Tầng 4----Quĩ TLV F319, nơi gặp gỡ của những trái tim nhân hậu.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7293 người đang online, trong đó có 987 thành viên. 11:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 126340 lượt đọc và 1044 bài trả lời
  1. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
  2. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
  3. nuamua

    nuamua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    2
    Bà bà có rảnh lúc nào thì đi cùng cháu nhé, chị gái cháu nhờ gửi riêng cho em nó nữa nên cháu nhận vụ này nhé bà bà :-bd
  4. Fossil_Corals

    Fossil_Corals Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2011
    Đã được thích:
    0
    Bàbà ơi!=((
    Nước mắt người cha cõng con 20km đi cấp cứu
    (Dân trí) - Anh ngồi đó, thẫn thờ nhìn đứa con đang cố nén chịu cơn đau. Chốc chốc người cha lại phe phẩy cái quạt giấy xua bớt cho con cái nóng oi bức của mùa hè, trong ánh nhìn thương cảm của những người cùng phòng...

    [​IMG]
    Cháu Chư bị gãy xương sống lưng do ngã từ trên cây.
    Người mà chúng tôi muốn nói tới là anh Lữ Phò Duyên (39 tuổi), dân tộc Khơ Mú, trú ở bản Tà Đò, xã Mường Típ, huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An).

    Con trai anh Duyên là Lữ Phò Chư (13 tuổi) học sinh lớp 6 trường THCS Mường Típ. Tranh thủ nghỉ hè, Chư cùng bố đi rừng làm rẫy. Thấy đói bụng, Chư trèo lên cây hái quả tính ăn lót dạ, ai dè cành cây gãy, em rơi từ độ cao 7m xuống đất, gãy cột sống lưng.

    Rẫy nơi hai cha con làm cách xa nhà và trung tâm y tế, nên sau đó anh Duyên đã phải cõng con đi bộ vượt quãng đường dài gần 20km, băng qua 5-6 ngọn đồi, 6 con suối mới đến trạm y tế xã cứu chữa, rồi được chuyển tiếp lên bệnh viện Nhi Nghệ An.

    Ngồi trong phòng bệnh, nét mặt anh bờ phơ, hốc hác vì quá lo lắng cho con. Anh kể: “Hôm đó ta chẳng thấy mệt chi cả, chỉ mong con nó đừng chết, đi gần 4 giờ đồng hồ mới tới trạm y tế. Tại đây được các y tá cho biết, cháu nó gãy lưng và phải chuyển viện, bây giờ thì nó đã đỡ rồi nhưng không có tiền chữa bệnh cho con thôi, khổ lắm".

    [​IMG]
    Nỗi đau của cháu Chư cũng như người bố rất cần sự giúp đỡ của mọi người.
    Được biết, sau cơn lũ quét cách đây gần một tháng, căn nhà cấp bốn của anh đã trôi theo con nước. Khó khăn tứ bề khi cái nhà không còn móng, nay thêm khốn khổ khi đứa con bị tai nạn thương tâm phải nằm liệt giường.
    Nỗi lo lắng hằn rõ trên khuôn mặt khắc khổ của người cha. Thương con lắm mà không biết phải làm sao: “Cơn lũ vừa rồi nó cuốn nhà của mình đi hết. Nhờ cán bộ nên vừa dựng được ngôi nhà tạm, thì bây giờ cháu nó lại phải đi bệnh viện, không có tiền, không có cơm ăn. Nằm đây lâu thì không được, mình phải đưa nó về thôi”.

    Cũng vì vậy mà mặc dù mới chuyển xuống BV Nhi Nghệ An được gần 5 ngày, nhưng anh Duyên cứ nằng nặc xin đưa cháu về nhà vì gia đình không đủ tiền trang trải.

    Gia đình Duyên vốn quanh năm chỉ bám vào vài sào nương rẫy trồng ngô, trồng sắn, mà phải nuôi tới 6 miệng ăn nên cái đói đã là chuyện gần như thường ngày. Nay phải nhìn cảnh con nằm liệt giường, anh càng lúng túng không biết tính sao. Muốn đưa con về nhà để điều trị bằng thuốc lá nhưng lại không nỡ, bởi biết rằng nếu đưa về thì tương lai của Chư sẽ chỉ còn gắn với cái giường mà thôi. Nhưng ở lại bệnh viện thì không biết lấy gì để ăn, trang trải các chi phí ăn ở và điều trị khi sau trận lũ quét vừa qua, tài sản nhà anh chỉ còn lại con số không tròn trĩnh.

