Tầng 4----Quĩ TLV F319, nơi gặp gỡ của những trái tim nhân hậu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7330 người đang online, trong đó có 988 thành viên. 09:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126286 lượt đọc và 1044 bài trả lời
  1. vutbay

    vutbay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Bà bà ơi bà bà xem giùm trường hợp này xem sao nhé, đọc mà thấy thương quá :((:((:((
    http://dantri.com.vn/c167/s167-449081/uoc-mo-cua-co-be-khong-cha.htm
  2. chocopie295

    chocopie295 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Đã được thích:
    1
    Em bé này được cả cộng đồng cứu sống rồi. [:D]



    Gần 40 triệu đồng đến với bé 3 ngày tuổi có nhịp tim chậm
    (Dân trí) - Ngày 8/1, PV Dân trí tại Huế đã đến phòng Nhi Sơ sinh, khoa Nhi, BV Trung ương Huế trao số tiền 38.850.000 đồng của bạn đọc tới gia đình.
    >> Cháu bé 3 ngày tuổi có nhịp tim chậm tính bằng phút
    [​IMG]
    Tấm ảnh lưu dấu cho một chặng đường đáng nhớ: từ phải qua trái: BS Đặng Thế Uyên, BS Nguyễn Lương Tấn, BS Nguyễn Thị Thảo Trinh, chị Nhàn và anh Kiên, BS Đinh Quang Tuấn

    Đến với báo còn có BS Nguyễn Lương Tấn, phó trưởng khoa Ngoại tim mạch lồng ngực, người đã trực tiếp mổ cho cháu, BS Đặng Thế Uyên, trưởng khoa gây mê hồi sức tim mạch và BS Tô Hưng Thụy, khoa Cấp cứu tim mạch can thiệp. Cả 3 bác sĩ đã phối hợp với nhau thành công trong kíp mổ vào đúng ngày Giáng Sinh để đem về sự sống cho bé.

    Theo BS trực Nguyễn Thị Thảo Trinh, phòng Nhi Sơ sinh cho hay “Cháu hiện không có biểu hiện suy hô hấp, vết mổ đã khô dần, bú tốt, tiêu hóa sữa tốt và không thở gắng sức nữa. Hiện cháu đang phục hồi sức khỏe tốt”.

    BS Tô Hưng Thụy, người trực tiếp kiểm tra máy cho cháu cho gia đình biết từ 3 đến 6 tháng sẽ kiểm tra máy một lần để chỉnh tần số máy. “Chúng tôi đang đặt máy theo nhịp tim 100. Nếu sau này cháu lớn lên với độ hồi phục tốt thì nhịp tim bình thường sẽ tăng, lúc đó chúng tôi sẽ giảm nhịp của máy lại để cân bằng”.

    BS Thụy cho chúng tôi biết máy có tuổi đời 6 năm khi duy trì nhịp tim 60 lần/phút; nếu tăng nhịp tim lên 100 lần/ phút thì tuổi đời máy sẽ giảm lại còn 4,5-5 năm. Sau thời gian đó sẽ thay máy mới có kích thước to hơn và pin to hơn dùng khoảng 10 năm; tuy nhiên kinh phí máy dù to nhưng vẫn rẻ hơn máy cũ do không có dây dẫn.

    [​IMG]
    BS Tô Hưng Thụy kiểm tra nhịp tim từ máy cho cháu bé

    Anh Kiên đã quá cảm động, thay mặt gia đình cảm ơn tới đội ngũ quý bác sĩ đã tận tình chăm sóc bé và xin gửi đến báo Dân trí “tôi xin coi báo là ân nhân suốt đời” cũng như đội ơn toàn thể bạn đọc đã giúp đỡ bé thoát cơn thập tử nhất sinh. Hiện anh Kiên đã trả hết nợ do bạn đọc từ gần xa đã gửi về tài khoản của anh cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình trực tiếp của nhiều người tại Huế.

    BS Đinh Quang Tuấn, trưởng khoa Nhi, người đã thông tin cho PV Dân trí tại Huế nhiều trường hợp đáng thương – hiểm nghèo tâm sự “Nhờ tấm lòng nhân ái của báo và sự tương tác giữa báo và bạn đọc quá tốt nên cháu bé đã được cứu sống. Tôi xin cảm ơn báo và bác tổng biên tập Phạm Huy Hoàn”.

