vì có số TK nên bà con tự động gửi tiền giúp nhiều hơn. Thế là yên tâm.

    ---Gửi 1.000.000đ cho Trần Công Vũ ( 3 anh em mồ côi nhà nghèo ở Thạch Hà-- HT ) tạm thời chống đỡ thời gian đầu vào học ĐH Ngoại Ngữ Huế. Quĩ ta có hướng sẽ cố gắng trợ giúp đều hàng tháng hay hàng quí cho cậu SV Vũ có thêm tiền học.

    Chủ yếu vẫn là cần hỗ trợ chăm lo 1 phần cho cuộc sống của 2 cậu em ở nhà----người thân, họ hàng, hàng xóm xung quanh đều có nhưng nói chung là nghèo nên sự giúp đỡ ko thể kéo dài mãi, mà bản thân các em còn quá bé, ko thể tự mình kiếm sống.

    Vì vậy trước mắt Quĩ TLV F319 sẽ trợ giúp gạo, sách vở, quần áo thêm cho 2 em. Qua khảo sát cụ thể tình hình sẽ quyết định hình thức trợ giúp cho hiệu quả sau.
  2. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ---Hôm nay, Quĩ tiếp tục nhận được sự trợ giúp từ bạn chinhdo số tiền 500.000đ. Xin cảm ơn sự sẻ chia của bạn cho những hoàn cảnh khó khăn và chúc bạn vạn sự tốt đẹp.

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ---Trái tim nhân hậu của gia đình bạn Accountant lại thổn thức khi đọc bài dưới đây. Bạn đã gọi điện cho bba và nói sẽ kêu gọi gia đình, bạn bè cùng đóng góp để trợ giúp cho gia đình bất hạnh này ( thương hai đứa trẻ quá. ) :((:((:((:((:((:((:((:((



    Thương cảnh người đàn bà 5 năm ngủ ngồi


    -----Trong cái lạnh mùa mưa của miền Trung, trên chiếc giường nhỏ, đôi môi tím tái, chị đang hướng dẫn cho con trai học bài. Tiếng nói cứ đứt quãng vì mệt, đôi lần phải dừng lại, chỉ trong mắt của người mẹ nhìn con vẫn đầm ấm mãnh liệt.
    5 năm ngủ ngồi

    Lấy ghế cho chúng tôi ngồi, mẹ chồng của chị Lê Thị Thu Trang (37 tuổi) ở phường Hải Châu I, quận Hải Châu đã bước sang tuổi “cổ lai hi” lụi cụi ngồi bên đứa con dâu và cháu nội, bà chấm giọt nước mắt rỉ ra nơi khóe kể: Năm 2001, Trang về làm con dâu với cháu Quang nhà tôi, sau khi sinh được 2 cháu Long và Quân vào năm 2001 và 2002 thì đến 3 năm sau cháu Trang bị suy thận, mỗi tuần phải đi chạy thận. Trước đó thì 2 vợ chồng nó đứa phụ bán quán vỉa hè, đứa làm photocopy cũng tạm đủ nuôi thân già này và lo cho 2 đứa nhỏ. Thế mà, giờ chỉ trông nhờ vào chồng và sự giúp đỡ của địa phương, bà con hàng xóm…​

    Thế nhưng, số phận đau đớn vẫn chưa chịu buông tha cho chị, năm 2008 do chạy thận và dùng thuốc qua nhiều, cùng với sức khỏe yếu, chị bị tai biến xuất huyết não, nhưng rồi vẫn qua khỏi. Rồi kế tiếp đôi mắt bị mờ dần đi bởi sức khỏe ngày càng xuống, đến năm 2009, một lần nữa đôi mắt của chị phải mổ thay thủy tinh thể. Tài sản trong nhà tích cóp cũng ra đi theo những cơn bệnh của chị.​

    [​IMG]
    Đã 5 năm giấc ngủ của chị Trang chập chờn với kiểu ngủ ngồi này.

    Sức vóc của một người đàn bà trẻ trung nay trở thành ốm yếu, lọm khọm như một người già. Mái đầu cạo trọc sau lần bị tai biến và hàng trăm lần chạy thận.