    [​IMG]
    Hiện tại cháu Chư và anh Duyên đang điều trị tại BV Nhi Nghệ An. Tuy nhiên, anh cứ nằng nặc đòi về nhà vì không có tiền trang trải các chi phí.
    Anh Nguyễn Sỹ Trường (người hàng xóm) cùng đi xuống bệnh viện nhi Nghệ An cho biết: “Gia cảnh của gia đình anh Duyên rất bi đát, khó khăn do lũ quét chưa qua, lại đến lượt đứa con bị tai nạn, mọi tài sản trong nhà cũng không có gì mang theo. Là hàng xóm với nhau, thấy gia đình anh khó khăn nên tôi cùng đi xuống để giúp đỡ hai cha con anh ấy”.
    Hơn bao giờ hết, giờ đây anh Duyên và cháu Chư rất cần đươc sự giúp đỡ của cộng đồng, các nhà hảo tâm để nâng bước cha con vượt qua được những khó khăn này.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
    1. Anh Lữ Phò Duyên hoặc cháu Lữ Phò Chư, dân tộc Khơ Mú, ở bản Tà Đò, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An hoặc Phòng 206, khoa ngoại, Tầng 2, BV Nhi- Nghệ An.

    ĐT: 01636324418 (anh Được, em rể anh Duyên)
    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
    Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn
    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0451 001 944 487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công
    * Tài khoản USD tại VietComBank:
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
    Account Number: 045 137 195 6482
    Swift Code: BFTVVNVX
    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
    3. Văn phòng đại diện của báo:
    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
    VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