    Trong tấm ảnh chụp chung giữa gia đình và các bác sĩ để lưu niệm cho 1 gia đình đã tìm thấy hạnh phúc, 1 cháu bé đã được cứu sống, chúng tôi không khỏi xúc động khi nghĩ về tấm lòng của những người nhân ái trên khắp mọi miền Tổ quốc đã làm được nghĩa cử cao cả khi giúp người đáng thương hơn mình với tất cả con tim. Xin cầu chúc cho mọi người được sức khỏe, bình an trong những ngày cận kề năm mới Tân Mão 2011.

    Đại Dương
  3. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    Bà bà xem này, mừng quá cơ :((:((:(( @kimhoababa2
    Thứ Ba, 11/01/2011 - 07:38
    Hà Tĩnh:
    10,5 triệu đồng đến với 3 anh em mồ côi
    (Dân trí) - Chiều 10/1, PV Dân trí đã đến thăm và trao số tiền 10.500.000 đồng của bạn đọc tới hoàn cảnh 3 anh em mồ côi Trần Công Vũ, Trần Công Trường và Trần Công Tuấn Mạnh (xóm Sơn Tiến, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà).
    >> Quà nhân ái tiếp tục đến với 3 anh em mồ côi Trần Công Vũ
    [​IMG]
    Ông Trần Công Trung - Phó chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cùng Dân trí trao 10,5 triệu đồng của bạn đọc tới em Trần Công Trường

    Những ngày cuối năm, chúng tôi lại có dịp mang đến niềm vui cho 3 anh em mồ côi ở xóm nghèo Sơn Tiến, xã thạch Sơn. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà tranh tre mục nát, Trần Công Trường tỏ ra vui mừng cho biết, mấy hôm trước có hai người trên thành phố Hà Tĩnh về thăm chúng em và cho ít tiền để 3 anh em sắm tết. Số tiền đó em dành hết ra chợ mua 5 con gà về nuôi mong sao kiếm thêm ít tiền để trang trải cho việc học.
    Ngồi bên chuồng gà mới mua, Trường tâm sự: “Ngày bố lâm bệnh ung thư, mẹ bị tai nạn rồi mất đã để lại số nợ ngân hàng và anh em họ hàng cũng vài chục triệu. Kể từ đó cuộc sống của chúng em gặp rất nhiều khó khăn. Không ít lần 3 anh em có ý định bỏ học đi làm thuê. Nhưng từ ngày có báo Dân trí đưa tin đến nay đã có một số tố chức, cá nhân và các nhà hảo tâm quan tâm chia sẻ và gửi tiền giúp đỡ chúng em. Nhờ có số tiền đó, chúng em đã trả hết nợ và còn dành dụm được một ít để lo tiền học những năm sắp tới. Chúng em cũng không biết tương lai rồi sẽ sao đây, nhưng 3 anh em đã tự hứa với lòng mình phải cố gắng hết sức trong việc học để không phụ lòng với báo Dân trí và các nhà hảo tâm đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua”.