    Từ khi bị bệnh đến nay, chị chưa bao giờ có một giấc ngủ trọn vẹn, cứ mỗi lần nằm xuống là cơn đau kéo về, tức thở. Thế nên giấc ngủ của chị cứ chập chờn ôm chiếc ghế nhựa ngủ ngồi.

    Xoa đầu đứa con trai nhỏ đang ngồi học bên cạnh với cánh tay sưng phù và đầy vết sẹo sau nhiều lần chạy thận chị nói: “Cả nhà chỉ có một chiếc giường này là nơi ngủ 2 vợ chồng và 2 đứa con. Tối đến thì bà nội phải ra ngủ nhờ gian ngoài của hộ gia đình khác. Tôi chỉ có thể ngồi ôm chiếc ghế nhựa mới ngủ được thôi, cứ ngủ thế đã được gần 5 năm rồi”.

    “nhiều đêm nghĩ quẩn, nhưng phải vịn vào 2 con mà gắng sống”

    Từ khi đổ bệnh, mọi chi tiêu trong nhà đều trông cậy vào số tiền ít ỏi của người chồng là Phan Nhật Quang làm thuê ở tiệm photocopy. Công việc của anh từ sáng đến 8-9 giờ tối để mỗi tháng có tiền để chạy thận cho vợ cũng như lo 2 đứa con đang tuổi ăn, tuổi lớn và bà mẹ già.

    Đôi mắt ngấn nước, chị Trang tâm sự: “Mình thì ôm một cục bệnh, không thể làm được gì, còn bất hiếu để mẹ già gần đất xa trời chăm sóc. Nhiều đêm khuya ngồi ôm ghế mà nghĩ quẩn, làm gánh nặng cho gia đình nhưng nhìn hai đứa con trai ngủ ngoan lành mà nước mắt mình cứ lăn dài trên gối. Đành phải gắng sống được ngày nào hay ngày đó, dạy dỗ lời hay lẽ phải cho con và làm chỗ dựa tinh thần cho con”.

    Được biết, gia đình chị Trang là hộ nghèo nên mỗi tháng phường Hải Châu I đều cấp 300.000 đồng. “Nhưng mỗi tháng cũng phải cắn răng nhịn đau chỉ dám chi phí tiền chạy thận 1 triệu đồng thôi. Còn lại để còn lo cho 2 đứa nhỏ ăn học, thế mà vẫn thiếu ngược thiếu xuôi, lúc đầu mới đổ bệnh vay mượn bà con mỗi người mỗi ít. Giờ đi siêu âm thận mình chỉ còn như 2 viên bị, thân thể chỉ còn da bọc xương, không dám vay mượn ai nữa”, chị Trang cho biết thêm.

    Có lẽ ông Trời bù lại cho chị phần nào khi 2 đứa con trai học lớp 3, lớp 2 của mình luôn luôn nghe lời và học sinh giỏi. Thế nhưng, chỉ có một bàn học tập nhỏ duy nhất nằm góc phòng, hai anh em cứ thế thay nhau mà ngồi học.

    Cuộc sống của chị Trang như ngọn đèn trước gió, cũng như 5 người trong căn phòng tuềnh toàng chỉ hơn 20m2 bấp bênh từng ngày. Anh Quang chạy vạy mọi nơi vay tiền chữa bệnh cho vợ, lo cho mẹ già, con nhỏ cũng đang dần kiệt sức với cuộc vật lộn quá khắc nghiệt. Trong trăn trở của mình chị Trang chỉ mong muốn: “Bệnh tật thế này tôi không biết ra đi lúc nào, mong sao có người giúp đỡ cho 2 đứa con đang lớn, để hai cháu không phải thiếu thốn, thất học, ốm yếu như người mẹ của chúng nữa…”.


