Tầng 5 Quĩ TLVF319 ------ nơi hẹn gặp của những Trái tim nhân hậu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kimhoababa2, 22/09/2011.

5350 người đang online, trong đó có 558 thành viên. 08:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 481095 lượt đọc và 911 bài trả lời
  1. zuczich

    zuczich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Đã được thích:
    777
    cháu zuczich mới chuyển tiền ủng hộ quỹ 500k ạ, mong góp phần cứu giúp các mảnh đời bất hạnh
  2. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828


    ------Cảm ơn tấm lòng và sự xẻ chia của Zutzit .[r32)][};-[};-[};- Chúc bạn nhiều niềm vui , may mắn và thắng lợi trong CK 2012. [r2)][r2)][r2)][};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. kimhoababa2

    kimhoababa2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2008
    Đã được thích:
    155.828



    ------Nhiều hoàn cảnh khó khăn được public quá, ai cũng cần trợ giúp ngay -- biết giúp thế nào đây. :-??
    :-??:-??


    TTCK ngày càng ẩm ương, nhiều ma giáo, bà con nhỏ lẻ hiền lành ngày càng thua loss, buồn bã nhiều, cuộc sống vất vả hơn ..........
  4. alanzuan

    alanzuan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2007
    Đã được thích:
    33
  5. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2


    --------Hi, tráu , Bba vẫn theo dõi các bài trên mục Nhân Ái báo Dân Trí, theo dõi từng bài đến khi cộng đồng trợ giúp xem họ nhận được nhiều hay ít. Trường hợp bé LY này đưa từ hồi tháng 4 , cũng dã có nhiều người gửi trợ giúp nhưng tổng số tiền chưa nhiều.


    ------Cô bé ở những bài viết sau này cười tươi hơn hẳn, rất xinh gái.


    Thứ Năm, 14/06/2012 - 16:30
    Hà Nam:
    Quà bạn đọc tiếp tục đến với bé gái “mơ một ngày làm thiếu nữ”

    (Dân trí) - Chiều ngày 12/6, PV Dân trí đã đến thăm và trao số tiền 6.400.000đ đến chị Lương Thị Thu, mẹ bé Phan Thị Ly, nhân vật trong bài viết: “Bé gái mơ một ngày làm thiếu nữ”, ở thôn Nội xã Đồng Du, huyện Bình Lục.
    >> "Bé gái mơ một ngày được làm thiếu nữ" nhận quà bạn đọc
    >> Bé gái mơ một ngày được làm thiếu nữ


    Chúng tôi đến thăm gia đình chị Thu trong cái nắng nóng oi bức của mùa hè, bé Ly vẫn ngồi ngoan ngoãn trên giường để cho mẹ làm việc.
    [​IMG]
    Nụ cười hiếm thấy trên khuôn mặt bé Ly.
    Gặp chúng tôi, thay bằng sự sợ hãi, tự ti, mặc cảm với bệnh tật, bé Ly nhoẻn miệng cười, nụ cười ngây thơ trong sáng như chính đôi mắt của bé. Chị Thu cho biết, từ khi báo điện tử Dân trí đăng tải thông tin về hoàn cảnh gia đình, có rất nhiều bạn đọc đã về tận gia đình, hỏi thăm tình hình sức khỏe, cũng chính vì tiếp xúc nhiều, nên bé Ly có vẻ đã mạnh dạn hơn.
    Đang vào vụ thu hoạch mùa, nên chị Thu rất bận rộn với công việc, ở nhà một mình không ai chăm bé Ly, nhưng bé vẫn rất ngoan ngoãn, không quấy khóc.
    Thời tiết vào hè, oi bức, nên Ly rất khó chịu, mỗi ngày Ly phải tắm đến 3 lần để tránh cho các lỗ chân lông bị bí bách khó chịu. Hầu như cứ rời xa quạt là người Ly lại nhầy nhụa mồ hôi, lúc nào cũng phải lau người liên tục.
    [​IMG]
    PV Dân trí trao quà bạn đọc tới mẹ con chị Thu.
    Mặc dù căn bệnh đa u xơ thần kinh hệ sắc tố của bé Ly không thể chữa trị, chỉ có cách là ra nước ngoài ghép da, nhưng chưa lúc nào chị Thu hết hi vọng. Chị Thu tâm sự: “Biết là chỉ có cách đưa cháu nó đi nước ngoài để ghép da, nhưng mà tôi vẫn hi vọng bệnh của cháu sẽ có người chữa được”.
    Đón nhận món quà bạn đọc ủng hộ, chị Thu chia sẻ: “Mẹ con tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các nhà hảo tâm, báo điện tử Dân trí, đã giúp đỡ mẹ con tôi trong lúc khó khăn, vất vả. Số tiền bạn đọc ủng hộ tôi đã làm một sổ tiết kiệm để lo cho cháu nó sau này”.
    Văn Tuyên
  6. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

