Tầng 5 Quĩ TLVF319 ------ nơi hẹn gặp của những Trái tim nhân hậu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2011.

5162 người đang online, trong đó có 580 thành viên. 18:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 481281 lượt đọc và 911 bài trả lời
  1. nuamua

    nuamua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    2
  2. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2


    -------Cả tháng nay sốt ruột vì tin lũ lụt quá tráu. Lần này có lẽ tổ chức đi thẳng Huế, Quảng Nem chăng ??? Đà nẽng thì dù gì cũng là TP mạnh nên dân có nghèo cũng đỡ khổ hơn dân vùng nông thôn, vùng xa. Mỗi tội đí xa mất nhiều ngày hơn thì ACE khó theo. :((:((:((
  3. nuamua

    nuamua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    2
    Chuẩn bị lên kế hoạch thôi bà bà, tráu đk 1 suất từ bây giờ luôn bà bà nhỉ, bà bà xem xét và báo ngày sớm giùm tráu để tráu xin nghỉ nếu cần nữa bba nhóe, năm ngoái lỡ rồi, năm nay có thế nào cũng phải đi bbà ạ :-bd
  4. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    Thủy điện xả lũ, dân không kịp trở tay

    Mấy ngày qua mưa lớn cộng với việc hồ thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ khiến hàng trăm nghìn gia đình ở vùng hạ du ngập nặng, 22 người đã chết.
    > Miền Trung chìm trong mưa lũ
    > Cố đô Huế ngập sâu
    > Hàng trăm nghìn học sinh nghỉ học do mưa lũ


