TCM --2019-- target 58

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi cophieutangtruong68, 21/01/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5814 người đang online, trong đó có 740 thành viên. 08:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 529629 lượt đọc và 4698 bài trả lời
  1. sym123

    sym123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    19/10/2014
    Đã được thích:
    5.378
    Lợi nhuận quý 4 của TCM chỉ ngang bằng TTH
    TCM giá 2x thì TTH cũng xứng đáng giá 2x
  2. mua_cp_la_loi

    mua_cp_la_loi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/10/2015
    Đã được thích:
    7.132
    TTH tôi nghĩ ngờ khả năng lưa đảo ? Nên tôi không chơi
    only_love123Aquarius01 thích bài này.
  3. cophieutangtruong68

    cophieutangtruong68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2017
    Đã được thích:
    2.043
    Việt Nam khan hiếm lao động ngành điện tử và may mặc
    21-01-2019 - 18:40 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư


    [​IMG]
    Thị trường lao động sẽ khan hiếm nhân lực trong mảng công nghiệp điện tử và may mặc do làn sóng dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam trong thời gian tới.
    Nhu cầu tuyển dụng ngành điện tử tăng cao

    Thông tin trên vừa được Tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Group (chủ sở hữu trang tìm kiếm việc làm trực tuyến VietnamWorks) công bố trong báo cáo về nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại thị trường Việt Nam trong Quý IV 2018 và năm 2019.

    Theo đó, Navigos Group cho biết, trước sự cạnh tranh của thị trường thương mại điện tử của các tên tuổi lớn, ngành Điện tử tiêu dùng đang có xu hướng chuyển đổi mạnh các kênh bán hàng từ truyền thống sang trực tuyến. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đều có kế hoạch mở rộng mặt hàng kinh doanh và phạm vi kinh doanh trong năm 2019.

    “Sau Tết, dự đoán lĩnh vực Điện tử tiêu dùng sẽ tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng, một số công ty sẽ vào thị trường Việt Nam tạo cơ hội lớn cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng. Trong bối cảnh nhân sự đang có phần thiếu hụt, các doanh nghiệp lĩnh vực này vẫn chấp nhận tuyển ứng viên đến từ ngành khác như FMCG (Ngành hàng tiêu dùng nhanh)”, bà Phạm Thị Hoài Linh, Giám đốc nhân sự Navigos Group cho biết.

    [​IMG]
    Nhu cầu tuyển dụng ngành điện tử dự báo tăng cao

    Cũng theo Navigos Group, hiện các công ty FDI trong lĩnh vực điện tử và may mặc đã có kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

    Theo ghi nhận, những doanh nghiệp trong lĩnh vực điện, điện tử tại Hải Phòng và Bắc Ninh trong Quý IV đã có kế hoạch mở rộng quy mô. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019.


    Trước làn sóng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam và kế hoạch mở rộng quy mô, mảng Sản xuất Điện tử dự đoán tiếp tục tăng mạnh về nhu cầu tuyển dụng trong năm 2019, bao gồm các lĩnh vực nhân sự cấp trung và cấp cao, thuộc các vị trí như: Quản lý nhà máy; Giám sát; Cấp Quản lý và Trợ lý cho khối văn phòng.

    Tuy nhiên, theo bà Linh, các doanh nghiệp này đang đứng trước thách thức lớn trong việc tuyển dụng bởi mức lương đề xuất không có sự cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp hiện tại, nên ứng viên vẫn còn dè chừng trước quyết định chuyển việc sang một môi trường mới.

    Ngành dệt may khan hiếm lao động, nhiều thách thức

    Trong lĩnh vực dệt may, năm 2019 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực sẽ thúc đẩy việc xuất khẩu tăng mạnh hơn. Với lợi thế về mức giá nhân công, Việt Nam sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư FDI mạnh mẽ hơn, từ đó nhiều việc làm mới cũng được tạo ra. Nhiều doanh nghiệp dệt may lâu năm tại Việt Nam cũng đang trong quá trình mở rộng quy mô về sản xuất.

