Tất Tật Về Rút Ruột Cổ Đông Công Ty Cổ Phần Đại Chúng - Việt Carlo

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vietcarlo2, 25/09/2024.

7663 người đang online, trong đó có 1057 thành viên. 14:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19404 lượt đọc và 95 bài trả lời
  1. alibobona

    alibobona Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2015
    Đã được thích:
    13.313
    Vote mạnh diệt DN ảo và bọn quan tham!
    Vietcarlo2 thích bài này.
  2. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.701
    ok bác, chuẩn
    --- Gộp bài viết, 01/10/2024, Bài cũ: 01/10/2024 ---
    Cảm ơn bác nhiều, a e biết thằng nào rút ruột cứ quăng vào đây
    --- Gộp bài viết, 01/10/2024 ---
    cty nào thế bác
    --- Gộp bài viết, 01/10/2024 ---
    cảm ơn bác SendMe nhe, e sẽ ra nhiều bài hay hơn
    bin1408, luxorSendMe thích bài này.
  3. alibobona

    alibobona Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2015
    Đã được thích:
    13.313
    Cứ mỗi 1 DN nó mà có động thái thành lập công ty con đằng sau, y như rằng nó đang dần chuyển giá và rút ruột công ty " Mẹ"
    bằng nhiều hình thức, ở đây chủ yếu là lấy nguồn vốn hoặc LNST chưa PP của Cty Mẹ dựa trên các thủ thuật kế toán và "Mị Đông" = các Nghị quyết , DHCD mà họ nắm phần biểu quyết nghe rất hợp lý và bùi tai để triển khai DA, Nhà máy.... nhưng thực chất Cty Mẹ qua 1 thời gian sẽ teo tóp các khoản mục tài sản nhưng lại tăng dần các " khoản mục " KHÁC" trong nội bộ bảng cân đối cả ở Phần TS và lẫn lộn trong các Khoản NV.
    Một điểm dễ nhận dạng các DN này thường rất thick và hay hạch toán vào các khoản mục " KHÁC" nhé...Khi aces soi Bảng CDKT cứ chú nào mà hạch toán lèm nhèm vào các mục " KHÁC" thì...chính nó đó. Tránh thật xa vì trước sau gì các khoản mục KHÁC này cũng bị bục và lộ ra ...contineu nhé


    Một số hình thức chuyển giá phổ biến nhất hiện nay:
    Gia tăng giá trị góp vốn
    Các doanh nghiệp tiến hành đầu tư sẽ thực hiện việc góp vốn bằng các tài sản hữu hình như máy móc thiết bị, và đặc biệt nhất là công nghệ.Hiện nay rất nhiều trường hợp doanh nghiệp trong nước bị hạn chế về nguồn lực tài chính nên họ chọn phương án đầu tư góp vốn bằng sử dụng đất là phổ biến.Đây là hình thức được đánh giá thấp.

    Trong khi đó các công nghệ được đầu tư từ nước ngoài đã trở nên lạc hậu và gần như là khấu hao hết tại quốc gia cả của họ. Nhưng chính yếu kém về về trình độ thẩm định giá thiết hụt thông tin và các dữ liệu thiếu cơ sở nên giá của nó bị đẩy lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thực.

    Ngoài ra, việc xác định thuế dựa trên giá trị ghi tên hóa đơn chứng từ theo nguyên tắc giá gốc, và theo thực tế thì giá trị máy móc thiết bị và các tài sản cố định mà các đối tác liên kết thỏa thuận với các quốc gia tiếp nhận đầu tư luôn được định giá ở mức cao hơn giá thị trường.

    Giá trị tài sản vô hình bị làm khống
    Một điều dễ thấy nhất là tài sản vô hình luôn khó kiểm soát và định giá được giá trị thực. ngoài việc nâng cao giá trị tài sản góp vốn còn tồn tại vấn đề về việc các doanh nghiệp góp vốn bằng phần mềm, bằng sáng chế, thương hiệu hay công thức pha chế… nhưng loại tài sản này khi góp vốn thường khó xác định đúng giá trị của nó, dẫn đến việc giá trị tài sản được khống lên, tỷ lệ góp của nhà đầu tư tăng lên, qua đó tiếng nói, tầm ảnh hưởng của các nhà đầu tư này cũng được tăng theo.

