Tay to kẹp hàng và hành động của chúng ta!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi etohutman, 28/04/2010.

2695 người đang online, trong đó có 43 thành viên. 02:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6854 lượt đọc và 37 bài trả lời
  1. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Xả hàng xong rồi sao giờ lắm tin xấu thế nhỉ ?


    Nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép

    Mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức trần cho phép, điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2009…

    Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã đưa ra cảnh báo này khi đánh giá tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ , ngày 7/5.

    Những con số được dẫn trong báo cáo cho thấy nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33,8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là 36,2%GDP và năm 2009 chiếm 41,9%GDP.

    Cuối năm 2010 nợ chính phủ sẽ chiếm 44,6%GDP, do điều chỉnh tăng bội chi ngân sách lên trên 5% GDP (năm 2009 là 6,9%GDP và năm 2010 là 6,2%GDP), cùng với việc tăng phát hành trái phiếu chính phủ (trong 2 năm 2009 và 2010 là 120.000 tỷ đồng), cơ quan thẩm tra lo ngại.

    Bản báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra rằng, khi nợ quốc gia tăng sát mức an toàn, vay nợ trong nước và nước ngoài gặp khó khăn và phải vay với lãi suất cao, dẫn tới an ninh tài chính quốc gia đứng trước khó khăn cho các năm sau. Do vậy, mục tiêu cơ cấu lại ngân sách, giảm bội chi ngân sách, tăng cường trả nợ là nhiệm vụ cấp thiết cần được chú trọng trong các năm tới.

    Phát biểu tại phiên thảo luận chiều 7/5, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai "rất tâm tư" khi bội chi ngân sách chưa giảm và năm nào nợ chính phủ cũng tăng khá nhanh, đã tiệm cận mức không an toàn. “Đề nghị Chính phủ và quan tâm nhiều hơn, nếu không thì có thể đến năm 2012 nợ Chính phủ sẽ “vươn” đến mức không an toàn”, bà Mai nói.

    Bên cạnh an ninh tài chính, bội chi ngân sách và kỷ luật tài chính cũng là những vấn đề khiến cả cơ quan thẩm tra và nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ tỏ ra lo ngại. Tại diễn đàn , đây cũng là vấn đề được nhiều vị đại biểu quan tâm, mổ xẻ và không ít lời phê phán khá nặng nề.

    Mừng vì thu ngân sách Nhà nước năm 2009 không bị hụt như dự báo mà còn vượt dự toán lớn (52.440 tỷ đồng) song nhiều ý kiến đồng tình với phân tích của cơ quan thẩm tra. Đó là trong điều kiện an ninh tài chính chưa đảm bảo vững chắc, mức dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia ở mức cao nhưng vẫn giữ mức bội chi ngân sách 6,9%GDP là chưa hợp lý và cũng là một hạn chế trong điều hành ngân sách Nhà nước năm 2009.

    Ủ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, trong những năm tới mục tiêu giảm bội chi ngân sách Nhà nước phải được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo tình hình tài chính quốc gia vững mạnh trong trung và dài hạn, góp phần kiểm soát lạm phát và đảm bảo ổn định vĩ mô. Vì vậy, cần tích cực rà soát lại các chính sách để đảm bảo thứ tự ưu tiên và giảm bội chi ngân sách một cách hợp lý.

    Đa số ý kiến trong ủy ban đề nghị Chính phủ trong những năm tới cần thực hiện bội chi ngân sách Nhà nước trong giới hạn 5%GDP đã được quyết định, lấy vấn đề hiệu quả sử dụng vốn vay làm mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc quản lý, điều hành chi ngân sách.

    Cũng nằm trong những vấn đề “cần lưu ý” của chi ngân sách, cơ quan thẩm tra đánh giá, tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, chuyển nguồn lớn vẫn chậm được khắc phục, dẫn tới hiệu quả nhiều chương trình, dự án không cao.

    Hệ số ICOR (đo lường số đơn vị đầu tư tính theo % GDP để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP) tăng lên nhanh chóng (năm 2007 là 5,2; 2008 là 6,6 và 2009 đã tăng lên trên 8) do đó, đòi hỏi cần tiếp tục rà soát lại các chương trình, dự án, cương quyết loại bỏ các chương trình dự án kéo dài, kém hiệu quả nâng cao chất lượng các dự án, cần lấy hiệu quả làm chính.

    Và, một trong những kiến nghị thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 được ủy ban nêu ra là : thận trọng với những dự án đầu tư đòi hỏi nguồn vốn ngân sách lớn. Đề nghị Chính phủ hạn chế việc khởi công những dự án mới nhằm tránh những rủi ro của việc không bố trí được nguồn vốn, nhất là trong điều kiện huy động vốn trên các thị trường tài chính trong nước và quốc tế chi phí rất cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như tác động trái chiều đến nền kinh tế.
  2. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Kinh tế Tầu mà ra đi thì chứng về đâu ?