    Tại Thừa Thiên - Huế, hai nhà máy thủy điện Bình Điền và Hương Điền trong những ngày qua đã không thể tích nước cắt lũ mà liên tục mở cửa xả. Chỉ trong đêm mùng 5, nước lũ tràn về vùng hạ lưu và sáng mùng 6 khắp thành phố Huế, các huyện Phú Vang, Quảng Điền mênh mông nước.
    Ông Nguyễn Minh Phụng, trú tại khu quy hoạch Kiểm Huệ, thành phố Huế, cho biết chưa bao giờ phải chứng kiến một trận lụt nào bất ngờ như thế. Trời không mưa nhưng nước cứ ùn ùn kéo về. "Chấp nhận là vùng thượng nguồn có mưa nhưng thủy điện đóng vai trò cắt lũ thì lại xả làm nhiều vùng dân cư bị ngập nặng”, ông Phụng vừa lội bì bõm trong căn nhà ngập hơn một mét vừa nói.
    [​IMG]
    Vùng hạ du tại Thừa Thiên – Huế ngập sâu trong hai đợt lũ. Ảnh: Nguyễn Đông. Giải thích về việc này, ông Đinh Hữu Tấn, Phó tổng giám đốc Nhà máy thủy điện Bình Điền, cho biết hồ thủy điện đã cắt lũ trong đợt thứ nhất và thứ hai. "Đến ngày 5/11, lượng nước về hồ đã vượt tràn 3,3 m nên chúng tôi phải xả nhằm đảm bảo an toàn cho đập", ông Tấn nói và khẳng định việc xả lũ phía thủy điện đã tuân thủ theo sự điều hành của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.
    Ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, nhìn nhận do thủy điện là công trình đảm bảo đa mục tiêu nên luôn có những thuận lợi và khó khăn. "Hai đợt lũ trước các thủy điện đã tích nước cắt lũ. Lần này do mưa quá lớn nên họ thông báo xả lũ, chúng tôi cũng đã thông báo lên tivi cho người dân chủ động đối phó. Về lâu dài, chúng tôi sẽ tìm mọi cách điều tiết lũ tốt hơn”.
    Tại Quảng Nam, Ban quản lý công trình thủy điện sông Tranh 2 đã cho xả lũ từ một tháng qua. Tuy nhiên đến ngày 7/11, họ đồng loạt mở 6 cửa xả với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s. Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định mưa lớn kèm theo xả lũ thủy điện với lưu lượng lớn đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu. Hàng trăm nghìn hộ dân ở các huyện như Nông Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, TP Hội An... bị ngập.
    Phờ phạc vì chỉ đạo chống lũ những ngày qua, ông Lê Ngọc Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Nông Sơn khàn giọng: "Lũ tràn về nhanh quá khiến người dân trở tay không kịp. Lương thực, gia súc, gia cầm trôi nhiều vô kể".
    Mỗi lần Ban quản lý thủy điện sông Tranh 2 xả lũ thì Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam fax văn bản thông báo trước 3-4 giờ. Theo ông Trung, nếu tính từ cửa xả của thủy điện sông Tranh 2 đến huyện Nông Sơn vài chục km thì khoảng thời gian thông báo như trên là quá ngắn, người dân không kịp đối phó.
    [​IMG]
    Thủy điện sông Tranh 2 xả lũ với lưu lượng từ 3.500 đến 5.000 m3/s trong hai ngày qua đã gây thiệt hại nặng cho vùng hạ lưu Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín. Tại Phú Yên, chính quyền địa phương và người dân đang bức xúc trước quy định về thời gian thông báo trước khi xả lũ của Ban quản lý thủy điện sông Ba Hạ. Tối qua, nhà máy này xả lũ với lưu lượng 1.400 m3/s, thuỷ điện Sông Hinh xả 200 m3/s. Hiện nhiều xã tại các huyện Tuy An, Đồng Xuân, Tây Hoà vẫn bị lũ cô lập, nhiều tuyến giao thông trọng yếu bị chia cắt.
    Ông Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho hay, khi phát hiện sự bất cập trong quy định thời gian thông báo xả lũ, tỉnh đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy điều chỉnh. Ông Trúc nhẩm tính, từ thủy điện sông Ba Hạ đến cửa sông Đà Rằng, TP Tuy Hòa hơn 60 km, nếu phải xả lũ mà thông báo trước 2 giờ thì người dân, chính quyền địa phương không kịp ứng phó.
    Từ góc độ của chuyên gia thủy văn, bà Nguyễn Lan Châu, nguyên Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, cho biết trong quá trình xây dựng quy chế vận hành hồ thủy điện sông Ba Hạ, nhiều ý kiến đề nghị các nhà máy thủy điện phải báo trước tối thiểu 6 giờ trước khi xả lũ để người dân và các cấp chính quyền vùng hạ du triển khai các biện pháp ứng phó.
    "Tuy nhiên, vì dự báo mưa và lũ tại khu vực miền Trung đang là một thách thức lớn đối với ngành khí tượng nước nhà nên cuối cùng đã quyết định các hồ thủy điện này chỉ thông báo trước khi xả lũ tối thiểu là hai giờ", bà Lan nói.
    Theo Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương, mưa lũ từ ngày 5/11 đến nay đã làm 22 người chết, gồm: Thừa Thiên Huế 1, Đà Nẵng 3, Quảng Nam 17, Quảng Ngãi 1. Có 2 người mất tích, gồm Quảng Nam 1, Bình Định 1. Tổng số nhà bị ngập là 117.000, tổng diện tích lúa bị ngập, hư hại gần 660 ha.
  5. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    NGƯỜI RỤC ĐANG ĐÓI!

