Tầng 4----Quĩ TLV F319, nơi gặp gỡ của những trái tim nhân hậu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2968 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 05:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 126306 lượt đọc và 1044 bài trả lời
  1. VNindexpro

    VNindexpro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Mã số 126:
    Thương cảnh bé trai 16 tháng tuổi bố chết, mẹ bỏ đi
    (Dân trí) - Suốt những ngày Tết, cậu bé mới 16 tháng tuổi không biết đến bộ quần áo đẹp, hay ngồi con thú nhún mà chiều nào cũng phải mặc bộ đồ trắng, quấn khăn tang cùng ông nội ra bờ hồ thắp hương cho bố.
    [​IMG]
    Chưa được uống sữa, mặc đồ mới bé Thành đã phải để tang bố suốt ngày những Tết



    Mẹ bỏ đi “không một lời từ biệt” từ khi mới 12 tháng tuổi nên bé Phạm Đình Thành (16 tháng tuổi) sống trong sự đùm bọc yêu thương của bố. Dẫu cuộc sống khó khăn nhưng anh Phạm Đình Trường (27 tuổi, ngụ thôn Lộc Châu 2, xã Tân Nghĩa, Di Linh, Lâm Đồng) vẫn cặm cụi làm thuê, cuốc mướn để lo cho con trai. Anh Trường dành hết tình thương yêu của mình cho bé và coi cậu con trai như động lực sống và là niềm an ủi lớn nhất của đời mình.

    Sau những ngày làm việc vất vả để kiếm chút tiền mua sữa, quần áo cho con trong dịp Tết, ngày 30/1 (tức ngày 27 Tết) anh Trường được nghỉ việc về nhà với con từ sớm. Do máy bơm nước bị hư nên anh Trường lội xuống hồ để kiểm tra thì bất chợt bị một luồng điện rò rỉ giật văng xuống hồ. Khoảng 1h sau mọi người mới phát hiện thì anh Trường đã chết ngạt dưới lòng nước.

    Trong nỗi nghẹn ngào, ông Phạm Đình Quảng (54 tuổi, bố ruột của anh Trường) kể lại: “Từ khi vợ nó bỏ đi thì ban ngày gửi cháu cho bà nội coi dùm rồi đi làm thuê kiếm tiền, ai kêu gì thì làm đó. Tối đến lại ôm con về nhà, hai bố con nó cứ quấn quýt lấy nhau nên đứa bé cũng không nhớ đến mẹ nữa. Nó mới về khoe vừa được trả tiền công đến chiều sẽ đi mua đồ đẹp cho cháu Thành, ai ngờ chưa kịp thực hiện thì đã bị điện giật chết”.

    [​IMG]
    Bố chết, mẹ bỏ đi, căn nhà nhỏ này giờ trở nên quá rộng lớn với bé Thành​



    Do hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nên chỉ biết nhờ hàng xóm chung tay giúp sức để lo mai táng cho anh Trường. Đồng thời, ông Quảng chỉ tay về phía căn nhà nhỏ bị đất phủ đỏ nằm nép mình bên sườn đồi cho biết đó là nơi mà hai bố con vẫn ở hàng ngày. Vì không có đường lên nên khi anh Trường gặp nạn ông đã đưa thi thể con trai về nhà mình để lo hậu sự.

    Lần theo lối mòn, chúng tôi đến được căn nhà của anh Trường. Cánh cửa vừa mở, bé Thành bất chợt đòi xuống đất vào nhà. Như đã thành thói quen, Thành chập chững bước thẳng về chiếc va li đựng quần áo của 2 bố con, mở khóa tìm kiếm. Những bộ đồ dính sơn nước, xi măng của anh Trường vẫn nằm ngọn trong đó.

    Theo lời ông Quảng, nhiều người đến chia buồn với gia đình đã không cầm được nước mắt trước cảnh bé Thành ngồi ôm di ảnh cha. Càng thương bé trai 16 tháng tuổi này bao nhiêu thì càng cảm thấy bất bình, căm phẫn trước sự vô cảm của vợ anh Trường, mẹ ruột bé Thành bấy nhiêu.

    “Chuyện vợ chồng mâu thuẫn với nhau là bình thường, nhưng lẳng lặng cuốn gói bỏ đi để con nhỏ lại cho chồng là không chấp nhận được. Càng quá đáng hơn khi mọi người điện thoại thông báo tin chồng chết mà cũng không về thắp một nén hương tiễn biệt, hoặc xem con trai mình bây giờ ra sao thì quả là người mẹ không còn tình người” – Bà Đỗ Thị Hương (48 tuổi, hàng xóm gần nhà ông Quảng) bức xúc.