    Có quá nhiều hoàn cảnh đáng thương mong là giúp đến đâu được đến đó --- cuối tuần bba sẽ đi gửi tiền giúp cho 2-3 cases cần kíp.


    Cũng 1 kiếp người -- trông bà Sót cùng cực thế mà nét mặt vẫn đẹp, có đến nỗi nào đâu mà sao số lại khổ thế . :((:((:((

    Cảm động người đàn bà 20 năm ăn xin nuôi con, cháu ăn học

    - Suốt những năm qua, bà Sót lặn lội từ Hậu Giang lên TP. Cần Thơ làm nghề hành khất, hằng mong cho những đứa con, rồi đến những đứa cháu có cái bỏ vào miệng.

    Người đàn bà nghèo gắn cuộc đời mình với kiếp ăn xin lo cho con, cháu ăn học là Nguyễn Thị Sót (56 tuổi) quê ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Nhiều năm nay, bà lấy công viên, ghế đá… làm nhà để bám “nghề” ăn xin lo cho con, cháu cái ăn cái mặc. Nhưng hiện tại sức khỏe bà suy yếu, một lúc lo cho 2 đứa cháu nhỏ thì không cách nào bà Sót vượt qua nổi.
    Gần 20 năm ăn xin nuôi con, cháu ăn học
    Chúng tôi biết được hoàn cảnh của bà Sót thông qua các mẹ Nhân ái ở Cần Thơ giới thiệu. Theo các mẹ Nhân ái, tội nhất là bé Phạm Sì Til (2 tuổi), hôm gặp bé đang bị cảm sốt, nếu để cháu Til dầm sương, gió với bà Sót thì rất nguy hiểm cho tính mạng của bé, nhất là hàng đêm cháu phải ngủ ngoài trời. Trong tình thế đó, chúng tôi cùng với các mẹ Nhân ái lên đường ngay, đến nhà bà Sót tìm hiểu.
    Vượt qua mấy cây cầu nhỏ của ấp Trường Phước A chúng tôi đến nhà bà Sót. Gặp lại chúng tôi bà rất vui mừng, bà loay hoay rồi chẳng biết mời chúng tôi ngồi đâu khi trong nhà không có cái ghế nào. Nhìn từ trước đến sau đều trống hoác, nhà trước đặt 2 cái giường gỗ cũ kĩ, nhà sau là căn bếp tòi tàn, đèn ngòm vì khói củi, ...
    Bà Sót có hết thảy 6 đứa con, 6 đứa con chưa phải là nhiều quá để bà không nhớ nổi tên tuổi và hiện chúng làm ở đâu. Nhưng vì cái nghèo, cái khó, lại gần như mù chữ nên gần nửa cuộc đời bà phải dầm mưa giải nắng, đi hàng hàng kilomet ngửa tay xin tiền và không ít lần bị người ta quở mắng khi ẵm con, cháu nhỏ đi xin… Trong hoàn cảnh đó, tâm trí bà không đờ đẫn mới là điều lạ.