    Bữa ăn trưa của cụ Cao Xàng, một nhúm nhỏ bồi sắn, độn thêm mớ bắp chuối úa vàng
    Dương Minh Phong
    NQL: Đáng lẽ viết một bài cẩn thận về nạn đói kéo dài của người Rục từ năm 1960 đến nay, nhưng vì phần vì ốm mệt, phần vì máy móc virus tùm lum, viết lách rất khó khăn, phải cài đặt lại, trong khi tình hình người Rục đang đói là rất khẩn cấp. Mình đưa bài Vào Rục-Ứa nước mắt của nhà báo Dương Minh Phong, biệt danh Cu Làng Cát về tình hình người Rục đang đói, đang rất cần cứu đói.
    Nhà báo Dương Minh Phong đã gắn bó với người Rục hơn chục năm nay. Năm 2006, anh đã cùng các nhà báo Phan Phương, Nguyễn Quang Vinh đấu tranh vô cùng gian khổ chứng minh người Rục đang đói trong khi cả tỉnh ủy lẫn UBND tỉnh Quảng Bình ra sức che đậy việc bỏ đói người Rục. Việc này Nguyễn Quang Vinh đã viết phóng sự 9 kì có tên Sự thật, ai muốn xem bấm vào đây: Sự thật kì 1, Sự thật kì 2, Sự thật kì 3, Sự thật kì 4, Sự thật kì 5, Sự thật kì 6, Sự thật kì 7, Sự thật kì 8, Sự thật kì 9
    Người Rục đang đói, ,học tập Trần Đăng Tuấn, bây giờ Dương Minh Phong không kêu ca chính quyền nữa, anh tự mình đứng ra lập quĩ cứu đói cho người Rục. Ai có điều kiện hãy cùng nhau góp gạo cứu đói cho người Rục, hãy Bấm vào đây!
    Sau đây là bài viết của Dương Minh Phong:
    Cuối tuần, gọi mấy nhà báo lão luyện lên Rục (Thượng Hoá, Minh Hoá, Quảng Bình) anh nào cũng ởm ờ, mình lên núi, bà con gọi điện về nói hết gạo, ăn sắn cầm hơi, ăn cả củ nhút, củ mài trong lũ. Đi một mình mới nhớ, với người Rục, mình có ân nghĩa, tháng 10-2006 mình cùng anh Nguyễn Quang Vinh (Báo LĐ), Phan Phương (Báo QB, đã chuyển qua NTNN) bơi vào với bà con.
    Đấy là chuyến đi gian nan, bơi vào với đồng bào cùng mảnh phao từ săm xe ô tô. Sau chuyến đi đó, đồng bào Rục có gạo ăn hết đói. Quanh câu chuyện này có những nhà báo bán đứng đồng bào, đứng về thành tích ảo, mình sẽ kể qua những entry dịp khác.
    Chừ vượt ngầm Kiểm Lâm, nước chảy tung đường. Mấy người dân ở xóm Mụ Ký Đi bộ, gặp Hung Trâu, nước vẫn còn cao, gần lút cột điện. Chiếc thuyền độc mộc làm từ nhựa xã trao cho dân bản Rục đi nhưng cơ khổ, người Rục chẳng ai biết chèo đò. Họ hú hoạ trên rừng, vắt vẻo trên hốc đá quen rồi, với họ mái chèo là một dụng cụ gần như trừu tượng, một sản vật văn minh khó học hỏi. Không hiểu vì sao. Nhưng chiếc thuyền hoạt động chẳng có mái chèo, mà cũng chẳng có trực canh như xã từng nói.
    Người dân xóm Mụ Ký thôn Tiến Hoá đi làm rẫy cao su chở vào, nước ngập Hung Trâu gần 4km, sâu đến 6m. Hết Hung Trâu, lội bộ qua dốc cao, đi một đoạn lại phải trèo vì đường bị lũ xé nát, trèo núi Mụ Oác, sau đó đổ dốc Yên Hợp. Vượt tiếp ngầp sâu là vào được Ón của Rục, vào được Ón thì vào được Yên Hợp và cũng vô được Mò O Ồ Ồ.
    Với người Rục, quan tâm bao nhiêu cũng chưa đủ, bởi một lẻ, chúng ta tiến lên các thời đoạn của loài người tuần tự từng nghìn năm. Người Rục rời hang đá 50 năm đã có chi bộ đảng, hội phụ nữ, hội thanh niên, đoàn viên, hội phụ nữ, hội nông dân…tức là đủ thứ hội. Mình thấy thế thì quả là thiên tài cho ai sắp xếp được ở đây các hội này.
    Nhưng hội đầy đủ thế mà bà con vẫn 6 tháng không có gạo ăn là nổi đau vô cùng. Nhà nước trợ cấp 6 tháng gạo, mỗi khẩu 15kg một tháng cho người Rục, 6 tháng còn lại chỉ biết sắn và củ quả rừng.
    Chuẩn thoát đói của Việt Nam mà Nông lương thế giới nói là chuẩn gạo. Không ai lấy sắn ra làm chuẩn thoát đói. Và Việt Nam là cường quốc xuất khẩu lúa gạo mà người Rục đói gạo là rất lạ.