    [​IMG]
    Một số doanh nghiệp ngành dệt may ở Trung Quốc đang có sự dịch chuyển sang Việt Nam, làm tăng nhu cầu lao động của ngành này

    Bên cạnh đó, các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc, và cả các công ty nội địa Trung Quốc thuộc lĩnh vực hàng dệt may, giày dép, đồ dùng thể thao… đang có xu hướng chuyển các đơn hàng và hoạt động sản xuất sang các nước khác nhằm tránh đánh thuế cao. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng nhất cho việc dịch chuyển của các doanh nghiệp này.

    “Trước xu hướng tuyển dụng tăng cao, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều thách thức hơn trong việc tuyển dụng và giữ chân nhân lực. Nguyên nhân do ngành Dệt may luôn khan hiếm nhân lực, đặc biệt là những nhân sự cấp trung cấp cao vừa có kĩ năng chuyên sâu về ngành và có thể giao tiếp tiếng Anh. Hiện nay, một số doanh nghiệp do thiếu tính cạnh tranh đã dẫn đến tình trạng mất nhân công, buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc sản xuất không hết công suất”, Giám đốc nhân sự Navigos Group cho hay.
  4. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    28 là đỉnh rồi
  5. cophieutangtruong68

    cophieutangtruong68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2017
    Đã được thích:
    2.043
    BSC: Ngành dệt may tiếp đà khởi sắc trong năm 2019, định giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn
    16-01-2019 - 17:25 PM | Thị trường chứng khoán


    [​IMG]
    BSC đánh giá năm 2019 tiếp tục là năm khởi sắc của xuất khẩu dệt may dựa trên những phân tích về nhu cầu dệt may toàn cầu và tại một số thị trường nhập khẩu lớn cũng như những lợi thế của dệt may của Việt Nam, động lực đến từ các hiệp định thương mại tự do và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.


    [​IMG]
    Dòng vốn đổ mạnh vào VFMVN30 ETF trước thềm review danh mục tháng 1/2019

    • [​IMG]
    Dệt may là một trong những ngành tăng trưởng mạnh của Việt Nam trong nhiều năm qua. Việc ký kết các hiệp định thương mại đang mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho ngành dệt may nói chung, cũng như cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành.

    CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) vừa có báo cáo đánh giá khả quan với ngành dệt may Việt Nam

    Nhu cầu dệt may thế giới được dự báo tăng trưởng 3,5%/năm trong giai đoạn 2019 – 2020

    Theo Statista, nhu cầu hàng may mặc thế giới sẽ đạt 1.650 tỷ USD vào năm 2020, doanh thu hàng may mặc tại một số thị trường lớn như Mỹ đạt 334,2 tỷ USD (+2,5% YoY), Top 10 thị trường lớn nhất tại EU đạt 291,5 tỷ USD (+0,4% YoY). Khoảng 90% sản xuất dệt may của Việt Nam phục vụ xuất khẩu, do đó tăng trưởng ngành có quan hệ mật thiết với nhu cầu hàng dệt may toàn cầu.

    [​IMG]
    Tăng trưởng xuất khẩu dệt may duy trì ở mức cao nhờ giành được thị phần từ các thị trường khác

    Thị phần của dệt may xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh từ 2,9% (2010) lên 5,6% (2017) nhờ vào (1) nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại; (2) sự dịch chuyển sản xuất do tái cơ cấu kinh tế của Trung Quốc – công xưởng dệt may của thế giới.