    Khả năng đổ vỡ của nền kinh tế Trung Quốc


    bee.net.vn - 08/05/2010 9:00:00 CH

    Tờ Economic Times của Ấn Độ vừa dẫn lời Marc Faber, nhà xuất bản các tạp chí Gloom, Boom&Doom cho rằng kinh tế Trung Quốc có thể phát triển chậm lại và thậm chí “đổ vỡ” trong vòng một năm tới bởi giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và hàng hóa giảm sút là tín hiệu cho thấy bong bóng bất động sản của nước này chuẩn bị nổ tung
    Trả lời phỏng vấn hãng truyền hình Bloomberg tại Hong Kong, ông Marc Faber nhận xét rằng chỉ số tổng hợp thị trường chứng khoán Thượng Hải đã không lấy lại được tốc độ phát triển của năm 2009.

    Ông nhận định: “Thị trường đang nói với bạn rằng có điều gì đó không ổn. Kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Dường như rất có thể kinh tế nước này sẽ đổ vỡ trong khoảng 12 tháng tới”.

    Chỉ số giao dịch thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 1/5 đã giảm 1,8%, mức giảm sâu nhất trong hai tuần qua, sau khi Ngân hàng trung ương nước này lần thứ ba yêu cầu nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước.

    Trong bối cảnh đó, chỉ số tổng hợp thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 12% trong năm nay - mức tồi tệ nhất ở châu Á - bởi các nhà hoạch định chính sách tìm cách kiềm chế các khoản cho vay tràn lan vốn được thúc đẩy bởi động cơ muốn thu lợi nhuận tối đa trong lĩnh vực bất động sản.

    Giám đốc quỹ đầu tư Hedge Jim Chanos và nhà nghiên cứu kinh tế Kenneth Rogoff thuộc trường Đại học Harvard (Mỹ) cũng cảnh báo về khả năng sụp đổ của kinh tế Trung Quốc.

    Hai chuyên gia này cho rằng Trung Quốc “đang trên đà trượt vào mớ hỗn loạn, bởi nền kinh tế nước này lấy phát triển bất động sản làm động lực tăng trưởng”. Ông Chanos nói rằng có tới 60% giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dựa vào lĩnh vực xây dựng. Trong khi đó, ông Ragoff cảnh báo rằng bong bóng nợ của Trung Quốc có thể gây ra sự suy thoái kinh tế của khu vực trong một thập kỷ.

    Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản như: cấm các ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua nhà thứ ba; tăng lãi suất đối với các khoản cho vay mua nhà và tỷ lệ tiền trả trước đối với việc mua nhà thứ hai.

    Giá nhà đã tăng 11,79% ở 70 thành phố trong tháng 3 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2005. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định không tăng lãi suất cho vay, song lại tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng nhằm kiềm chế giá bất động sản.

    Ông Faber cho rằng việc kiềm chế đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản có thể kích thích các nhà đầu tư quay sang đầu tư vào thị trường chứng khoán. Chừng nào cổ phiếu trên thị trường chứng khoán còn “đúng giá,” các nhà đầu tư Trung Quốc có thể chưa chuyển sang mua vàng tích trữ.

    Tuy nhiên, giá cổ phiếu của Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc, Ngân hàng xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc, ba ngân hàng lớn nhất nước này đã giảm xuống gần mức thấp nhất do những lo ngại về các khoản nợ xấu có thể tăng lên làm “lu mờ” lợi nhuận thu được.

    Tập đoàn Citigroup hồi tháng 3 đã cảnh báo rằng trong “kịch bản tồi tệ nhất”, các khoản cho vay không được thực hiện của cỗ máy đầu tư của chính quyền các địa phương Trung Quốc, được sử dụng để bơm vào các dự án kích thích cơ sở hạ tầng, có thể phình to tới 2.400 tỷ nhân dân tệ vào năm 2011.
  3. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    ‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?

    Nỗi lo sợ đang bao trùm thị trường tài chính toàn cầu khi giới phân tích dự đoán, “con virus nguy hiểm” từ khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể làm “trật đường ray” công cuộc hồi phục kinh tế toàn cầu. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng “dính bệnh”?

    Điều mà giới đầu tư lo lắng là cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp sẽ lan rộng sang các "nước yếu" ở châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, sau Hy Lạp, quốc gia có khả năng "lâm nạn" cao nhất là Tây Ban Nha, đất nước đang chìm sâu trong suy thoái. Quốc gia láng giềng của Tây Ban Nha là Bồ Đào Nha cũng là một mắt xích dễ đứt.