    Bữa trưa của trẻ con ngày mình vào Rục
    Vào chạn bếp đồng bào, lạnh tênh. Bữa trưa nhiều gia đình chỉ có sắn và sắn, Nhà khá hơn có chút ngô. Nhà tốt hơn chút còn hai bữa gạo nấu cháo cho trẻ con ăn. Nhiều người ăn sắn đến gầy rạc người. Hỏi Cao Thị Thanh thèm cơm không? Thanh nói: “Cơm mà không thèm thì thèm chi”. Thèm thịt cá không:
    Thanh: “Thèm chơ, nhưng chừ thèm cơm nhất, thịt cá mơ cũng không có mô, chừ thèm cơm thôi, mình đang có thai, thèm cơm quá”. Thật sự giấc mơ nhỏ của người Rục chẳng lớn lao gì, họ không dám mơ bữa ăn có thịt cá như người dưới xuôi, mà mơ có cơm, cơm họ thèm đến quặn lòng, họ nói thèm cơm mà nghe thắt ruột.
    Với họ có bữa cơm là ấm bụng, có bữa cơm gân cốt như mạnh thêm lên, có bữa cơm họ phấn chấn tinh thần hơn. Một ngày vào Rục, ứa nước mắt khi nhà mình bưng bát cơm trắng, thức ăn đôi lúc chê vợ nấu dỡ, còn đồng bào, thèm cơm đến lạ lùng. Họ từng được bộ đội biên phòng cấp gần 6kg gạo chống đói trung lũ, nhưng mỗi khẩu như thế bị lũ quần 40 ngày, ăn chỉ trong chưa đầy năm ngày hết veo. Bởi bữa ăn của họ không có thức ăn ngoài muối trắng đâm ớt. Cơm chấm ớt ăn qua ngày, hết năm ngày ngồi bóc sắn nhai đắng họng.
    Lên đồn biên phòng 585, đồn trưởng Trịnh Thanh Bình tiếp đón bằng áo ba lổ, nói năng nghe hài hước. Bình mới lên
    Bữa trưa của ông Cao Xàng trên nắp vung
    làm đồn trưởng chừng một năm, có thể nói là chưa nắm bắt được hết tâm tư tình cảm dân bản. Nhưng lại nói, họ hết gạo ăn sắn là bình thường. Mình nghĩ, nếu Bình ăn sắn một tuần xem có chịu đựng được không? Đồn 585 vừa có thành tích cứu 9 học sinh và 6 người dân trong lũ, cũng đưa đỡ đẻ một sản phụ và một cháu nhỏ viêm phổi cấp. Đồn 585 cũng là địa chỉ làm ra lúa nước cho người Rục để mổi khẩu được chừng hai yến lúa trong năm ni.
    Đi mót săn cầm hơi, bà Cao Thị Vinh suýt chút nữa bị lũ cuốn
    Nhưng đồn trưởng nói ăn sắn là chuyện bình thường thì không thể tin. Gặp Bình nói bà con cần mấy tấn gạo, như chạm vô tự ái hay sao mà Bình chẳng nói thẳng, mà nói hết gạo là có sắn, rồi còn ít ngô rẫy nữa. Cạy mãi, Bình mới nói thiếu 4-5 tấn. Mình biết, mỗi bữa ăn của Bình với tiêu chuẩn có cá hoặc thịt, hoặc là trứng rán…Bữa ăn như thế chỉ cách nhà dân một quãng không xa.
    Rời Rục lúc chiều lặn, mình gọi ngay cho Chủ tịch huyện, ông Đinh Quý Nhân, gọi máy cho ai đó nói chở vào Thượng Hoá 4 tấn gạo, mời bà con ra lấy vô ăn để đói. Mình đánh giá cái cuộc điện thoại này hay, vì dân có gạo
    Tất nhiên chừng đó gạo không đủ no dài ngày, nhưng cũng vơi đi cái thèm cơm da diết của người Rục anh em ta. Sáng nay mớ máy, một người dân trên đó, thuộc hàng lao động giỏi gọi điện cho mình, dân bản đang lục tục đi nhận gạo “mừng hung chú ơi. Trưa có cơm ăn rồi”.
    Từ nay đến cuối năm, họ cần 10 tấn gạo nữa, ai có xin cho đồng bào của chúng ta.
    Hãy cùng nhau đưa gạo đến người Rục!
  6. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    NGƯỜI RỤC ĐANG ĐÓI!

    [​IMG]Bữa ăn trưa của cụ Cao Xàng, một nhúm nhỏ bồi sắn, độn thêm mớ bắp chuối úa vàng
  7. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]Bữa trưa của trẻ con ngày mình vào Rục
  8. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]Bữa trưa của ông Cao Xàng trên nắp vung
  9. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2
    [​IMG]Đi mót săn cầm hơi, bà Cao Thị Vinh suýt chút nữa bị lũ cuốn
  10. hungfinel

    hungfinel Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này