    [​IMG]
    Gần 20 năm nay bà Sót không ngại đi ăn xin để lo cho con cho cháu có cái ăn, học biết cái chữ để sau này đỡ khổ

    Vừa ru bé Sì Til ngủ bà Sót bùi ngùi kể: “Cách đây 12 năm, khi thằng Cảnh (Phạm Văn Cảnh đang học lớp 6 – đứa con út của bà Sót - PV) ra đời, ông nhà đi làm xa, một mình tui phải lo cho 2 đứa con (chị kế của cháu Cảnh). Sau nhiều đêm suy tính, làm thế nào để tụi nhỏ khỏi đói, khỏi dốt và tui quyết định bế cháu Cảnh đi xin. Cứ vậy, tui ôm đứa nhỏ đi xin, đứa lớn gửi hàng xóm trong coi. Đến khi thằng Cảnh lớn, tui để ở nhà, tiếp tục bế cháu Nhung (con của đứa con thứ 2 - PV) đi xin và bây giờ là cháu Sì Til (con của đứa con gái út đã bỏ đi biệt tích từ 3 tháng nay. Cũng may trời thương, bà con bố thí nên tui mới nuôi chúng không lớn đến giờ này!”
    Cái nghèo cứ như sợi dây vô hình bó cuộc đời bà Sót với kiếp ăn xin. Vừa hết 6 năm lặn lội ngửa tay xin tiền thiên hạ nuôi thằng út khôn lớn thì đứa con gái thứ 2 quá nghèo khó (làm công nhân ở TP. Hồ Chí Minh) gửi cho bà nuôi hộ đứa cháu ngoại vừa mới dứt sữa. Thương con, thương cháu bà nhận nuôi và bà tiếp tục đi xin. Và thoáng đó, đứa cháu ngoại đã 6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1, bà định bỏ “nghề” ăn xin ở nhà đi làm thuê lo cho chúng, nhưng không ngờ đứa con gái út bị người ta dụ dỗ, sanh ra bé Sì Til được tròn tháng thì bỏ đi ngay cho đến bây giờ. Bà lại tiếp tục bế cháu đi xin.
    Không sợ vất vả, miễn con cháu chịu ăn học
    Dù một chữ bẽ đôi bà Sót cũng không biết, nhưng bà nhìn chúng tôi xúc động nói: “Tui chấp nhận người ta dèm pha, tui không sợ cực khổ để lo cho mấy đứa nhỏ ăn học đàng hoàng. Tui muốn chúng lớn lên biết cái chữ đi làm kiếm mỗi tháng 2- 3 triệu đồng là đời nó sống khỏe rồi!”. Bà Sót nhìn cháu Cảnh, bé Nhung kỳ vọng, còn 5 đứa con lớn của bà không thể thoát đời làm thuê làm mướn vì không biết cái chữ do không nghe lời bà.
    Nếu như không nhìn vào sự hy sinh của bà cạm chịu gần 20 năm qua để “bán mặt” ăn xin lo cho đám con và 2 đứa cháu thì chúng tôi không dám tin vào tâm nguyện của bà khi một mực kiếm tiền lo cho con cháu ăn học. Câu chuyện học hành tiếp tục sôi nổi hơn khi ông Phạm Văn Hoàng – chồng bà Sót vừa đi chợ mua vở cho cháu Cảnh và cháu Nhung về. Theo ông bà Sót mua sách vở thời gian này rẻ hơn đến tựu trường đắt hơn nhiều.
    Ông Cảnh bày tỏ: “Biết vợ tui bế cháu đi xin như vậy là nguy hiểm là không tốt cho cháu nhưng với tình cảnh “không cục đất chọi chim” thì ở nhà lấy gì ăn, công việc làm thuê chỉ theo mùa vụ. Để phụ với vợ tui lo cho mấy đứa nhỏ, tui vay bạc hỏi mua chiếc xe cũ này để chạy xe ôm, phòng ngờ nhưng hôm bà xin không được cũng có tiền đong gạo!”