    Cuộc trò chuyện như bị nghẽn lại khi tiếng tiếng khóc bé Thành vang lên, dù cố gắng giỗ dành nhưng bà Vũ Thị Hương (47 tuổi, bà nội của bé Thành) vẫn không thể làm vơi đi tiếng khóc. Bà Hương tâm sự, chiều nào nó cũng khóc đòi bố kiệu trên vai về nhà. Vì khi còn sống con tôi vẫn hay làm vậy. Lắm khi đang ngủ cháu giật mình sờ lên mặt biết không phải bố lại òa khóc. Những lúc này tôi cũng chỉ biết khóc theo vì nhớ con thương cháu.

    Từ ngày anh Trường mất đi, bé Thành được ông bà nội chăm sóc. Nhưng hoàn cảnh của ông bà nội còn nhiều khó khăn vẫn phải chạy ăn từng bữa. Dù đã 54 tuổi những ông Quảng vẫn cùng cậu con trai thứ của mình làm thuê khắp nơi để nuôi sống gia đình gồm vợ và hai đứa con trai đang ở tuổi ăn học.

    Trao đổi với ông Nguyễn Văn Quế - Trưởng ******* xã Tân Nghĩa (Di Linh, Lâm Đồng) xác nhận, hoàn cảnh của anh Phạm Đình Trường là rất khó khăn. “Anh Trường là một thanh niên hiền lành trong xã, chưa một lần vi phạm pháp luật. Suốt ngày chỉ biết cặm cụi làm ăn lo cho con” – ông Quế khẳng định.

    Ông Quế còn cho biết thêm, ngay khi nhận được tin báo anh Trường bị điện giật chết, ******* xã đã có mặt để ghi nhận hiện trường. Nguyên nhân được xác định là do hở điện tại củ bơm nước, đây là chuyện ngoài ý muốn nên gia đình cùng làm cam kết để được mai táng ngay cho anh Trường. Trách nhiệm của chính quyền địa phương là thông báo cho gia đình vợ nạn nhân để nhắn lại với vợ của anh Trường, tuy nhiên không thấy chị này có mặt tại tang chồng. Chỉ có vài người đại diện đến một lúc rồi đi ngay.


    Ngoài ra, một điều làm nhiều người dân cảm thấy bức xúc khác là sự thờ ơ của các ban ngành, đoàn thể xã Tân Nghĩa. Ông Quảng khẳng định: “Khi con tôi không may bị nạn, hoàn cảnh thì khó khăn lại vào những ngày cận Tết nhưng không nhận được lời động viên nào cũng như hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền xã”.

    [​IMG]
    Thành mới 16 tháng tuổi chưa thể “ngấm” sự mất mát đang phải gánh chịu​



    Ông Quảng trăn trở: “Chúng tôi rất thương cháu, giờ bố đã mất, mẹ thì bỏ đi không chịu về nhận con. Nó mới 16 tháng tuổi, tương lai còn quá dài mà sức của vợ chồng già thì sắp kiệt, giỏi lắm chỉ lo cho cháu được 2 bữa cơm canh qua ngày”. Nói đến đây ông đưa mắt nhìn bé Thành đang lay hoay bên bàn thờ bố để bốc trộm quả mận. Thành vẫn còn quá nhỏ để cảm nhận được nỗi đau vô hạn khi sớm rơi vào cảnh mồ côi cha, “có mẹ như không”. Rồi đây em sẽ về đâu?

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

    1. Ông Phạm Đình Quảng: Thôn Lộc Châu 2, xã Tân Nghĩa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng – ĐT: 0975535402


    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
    Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn

    * Tài khoản VNĐ tại ABBANK
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0111.028.722.008
    Tại: Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Hà Nội.

    *Tài khoản USD tại ABBANK
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
    Account Number: 0111.028.723.004
    Bank Name: An Binh Bank (ABBANK) - HaNoi Branch
    Swift code: ABBKVNVX

    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0451 001 944 487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công


    * Tài khoản USD tại VietComBank:
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
    Account Number: 045 137 195 6482
    Swift Code: BFTVVNVX
    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm


    3. Văn phòng đại diện của báo:

    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
    VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
  2. ChimLonChua

    ChimLonChua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/03/2010
    Đã được thích:
    74
    Mình cũng đang định gửi bài viết này.
  3. gongrom

    gongrom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2010
    Đã được thích:
    1.563
    Cảm thương cho bé Đình Thành 16 tháng tuổi.

    Sao có người mẹ nào tàn nhẫn thế nhỉ?