    Điền Bắc - Nguyễn Duy

    Đây nữa ạ!=((=((=((

    Tôi chỉ ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ
    (Dân trí) - Gần 4 tuổi nhưng bé Cầm Minh Quang nặng chưa đầy 8kg. Căn bệnh tim quái ác cướp đi khả năng biết đi, biết nói và nụ cười của bé, để rồi sự sống của bé cũng đang thoi thóp từng ngày trên giường bệnh trước sự bất lực của gia đình.
    Từ trung tâm xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, chúng tôi vượt gần 3km đường núi ngoằn nghoèo, đất đá lầy lội mới tìm đến được gia đình chị Vi Thị Yến, thôn Xuân Minh, xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân và lắng nghe những lời tâm sự về hoàn cảnh gia đình và đứa con tội nghiệp của vợ chồng chị.
    4 tuổi vẫn chưa biết đi, chưa biết nói
    Bé Cầm Minh Quang chào đời năm 2007 là kết quả tình yêu hạnh phúc của chị Vi Thị Yến và anh Cầm Minh Công. Cuộc sống vợ chồng tuy nghèo khổ, nhưng anh chị luôn yêu thương nhau và lo cho con.
    [​IMG]
    Đã gần 4 tuổi nhưng bé Quang vẫn chưa biết đi, chưa biết nói
    Nhưng rồi, niềm vui hiếm hoi đó cũng nhanh chóng vụt tắt khi chị Yến phát hiện bé Quang bị bệnh tim bẩm sinh sau một tháng chào đời. Vợ chồng chị Yến suy sụp tinh thần. Tiếp đó là những chuỗi ngày liên tiếp cõng con lên viện bởi sức khỏe bé Quang rất kém.
    Thương con bệnh nặng, nhưng gia cảnh khó khăn nên vợ chồng chị Yến chỉ biết nuốt nước mắt vào trong sống những tháng ngày thấp thỏm với hi vọng mong manh. Nhưng rồi, hi vọng nhỏ nhoi đó cứ kéo dài từ ngày này qua tháng khác, năm này qua năm khác mà cháu Quang vẫn không thấy lớn, cháu cũng chưa biết nói, biết đi, gần như một đứa trẻ vô hồn.
    “Như con người ta 4 tuổi đã biết đi học, biết đi chơi và chào hỏi ông bà. Nhưng cháu Quang đã gần 4 tuổi mà vẫn không nói được câu nào, không đi được. Các bác sĩ nói do cháu bị tim bẩm sinh, lại uống thuốc kháng sinh quá nhiều nên cháu mất đi các khả năng nói, đi. Nếu bệnh tim của cháu khỏi, cháu sẽ có khả năng nói được”, chị Yến giàn dụa nước mắt.
    Ông Cầm Xuân Định, ông ngoại của cháu Quang ngồi bên sụt sùi: “Gần 4 tuổi mà cháu nó còi cọc, ốm yếu như một đứa bé vài tháng tuổi, nặng chưa đầy 8kg. Trung bình một tháng cháu phải đi viện 2 - 3 lần. Gia đình tôi chỉ ước sao cho cháu Quang được khỏe mạnh và vui chơi như bao đứa trẻ khác thôi”.
    Tôi ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ
    Lập gia đình với hai bàn tay trắng, vợ chồng chị Yến cặm cụi quanh năm với 3 sào ruộng và ít đất đồi nuôi 5 miệng ăn nên cái đói, cái khổ là điều không tránh khỏi. Hơn nữa, ông Cầm Xuân Định (bố chồng chị Yến) lại bị loạn thần nên không làm được gì nặng, chỉ quanh quẩn ở nhà.
    Ngày thường ông Định rất hiền lành, chăm chỉ, nhưng mỗi lần lên cơn, ông Định lại la mắng, hắt hủi vợ con. Còn bà Hà Thị Thao (mẹ chồng chị Yến) tuổi cao, sức yếu nhưng vì hoàn cảnh khó khăn nên vẫn phải lăn lộn kiếm từng bữa cơm.
    Cuộc sống khó khăn, vất vả nên anh Công phải đi khắp nơi làm thuê kiếm thêm. Từ ngày bé Quang mắc bệnh tim bẩm sinh, thoát vị bẹn, do sức khỏe yếu nên bệnh của bé lại chuyển sang viêm phổi. Thế là trong nhà có tài sản nào đáng giá, vợ chồng anh chị cũng đã bán hết để lo thuốc ********* con.
    [​IMG]
    Nỗi đau thể hiện trên khuôn mặt của người mẹ trẻ khi nhìn đứa con bị bệnh tật
    Hiện tại, bệnh tim bẩm sinh của cháu Quang đã chuyển sang giai đoạn nặng, nếu không được phẫu thuật sớm, sự sống của cháu bị đe dọa từng ngày.
    Nhìn đứa con ốm yếu, chị Yến nước mắt ngắn dài: “Nhìn cháu 4 tuổi đang tập đi từng bước mà thương con. Cháu nó thèm được đi, nhưng cơ thể cháu bị bệnh tật hành hạ và uống thuốc kháng sinh quá nhiều nên không thể đi được. Các bác sĩ nói cháu có khả năng chữa được bệnh nếu được phẫu thuật sớm. Nhưng với số tiền 50 triệu đồng thì trong mơ gia đình tôi cũng không dám nghĩ tới. Tôi chỉ ước một lần được nghe con gọi tiếng mẹ thôi”.
    Lặng người đi một lúc xót xa nhìn đứa con ngồi dưới đất, chị Yến lại rầu rĩ: “Thương cháu lắm, vì cháu còn nhỏ nhưng sự sống đã bị đe dọa. Gia đình tôi chỉ mong sao cho cháu được khỏi bệnh, dù khổ, dù đói, dù phải chết thay con, tôi cũng cam lòng”.
    Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy yếu, xanh xao của người mẹ trẻ cùng những tiếng nấc đến nghẹn lòng khiến chúng tôi không khỏi xúc động. Hình ảnh người mẹ trẻ bế đứa con ốm yếu trên tay nhìn theo chúng tôi ra về với ánh mắt như muốn cầu mong một điều gì đó cho đứa con tội nghiệp của mình, càng khiến chúng tôi cảm thấy xót thương cho hoàn cảnh gia đình chị.

    Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
    1. Chị Vi Thị Yến, thôn Xuân Minh, xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
    ĐT: 01679.803.713
    2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
    Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
    Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
    Email: quynhanai@dantri.com.vn
    * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 0451 001 944 487
    Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công
    * Tài khoản USD tại VietComBank:
    Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
    Account Number: 045 137 195 6482
    Swift Code: BFTVVNVX
    Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
    * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
    Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
    Số TK: 10 201 0000 220 639
    Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
    3. Văn phòng đại diện của báo:
    VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
    VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
    VP HCM: 40/17/16 Nguyễn Văn Đậu, phường 6 quận Bình Thạnh. Tel: 08. 35107. 331
    VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

    Lan Anh - Duy Tuyên
  5. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Tks Fosi nhiều nhé [r32)][};-. Ck thì bùn nẫu rụt, đời thì nhiều trường hợp bất hạnh quá. Nghèo đói ---> bệnh tật----em bé 4 tuổi này bệnh toàn thân, lớn lên tương lai cũng mờ mịt, rồi bố mẹ trẻ cũng ko đi làm ra tiền , có chút nào chỉ đổ vào thuốc men, BV.......Quay vòng trong thiếu thốn nghèo túng.............Bi đát , tuyệt vọng thật. :((:((:((:((:((:((:((:((
  6. quangnhatno1

    quangnhatno1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    16.568
    [};-

    [};-[};-[};-[};-
    [};-[};-[};-
    :-bd
  7. gialongVT

    gialongVT Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/03/2008
    Đã được thích:
    1
    Lời kêu gọi giúp đỡ gia đình một chiến sỹ Hải quân Trường Sa.
    Kính gửi các tổ chức, cá nhân - những tấm lòng nhân ái trong và ngoài nước.