    Mong ước lớn nhất của 3 anh em Trường lúc này là thêm ít tiền để cất được ngôi nhà nho nhỏ thôi để 3 anh em có chổ che nắng, trú mưa chứ nhà các em đã xiêu vẹo mục nát lắm rồi. Nhìn ngôi nhà tranh tre tuềnh toàng mục nát chúng tôi hiểu rằng với 3 đứa trẻ mồ côi để cất lên được ngôi nhà là điều không thể. Ngôi nhà của các em đang ngày một xuống cấp trầm trọng. Chỉ nay mai thôi, ngôi nhà của các em sẽ có nguy cơ sập bất cứ lúc nào. Sự học trong thời gian qua nếu không có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm thì chắc giờ này quảng đường đến trường của các em cũng đã đứt gánh giữa đường.
    [​IMG]
    Mong ước lớn nhất của 3 anh em mồ côi Vũ, Trường và Mạnh là cất được ngôi nhà nhỏ để làm chổ che nắng, trú mưa an toàn
    Cảm thông trước hoàn cảnh của 3 anh em mồ côi cả cha lẫn mẹ Trần Công Vũ, Trần Công Trường và Trần Công Tuấn Mạnh. Ông Trần Công Trung – Phó chủ tịch UBND xã Thạch Sơn cho biết, những lần xã có chính sách tiền hỗ trợ xoá nhà tranh tre dột nát, chúng tôi cũng xuống tìm hiểu và trao đổi với anh em họ hàng của các cháu nhưng vì điều kiện các em không có tiền nên xã cũng đành gác lại. Về phía chính quyền xã, chúng tôi cũng quan tâm được phần nào đó chứ ngân sách cũng đang rất hạn hẹp.
  4. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2
    ---Mừng quá hỉ ? Như vậy là 3 anh em đã nhận được chừng gần 40 triệu rồi đó. Cộng đồng mình tốt bụng ghê, bao nhiêu ca khó khăn cũng đều trợ giúp ít nhiều. Hi hi, năm tới đủ ăn học và sửa nhà rồi. Hai chú em ở nhà thì sống dưới bếp, vào nhà trên lạnh lẽo , ẩm mốc, cái bếp nghe chừng ấm áp hơn nhà trên.
  5. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ---Em gái này thì đơn giản thôi, gửi cho 1 chiếc xe đạp. Huyện Đông Giang ở phía nào của Quảng Nôm vậy ta ???
  6. vutbay

    vutbay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    hi hi thanks bba nhiều ạ. Chúc bba mạnh khỏe và oánh chứng thắng lợi :)>-
  7. tuyetdung_28

    tuyetdung_28 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    0
  8. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((


    Hu hu, hu hu, huhu, sao miềng ko nghĩ ra sớm chứ ??? :((:((:(( Đọc bài rồi mới thấy cần mở mắt nhìn ra rộng hơn......


    Hu hu, Có thâm niên làm từ thiện mà chỉ nghĩ đến bệnh viện là trợ giúp người bệnh nặng thôi, giúp tiền thôi, ai ngờ thêm cái rét cần quần áo, chăn màn nữa chứ...

    Mấy ngày lạnh chỉ nghĩ đến trẻ em, cụ già miền núi, ở vùng xa..........thậm chí đóng thùng quần áo gửi cho mấy chị em mồ côi ở Đắk Lăk, đâu có ngờ ngay gần mình đây thôi, bao người đang chịu đói, bệnh lại thêm nỗi cơ cực vì rét.......Rét , lạnh lại sinh bệnh : ho, viêm mũi họng, cảm cúm......luẩn quẩn, luẩn quẩn, luẩn quẩn vì cái thiếu mãi.........

    ----Ôi , trời ơi, ai có quần áo, chăn màn cấp tốc phi vào viện K B, Bạch Mai...gì đó chia cho bệnh nhân + người nhà ngay nhé bà con F319. Ai đi được đi ngay, còn ko đi được thì tập trung lại để bba, Tôm, meoluoi, nuamua, jhon_perkin, cuc_vang........mang vào giúp.

    Nhà bbà vẫn còn mấy bịch quần áo lạnh lại mới thanh lọc thêm để nhẹ tủ, cả đống tất mới mà hội đi chợ Lạng Sơn rước về vứt đó.......đã mang 1 ít cho mấy cháu làm xây dựng gần nhà ----thấy chúng phong phanh bê gạch, xách cát chỉ nghĩ chúng cần quần áo để lao động....


    (Cả tuần nghe mấy thanh niên nhà miềng đi làm về kêu ngoài đường rét lắm, lạnh buốt....., thanh niên mà chăn đệm như thế chưa chi đã phải ôm gối sưởi, cắm lò sưởi ngủ........Bbà dè bỉu chúng yếu ớt hơn....bà...... già......, đã lạnh lắm đâu mà kêu ca kinh thế...........???)


    Oằn mình trong giá rét nơi hành lang bệnh viện

    Đêm đông, nhiệt độ ngoài trời có lúc xuống đến 8 độ C, vậy mà các bệnh viện như Bạch Mai, bệnh viện K (Tam Hiệp), bệnh viện Nhi... vẫn thấy rất nhiều bệnh nhân và người nhà phải ngủ ngoài hành lang trong chiếc chăn mỏng và manh chiếu rách.