    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:




    1.Chị Lê Thị Thu Trang, số nhà 15/103 Phạm Hồng Thái, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng



  4. Ashimo08

    Ashimo08 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Bố mẹ mất đi khiến cuộc sống của ba anh em Vũ lay lắt, khốn khó

    [​IMG]


    Và đây là di sản bố mẹ để lại cho ba anh em

    [​IMG]


    Bữa cơm trưa của ba anh em chỉ gạo đi vay, cà đi xin đạm bạc

    [​IMG]

    Thật khâm phục nghị lực của cậu cả Vũ. Trong hoàn cảnh bi đát thế này mà cậu vẫn nuôi được hai đứa em và dùi mài kinh sử để thi vào Đại Học.
  5. tuvan_taichinh

    tuvan_taichinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Đã được thích:
    567
    Tội ác và trừng phạt
    Khi xem xong đoạn video clip của PV VTC News ghi lại cảnh Tòa phúc thẩm tuyên án Nguyễn Đức Nghĩa, nhiều độc giả đã thể hiện những tâm trạng không hài lòng khi những tiếng vỗ tay vang lên được dành cho một con người sắp bị đem ra xử bắn và như “xát thêm muối” vào lòng những người đang sống. Chúng tôi đã cuộc phỏng vấn với Thạc sĩ tâm lý Phạm Mạnh Hà, Phó GĐ Trung tâm hỗ trợ tư vấn tâm lý, Giảng viên ĐH KHXH&NV Hà Nội về vấn đề trên.

    Lý giải về “hiện tượng” này ông Hà cho rằng, việc có tiếng vỗ tay sau khi tuyên án tử hình đối với Nguyễn Đức Nghĩa có rất nhiều những lý do khác nhau. Trong đó có những lý do rất là bình thường về cảm xúc của những người đến dự phiên tòa. Ở đây được thể hiện là sự hài lòng cũng như đồng tình với bản án của tòa. Những người dự họ cảm thấy vui vì công lý đã được thực thi và cái mong muốn của họ đã được thỏa mãn.

    Nếu đó là những tiếng vỗ tay từ phía gia đình nhà ông Ba thì tôi nghĩ mình cũng không thể trách họ được. Rõ ràng về tâm lý, họ đang rất lo sợ một điều rằng tội ác có thể sẽ không phải trả giá so với những mất mát mà gia đình họ đã phải gánh chịu. Vì trong thời gian gần đây có rất nhiều điều có lợi cho Nghĩa như thông tin bố Nghĩa mất và báo chí cũng có sự mềm mại hơn khi đánh giá cũng như nhận xét về cá nhân Nghĩa. Do vậy, về phía cá nhân và gia đình thì đó là điều mà họ không mong muốn. Tội ác thì phải bị trừng trị, nên cảm xúc này cũng hết sức bình thường.

    Ai cũng khát khao sống

    Khi những tiếng vỗ tay vang lên, Nghĩa đã ngoái lại nhìn. Hành động này của Nghĩa cũng là một phản ứng hết sức bình thường. Ai cũng khát khao sự sống, thế nhưng sự sống của mình bị một nhóm người khác, bị một con người khác đẩy đến tột cùng thì rõ ràng trong đầu của Nghĩa đó không còn là một sự tạ tội nữa mà trở thành sự căm hờn những người đã đẩy Nghĩa vào chỗ chết cho dù hành động mà Nghĩa gây ra là đáng bị trả giá.

    Kết luận của phiên tòa có thể là chính xác, nhưng cả hai bên bị và bên nguyên đều mất mát cả. Nhiều độc giả cho rằng những tiếng vỗ tay đó không chỉ là một sự trừng phạt về thể chất đối với Nghĩa nữa mà còn là một sự trừng phạt quá lớn về tinh thần của những người còn sống, đó là mẹ Nghĩa.

    Nhưng ở đây những người dự phiên tòa họ cũng không nghĩ sẽ đến mức đó. Họ cũng chỉ mong có một điều rằng Nghĩa phải bị trừng phạt thôi. Còn mẹ của Nghĩa là một người phụ nữ vô tội và đáng thương, bởi nỗi đau của bà khi mất chồng và giờ mất con nữa cũng rất lớn rồi. Nhưng mà vô tình thôi, điều này làm cho nỗi đau của cả hai gia đình càng ngày càng đau hơn.