    Trước hết, xin cảm ơn các bạn đã quan tâm tới bài viết này và cho phép tôi được bộc bạch một đôi lời:

    Những gì các bạn sắp đọc dưới đây không phải là ngôn từ của một nhà văn hay nhà báo mà nó được trăn trở bằng sự đồng cảm của tôi - một cô gái vừa chân ướt chân ráo bước vào đời.

    Xin kính gửi đến các bạn, đồng thời khẩn thiết kêu gọi sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ của quí vị. Và tôi sắt đá tin vào tấm lòng tương thân tương ái của các bạn đối với hoàn cảnh nghiệt ngã của một gia đình có nhiều đóng góp, hy sinh cho Tổ quốc như họ.

    Đó là trường hợp của gia đình anh Hoàng Đình Liên đang công tác tại Lữ đoàn 171 vùng II Hải quân có vợ là chị Lê Thanh Hoa – nhân viên chi cục DSKHHGĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuộc sống gia đình của một chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam không được như những gia đình bình thường khác, nhất là trong điều kiện chính trị - xã hội đất nước hiện nay. Anh thường xuyên phải xa nhà làm nhiệm vụ ở khu vực quần đảo Trường Sa để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh hải cho Tổ quốc. Cuộc sống của anh là mênh mông biển nước, là những con sóng bạc đầu, là sự bình yên của biển đảo quê hương. Sự hy sinh thầm lặng ấy được đền đáp bằng một chỗ dựa vững chắc: mái ấm gia đình – nơi có người vợ đảm và tiếng cười giòn tan của những đứa con thơ.

    Những tưởng khó khăn sẽ được khỏa lấp bằng hạnh phúc nhỏ nhoi ấy, nó thực sự khó khăn và rối ren khi :

    Năm 2009, chị Hoa bị U xơ tử cung và phải lên Thành phố Hồ Chí Minh cắt mổ;

    Năm 2010, cháu Hoàng Lê Tú Anh – con gái út bị gãy tay, người mẹ đau yếu phải hai lần “ cắp nách” con lên Sài Gòn mổ tay ( Do chồng đi làm nhiệm vụ ngoài đảo, có khi đi cả năm mới được về nhà);

    Gần đây chị bị ung thư tuyến giáp và phải điều trị ngoại trú tại Trung tâm Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.

    Vậy nhưng niềm tin vẫn âm ỉ cháy trong gia đình anh. Nó được giữ sáng bởi hai đứa con thông minh, ngoan ngoãn. Con trai đầu – cháu Hoàng Lê Tuấn Anh đang là học sinh lớp 6, trong suốt 6 năm học cháu đều đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Nhìn các con khôn lớn từng ngày, bao bệnh tật, vả vất dần vơi. Họ đang nuôi hi vọng, nuôi tương lai…

    Vậy mà đớn đau lại không dừng giáng xuống niềm hạnh phúc duy nhất nhưng tất cả của người lính biển Trường Sa ấy: con trai anh bị ung thư máu giai đoạn cuối. Hiện cháu đang được điều trị tại Bệnh viện truyền máu và huyết học Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18/4/2011 đến nay. Trong quá trình điều trị, cháu đã được vô thuốc hóa trị đến đợt 2 ( trên 8 đợt cho suốt quá trình trị bệnh). Theo bác sỹ điều trị, trường hợp ca bệnh của cháu Tuấn Anh có thể chữa được 75% bằng phương pháp cấy ghép tủy ( từ em gái 6 tuổi cùng cha mẹ, từ tế bào gốc nếu mẹ sinh thêm em bé hoặc từ tủy mua ở Mỹ). Nhưng do chi phí điều trị quá lớn, dự kiến tổng chi phí cho 8 đợt hóa trị và dự kiến ghép tủy ( từ tế bào gốc của người thân nếu thích hợp) khoảng 1,6 tỷ đồng. Trong trường hợp buộc phải ghép tủy mua từ Mỹ về thì tổng chi phí này cần phải có là 5,5 tỷ đồng.