    Cầu chúc cho bé gặp được nhiều người tốt và vượt qua được hoàn cảnh éo le.

    :((
  4. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    Thương bé con quá ta,Bé xiu thế này .:((:((:(( Mẹ ko về hay lại có chuyện gì xảy ra như mất tích mà ko biết ??? Gửi giúp ông bà nội tiền nuôi bé ko khó, khó là bé sẽ ra sao trong những ngày-tháng-năm tới ???
  5. zuczich

    zuczich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Đã được thích:
    777
    Có những trường/ lớp cho các cháu mồ côi bà nhỉ? nhưng ko hiểu quy chế hoạt động như nào, lâu lâu cháu cũng không để í.

    Chính ra các anh em đánh chứng khoán thành lập cty về nuôi dạy các em nhỏ mồ côi cả cha lẫn mẹ. Trên mỗi tỉnh thành lớn của cả nước sẽ setup 1 trường nội trú. Việc xin đất cho việc này chắc dễ, vận động các thày cô giáo mỗi ngày 1 tiếng dạy tình thương chắc cũng ok, cty chỉ cần bỏ tiền xay dựng cơ sở vật chất ban đầu và tiền ăn cho các cháu, phần này thực ra cũng huy động tài trợ được. Sau này các em sẽ là những công dân tốt cho xã hội
  6. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828

    ------Hềhề, hỏng đơn giản như zậy đâu. Lập Quĩ còn được vì đóng góp nhiều thì giải ngân nhiều, ít thì giải ngân ít, chứ lập trung tâm nhận các em vào mà ko xin được viện trợ thì bỏ mặc sao ? Lại còn nhân sự trông nom dạy dỗ, ăn uống....v....v......v......chưa kể phải có nhà đất làm trụ sở, đồ đạc...Hic hic, trăm thứ bủa vây...................

    Tỉnh thành nào cũng có trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và người già ko nơi nương tựa đó tráu ZZ. :-bd Còn cả nước lại có những trung tâm lớn hơn. Vấn đề là các gia đình ko muốn gửi con vào trung tâm, sợ con khổ trong khi chính họ để trẻ con sống đói nghèo, lay lắt, thậm chí có nhà còn đối xử tàn tệ đánh đập, bắt làm việc để kiếm sống.........Hiện nay lại có phong trào giúp đỡ Nhân Ái mạnh mẽ từ cộng đồng nhiều khi số tiền vượt quá mơ ước của 1 nhà nghèo, nên họ càng ko muốn cho con cháu vào trung tâm. ( ngay cả các trường hợp tàn tật, dị tật vì chất độc da cam nuôi trong vô vọng mà họ cũng chẳng muốn cho vào trung tâm nữa là.....)

    Việc tự thành lập 1 nhà, 1 trại, 1 trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi ko khó ( dù thủ tục cũng mệt ) và đã có khá nhiều nhà hảo tâm đã đứng ra bỏ tiền, bỏ công làm, rồi kêu gọi cộng đồng trợ giúp rất nhiều.

    Nhưng cái khó chính là làm sao trung tâm đó thật sự chí công vô tư vì các trẻ chứ ko phải chỉ trá hình để thâu tiền từ thiện . Cái khó nữa là làm sao duy trì sự tồn tại lâu dài, ý nghĩa, mặc dù đã có những trẻ em nuôi trong trong tâm bước vào đời khá thành đạt . Nhưng sự thật nảy sinh vô vàn khó khăn, đa số trung tâm đầu voi đuôi chuột, cuói cùng chỉ còn trông chờ vào viện trợ từ cộng đồng, thậm chí Ban lãnh đạo liêu xiêu vì ko đảm bảo nổi kinh phí để nuôi dạy các em...........Chủ yếu các em ở trung tâm cũng tự lao động nuôi mình nhưng ko phải là dễ có đủ việc làm để đáp ứng các lứa tuổi và thu nhập đủ cho ăn học.

    Nói chung là làm cho ra làm thì việc này đòi hỏi nhiều : nhân sự thật tận tâm, phải dành thời gian, tiền bạc tương xúng cho lâu dài chứ ko chỉ trông chờ vào cộng đồng trong 1 giai đoạn nhất định...v...v.......&...v.....v Các trung tâm nhà nước thì có nhà nước trả lương cho cán bộ trung tâm để làm việc. Trung tâm tư nhân trông chờ vào sự tự nguyện thì chẳng được lâu bền đâu. :))
  7. jessicaalba1

    jessicaalba1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2009
    Đã được thích:
    0
    Ý kiến kimhoa332 sâu sắc đấy.