    BSC cho rằng Việt Nam còn dư địa để giành thêm thị phần trong xuất khẩu dệt may thế giới nhờ (1) Mức chênh lệch tiền lương công nhân dệt may của Việt Nam và các quốc gia được đánh giá là có chi phí nhân công rẻ hơn đang ngày càng thu hẹp; (2) Chênh lệch về thuế của hàng dệt may Việt Nam với Bangladesh, Campuchia…tại một số thị trường (do các quốc gia nêu trên được hưởng thuế GSP ưu đãi khi xuất khẩu sang một số thị trường) được xóa bỏ nhờ các FTA được ký kết mới (VD: EVFTA)…; (3) Môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng được cải thiện, vị trí thuận lợi gần với Trung Quốc giúp cho dịch chuyển sản xuất dễ dàng hơn.

    [​IMG]
    Các hiệp định thương mại EVFTA, CPTPP và chiến tranh thương mại Mỹ Trung tạo cơ hội cho dệt may Việt Nam

    Hiệp định CPTPP tác động không đáng kể trong ngắn hạn, nhưng mở ra cơ hội trong dài hạn. Mặc dù được đánh giá không có tác động lớn do quy tắc về nguồn gốc xuất xứ "từ sợi trở đi" khó đáp ứng và 7/10 quốc gia thành viên hiện tại đã có các hiệp định thương mại với Việt Nam, các hiệp định mở ra cơ hội cho việc khởi động lại các dự án sợi dệt nhằm đón đầu TPP trong giai đoạn trước cũng như tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Canada.

    Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) được đánh giá có tác động tích cực trong trung – dài hạn. EVFTA đã hoàn tất rà soát pháp lý và sẽ trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ của các thành viên, dự kiến có thể được thông qua sớm nhất vào kỳ họp Quốc hội tháng 6- 7/2019 và có hiệu lực sau 1 tháng. EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam, với 42,5% dòng thuế áp dụng đối với các sản phẩm dệt may sẽ giảm về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, còn lại sẽ giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm sẽ giúp hàng hóa Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn so với Campuchia hay Bangladesh (hưởng thuế suất GSP ưu đãi 0%). Quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" của EVFTA cũng như việc tính gộp nguyên phụ liệu có nguồn gốc từ quốc gia thứ 3 có chung FTA với cả Việt Nam và EU (Hàn Quốc) cũng thuận lợi hơn cho các DN Việt Nam so với CPTPP.

    Chiến tranh thương mại Mỹ Trung không phải nguyên nhân trực tiếp nhưng sẽ hỗ trợ cho xu hướng dịch chuyển sản xuất hàng hóa dệt may từ Trung Quốc sang Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt nhóm hàng may mặc từ Trung Quốc sang Mỹ liên tục giảm kể từ năm 2016 (2016: -8,6%, 2017: -3,2% và 8T2018: -1%) là dấu hiệu cho một sự dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc đến từ các yếu tố cơ bản hơn là tác động nhất thời từ căng thẳng thương mại. Sau Trung Quốc, Việt Nam là ưu tiên tiếp theo của các DN Mỹ (theo khảo sát trong US Fashion Industry Study, 2017), điểm đến của đơn hàng may mặc chuyển từ "China Plus Many" sang "China Plus Vietnam Plus Many" sẽ là cơ hội lớn cho dệt may Việt Nam. Ước tính nếu lấy được 1% thị phần hàng may mặc Trung Quốc xuất sang Mỹ, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng 70%.

    BSC đánh giá năm 2019 tiếp tục là năm khởi sắc của xuất khẩu dệt may dựa trên những phân tích về nhu cầu dệt may toàn cầu và tại một số thị trường nhập khẩu lớn cũng như những lợi thế của dệt may của Việt Nam, động lực đến từ các hiệp định thương mại tự do và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

    BSC cho rằng ngành vẫn tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, mặc dù có thể thấp hơn 2018 bởi mức high-base đạt được trong năm vừa qua. Trong khi đó, chi phí nhân công tăng sẽ không phải rủi ro quá lớn đối với các doanh nghiệp như có thể thấy trong kết quả kinh doanh năm 2018. