TCB: Vị trí số 1 về doanh số giao dịch thẻ ghi nợ Visa nội địa & thẻ tín dụng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Theminhanh, 25/02/2021.

3231 người đang online, trong đó có 361 thành viên. 07:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1363 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. Theminhanh

    Theminhanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2021
    Đã được thích:
    60
    [​IMG]

    Tín dụng phục hồi mạnh mẽ trong Q4/2020 chủ yếu nhờ doanh nghiệp lớn: Năm 2020, dư nợ khách hàng (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) tăng 24% so với cùng kỳ, trong đó 62% của dư nợ tăng thêm được thực hiện riêng trong Q4/2020. Trong 3 quý đầu năm, tăng trưởng tín dụng được thúc đẩy nhờ trái phiếu doanh nghiệp (+78,6% so với đầu năm) và cho vay doanh nghiệp lớn (+7,82% so với đầu năm) - bù đắp cho sự sụt giảm của cho vay bán lẻ và SME. Trong Q4/2020, tín dụng cho bán lẻ (+8,9% so với quý trước) và SME (+24,3% so với quý trước) phục hồi mạnh mẽ, trong khi đó số dư trái phiếu doanh nghiệp (-14,5% so với quý trước) chuyển dịch sang thành dư nợ doanh nghiệp lớn (+31,8% so với quý trước) do việc triển khai Nghị định 81 vào tháng 9/2020. Tổng cộng, trong năm 2020, dư nợ của các doanh nghiệp lớn và trái phiếu doanh nghiệp tăng +45% so với cùng kỳ, trong khi cho vay SME và bán lẻ lần lượt tăng 15,5% và 5,6% so với cùng kỳ. Cho vay bán lẻ được thúc đẩy bởi cho vay mua ô tô (+32% so với cùng kỳ) và thẻ tín dụng (+40,8% so với cùng kỳ). TCB hiện giữ vị trí số 1 về doanh số giao dịch thẻ ghi nợ Visa nội địa và thẻ tín dụng, lần lượt tăng +31% và + 63% so với cùng kỳ trong năm 2020, đồng thời chiếm 30% thị phần. Trong khi cho vay mua nhà chỉ tăng nhẹ (+2,3% so với cùng kỳ), đã có sự thay đổi trong cơ cấu tín dụng ở phân khúc cao cấp (-20,5% so với cùng kỳ, chiếm 62,2% trong tổng tín dụng) sang phân khúc trung cấp (+133% so với cùng kỳ, chiếm 24,2% trong tổng tín dụng). Cho vay các doanh nghiệp lớn chủ yếu đến từ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng (ReCom), tăng +44,7% so với cùng kỳ. NIM cải thiện mạnh mẽ: NIM tăng +73 bps so với cùng kỳ lên 4,9%, cao thứ hai trong ngành, do chi phí vốn giảm (-70 bps so với cùng kỳ còn 3,09%) nhờ tỷ lệ CASA tăng (+60,6% so với cùng kỳ) và lãi suất huy động bình quân giảm (giảm từ -200 bps đến -300 bps so với cùng kỳ ở tất cả các kỳ hạn). Lợi suất cho vay bình quân không thay đổi, trong đó phân khúc bán lẻ tăng +76 bps so với cùng kỳ, bù đắp cho mức giảm của lợi suất cho vay từ các doanh nghiệp SME (-49 bps so với cùng kỳ) và các doanh nghiệp lớn (-37 bps so với cùng kỳ). CASA tăng mạnh nhờ khách hàng bán lẻ: Trong khi tổng tiền gửi của khách hàng tăng 46,2 nghìn tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ), thì số dư CASA tăng 48,3 nghìn tỷ đồng (+61% so với cùng kỳ) – điều này cho thấy hơn 100% mức tăng tiền gửi của khách hàng trong năm 2020 là của CASA. Tỷ lệ CASA tăng lên 46,1% từ 34,5% trong năm 2019, cao nhất trong ngành. Điều đáng chú ý là CASA bán lẻ trên tổng tiền gửi tăng từ 57,7% trong năm 2019 lên 59,4% trong năm 2020 trong khi CASA trong tiền gửi bán lẻ tăng từ 13,1% trong năm 2017 lên 27,5% trong năm 2019 và 38,8% trong năm 2020 - cao nhất trong toàn ngành.