    Với thu nhập của một nhân viên tạp vụ ( 800.000 đồng/tháng - sau khi đã trừ bảo hiểm) và 4 triệu đồng/tháng của anh Liên thì đây đúng là vấn đề nhức nhối.

    Hiện tại, anh đã bán hết tài sản đất đai và nhà cửa để cứu chữa cho con với tổng trị giá cũng chỉ được 300 triệu (họ đã đưa trước 200 triệu để chữa bệnh cho cháu) nhưng con số thực sự quá lớn đối với gia đình anh.
    Đôi mắt vốn sâu trũng vì sóng nước nay lại đắng chát, nhức nhối bởi mong manh giữa sự sống – cái chết của vợ và con trai. Tất cả đè nặng lên đôi vai người lính biển. Nó quá nghiệt ngã, quá sức đối với anh - của một người thường xuyên phải xa nhà vì bình yên của Tổ quốc.

    Vừa qua và hiện nay, bằng nhiều cách khác nhau, nhân dân Việt Nam đang chung tay góp sức đấu tranh bảo vệ lãnh hải Dân tộc. Vậy, đoàn kết giúp đỡ những người trực tiếp vững chắc tay súng đối mặt với kẻ thù ngoài kia chẳng phải là một hành động thiết thực mang giá trị to lớn hay sao?

    Vì vậy, tôi xin gửi dòng trăn trở này tới những tấm lòng thiện nguyện và tha thiết kêu gọi sự quan tâm giúp đỡ của quý vị đối với gia đình anh Hoàng Đình Liên. Hãy chia sẻ với anh dù chỉ là một hành động rất nhỏ bởi đó là cả một tấm lòng mang nặng ân tình. Xin các bạn hãy cứu giúp vợ, con – gia đình anh. Hãy nắm chặt tay người chiến sỹ Trường Sa ấy vì anh cần lắm bờ vai vững, trái tim nhân đạo của các bạn, của tôi.

    “ Xin hãy cứu con của chúng tôi!” - Lời khẩn cầu khiến lòng người bất lặng…

    Mọi sự giúp đỡ xin được gửi về địa chỉ:


    1. Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, số 68 Lê Lợi, Phường 4, TP. Vũng Tàu.
    Điện thoại: 064.3 832 538
    Fax: 064.3 832 538
    2. Anh: Hoàng Đình Liên, 9/1 Nguyễn Gia Thiều, Phường 12, TP. Vũng Tàu.
    Điện thoại: 0977 326 001

    ( *******.org)
  8. quangnhatno1

    quangnhatno1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    16.568
    [​IMG]
    Thượng tá An Văn Huân - Phó Tổng biên tập Báo ANTĐ đến bệnh viện Việt Đức thăm cháu Tiên sáng 15-3 Phải năn nỉ hết lời với nhân viên bảo vệ, anh Lê Đức Minh mới tới được giường bệnh nơi bé Tiên nằm. Đây là thời gian các bác sỹ đang thăm khám cho các bệnh nhân. “Tôi mới biết được thông tin về bé Tiên tối hôm qua trên Báo An ninh Thủ đô nên sáng nay trước lúc đi làm tranh thủ tạt vào thăm cháu. Khi đọc bài báo về cháu, tôi đã khóc. Thực sự hoàn cảnh của cháu đã ám ảnh tôi rất nhiều. Tội nghiệp, mới 4 tuổi đầu mà sao số phận cháu đã nhiều éo le. Tôi cũng có con nhỏ trạc tuổi này nên rất hiểu những nỗi đau cả về thể chất lẫn tinh thần mà cháu Tiên đang phải gánh chịu”.
    Nhìn bé Tiên ngọ nguậy trong chiếc chăn bé xíu, người cha mới ngoài 30 tuổi ấy cứ vuốt mãi lên mái tóc lơ thơ của bé mà tần ngần: “Anh đừng chụp ảnh tôi làm gì, cứ coi chút quà mọn của tôi gửi tới cháu như là tình cảm của một người cha mong muốn con gái mình mau lành bệnh”.
    Anh Minh chỉ là một trong số hàng trăm ông bố, bà mẹ giấu tên, giấu cả địa chỉ tìm đến khoa Nhi, bệnh viện Việt Đức để gửi gắm chút tình cho bé Tiên. Phần lớn trong số họ không muốn công khai danh tính bởi nói theo cách của bác sỹ Lương Nhất Việt - Phó Trưởng khoa Nhi: “Đấy là lương tâm của tất cả những ai có con nhỏ”. Những ngày qua, bác sỹ Việt là người chứng kiến nhiều nhất những giọt nước mắt của biết bao người không quen biết khóc cho hoàn cảnh của bé Tiên.
    Anh kể: “Tôi vẫn nhớ như in một bà mẹ trẻ dẫn theo con gái vào thăm bé Tiên. Được mẹ kể cho nghe về hoàn cảnh của bạn, bé gái kia đã nằng nặc đòi mẹ mua 2 gói bim bim để vào thăm bạn. Nhìn hai đứa trẻ chia nhau từng miếng bim bim ấy, ai cũng khóc. Đến con trẻ còn thương nhau như thế huống hồ những người lớn chúng ta sao đành lòng…”.
    Người mẹ và bé gái ấy đã ra về không để lại một dòng địa chỉ. Dù các y tá đã phải năn nỉ để xin ghi lại danh tính giúp gia đình bé Tiên nhưng bà mẹ chỉ một mực lắc đầu quầy quậy: “Có gì đâu, mẹ con em giúp cháu chút tình nghĩa đồng bào”.
    Sáng nay, khi chúng tôi vào bệnh viện thăm bé Tiên cũng là lúc tình cờ gặp một tốp cán bộ của Xí nghiệp Xe điện Hà Nội đang tíu tít thăm bé bên giường bệnh. Trong số những cán bộ ấy có không ít những ông bố, bà mẹ rơm rớm nước mắt quay đi. Và điều làm chúng tôi xúc động hơn cả là trong túi quà cho bé Tiên còn có cả một cuốn sổ hiến máu của anh Đỗ Tuấn Ngọc - Bí thư chi đoàn của xí nghiệp. Cuốn sổ ấy, anh Ngọc đã giữ bấy lâu nay sau nhiều lần tham gia hiến máu nhân đạo. Nhưng giờ đây anh bảo: “Cháu bé mới là người cần. Tôi chỉ hy vọng, những giọt máu đó có thể giúp cho bé mau hồi phục”.
    “Không cầm được nước mắt”