    Trước đây Angelina Jolie nhận nuôi một đứa trẻ trại mồ côi là con của một người mẹ nghiện ma tuý và số phận của em đã thay đổi. Với em bé 16 tháng tuổi này cũng thế, hy vọng sẽ có số phận tương lai tốt đẹp hơn.

    Cổ tích của "những đứa trẻ Chanchu"

    Thứ Bảy, 05/02/2011 14:32
    (NLĐO)- “Những đứa trẻ Chanchu” là cái tên người ta thường gọi 5 đứa con thơ dại của ngư dân Lê Thánh Hoàng. Mất cả cha lẫn mẹ sau cơn bão lịch sử Chanchu, những đôi mắt trong veo này đã ám ảnh nhiều người.


    Sau hơn 4 năm, những “đứa trẻ Chanchu” thuở nào đang chờ đón một mùa xuân mới với nhiều niềm vui và hy vọng vào tương lai phía trước

    Phép màu này có được là nhờ vào những vòng tay nhân ái và một "bà tiên" mang tên Trần Nguyễn Thy Bình.

    [​IMG]
    5 chị em sau cái chết của cha mẹ. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

    Cổ tích giữa đời thường

    Nhắc đến hoàn cảnh gia đình anh Lê Thánh Hoàng (ngụ tại xã Bình Minh, Thăng Bình, Quảng Nam) ai ai cũng xót thương. Là người hiền hậu, chất phác, anh chăm chỉ làm việc để nuôi 5 đứa con tuổi ăn, tuổi lớn cùng người vợ đau bệnh và mẹ già 68 tuổi.

    Sau chuyến đi biển định mệnh, người đàn ông trụ cột của gia đình ấy vĩnh viễn ra đi trong cơn bão Chanchu oan nghiệt năm 2006. Chị Hồ Thị Bảy, vợ anh Hoàng, càng trở nên điên dại trước hung tin và mất sau đó không lâu, bỏ lại 5 đứa con. Vành khăn tang trắng chít trên đầu 5 đứa cháu thơ dại làm bà nội đau càng thêm đau.

    Ngay khi hoàn cảnh bi thương của gia đình anh Hoàng được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, người dân ở khắp nơi mở rộng vòng tay, chia sẻ, giúp đỡ. Người cho tiền, người động viên, an ủi, những cánh thư phần nào xoa dịu nỗi đau quá lớn của các em. Dẫu vậy, tương lai của các em vẫn mờ mịt trước muôn vàn khốn khó.

    [​IMG]
    Nhân trong ngày lễ tốt nghiệp cùng mẹ nuôi Bình và 2 em Năm, Hậu (từ trái sang)
    TS Trần Nguyễn Thy Bình là một Việt kiều Mỹ đã dành nhiều tâm huyết và công sức đầu tư vào lĩnh vực giáo dục.

    Tốt nghiệp ĐH ngành Quản trị kinh doanh tại Việt Nam, sau ngày miền Nam giải phóng, bà Bình sang Mỹ để tiếp tục theo đuổi chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường ĐH Portland State và Cao đẳng Marylhurst ở Hoa Kỳ.

    TS Bình hiện có đến 25 người con, trong đó 20 người là con nuôi mà bà nhận từ dịp về thăm quê hương lần đầu tiên từ năm 1990. Tất cả đều đã trở thành kỹ sư, nhà quản trị, giáo viên... đang làm việc ở Mỹ và Việt Nam.
    Tuy nhiên, như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường, 5 đứa trẻ đã được một mạnh thường quân đỡ đầu, đón vào TPHCM nuôi dưỡng và cho ăn học đàng hoàng.

    Bà Trần Nguyễn Thy Bình, Chủ tịch hội đồng quản trị của trường APU (APU International School), mẹ nuôi của các em, kể: “Năm 2006, sau trận lũ quét dữ dội ở miền Trung, tôi dẫn theo đoàn học sinh của trường APU đến các vùng tâm bão để chung tay giảm bớt nỗi đau của người dân".

    "Khi xã Bình Minh, tôi được nghe câu chuyện gia đình anh Hoàng và rất đau xót khi nhìn thấy các cháu. Thật sự lúc đó tôi chỉ muốn nhận nuôi một cháu thôi. Nhưng khi tôi hỏi xem đứa nào chịu theo thì hầu như các cháu đều im lặng. Một lúc sau có một cháu rất nhỏ (Lê Thị Thanh Năm) đến nắm áo tôi và nói: ‘Con muốn đi nhưng không muốn đi một mình…”.