    Tôi tin rằng bên gia đình của ông Ba cũng chẳng vui vẻ hơn được đâu. Rõ ràng làm như vậy cũng không hẳn là sống một cách bình yên. Dân tộc ta có một điều rất hay đó là lấy cái ân để mà trả oán, đó mới là điều đáng sống.
    Ở đây chính là cách làm sao để ứng xử có văn hóa thôi. Mà về văn hóa thì cách ứng xử như vậy của người dân qua những tiếng vỗ tay thể hiện sự ích kỷ rất cao khi được vui trên một nỗi đau của những con người khác. Điều này không nên và chúng ta phải tránh. Tất nhiên là chúng ta có nhiều cách để mừng vui và để thể hiện thái độ của mình. Nhưng hãy tránh để làm tổn thương người khác. Trong cuộc sống thì hãy cố gắng làm sao thể hiện cái cảm xúc đúng lúc đúng chỗ.

    Riêng với cá nhân tôi, đã là con người với nhau thì mình không nên hành xử như vậy. Ví dụ khi đi ngoài đường, thấy hai người đánh nhau, chúng ta ở giữa mà chúng ta sung sướng hay vỗ tay thì không bao giờ chúng ta nên làm điều đó và chúng ta hãy nhìn rằng liệu điều đó sẽ dẫn đến đâu, nó có làm tốt hơn cái cuộc sống này hay không. Và ở đây, khi Nghĩa chết đi thì trong xã hội có tội ác nữa hay không? Đây không phải là cái điều đáng để ăn mừng hay vui vẻ gì cả. Tất nhiên là mọi người đều có quyền đồng tình với bản án, họ có quyền làm điều đó, nhưng hãy làm bằng cách để làm sao mà nó đừng làm tăng thêm nỗi đau của người khác mà họ đã đau lắm rồi.

    Nếu để có một cách hành xử chuẩn mực nhất thì chỉ cần một sự yên lặng đã là điều tốt nhất. Vì tất cả những điều họ mong muốn đã được định đoạt rồi. Họ cũng đã có thể thở phào sau khi tòa tuyên án. Nỗi đau hãy đươc xóa bỏ đi và hãy được chấm dứt.

    Đánh giá chung nhất về hiện tượng này chúng ta có thể thấy rõ, lối sống ứng xử của chúng ta thiên về tính cá nhân cao quá và quên đi một ý nghĩa nhân văn của cộng đồng, xã hội. Tiếng vỗ tay có thể là rất vô tình, mà đã là vô tình thì không được trách, nhưng con người từ đó sẽ trở nên ích kỷ và cá nhân hơn. Mình chỉ thấy rằng khi lợi ích của mình bị xâm phạm thì mình phải đòi bằng được cho dù nó bằng một cái giá gì và như vậy thì chắc chắn không nên.


    Ở trên thế giới, người ta dạy con người có 9 cái giá trị: giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…những giá trị ấy nó quy định hành vi của một con người có văn hóa. Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy...

    ý kiến

    Giết rồi, bắn rồi có giải quyết được gì không????. thầy người ta bị tử hình thì mình vỗ tay hay là vỗ tay cho sự đau khổ đến tột cùng của người mẹ?? anh chị có mẹ không? có cha không?. các anh chị có một lần nào mắc lỗi chưa? tại sao mà thấy việc đau lòng của người ta mà lại tỏ ra vô tâm như thế.

    Có lẽ nhiều người đang nhầm lẫn hay hiểu chưa đúng về cụm từ " Nhân đạo" hay " văn minh" Để rồi đào sâu và xẻo xé linh tinh. Những tiếng vỗ tay đó chỉ rất đơn giản là đồng tình với quyết định của tòa án mà thôi. Tôi hiểu rằng trong khi tòa xét xử, trong đầu của những người vỗ tay đó cũng tự xét xử, đấu tranh, thậm chí với một cường độ rất cao và cuối cùng những cái đầu đó, tòa trong lương tâm của họ cũng đưa ra một bản án trùng hợp với bản tuyên án của tòa và họ đã tán thành với chính mình chỉ trong khuôn khổ một bản án thôi.

    Đồng cảm với Thạc sỹ Phạm Mạnh Hà. Cám ơn VTC News đã cho đăng bài viết có nội dung thật sâu sắc, thấm đẫm tính nhân văn. Và cũng cám ơn ý kiến của bạn Linh, đó cũng là suy nghĩ và cảm nhận của mình!