    Thông qua việc mua, bán nguyên vật liệu, thành phẩm
    Hình thức thông qua việc mua, bán nguyên vật liệu, thành phần này khá đặc trưng. Nó làm giảm số thuế phải nộp, thậm chí chuyển lãi thành lỗ trong rất nhiều trường hợp. Hiện nay, có rất nhiều các công ty có quan hệ liên kết họ sẽ tìm, xây dựng một DN thứ 3 và thực hiện việc mua, bán này thông qua bên thứ ba này. Khi đó, cơ quan nhà nước, đối tác cũng khó có thể xác định được.

    Nâng cao chi phí quản lý và hành chính
    Việc nâng cao phần chi phí quản lý và chi phí hành chính sẽ dẫn đến việc gia tăng chi phí của doanh nghiệp. không thể phủ nhận rằng việc áp dụng các kiến thức, trình độ của nước ngoài sẽ giúp nâng cao hiệu quả lao động, nhất là khi Việt Nam đang còn là một đất nước đang phát triển.

    Việc nâng cao chi phí quản lý và hành chính có thể thông qua:

    Thuê người quản lý với mức lương rất cao.

    Trả phí quản lý cho công ty mẹ.

    Doanh nghiệp phải đưa nhân viên qua nước ngoài để đào tạo, học tập với chi phí cao.

    Thay đổi giá bán giữa công ty liên kết
    Chuyển giá bằng việc thay đổi giá bán giữa các công ty có quan hệ liên kết với nhau thông qua việc xác định giá bán có sự sai lệch, khác rất nhiều so với giá cả trên thị trường của các sản phẩm giống nhau hoặc cùng loại.

    Điều này thường xảy ra khi các công ty bán sản phẩm thấp hơn so với các công ty nước ngoài và mua vào với giá cả cao hơn ở các công ty nước này. điều này dẫn đến chi phí tăng cao, doanh thu giảm xuống, làm cho giảm lợi nhuận, thuế TNDN giảm xuống.

    Chi phí quảng cáo
    Một hình thức được khá nhiều công ty áp dụng đó là làm cho chi phí quảng cáo được nâng cao. Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI áp dụng nhiều. Hiện nay, với quy định chi phí quảng cáo ở nước ta hiện nay đang còn khá lỏng lẻo, chưa đủ để thắt chặt và kiểm soát các nguồn chi phí này, điều này dẫn đến phát sinh các giảm giảm chi phí, thua lỗ ảo…

    Vay và cho vay
    Việc các doanh nghiệp trong mối quan hệ liên kết thường phát sinh các khoản vay, cho vay giữa các doanh nghiệp với nhau. Theo đó hình thức này khá phổ biến để có thể chuyển lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp.

    Nâng khống giá trị tài sản vô hình
    Một hình thức chuyển giá cũng rất phổ biến ở nước ta đó chính là việc nâng khống giá trị tài sản vô hình. Môt trong những tài sản mà nhà nước khó có thể kiểm soát được giá trị thực của tài sản đó.

    Đó là các doanh nghiệp góp vốn bằng những phần mềm, thương hiệu, bằng sáng chế, công thức pha chế, công thức chế tạo …. Những tài sản này rất khó để xác định được giá trị thực của nó, chính vì vậy mà khi góp vốn bằng những giá trị này dẫn đến việc giá trị tài sản được nâng lên, tỉ lệ góp vốn của các nhà đầu tư sẽ tăng lên từ đó sẽ trở thành những cổ đông lớn và có nhiều tiếng nói quan trọng trong công ty.
    alibobona đã loan bài này
  4. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.701
    Cảm ơn bác, Nâng hạng thì vẫn nâng hạng được thôi nhưng e nghĩ để giành cái danh hiệu thì chẳng ý nghĩa gì, ta cố gắng đâu phải vì 1 cái hạng mà quan trọng là người dân doanh nghiệp thấy và yên tâm vào 1 mô hình quản lý hiệu quả thật.

    Em nghĩ người dân và DN chỉ là cá trong nước, cá lựa theo nước mà kiếm ăn.