    [​IMG]
    Vụ tai nạn thương tâm đã vĩnh viễn cướp đi đôi chân của bé Trần Xuân Tiên
    Đó thực sự là câu nói xuất phát từ trái tim mà ông Trần Trọng Cảnh ở xã Liên Trung-huyện Đan Phượng chia sẻ với phóng viên Báo ANTĐ khi đến toà soạn ủng hộ cháu Tiên, giúp cháu sớm vượt qua giai đoạn khó khăn. Phải thuyết phục mãi ông Cảnh mới chịu ngồi với chúng tôi trong giây lát để nói về nghĩa cử cao đẹp mà ông đang làm.
    “Tôi không thể nói hết cảm xúc của mình sau khi đọc bài báo nói về hoàn cảnh đáng thương của cháu Trần Xuân Tiên được đăng tải trên Báo ANTĐ. Cũng là một con người nhưng sao bé Tiên lại có số phận kém may mắn và thương tâm đến vậy. Thôi thì của ít lòng nhiều, tôi chỉ mong tấm lòng của mình và của nhiều người khác nữa sẽ giúp gia đình cháu thêm thắt để phần nào giúp cháu sớm có lại tuổi thơ”, ông Cảnh xúc động cho biết.
    Cũng trong sáng 15-3, hàng trăm bạn đọc đã đến Toà soạn Báo ANTĐ để thể hiện nghĩa cử cao đẹp của mình trước số phận một sinh linh bé bỏng cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, những trái tim nhân hậu ấy dường như cảm thấy việc mà họ đang làm rất đỗi bình thường bởi họ cho rằng ai biết đến hoàn cảnh của bé Tiên đều cũng làm như vậy.
    Một hình ảnh gây ấn tượng mạnh với chúng tôi, đó là em Hoàng Lê Anh, học sinh lớp 6A - trường THCS Tây Sơn đã một mình đến Toà soạn Báo ANTĐ trong buổi sáng mưa lạnh để ủng hộ bé Tiên số tiền 100.000 đồng với hy vọng bé Tiên sẽ sớm hồi phục. Với giọng nói ngượng ngùng em Hoàng Lê Anh đã bày tỏ tình cảm của mình thật trong sáng: “Cháu rất thương bé Tiên. Ở trường, các thầy cô giáo luôn dạy chúng cháu phải biết chia sẻ và giúp đỡ những người có hoàn cảnh kém may mắn. Cháu chỉ mong bé Tiên sẽ được đến trường như chúng cháu…”. Trước khi lễ phép chào chúng tôi ra về em thì thầm “Cô nhớ nói với bé Tiên hãy cố gắng lên nhé!”. Trái tim nhân hậu của em Hoàng Lê Anh đã khiến những người làm báo như chúng tôi cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa biết bao.
    Ông Nguyễn Hải Vân, số nhà 12, ngõ 5, Hoàng Quốc Việt đã nói lên tình cảm chân thành của mình: “Tôi rất cảm ơn Báo ANTĐ - tờ báo mà tôi rất yêu thích đọc hàng ngày. Qua đó, nhiều thông tin mới, nhanh nhất đã được chuyển tải tới bạn đọc. Có như vậy, những số phận bất hạnh và kém may mắn như bé Tiên mới có cơ hội được nhiều người biết đến để giúp đỡ”.