    Ai cũng đuợc quyền sống , đó là quyền cao quí nhất và thiêng liêng nhất , những nguời phạm tội đặc biệt như NGHĨA phải cách ly hắn khỏi cộng đồng bằng án chung thân đặc biệt , không đuợc huởng khoan hồng , nhưng hắn vẩn đuợc huỏng quyền bình đẳng là đuợc sống . Xã hội ta mà vẫn còn tư duy :mạng đổi mạng thì xung đột cá nhân trên từng con phố từng con hẻm sẽ còn kéo dài hàng thế kỉ nữa .

    "Ở trên thế giới, người ta dạy con người có 9 cái giá trị: giá trị yêu thương, giá trị hòa bình, giá trị chia sẻ…những giá trị ấy nó quy định hành vi của một con người có văn hóa. Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy... " tối xin hỏi người nào viết câu nói này hãy uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.

    Tôi cũng rất đồng tình với anh Hà rằng những tiếng vỗ tay trong phiên tòa xử Nghĩa là "vô tình, mà đã là vô tình thì không được trách, nhưng con người từ đó sẽ trở nên ích kỷ và cá nhân hơn". Cùng với sự phát triển của Xã hội tôi có cảm giác càng ngày mọi người càng trở lên ích kỷ hơn, vô cảm hơn với những người, sự vật, sự việc xung quanh và cả với xã hội. Họ chỉ biết đến bản thân mình, đến lợi ích của mình mà không quan tâm hay bận tâm đến người khác. Sự vô cảm đó đang lan nhanh đến mức chóng mặt, chính sự vô cảm từ những người lớn đã lan tới lớp trẻ hiện nay. Những clip quay cảnh đánh nhau của cả nữ sinh lẫn nam sinh đang ngày càng xuất hiện nhiều trên mạng internet, nhiều lúc tôi cứ tự hỏi tại sao họ lại có thể đứng nhìn một người khác bị đánh dã man mà không có hành động gì lại còn hò reo cổ vũ rồi quay clip. Sao họ không nghĩ nếu có ngày mình là người bị đánh thì mình có thích bị người khác bàng quan, rồi cũng quay clip như vậy không? Sự vô cảm như một loại virus đáng sợ đang lan nhanh trong xã hội hiện nay. Nhiều lúc tôi nghĩ không biết rồi sẽ đi đến đâu, biết là đó chỉ là ý nghĩ tiêu cực, biết là trong cuộc sống vẫn còn những điều tốt đẹp những có vẻ như những điều tốt đẹp đó đang ít dần đi vậy.

    Phải chăng người VN càng ngày càng ngờ nghệch và thiếu trắc ẩn?

    Mong chủ tịch hãy cứu lấy Bác Chuân. Hãy cứu lấy một người mẹ đáng thương hãy tha cho Nghĩa 1 con đường sống để cho bác Chuân có một cơ hội, một động lực để sống bác Chuân đã quá khổ rồi hãy cho bác ấy một con đường sống.

    "Nhưng nhiều người dân dường như đã không được học những điều ấy... ". Tôi không tán thành việc vỗ tay của họ nhưng tôi càng không tán thành lời bình luận, lời dạy dỗ hay lời trách.

    ý kiến cuả 1 xã hội có xu hướng "mở" vì vậy mong anh em hiểu và cho ý kiến
    có nên thi hành án bằng tử hình ? ngày xưa khoảng trước 1975 có án chung thân khổ sai - không tha - ai còn nhớ ?
  6. tuvan_taichinh

    tuvan_taichinh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/04/2006
    Đã được thích:
    567
    Cuối tuần, mời quý bạn nghe một ca khúc nhẹ để miên man nhớ
    một thời yêu dấu đã qua và vẫn còn "đọng" cho đến bây giờ
    [​IMG]

    BỞI CÓ EM TÔI Ở LẠI ĐÂY
    nhạc lời NGHIÊU MINH
    tiếng hát QUỲNH LAN

    http://www.youtube.com/watch?v=CsE9om2uq0s

    [​IMG]

  7. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    :((--Con đường đến thôn xa tít cuối xã Thạch Sơn.

    [​IMG]


    [​IMG]


    ---Ngôi nhà ẩm mốc, lạnh lẽo, mấy cột gỗ chống mục hết mà bố mẹ để lại cho 3 anh em Vũ.

    [​IMG]


    ----Góc học tập với chái nhà trống hoác mà mấy đứa trẻ phải chịu qua 4 năm mất bố mẹ.