    Thu nhập ngoài lãi có một năm tăng trưởng mạnh +21,7% so với cùng kỳ, nhờ thu nhập từ phí thuần (+28,8% so với cùng kỳ); kinh doanh ngoại hối (+19,1% so với cùng kỳ); và thu từ nợ xấu đã xóa (+16,6% so với cùng kỳ). Các khoản phí liên quan đến dịch vụ quản lý tài sản do TCBS và Techcom Capital cung cấp (bao gồm bảo lãnh và phân phối trái phiếu, môi giới và quản lý quỹ) tăng 46,7% so với cùng kỳ, tạo ra 52% tổng thu nhập phí ròng. Kết quả này tương ứng với việc gia tăng khối lượng phát hành và phân phối trái phiếu lần lượt là +18% và + 32,2% so với cùng kỳ. Mặc dù Nghị định 81 có hiệu lực, trong đó đặt ra nhiều hạn chế đối với hoạt động phát hành trái phiếu của các công ty (bắt đầu từ tháng 9/2020), khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại TCB trong Q4/2020 vẫn tăng +14,6% so với quý trước, cho thấy việc phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến nhiều tổ chức phát hành qua TCB đáp ứng tiêu chí xếp hạng tín nhiệm cao. Trong khi đó, khối lượng trái phiếu phân phối qua ngân hàng trong Q4/2020 vẫn tăng do nhu cầu cao trong môi trường lãi suất huy động thấp. Tuy nhiên, thu nhập phí từ bancassurance lại đạt kết quả kém hơn với mức giảm -11,2% so với cùng kỳ. Ngân hàng đã dành một năm qua để chuyển đổi mô hình từ giới thiệu sang bán trực tiếp, trong đó nhân viên sẽ tư vấn cho khách hàng. Ngân hàng đã làm việc về vấn đề này trong một vài tháng với đối tác về công tác tập huấn cho nhân viên, hỗ trợ chuyên gia và các công cụ bổ sung ... Kết quả là trong Q4/2020, thu nhập từ bancassurance tăng +35,5% so với quý trước.

    Hệ số CIR được cải thiện nhờ số hóa: Hệ số CIR giảm xuống 31,9% từ 34,7% trong năm 2019 nhờ số hóa. TCB đạt TOI tăng +28% so với cùng kỳ chỉ với 646 nhân viên tăng thêm (+5,8% so với cùng kỳ), nâng TOI trên mỗi nhân viên tăng +21% so với cùng kỳ. Để so sánh, số lượng nhân viên tăng thêm 1.400 người trong mỗi năm 2018 và 2019. Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng mạnh +52% so với cùng kỳ trong năm 2020, phần lớn là do khấu hao công nghệ thông tin (CNTT) tăng +51% so với cùng kỳ. TCB đã đầu tư mạnh mẽ vào số hóa CNTT và công bố khoản ngân sách 300 triệu USD cho dự án này. Mặc dù ngân hàng không công bố tổng mức giải ngân vốn đầu tư, ước tính tổng chi phí khấu hao CNTT giai đoạn 2016-2020 là 38 triệu USD - chiếm 56,7% tổng chi phí khấu hao tài sản cố định. Khoảng 58% khấu hao CNTT dành cho phần mềm CNTT, phần còn lại dành cho cơ sở hạ tầng CNTT. Khấu hao tài sản cố định khác tăng +53% so với cùng kỳ, cho rằng có liên quan đến trụ sở ngân hàng chính thức mới được khánh thành trong năm 2020.