    Danh sách bạn đọc tiếp tục ủng hộ em Trần Xuân Tiên
    Bác Nguyễn Thành Vân, số 4, B5, Tập thể Yên Ngưu, Thanh Trì, Hà Nội-50.000đ; Bác Trần Thị Hà, 190. T14A, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội-100.000đ; Anh Đào Trung Hiếu, 102 Lò Đúc, Hà Nội-100.000đ; Anh chị Vi Thị Kiều Trang, Vi Huy Hoàng, P735, H12 Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai-200.000đ; Bác Chu Anh Tuấn, Đồn Công an số 1, Từ Liêm, Hà Nội-100.000đ; Bác Phạm Hữu Nguyên, huyện Từ Liêm, Hà Nội-100.000đ; Chị Nguyệt Nhi, tỉnh Bắc Ninh-50.000đ; Quang Hoà, quận Thanh Xuân, Hà Nội-50.000đ; Nhật Minh, Tập thể Kim Liên, Hà Nội-100.000đ; Vũ Thanh Hương, tỉnh Kon Tum-50.000đ; 2 em Ngô Quân, Ngô Minh, Tập thể Trần Hưng Đạo, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội-100.000đ;
    Chị Trần Thanh Hương, Trần Phương Thảo-33/47 Nguyễn Khả Trạc, Cầu Giấy, Hà Nội-1.000.000đ; Bé Nguyễn Trần Anh Thư, 36 Triệu Việt Vương, Hà Nội-100.000đ; Ông Nguyễn Đức Thanh, 221 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội-400.000đ; Cô Trần Hà Chi, 55 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội-500.000đ; Cô Luyện Thị Hằng, trường Cao đẳng Y tế Hà Nội, 35 Đoàn Thị Điểm, Đống Đa, Hà Nội-100.000đ; Bà La Thăng, SN6, ngách 158/124, phường Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội-200.000đ; Ông Lợi, số 6, Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội-200.000đ; Bà Thuỷ, Hàng Mành, Hà Nội-200.000đ; Bà Nguyễn Bích Vân, 30 Nguyễn Thái Học, Hà Nội-200.000đ; Bác Nguyễn Văn Phúc, 28 Phùng Hưng, Hà Nội-200.000đ;
    Bà Trương Thị Phúc, 55 Thuốc Bắc, Hà Nội-100.000đ; Bác Chu Đắc Được, 57B, Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội-200.000đ; Chú Dương Đình Hà, Kỳ Anh, Hà Tĩnh-200.000đ; Cháu Lê Vũ Hải Phong, 70, ngõ 295 Bạch Mai, Hà Nội-10.000đ; Cháu Ngô Tường Vi, P309 đơn nguyên 2, Tập thể TTXVN, Mai Hương, Hà Nội-20.000đ; Cháu Lê Nguyễn Lam Giang, P210 C6 Vũ Ngọc Phan, Hà Nội-20.000đ; Cháu Lê Đức Minh, Lê Ngọc Đức, 81 Ngõ 295 Bạch Mai, Hà Nội-50.000đ; Bác Phạm Quang Huy, Nguyễn Thị Thu Hiền, phòng 714CT3BX2 Bắc Linh Đàm, Hà Nội-1.000.000đ; Bác Trần Đức Việt, số nhà 11B, cụm 22 cụm 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội-100.000đ; Cô Trần Mỹ Linh, phòng 605 Nhà F, ngõ 28 Xuân La,Tây Hồ Hà Nội-100.000đ; Chú Hoàng Trung Quyết-200.000đ; Chú Phạm Thành Trung, đội 6, Nhân Mỹ, Mỹ Đình, Hà Nội-200.000đ;
    Cụ Cao Thị Mùi, anh chị Phương Anh, Nhật Minh, 16-31 Yên Bái 2, Phố Huế, Hà Nội-600.000đ; Bác Trần Trọng Cảnh, Liên Trung, Đan Phượng, Hà Nội-500.000đ; Cô Thu Trang, cô Huyền Trang, Ban Quản lý chợ Hoà Bình, 86 Trần Cao Vân, Phố Huế, Hà Nội-200.000đ; 2 em Hồng Anh, Hà Anh, số 9/25A, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội-500.000đ; Anh em Lê Anh, Lê Vi, 132B Lê Duẩn, Hai Bà Trưng Hà Nội-100.000đ; Cô Hoàng Thị Hiền, số 1 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội-1.000.000đ; Ông Phạm Văn Thân, 35/341, Đội Cấn, Hà Nội-1.000.000đ; Ông bà Triệu Yến, 325 Phố Vọng, Hà Nội-1.000.000đ; Chị Nguyễn Thu Đài Trang, học sinh lớp 3A trường Tiểu học Tô Hoàng, Hà Nội-200.000đ; Ông bà Dũng Ngọc, 107, HA Nguyễn Công Trứ, Hà Nội-500.000đ; Ông bà Trúc Lan, 232 Phố Vọng, Hà Nội-500.000đ; Ông bà Lợi Đông, Đại Cồ Việt, Hà Nội-500.000đ;