    [​IMG]


    ---Hoá ra gian bếp ấm áp hơn cả vì có....bếp lửa, cho dù 4năm nay 3 anh em "ăn vay" gạo khắp cả thôn, mỗi người một chút gom góp nuôi 3 anh em ăn học.
    Nhờ Hội phụ nữ thôn.

    [​IMG]


    ---Chưa bao giờ em mơ có nhiều sách vở đến thế.:((

    (cả 1 đống 5-6 bao gạo + mì tôm do các đoàn từ Hà nội mới cho nữa )

    [​IMG]


    [​IMG]


    ---Vui đến nghẹn ngào.

    [​IMG]


    ---Nghe cậu anh kể, có 4-5 đoàn Hà nội đến cho gạo, mì tôm, tiền, 2 anh em ăn sáng = mì tôm (cười rất sung sướng ) và đi mua ít cà, dưa muối về ăn ( có sẵn gạo thì dưa cà là sang lắm rồi :((:((:(( ) chứ chưa hề dám mua 1 miếng thịt hay rau tươi.... Một phần vì chợ tạm ven đường thôn rất ít thức ăn (toàn nhà nghèo ko bán được nên họ ko mang về bán ), chỉ có dưa, cà muối sẵn ---thức ăn chính của đa số dân ở đây. Muốn mua thịt cá, rau tươi phải đạp xe ra chợ thị xã cách đó 6-7km. Một phần vì trước đây 2anh em đến cà và dưa cũng phải đi xin, bữa có bữa không..............:((:((:((nên ko biết mua gì hơn.

    ( ặc ặc )
  8. nuamua

    nuamua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    2
    Hả? bba đã đi rồi???? :-o:-o:-o:-o:-o
  9. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Không thể hiểu nổi chỉ có 2 anh em lủi thủi ngày đêm vò võ trong nhà + bếp trống trơ, lạnh lẽo. Ở thôn này nhà nào cũng có vườn rât rộng nhưng toàn trồng tre ngả nghiêng, cỏ mọc um tùm chứ ko có cây gì, rau gì ( vì trâu bò thả rông nên trồng gì thì nó phá hết ). Vì vườn rộng nên các nhà cách nhau khá xa, thưa thớt. Thôm xóm vắng lặng , nhà này sang nhà kia đi vòng vèo mãi.

    ---Cuộc sống quanh ta vẫn có những tuổi thơ gian khó quá. Bba vô cùng thán phục tình làng nghĩa xóm của bà con thôn này 4năm trời chung sức nuôi 3 anh em ăn học, gom góp cho cậu anh cả đi thi ĐH. Đỗ cả 2 trường nhưng cậu anh cả định bỏ ko đi nhập ĐH, để ở nhà đi làm nuôi 2 em........
  10. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    Hix, cháu đang dở nhiều việc quá nên không đi được cùng bà bà rồi. Bà bà vừa đi Đà nẵng về đang ốm lại tiếp tục vào Hà Tĩnh :x:x:x:x:x
    Theo cháu, quỹ mình sẽ hỗ trợ các cháu nhỏ hàng tháng để các cháu không bị đói nữa bà bà ạh. Khổ thân thế hoàn cảnh gia đình không có họ hàng thân thick gì sao bà bà?
  11. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ---Họ hàng xung quanh nhiều chứ, họ đã góp tiền chữa bệnh cho ông bố bị ung thư 4 năm trước, rồi sau khi bố mẹ mất lại nuối 3 anh em ăn học. Nhưng 3 anh em ko thể đến ở cùng vì sợ gánh nặng.

    ---Từ nay đến Tết là ko đói nữa. Tạm đủ ăn, đủ học rồi.
  12. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63

    Bà bà tính thế thì mình tạm thời chưa hỗ trợ thêm trong thời gian này nhưng về lâu dài (2-3năm nữa) vẫn đưa vào danh sách cần quan tâm để kịp thời hỗ trợ các cháu không bị đói rét.
    Trong đó tuy nghèo nhưng bảo sao rất nhiều học sinh giỏi? Chả bù ngoài này trẻ con ăn chơi không thiếu thứ gì nhưng học hành thì chả ra đâu:((:((:((:((:((
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này