    Để trấn an thị trường, từ Brussels, Thủ tướng Tây Ban Nha José Luis Rodriguez Zapatero lên tiếng bác bỏ tin đồn, cho rằng thông tin Tây Ban Nha phải xin hỗ trợ từ là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là “không có căn cứ và hoàn toàn vô trách nhiệm”. IMF cũng kịp thời khẳng định, không có “một phần sự thật nào” trong những tin đồn liên quan tới Tây Ban Nha. Ủy ban châu Âu EC cho biết, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đang thực hiện khá tốt, quốc gia này sẽ không phải cầu cứu tài chính từ Liên minh châu Âu EU và IMF như Hy Lạp. Trong khi đó, ngân hàng châu Âu ECB giữ nguyên lãi suất, nhận định Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không giống Hy Lạp. Chủ tịch ECB, Jean-Claude Trichet khẳng định: “Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cùng hội cùng thuyền với Hy Lạp”.

    Bất chấp việc giới chức tài chính Tây Ban Nha và châu Âu “chối đây đẩy”, giới phân tích vẫn có thể “vạch mặt” cơ sở của tin đồn này.

    Xét trên quan điểm thuần địa lý, Tây Ban Nha là nước lớn thứ 2 tại Liên minh châu Âu tính theo quy mô đất đai. Ngân sách của Tây Ban Nha lớn gấp bốn lần Hy Lạp và khối nợ cũng tương xứng. Theo giới chuyên gia, có ba cách để xác định tình trạng vỡ nợ của Tây Ban Nha. Thứ nhất, xét trên phương diện tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP, rõ ràng Tây Ban Nha đang gặp rắc rối. Tính đến cuối năm 2009, thâm hụt ngân sách/GDP của Tây Ban Nha là 11,2% GDP và dự kiến sẽ tăng vọt trong năm 2010.

    Thông thường, mức thâm hụt tương đương 10% GDP ở giới hạn nguy hiểm và có thể khiến chi phí lãi vay tăng vọt. Tây Ban Nha cần khoảng 150 tỷ euro để bù đắp cho ngân sách trong năm tài chính hiện nay.

    Ngoài ra, xem xét tỷ lệ nợ/GDP, tình hình tại Tây Ban Nha không quá tồi tệ nếu tính theo tỷ lệ này. Nợ/GDP của Tây Ban Nha hiện rơi vào khoảng 54%. Tuy tỷ lệ này vẫn ở mức thấp nhưng đáng chú ý là tỷ lệ đó tăng gấp đôi trong năm qua. Quan trọng hơn, Tây Ban Nha có khoản nợ lớn cần phải giải quyết trong năm nay. Tổng nợ ước khoảng 225 tỷ euro, trong đó phía nước ngoài nắm 45%. Tính trong tương quan với gói 146 tỷ USD để giải cứu Hy Lạp, gói giải cứu (nếu cần) dành cho Tây Ban Nha sẽ lớn hơn nhiều so với Hy Lạp.

    Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha giờ lên tới 20%. Trong khi đó, Tây Ban Nha có hệ thống trợ cấp thất nghiệp hết sức phóng khoáng, người thất nghiệp nhận 65% lương trung bình trong hai năm nếu trước đó đã làm việc 6 năm. Vì vậy, giới chuyên gia lo ngại, trợ cấp thất nghiệp sẽ khiến khối nợ của Tây Ban Nha ngày càng “phình to”.

    Lãnh đạo Tây Ban Nha cho rằng nước này không cần xin hỗ trợ. Có thể trong thời điểm hiện tại họ đúng nhưng trong tương lai không xa, mọi thứ có thể thay đổi. Giới chuyên gia tài chính đồng ý Tây Ban Nha không phải là Hy Lạp. Tuy nhiên, theo họ, nếu Tây Ban Nha chứng tỏ được năng lực tự lập của mình, vấn đề từ Tây Ban Nha sẽ còn tệ hại hơn Hy Lạp.

    Mỹ cũng sẽ “lây nhiễm”?

    Không riêng gì các thành viên EU, thậm chí ngay cả Mỹ, quốc gia ở bên kia Đại Tây Dương cũng có thể nằm trong tầm ảnh hưởng.

    16 nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone đều chiếm tới 14% tổng kim ngạch xuất khẩu Mỹ. Do đó, khủng hoảng Hy Lạp sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới nền kinh tế Mỹ. Chuyên gia kinh tế của JP Morgan đánh giá, khi đồng eurro mất giá 10%, tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ co “bốc hơi” 0,3%, đồng thời còn khiến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ thu hẹp mất 0,1%.

    Nhiều chuyên gia khác cũng có cùng quan điểm này. Theo họ, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể thông qua nhiều kênh để lan sang Mỹ. Theo số liệu của ngân hàng BIS, khối ngân hàng Mỹ sở hữu hơm 1.000 tỷ trái phiếu châu Âu.