    Nỗ lực tăng cường chất lượng tài sản: PPOP tăng trưởng mạnh (+34% so với cùng kỳ) giúp TCB đẩy mạnh xử lý các khoản cho vay có vấn đề (+185% so với cùng kỳ) và xóa bỏ các khoản nợ khó đòi (3,4 nghìn tỷ đồng, +1.209% so với cùng kỳ) . Do đó, số dư nợ xấu đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử của TCB. Đến cuối năm 2020, TCB có tỷ lệ nợ xấu là 0,5%, thấp nhất trong số ngân hàng (tiếp theo là ACB và VCB là 0,6%) và tỷ lệ trích lập dự phòng cao thứ hai (171%, sau VCB). Dư nợ tái cấu trúc lên tới 7,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,8% tổng dư nợ. Ngân hàng dự kiến số dư này sẽ giảm xuống và ước tính mức trích lập dự phòng cho dư nợ tái cấu trúc tối đa là 100 tỷ đồng trong năm 2021.

    Năm 2021, TCB kỳ vọng nhu cầu tín dụng từ phân khúc bán lẻ phục hồi, đặc biệt là cho vay mua nhà và mua ô tô. Chi phí vốn ước tính giảm hơn nữa do môi trường lãi suất thấp kéo dài và kết hợp với nguồn vốn CASA tăng. Tuy nhiên, NIM dự kiến đi ngang do áp lực cạnh tranh về tiền gửi và cho vay. Hệ số CIR và tỷ lệ nợ xấu dự kiến tăng do tiếp tục đầu tư vào số hóa cũng như tỷ lệ nợ xấu mới hình thành gia tăng.

    Duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 18,5 nghìn tỷ đồng (+17,1% so với cùng kỳ), dựa trên tín dụng, tiền gửi của khách hàng, và tài sản lần lượt tăng 18,4%, 16,3% và 14,3%. Ước tính NIM tăng nhẹ lên 5% do chi phí vốn cải thiện. Do đó, tăng tưởng thu nhập lãi ròng ước tính đạt 17,1% so với cùng kỳ. Ước tính thu nhập phí ròng tăng 16,6% so với cùng kỳ, nhờ kinh doanh bảo hiểm và trái phiếu doanh nghiệp, trong khi thu nhập ngoài lãi khác ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ so với mức cao trong năm 2020. CIR ước tính ở mức 33,5% do tác động của giá tăng đầu tư số hóa, chi phí dự phòng ước tính giảm -20% so với cùng kỳ. Tại mức giá 38.400 đồng/cp, TCB đang giao dịch với hệ số P/B 2021 là 1,52x. Với môi trường lãi suất thấp kéo dài cùng với ROE ổn định trong khoảng 17%-18% trong vài năm tới, nâng giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu TCB lên 43.000 đồng/cp (từ 38.200 đồng/cp), do nâng hệ số P/B mục tiêu từ 1,5x lên 1,7x. Duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu, tương đương triển vọng tăng giá là 12%.

    Rủi ro: Rủi ro giảm chính đối với khuyến nghị là số dư nợ xấu cao hơn ước tính.

    Yếu tố hỗ trợ: Phát hành riêng lẻ, hoặc thanh lý công ty con, TCBS.
    AudiA9LHaiphongcho thích bài này.
  2. Tuonglucsi

    Tuonglucsi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2017
    Đã được thích:
    208
  3. VGSPVXHLA

    VGSPVXHLA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    13.290
    Thế mà k lên
    AudiA9L thích bài này.
  4. LearnForever

    LearnForever Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2020
    Đã được thích:
    238
  5. Tuonglucsi

    Tuonglucsi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/06/2017
    Đã được thích:
    208
    Mai là lên 41 rồi bác
    NhatrangLuckystarAudiA9L thích bài này.
  6. muabenem123

    muabenem123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2018
    Đã được thích:
    2.049
  7. NhatrangLuckystar

    NhatrangLuckystar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2018
    Đã được thích:
    512
    Vote TCB ngân hàng tư nhân tốt nhất VN !
  8. MrTin

    MrTin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2020
    Đã được thích:
    1.350
    Tư danh nó úp chờ nó ra bớt hàng đã ae
  9. nicnic2111

    nicnic2111 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2018
    Đã được thích:
    1.218

Chia sẻ trang này