    [​IMG]
    Cái nghèo, cái dốt như sợi dây vô hình trói chặt bà với kiếp ăn xin

    Như tháng rồi tiền bố thí của bà con chỉ đủ tiền thang thuốc cho cháu Sì Til. Và mới đây cháu tiếp tục ngã bệnh, cũng may gặp các mẹ nhân ái ở Cần Thơ, mẹ Hương ở Hà Nội gửi tiền giúp đỡ và đưa cháu đến bệnh viện Nhi Cần Thơ khám bệnh. May mắn cháu chỉ bị cảm nóng thông thường và mắt bị viêm kết mạc, và bệnh ngoài da do vệ sinh kém... Sau khi khám xong cho bé, các bác sĩ cho thuốc uống và sức khỏe đã ổn.
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, hành trình đi xin của bà Sót cùng với bé Sì Til thường 3, 4 ngày mới về nhà một lần. Điểm bắt đầu là những chợ lớn ở Hậu Giang, Vị Thanh rồi lên TP. Cần Thơ… Trong những ngày hành khất bà cháu lấy ghế đá, công viên, gầm cầu, may mắn hơn là được ngủ ở nhà chùa. Sau một đêm tá túc đâu đó, bà cháu tiếp tục đi xin. Mỗi chuyến như vậy, về nhà còn được 300.000 – 400.000 đồng, gom góp lo tiền sữa, tiền sách vở, ăn học của con và 2 đứa cháu, cũng chẳng đủ đâu vào đâu. Bà lại đi xin.
    Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Văn Tâm – Phó bí thư xã Trường Long Tây cho biết: “Hoàn cảnh của bà Sót rất khó khăn thời gian qua xã chỉ hỗ trợ cất ngôi nhà tình thương cho gia đình. Dù hoàn cảnh gia đình luôn thiếu trước hụt sau nhưng ở bà Sót có cái tâm rất mực thương yêu con, cháu nhất là chuyện học hành. Nhiều lần xã khuyên bà ở nhà, vận động bà con cho gạo ăn, nhưng bà không đồng ý vì ở nhà sẽ không có tiền lo cho tụi nhỏ ăn học!”
    Trước khi ra về, các mẹ nhân ái ở Cần Thơ hỗ trợ một ít tiền để bà thang thuốc cho bé Sì Til và căn dặn không bế cháu đi xin nữa. Tuy nhiên chúng tôi nghĩ với hoàn cảnh của bà như hiện nay (nuôi 1 đứa con, 2 đứa cháu ăn học - PV) thì việc bà Sót bế cháu Sì Til đi ăn xin trở lại là điều sớm hay muộn, nhất là thời gian nhập học sắp tới.
    . Ông Phạm Văn Hoàng – chồng bà Sót, ngụ ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. ĐT: 01288. 703.541
  7. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2
    Mẹ và con sống bằng 10 nghìn đồng

    Mỗi ngày, hai mẹ con chỉ tiêu vẻn vẹn khoảng trên dưới 10 nghìn đồng. Bữa sáng nhịn, bữa trưa ăn cơm với bầu chấm mắm, bữa tối cũng không khá gì hơn. Cứ đến kỳ nộp học phí, cả mẹ và con lại triền miên những bữa cơm đạm bạc…

    Tính tiền trợ cấp của nhà nước mỗi tháng 180.000 đồng, tiền công chằm nón thêm khoảng 150.000 đồng, một tháng hai mẹ con chỉ tiêu vẻn vẹn trong ba trăm nghìn đồng. Có thể nhiều người không tin nhưng đó là thực tế của gia đình bác Trương Thị Kiểm, sinh năm 1957 ở xóm Đình Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Bác bị tật nguyền bẩm sinh, không đi được bằng chân mà đi bằng hai tay. Điều mà người mẹ già này trăn trở khôn nguôi là làm sao có tiền cho con ăn học.
    Tôi tình cờ nghe được câu chuyện của gia đình bác Trương Thị Kiểm, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xóm Đình Thượng. Theo chỉ dẫn của một người dân, chúng tôi nhanh chóng tìm được nhà bác. Ngôi nhà bác Kiểm sát con đường làng trông nhỏ bé hơn nhiều so với những ngôi nhà khác. Ngôi nhà được xây ngay bên đường mà lại không có bờ rào, không có cửa cổng,cứ tuênh huếch nhìn ra con đường làng.