    Vẫn biết các bệnh viện vẫn đang bị quá tải, nhưng những điều trông thấy mà buốt lòng

    Trải chiếu xuống nền... thành giường

    Cuối buổi chiều đông lạnh giá, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện K - cơ sở 2 (Tam Hiệp), trong khuôn viên, ngoài hành lang bệnh viện vẫn la liệt giường bệnh. Trong số đó, không chỉ có người nhà mà cả bệnh nhân cũng phải oằn mình chống lại cái lạnh.

    Dưới một tán cây, bác N.V.H co ro trên chiếc giường xếp. Bác H. quê ở Quảng Xương - Thanh Hóa, năm nay 60 tuổi bị bệnh ung thư vòm họng. Nhà nghèo, đổ bệnh cách đây đã hơn một năm nhưng đến giờ bác mới có tiền điều trị. Tay run run mở chiếc cặp *****g đựng cháo, bác ngậm ngùi: “Tôi được bệnh viện ưu tiên phát sổ người nghèo, nhận cơm và cháo từ thiện. Nhà đông con lại chỉ trông vào mấy sào ruộng nên nghèo lắm, ra Hà Nội chữa bệnh phải bán cả đàn lợn mới đủ tiền...”.


    [​IMG]
    Bác N.V.H vừa ăn cháo vừa xuýt xoa trong cái lạnh​


    Theo đợt, mỗi ngày bác H. đều phải làm hóa trị, không có tiền thuê nhà trọ nên truyền xong bác H. thuê luôn chiếc giường xếp, ngả lưng tạm với giá 15.000 đồng/ngày. Ban ngày thì kê ra ngoài cho thoáng, còn đêm đến thì bác H. chuyển vào trong hành lang bệnh viện. Giọng run run, Bác H. kể: “Đêm xuống chùm kín khăn mà gió vẫn thốc xuyên thấu cả xương. Mấy hôm nay, tôi phải trải áo mưa lên trên cho đỡ gió...”.

    60 tuổi nhưng mái đầu bác đã bạc trắng, những vết nhăn trên khuôn mặt co lại thành vệt rõ ràng. Trong cái lạnh tê tái của chiều Đông, nước da ấy như xạm hẳn lại, tím tái đến khổ sở.

    Chăn nhường cho người bệnh

    Nằm sát bên đó, chị N.T.T cũng trùm chăn kín mít. Nói là chăn nhưng thực chất đó chỉ là một mảnh vải rèm mà chị xin được của người bán tạp hóa tốt bụng trước cổng bệnh viện. Mỗi lần có cơn gió thổi qua, cả người chị T lại run lên vì lạnh. Vừa lấy tay giữ chặt miếng vải cho khỏi rét, chị vừa xuýt xoa: “Như thế này còn may chán đấy, chứ đầy người còn phải trải chiếu xuống nền đất ẩm để ngủ, làm gì có tiền thuê giường”.

    [​IMG]
    Co ro trong khuôn viên Bệnh viện K​

    Chồng chị T. bị ung thư phổi, điều trị ở đây đã được ba tháng nên so với mọi người xung quanh chị T. có khá nhiều kinh nghiệm: “Trời lạnh thế này cũng không bằng mấy hôm nọ mưa. Cả người, quần áo cứ bê bết bẩn thỉu bùn đất. Đêm, mưa còn hắt thẳng vào mặt, khổ sở lắm...”. Xung quanh chiếc giường xếp ọp ẹp, cả hành lý của chị chỉ có vài bộ quần áo cũ, hai chiếc chậu và một mảnh áo mưa. Chị ngậm ngùi: “Có hai chiếc chăn thì nhường cho chồng cả rồi, bao nhiêu quần áo thì mặc hết vào người... nên cũng chẳng có gì cồng kềnh”.