    Luật nước ta khắp mọi lĩnh vực từ bds, đất đai, tổ chức tín dụng, xuất nhập khẩu, luật đầu tư đến chứng khoán, doanh nghiệp…nhìn sơ qua thì rất chặt chẽ, chằng chịt những rào cản, nhưng nhìn ở 1 góc khác lại hở toác ra, như mở cửa mời vào, xuất phát từ tư duy ngắn hạn và thiếu tầm nhìn.

    Điều 31 luật chứng khoán 2019 nêu “Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng” gồm “b) Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” và “việc chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu là 03 năm đối với nhà đầu tư chiến lược và tối thiểu là 01 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” NHƯNG “trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp”.

    Trong khi đó theo Điều 11, “nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp” có thể là “Cá nhân nắm giữ danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng theo xác nhận của công ty chứng khoán”.

    Như vậy, sau cái chằng chịt, chặt chẽ bên trên, thì rất nhiều DN có thể phát hành riêng lẻ cho nhiều cá nhân “nhà đầu tư chuyên nghiệp” mà lại không có thời gian hạn chế chuyển nhượng vì họ có thể bán cho những “ndt chuyên nghiệp khác”.
    [​IMG]
    DIG - đợt phát hành riêng lẻ 2021 - ông Nguyễn Thiện Tuấn chủ tịch HDQT đồng thời là 1 "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp"

    Nhất là, khi đại hội đồng cổ đông thường sẽ không thông qua danh sách chi tiết những cá nhân/tổ chức được mua hoặc có thông qua nhưng sẽ ủy quyền cho Hội đồng quản trị thực hiện điều chỉnh các chi tiết này:

    [​IMG]
    Như vậy có thể thấy riêng trong ví dụ này (chỉ là 1 trong hàng ngàn ví dụ ở mọi lĩnh vực), 1 kẽ hở to tướng cho việc phát hành riêng lẻ cho sân sau luôn tồn tại.

    Và nhấn mạnh, kẽ hở đó là hoàn toàn hợp pháp.

    Chúng ta có thể tìm ra đầy kẽ hở to tướng đằng sau những mớ dây chằng chịt các quy định – mà chủ yếu mang tính định lượng/hình thức trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đơn cử trong lĩnh vực ngân hàng – như quy định tỷ lệ % sở hữu tối đa của 1 cá nhân trong 1 ngân hàng thương mại là 3%, với tổ chức là 10% (đã giảm so với 5% và 15% trước đây), chủ yếu để siết chặt tình trạng sở hữu chéo và lũng đoạn hệ thống ngân hàng tư nhân ở VN.
    Và vẫn là 1 biện pháp – như đã nói – quản về mặt con số, định lượng và hình thức là chính. Liệu rằng giảm tỷ lệ từ 5% xuống 3% có giải quyết ? Khi Trương Mỹ Lan và 2 con gái trên danh nghĩa chỉ sở hữu 15% nhưng thực chất nắm hơn 90% SCB ?

    Theo điều số 04, luật chứng khoán 2019 thì “Người có liên quan là cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ với nhau trong các trường hợp” như:

    b) Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó; => Vậy nếu tổ chức đó góp vốn gián tiếp qua công ty con, công ty LDLK hoặc cá nhân thuê người đứng tên 1 cá nhân khác để góp vốn thì sao ?

    d) Cá nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó; => Tất nhiên trừ trường hợp quá trắng trợn và cảm thấy tự tin không sao, thì chúng không ngu gì đưa bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ ra để đứng tên sở hữu cổ phiếu. Thiếu gì lãnh đạo DN chẳng sở hữu cổ phần nào và con cái bố mẹ cũng không sở hữu nhưng thực chất nắm đa số. Vẫn là 1 dạng quản lý theo kiểu “danh mục thực phẩm thiết yếu” trong đợt cách ly covid19, khi cố gắng liệt kê không bao giờ là 1 cách.