    [​IMG]
    Bị liệt đôi bàn chân, nhưng bác Kiểm vẫn chăm chỉ chằm nón hàng ngày để nuôi con ăn học

    Lúc này mặt trời đã lặn, màn đêm bắt đầu buông xuống nhưng chúng tôi vẫn nhận ra bác Kiểm đang ngồi bên hiên nhà. Dáng hình bác nhỏ xíu như bị màn đêm bao kín, nhuốt chửng. Bác gầy lắm chỉ khoảng gần 30 kg, da bác nhăn nheo, đôi bàn chân bị tật nguyền bẩm sinh teo quắp không đi lại được. Thấy khách đến, bác mời chúng tôi vào nhà uống chén nước. Căn nhà nhỏ hẹp chỉ có mỗi cái tivi, chiếc giường và nồi cơm điện là có giá trị. Đó toàn là những đồ đạc mà anh em và những người hảo tâm giúp đỡ.

    Không có bàn, bác tiếp chúng tôi trên chiếc ghế băng đã cũ hình chữ A. Bên ngoài hiên nhà hướng ra đường, bác bày chiếc tủ nhỏ bán một vài thứ hàng bao gồm mấy túi mì chính, vài ba túi kẹo, dăm bao thuốc lá. Nhìn tủ hàng của bác Kiểm khiến tôi liên tưởng đến gian hàng nghèo nàn của hai chị em Liên và An trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Dưới ánh đèn điện tù mù, heo hắt, bác kể cho chúng tôi nghe những năm tháng đã trôi qua.

    Bác Kiểm sinh ra ở một gia đình đông anh chị em gồm tám người, trong đó có sáu người con gái và hai người con trai. Nhưng bác Kiểm là người kém may mắn nhất, bị tật nguyền từ lúc sinh ra. Bác đi lại bằng cách chống hai tay xuống đất, nâng người lên và lê đi từng bước một. Năm 1984 bác được bố mẹ cho ra ở riêng. Do gia đình đông anh chị em nên ông bà sinh ra bác chỉ dựng cho bác Kiểm được một căn nhà tranh vách đất. Đến năm 1987 bác Kiểm xây ngôi nhà nhỏ hai gian khác bằng gạch non và đất bùn, mái nhà được lợp bằng rơm rạ.

    [​IMG]
    Mỗi tháng chi tiêu sinh hoạt chỉ vỏn vẹn 300.000 đồng nên việc học của bé Luyến gian nan hơn bao giờ hết

    Do sống một mình cô đơn và muốn lúc về già yếu có người chăm sóc, bác đã chấp nhận làm người mẹ đơn thân. Em Trương Thị Luyến được sinh vào năm 1997. Người mẹ bình thường lúc sinh con ra đã vất vả nhưng với bác Kiểm thì việc nuôi con quả thật rất khó khăn, vất vả gấp trăm lần so với những người mẹ khác. Em Luyến lớn lên trong tình yêu vô bờ bến của mẹ. Bác dành tất cả cho con.

    Như bao đứa trẻ khác, Luyến cũng được đến trường nhưng có điều là không được mẹ đưa đến trường học. Mặc dù tuy nghèo, bác vẫn cố gắng cho con ăn học. Hai mẹ con sống trong ngôi nhà nhỏ cũ nát theo thời gian. Những ngày trời nắng nóng đã đành, những ngày trời mưa to gió lớn ngôi nhà bị dột rất nặng. Đó là những đêm bác Kiểm thao thức, thương con và thương cho chính bản thân mình. Nhưng với đôi bàn tay nhỏ bé bác không thể gom được một số tiền lớn để xây nhà.