    Trong khi đó, các quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho biết, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể sẽ tác động tới ngành xuất khẩu Mỹ và hệ thống tài chính quốc tế, từ đó “làm xói mòn” nền kinh tế Mỹ.

    Thống đốc Ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta – ông Dennis Lockhart khẳng định, Liên minh châu Âu cần đưa ra những điều chỉnh để đối phó với vấn đề tài chính do khủng hoảng nợ Hy Lạp gây ra. Vì hậu quả của nó có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone và xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu.

    Cũng theo phân tích của ông Lockhart, khủng hoảng nợ Hy Lạp có thể thúc đẩy nguồn vốn chảy từ đồng euro sang đồng USD, khiến cho đồng USD tăng giá, từ đó làm suy giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Mỹ.

    Dù sẽ lan tới đâu, một thực tế không thể phủ nhận là "con virus" mà khủng hoảng nợ Hy Lạp tạo ra đang khiến giới đầu tư toàn cầu chao đảo.
  4. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Mỹ: Thảm họa Wall Street không phải do tấn công mạng

    Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Fox News Sunday” về nguyên nhân đằng sau vụ sụt giảm gần 1,000 điểm của chỉ số Dow Jones, cố vấn chống khủng bố hàng đầu của Tổng thống Barack Obama, John Brennan, cho rằng: “Không có dấu hiệu nào cho thấy tấn công mạng là thủ phạm gây ra cú sốc này.”

    Theo ông Brennan thì các nhà điều hành thị trường chứng khoán vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các tác nhân gây ra sự tuột dốc của blue-chip Dow Jones.

    “Các nhà chức trách đang truy tìm nguyên nhân vì thế họ để mắt tới tất cả các khả năng có thể.”, ông nói.

    Cơn chao đảo của thị trường chứng khoán Mỹ xảy ra trong bối cảnh mối quan ngại về cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp ngày càng sâu sắc. Thoạt đầu, đa số mọi người đều tin tưởng rằng có ít nhất một lỗi giao dịch với khối lượng lớn đã khiến đà lao dốc trầm trọng thêm, một hiện tượng được thị trường gọi là “ngón tay lớn”, hay nhập sai lệnh.

    Nhiều thành phần tham gia thị trường dự đoán rằng chính hoạt động giao dịch tốc độ cao cũng như các thuật toán đã gia tăng độ biến động “điên dại” của thị trường.

    Một nguồn tin thân cận hôm Thứ Bảy cho Reuters biết, các quan chức của Ủy ban Chứng khoán Mỹ đang xem xét áp dụng các quy định mới nhằm hạn chế tốc độ giao dịch khi thị trường chứng khoán đang trên đà sụt giảm mạnh.
  5. phamxba

    phamxba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2007
    Đã được thích:
    0
    nghiên cứu thằng SBT đi bác ơi
  6. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Có tin gì hay k bác, phím e cái?
  7. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch FED sẽ tạo ra sai lầm lớn nhất trong lịch sử nếu ông dám đánh giá thấp những ảnh hưởng của khủng hoảng Hy Lạp lên kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu.

    Nếu Hy Lạp khó trả được nợ châu Âu, mọi chuyện sẽ còn tệ hại hơn.

    Rủi ro lớn hơn đối với hệ thống ngân hàng châu Âu từ khủng hoảng Hy Lạp chính là khủng hoảng sẽ kéo theo cả Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ireland.

    Nhóm nước này hiện đang nợ nước ngoài tới 1,5 nghìn tỷ USD và cũng chịu những vấn đề tương tự về nợ công và cạnh tranh quốc tế. Khả năng giải quyết vấn đề của nhóm nước này chịu nhiều hạn chế bởi họ đang thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu thống nhất.

    Khi tính đến hướng chính sách hậu khủng hoảng, ngay cả chủ tịch FED, ông Ben Bernanke sẽ tạo ra sai lầm lớn nhất trong lịch sử nếu ông dám đánh giá thấp những ảnh hưởng của khủng hoảng Hy Lạp lên kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu.

    Một cú sốc khác đánh vào hệ thống ngân hàng châu Âu đủ để khiến xuất khẩu Mỹ đi xuống, kinh tế châu Âu có thể bị đẩy lùi vào suy thoái, đồng euro suy yếu. Thị trường tài chính toàn cầu lại “run sợ”.

    Biều đồ nợ chính phủ của nhóm nước nợ nhiều nhất tại châu Âu:​

    [​IMG]

    Dân Trí/Nytimes
  8. etohutman

    etohutman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Tin xấu tràn ngập, bà con bắt đầu túc tắc nhập hàng chiến được roài!

Chia sẻ trang này