    Và cuối cùng, bất kỳ 1 quy trình rút ruột nào thường cũng không thể thực hiện nếu chuỗi mắt xích trong quy trình đó không có 1 mắt nào bị mua chuộc/hối lộ: từ lãnh đạo DN – nhân viên – đến công ty kiểm toán – đến ngân hàng nơi thực hiện giao dịch tiền – đến các cơ quan quản lý về chứng khoán.

    Bất kỳ 1 thương vụ rút ruột nào từ vụ Hinh KSA đến MTM đến SCB thường sẽ có ít nhất 2-3 mắt xích nào đó trong chuỗi trên bị mua chuộc, nhưng thường chỉ có các lãnh đạo DN bị xử lý, đơn cử trong vụ MTM năm 2017:

    “Vốn điều lệ thực góp tại ngày 31/12/2014 cũng như 31/12/2015 của MTM thay vì là 310 tỷ đồng thì thực tế chỉ có 268,4 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa số cổ phiếu thực tế lưu hành của MTM chỉ là 26,84 triệu cổ phiếu thay vì 31 triệu cổ phiếu nhưng vẫn được giao dịch bình thường trên Upcom. Không những vậy, trụ sở công ty tại Nghệ An thậm chí chỉ là quán "bò né"”.
    Tất nhiên chúng ta chưa quên FLC FAROS - tăng vốn ảo nhưng 1 thời nằm trong VN30.

    Vậy mọi chuyện như thế nào gốc rễ nó từ đâu ra, a e tự hiểu nhe.
    TimMotLoiFi, bin1408, joquynh753 người khác thích bài này.
    Vietcarlo2 đã loan bài này
  5. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.701
    em mua đủ rồi cụ ơi, hết tiền rồi, có tiền mới em mua thêm, thị phần gia tăng chóng mặt từng tháng.
    Giờ công ty chứng khoán ăn nhau khá nhiều ở thị phần và khả năng huy động vốn giá rẻ, vì doanh thu môi giới ngày càng kém ý nghĩa (ko có lãi do hạ phí giao dịch), hầu như phụ thuộc vào cho vay, mà chỉ cho vay được ở các công ty có lượng khách lớn, giá trị giao dịch lớn, mà cho vay được nhiều thì mới có khả năng deal lãi huy động cạnh tranh. Công ty ko có thị phần chủ yếu chỉ đánh tự doanh.
    --- Gộp bài viết, 01/10/2024, Bài cũ: 01/10/2024 ---
    Cảm ơn các bác, sẽ có nhiều bài mới cố gắng hay
    bin1408, luxor, ConKhiNho4 người khác thích bài này.
  6. ConKhiNho

    ConKhiNho Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2023
    Đã được thích:
    9.110
    Cụ Vietcarlot cho em copy bài sang nhà Tản mạn của cụ Nguyên nhé. Em thường ở nhà đó thôi, thấy bài viết của cụ phù hợp với tiêu chí sinh hoạt bên đó, nên xin đem về cho mọi người biết rộng rãi hơn.

    Em fl FB của cụ, nhưng ít vào FB, chủ yếu vào F319.

    Rất mong cụ có nhiều bài hữu ích.

    Cám ơn cụ, chúc cụ và mọi người sức khỏe, thành công.
  7. Vietcarlo2

    Vietcarlo2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2018
    Đã được thích:
    22.701
    Chúc cụ Khỉ và anh em bên Pic anh @Vuthanhnguyen nhiều sức khỏe.
    meo63, Vuthanhnguyen, James082 người khác thích bài này.
  8. joquynh75

    joquynh75 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2023
    Đã được thích:
    24
    Cám ơn bác vì bài viết có tâm/ có nghiên cứu và luận chứng rõ ràng
    Vietcarlo2 thích bài này.
  9. ChuBeChanTrau

    ChuBeChanTrau Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2020
    Đã được thích:
    4.728
    Chất lượng quá, xứng đáng dành thời gian đọc :)>-
    Teppi276 thích bài này.
  10. alibobona

    alibobona Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2015
    Đã được thích:
    13.313
    Ở các nước Tư bản giãy chết thì bank thuộc chính phủ
    còn các nước XH phát triển thì tư nhân thành lập bank ... ngon ngọt từ gốc đến ngọn!
    Vietcarlo2 thích bài này.

Chia sẻ trang này