    May mắn đến với bác là năm 2010 gia đình được trong diện xây dựng nhà tình thương theo chương trình của công ty bảo hiểm Prudential. Bên cạnh đó, ngôi nhà được xây cũng có sự giúp đỡ to lớn của một số nhà hảo tâm khác. Ngôi nhà tình thương này có trị giá ba mươi triệu đồng. Ngày được sống trong ngôi nhà mới, bác mừng mừng tủi tủi, mong ước bấy lâu nay đã thành hiện thực.

    Hiện nay hai mẹ con bác Kiểm chỉ cấy có một sào lúa và vài luống hoa màu. Vì cấy ít lúa nên bác vẫn phải thường xuyên đong thêm gạo. Chi tiêu của hai mẹ con chỉ trông vào tiền khâu nón, tiền bán hàng lặt vặt và khoản trợ cấp hàng tháng của Nhà nước. Tiền lãi từ bán hàng mỗi tháng chỉ được khoảng năm mươi ngàn đồng. Khoản thu thứ hai của gia đình là khâu nón.

    Ngày còn trẻ bác khâu nhanh hơn nhưng hiện giờ ở cái tuổi 55, mắt đã kém đi nhiều, một cái nón bác tỉ mẩn khâu ba ngày mới xong. Mỗi chiếc nón trừ tiền lá và chỉ cước được lãi khoảng mười ngàn đồng. Tuy không được bao nhiêu nhưng bác vẫn cặm cụi khâu vì đây là khoản thu nhập chính của gia đình. Tính cả tiền trợ cấp 180 nghìn đồng, tiền khâu nón và bán hàng, một tháng bác chỉ có già ba trăm nghìn đồng để chi tiêu trong gia đình bao gồm cả tiền học của em Luyến.

    Nhìn mâm cơm nhà bác chỉ có đúng một món bí đao luộc chấm mắm khiến chúng tôi không khỏi xót xa. Cuộc sống ngày càng khó khăn, cái gì cũng đắt đỏ. Ba trăm nghìn đồng kia có thể chỉ thức ăn một bữa của một gia đình khá giả, vậy mà ba trăm nghìn đồng đó bác phải tiêu trong cả một tháng dài.

    Điều mà an ủi bác nhất là em Luyến ngoan ngoãn, chăm chỉ học, những năm học cấp I đã hai năm liền em đạt danh hiệu học sinh giỏi, sang cấp II hầu như năm nào em cũng là học sinh tiên tiến của trường. Hiện nay em Luyến đang học lớp 9, chuẩn bị thi vào lớp 10. Nhưng đây là quãng thời gian khó khăn đối với bác Kiểm. Bác rất muốn con mình được đi học, cố gắng phấn đấu thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng hiện giờ khi tuổi đã già, mắt đang mờ đi, bác không biết phải làm gì để thực hiện ước mơ được đi học tiếp của em.

    Nếu cho con đi học tiếp thì không biết sẽ lấy tiền đâu để đóng học phí cho con và lấy tiền đâu để chi tiêu trong gia đình với khoản thu ít ỏi. Em Luyến rất ham học nhưng hoàn cảnh gia đình như vậy em cũng lưỡng lự. Trước tiên em vẫn đăng ký thi tuyển vào lớp 10. Em Luyến hỏi mẹ: “Nếu con thi đỗ, mẹ có cho con đi học nữa không?”. Câu hỏi đó cứ xoáy sâu vào lòng người mẹ già này. Thương con rất nhiều nhưng bà cũng không biết phải trả lời con ra sao.