    Không nỡ chia cắt 5 anh em, bà Bình nhận nuôi tất cả. Không thể thuyết phục bà nội rời xa quê hương, bốn chị em chia tay trong nước mắt với bà và đứa em bé nhất (Lê Thanh Tới) để lên đường vào TPHCM tìm cơ hội mới.

    Tin vào tương lai

    Sau hơn 4 năm miệt mài đèn sách, những “đứa trẻ Chanchu” ngày nào đã dần trưởng thành. Lê Thanh Nhân đã tốt nghiệp lớp 12 và chuẩn bị vào học ngành Quản trị kinh doanh trường APU tại Đà Nẵng; Lê Thị Thanh Hậu đang học lớp 9 và Lê Thị Thanh Năm cũng đang học lớp 7 tại trường APU.

    Nhớ lại quãng thời gian trước, Lê Thanh Nhân kể, giọng bùi ngùi: “Năm đó chúng em theo cô Bình vào thành phố, em ở ký túc xá dành cho nam; còn hai em và chị gái thì ở ký túc xá của nữ. Chúng em vẫn thường xuyên gặp nhau sau những giờ học trên lớp và tự học ở nhà. Thời gian đầu em nhớ nhà và không quen với cuộc sống ở thành phố nên cứ đòi về. Nhưng cô Bình khuyên bảo phải cố gắng để còn lo cho các em. Em ráng phấn đấu hòa nhập và quen dần”.

    [​IMG]
    Ba anh em Hậu, Năm, Nhân (từ trái sang) hiện đang học tại trường APU-TPHCM

    Theo Nhân, lúc đó nếu không đi đủ bốn anh chị em thì chắc chắn không ai đi và nếu không có trái tim nhân ái của bà Bình thì các em cũng không được như ngày nay.

    Hậu hớn hở tiếp lời anh: “Môi trường học tập ở đây tốt hơn nhiều. Thời gian đầu mới vào học do chưa quen với cách dạy ở trường quốc tế nên em cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dần dần em cố gắng phấn đấu và học khá hơn mấy bạn đã học trước mình luôn”.

    Ngoài thời gian học tại lớp theo lịch học của trường buổi tối, các em còn được học phụ đạo thêm với thầy tại kí túc xá. Chính sự phấn đấu với mục tiêu “học để cô Bình vui” mà Nhân đã tốt nghiệp loại A của trường.

    Hai cô em gái cũng học rất giỏi. Hiện nay, cuộc sống của bà nội tại quê nhà cũng ổn định nhờ sự giúp đỡ của cô Bình và họ hàng, hàng xóm xung quanh.

    Phần thưởng cho những ngày học tập miệt mài là một năm hai lần, cả bốn luân phiên về thăm bà và chơi với em vào dịp hè và Tết, hay Noel. “Cả ba anh em đã có dịp ở lại ăn tết chung với cô Bình và được cô đưa đi Đà Lạt chơi rất vui”, Lê Thị Thanh Hậu khoe.

    Hiện cô chị cả Thanh Sa đã quay về quê lập gia đình và ở gần bên để chăm sóc bà nội, em trai. Riêng ba anh em Nhân, Hậu, Năm ở lại TPHCM đón Tết Tân Mão.

    Nhân nở nụ cười thật tươi khi chia sẻ về ước mơ của mình: “Em sẽ cố gắng học thật tốt để lo các em và giúp đỡ cô Bình. Dù cô từng nói không cần tụi em quay trở lại để trả ơn và chỉ cần cố gắng học giỏi, nên người, thành đạt để giúp đỡ bản thân, gia đình và những hoàn cảnh khốn khó khác nhưng tụi em lớn rồi và cũng biết suy nghĩ. Nếu không có cô thì không thể có tụi em như hôm nay…”.

    Bài và ảnh: Mai Phương
  8. t-Nimbus

    t-Nimbus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/01/2010
    Đã được thích:
    46
    Hum nay ngày thần tài 2011 - xin đóng góp chút lòng thành vào quỹ TLV F319, mong quỹ càng ngày càng phát tài... để có thể giúp nhiều hơn cho những mãnh đời khó khăn... [r32)]

    (Cháu chuyển vào TK ACB nhe Bà Bà)
  9. boomerato

    boomerato Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    0
    =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>



    Nhân dịp năm mới cháu xin kính chúc pàpà kim hoa mạnh khoẻ, dẻo dai, trẻ đẹp mãi như thời con gái [r32)][r32)][r32)] và quĩ mình ngày càng vững mạnh giúp nhiều người nghèo khổ hơn.

    Chắc là pà pà đang đi du hí đầu xuân ạh.[r32)]
  10. chutchit26

    chutchit26 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    1
    :((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((:((
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này