    Tuy đã muộn nhưng trong khuôn viên Bệnh viện Bạch Mai vẫn có vẻ đông đúc. Trên ghế đá, khuôn viên, hành lang đâu cũng thấy ngổn ngang, la liệt người nằm. Ngồi thu mình trên chiếc ghế đá, vừa xuýt xoa, bác L. (Thanh Ba - Phú Thọ) vừa trải lòng: “Con trai tôi bị tai nạn đang điều trị ở khoa chấn thương chỉnh hỉnh. 9h là hết giờ trông nom nên phải tá túc ngoài này...”. Đây là đêm thứ hai bác L. ngủ ngoài hành lang bệnh viện. Nói là ngủ chứ cũng chỉ nằm đấy cho đỡ mỏi lưng. Trời lạnh thế này, trong nhà còn khó ngủ chứ đừng nói là ngoài trời.

    Cách đấy không xa, bác H. bán nước chè dạo trong bệnh viện cũng run lên vì lạnh. Bác H. quê Hưng Yên là bệnh nhân chạy thận. Hoàn cảnh khó khăn, nên cứ mỗi tối bác lại tranh thủ bán vài ấm nước kiếm đồng ra đồng vào. Người bác H. nhỏ thó, già hơn nhiều so với cái tuổi 45 của mình. Bác kể: “Mọi hôm tôi còn bán đến một, hai giờ sáng. Mấy hôm nay trời lạnh chỉ dám bán đến 11 giờ là không chịu được nữa phải dọn hàng...”. Bệnh tật, ốm yếu là thế nhưng bác H. chỉ mặc độn mấy chiếc áo mỏng, bác ngậm ngùi tâm sự: “Làm gì có tiền hở cô, một tháng tiền thuốc men, nhà trọ ăn uống đã mất 3 đến 4 triệu rồi. Nhà làm nông, làm gì có nhiều. Lạnh nhưng tiết kiệm được đồng nào hay đồng đấy...”.


    [​IMG]
    Bên hành lang Bệnh viện Bạch Mai, la liệt những người co ro trong chiếc chăn mỏng​

    Ở mãi... thành quen

    Anh N. được cho là người có “thâm niên ngủ ngoài hành lang”, chia sẻ: “Mới đầu thì cũng lạnh lắm, phải lang thang hết hành lang, khuôn viên bệnh viện cho hết đêm nhưng sau vài hôm mệt quá thì cũng ngủ được hết mà. Đêm qua, chỉ có mỗi cái chăn mỏng mà tôi cũng đánh được một giấc ngon lành đến tận sáng...”.

    Một số người còn phát minh ra nhiều cách để chống chọi với cái lạnh. Trên hành lang, tận dụng những xe đẩy của bác sĩ không dùng đến họ quây lại để chắn gió. Thậm chí, có người còn sử dụng cả áo mưa, chiếu dựng thành những chiếc lán di động cho chắc chắn.
    Giọng ngậm ngùi, bác H. tâm sự: “Ở mãi trong cái khổ nên cũng quen rồi. Mới đầu, đi bán nước chè thế này, tôi bị viêm họng suốt. Bây giờ, cơ thể chai dần với cái lạnh rồi...”.

    Càng về khuya, trời càng lạnh. Gió ào ạt thổi tê buốt, những chiếc lán dựng tạm nghiêng ngả trông thật khổ sở. Trên hành lang, nhiều người thi nhau trở mình, co người lại cho đỡ lạnh. Tiếng ho khản đặc của ai đó vang lên từng cơn đứt quãng, không đủ để át lại tiếng gió mỗi lúc một mạnh rít lên ngoài trời.


  9. GBlock

    GBlock Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    09/08/2009
    Đã được thích:
    63
    @kimhoababa2

    Dạo này cháu bận kinh hồn nên quên xừ mất cái kia. Đang mải xem nốt số liệu cuối năm lại ứh được A thì chết cháu khất nợ cái kia nhớ hihi=((=((=((, còn cái mới thì cháu về xem cúp 1cuarơ [:D]
  10. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ----Cho lun 3 A nhé. [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};- Bba mún quyết để ck cái kia sớm


    ----Cái mới thì bà con ai có thời gian ghé đến Viện K thì tốt quá. Mấy ngày nay chắc cộng đồng dân Hà lội biết tin đến các BV rầm rập.=D>=D>=D> Trời thương cho rét, lạnh khô ráo thì còn may, chứ đổ mưa thì xong ..........:((


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này