    .Trương Thị Kiểm, ở xóm Đình Thượng, xã Bảo Lý, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

    ĐT: 01654.099.662 (liên hệ qua anh Minh, em trai bà Kiểm)
  8. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2
    Mẹ ơi, con xin bỏ thi đại học thôi”

    (Dân trí) - Cha mất khi Ngân đang làm bài thi, buồn thương tột cùng nhưng em cố gắng vượt qua hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với 47 điểm. Nhưng trước cảnh mẹ và anh trai bạo bệnh, không tiền chạy chữa, tâm trạng Ngân rối bời khi ngày thi ĐH đã cận kề

    Tình cảnh khó nêu trên là của gia đình em Nguyễn Thị Thảo Ngân ngụ ấp 5, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Gia đình Thảo Ngân có 4 người và ngày 3/6/2012 vừa rồi cha Thảo Ngân đột ngột qua đời, mẹ Ngân bị đau khớp, hen suyễn mãn tính, … nhưng vẫn gắng sức đi bán vé số kiếm tiền cho đứa con trai chạy thận. Trước tình cảnh này, sự sống của anh trai Thảo Ngân cũng như con đường học hành của Thảo Ngân đang trở nên mờ mịt.
    Cha mất đột ngột, anh bệnh nan y

    Theo đơn cứu giúp của chị Trần Thị Châu (48 tuổi) – mẹ em Thảo Ngân gửi đến VP báo Dân trí tại TP. Cần Thơ chúng tôi tìm đến UBND xã Lương Phú (huyện Giồng Trôm, Bến Tre) được anh Đào Văn Ngoan – trưởng ấp 5 dẫn chúng tôi đến thăm gia đình của mẹ con em Thảo Ngân.
    Nhìn căn nhà mái lá xiêu vẹo phần nào chúng tôi cảm thận được cái khó của gia đình Thảo Ngân. Vừa thắp nén nhang cho chồng, bà Châu bùi ngùi cho biết: “Nhà có 2 người đàn ông, nhưng cha của tụi nhỏ vừa mất cách đây hơn chục ngày. Còn thằng Bảo - con trai lớn của bà Châu, điểm tựa cho tui sau này không ngờ bị suy thận giai đoạn cuối, nếu không thay thận kịp thời thì nó chẳng sống được bao lâu", chị Châu nói đến đó rồi ôm mặt khóc như ngày chồng chị đột ngột ra đi.


    [​IMG]
    Hoài Bảo luôn cầu mong mình được ghép lại thận để khỏi bệnh đi làm lo cha mẹ và em gái đi học