    Công ty Điện máy Thái Bình Dương, 31 phố Huế, Hà Nội-1.000.000đ; Ban Cuối tuần Báo An ninh Thủ đô-500.000đ; Ban Điện tử An ninh Thủ đô-460.000đ; Ông Nguyễn Văn Sứ, 93/354 Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội-300.000đ; Cô chú Phạm Thái Dương, Vũ Việt Hạnh, 101 Bà Triệu, Hà Nội-2.000.000đ; Cô Nguyễn Hải Vân, số 12/2, ngõ 5, ngách 5/2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội-500.000đ; Bác Lê Huỳnh, 37 Hùng Vương, Hà Nội-200.000đ; Bà Trần Kim Dung, P504, Tập thể Bách khoa Hà Nội-300.000đ; Bác Tạ Thị Chất P504, Tập thể Bách khoa Hà Nội-200.000đ;
    Anh em Bùi Quang Khánh, Bùi Minh Quang, 26, ngách 75, ngõ Thịnh Hào 1, phường Hàng Bột, Đống Đa, Hà Nội-500.000đ; Cô Nguyễn Thuý Hằng, Hội Giao, Nghĩa Tân, Hà Nội-1.000.000đ; Ông bà Lê Xước, 273 Hoàng Hoa Thám, Hà Nội-300.000đ; Bác Trần Bích Nga, số 9 ngõ 267, Hoàng Hoa Thám, Hà Nội-200.000đ; Anh Nguyễn Văn Lâm, lớp 9E, trường THPT Ba Đình Hà Nội-100.000đ; Bác Vũ Bá Thịnh, 40 Bùi Ngọc Dương, Hà Nội-300.000đ; Đoàn cơ sở Trại tạm giam số 2 ******* thành phố Hà Nội-1.000.000đ.
    Báo An ninh Thủ đô hy vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều sự đóng góp hơn nữa để chúng ta có thể giúp bé Tiên mau lành bệnh. Mọi đóng góp giúp bé Tiên, xin bạn đọc gửi về Báo An ninh Thủ đô - Số 82 phố Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội. Số điện thoại: 04-39396838. Bạn đọc cũng có thể trực tiếp liên lạc với ông ngoại bé Tiên - Trần Bá Vĩ - số điện thoại: 01683.675.376.
  9. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828
    ----Sozi bà con. Mấy ngày nay bba bận quá nên ko có thời gian theo dõi CK. Hôm nay vào thấy mấy trường hợp này thương quá. Sẽ ưu tiên trợ giúp gia đình chiến sĩ Hải quân Trường sa ngay. Bba sẽ nhờ các bạn ở Vũng Tàu đến tận nơi giúp. Còn lại sẽ xem xét giúp dần từng case. Phần bé Tiên thật thương tâm, cộng đồng cũng đã xúm vào chia sẽ, an ủi phần nào nỗi đau và gánh nặng.............


    Để ngó sang ck xem thế nào.
  10. quangnhatno1

    quangnhatno1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    16.568
    Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.

    [​IMG]





    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]


    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]


    [​IMG]







    Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
    [​IMG]


    Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào chính binh lính của mình và dân thường.

    Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”

    Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.

    Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà. Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…

    Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi! Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.

    [​IMG]
    Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
    lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
    và đưa em vào bệnh viện cấp cứu

    Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình - phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến nó!”.

    Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được đâu!”.

    Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.

    Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn, cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là “number one” (số 1) rồi!”.

    Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình. Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này