    Theo tìm hiểu của chúng tôi, gia đình bà Châu có nửa công đất vườn (bao gồm nên nhà) trồng được mấy cây dừa chẳng có hoa lợi gì nên cuộc sống lâu nay của gia đình đều trông vào tiền bốc vác thuê của ông Nguyễn Ngọc Phương – chồng bà Châu (đã mất) và tiền lời từ việc bán vé số của bà Châu, ngoài ra chẳng có nguồn thu nào khác.
    Khó khăn quanh năm nhưng vợ chồng bà Châu vẫn còn hy vọng vì theo bà Châu “còn người, còn của” miễn là có sức khỏe để lao động. Nhưng trớ trêu thay, đang lúc hai vợ chồng cực lực làm việc hòng mong kiếm đủ số tiền thực hiện ca phẫu thuật ghép thận cho em Bảo (ông Phương cho thận - PV) thì không ngờ ngày 3/6/2012 đang lúc bốc vác dừa mướn thì ông Phương bị đột quỵ, chết trên đường đưa đi cấp cứu.
    Ông Đào Văn Ngoan – Trưởng ấp 5 cho biết: “Thấy vợ chồng anh Phương làm việc vất vả, bà con trong xóm ai cũng khuyên ngăn nhưng vì sự sống cho cháu Hoài Bảo – con trai lớn của ông Phương nên bà con chẳng biết làm gì khác hơn ngoài sự quyên góp lon gạo, con cá, … bồi dưỡng cho cháu Bảo! Ai ngờ anh Phương đột ngột ra đi để lại bao khó khăn cho chị Châu khi sức khỏe không có, nuôi con trai mắc bệnh nan y và đứa con gái ăn học là điều quá sức đối với chị Châu!”
    Theo tìm hiểu của chúng tôi, bà Châu thuê một căn nhà trọ ở TP. Hồ Chí Minh cho Hoài Bảo ở để chạy thận. Mỗi tuần, Bảo chạy thận 3 lần và đi bằng xe buýt đến bệnh viện Chợ Rẫy. Theo bà Châu mỗi tuần chi phí cho việc lọc máu trên dưới 4 triệu đồng, chưa tính tiền thuê nhà trọ và ăn uống của Bảo. Cứ cuối tuần, bao nhiêu tiền lời bán vé số, bà Châu mang lên cho Bảo chạy thận, tuần nào thiếu thì mượn bà con trong xóm, nếu không có thì phải vay bạc nóng bên ngoài để duy trì sự sống cho Bảo. Vì thế số tiền nợ bên ngoài của bà Châu đã trên 40 triệu đồng và các chủ nợ đang xiết, không cho chị vay tiền nữa!
    Gác lại giấc mơ trở thành sinh viên đại học
    Dù sinh ra trong gia đình nghèo khó, nhưng từ nhỏ Thảo Ngân rất hiếu học. Bà Châu kể lại hồi học cấp 1, cấp 2 một buổi Thảo Ngân đi học, một buổi theo chị đi bán vé số. Đến cấp 3, bà Châu thấy con gái lớn đi bán vé số tội nghiệp nên không cho đi theo, tuy nhiên những ngày nghỉ, Thảo Ngân đến các HTX gần nhà để lột vỏ dừa thuê, kiếm tiền phụ mẹ hay mua sách vở cho năm học mới.
    Nhờ chuyên cần, sáng dạ nên trong suốt 12 năm học Thảo Ngân luôn là học sinh khá giỏi. Và mới đây trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa rồi Thảo Ngân cho biết ngày thi đầu tiên em làm bài rất tốt nhưng 2 ngày sau, em chỉ kiếm điểm 5 vì Ngân không thể tập trung làm bài trước sự ra đi đột ngột của cha em.
    [​IMG]
    Trước tình cảnh khó khăn của gia đình, Thảo Ngân xin mẹ bỏ thi ĐH để đi làm kiếm tiền cho mẹ và anh trai trị bệnh
    Lau vội dòng nước mắt khi chúng tôi vừa nhắc đến ông Phương, Thảo Ngân bùi ngùi cho biết: “Cha em không biết chữ nhiều nhưng cha luôn nhắc bảo em dù khó khăn thế nào cũng phải cố gắng học và phải đậu được đại học. Lời nhắc bảo của cha chẳng lúc nào em dám quên, nhưng cha đã mất rồi, mẹ bệnh nhưng ngày nào cũng phải đi bán vé số để lo cho anh trai nên em đành cãi lời cha bỏ giấc mơ ĐH mà em ấp ủ suốt 12 năm qua”, Thảo Ngân nhìn lên di ảnh của cha khóc nức nở.
    Theo lời bà Châu cho biết mấy ngày nay Thảo Ngân năn nỉ bà cho em bỏ thi để lên TP. Hồ Chí Minh làm công nhân, nhưng vì thấy Ngân ham học và đây cũng là tâm nguyện duy nhất của chồng nên bà Châu đã chạy đến nhiều cơ quan đoàn thể xin cứu giúp, nhưng chưa có đơn vị nào trả lời. Vì thế thấy PV Dân trí đến tìm hiểu bà rất vui và tin rằng cơ hội chạm vào cánh cửa đại học của Thảo Ngân sẽ được mở ra cũng như sự sống em Bảo đang lóe lên một niềm hy vọng mới, từ tấm lòng Nhân ái của bạn đọc Dân trí.


    Chị Trần Thị Châu - số nhà 119, tổ 2 ấp 5, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
    ĐT: 0977.062.301
  9. okechungkhoan16

    okechungkhoan16 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/11/2006
    Đã được thích:
    4.114
  10. miubaba

    miubaba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2009
    Đã được thích:
    2

Chia sẻ trang này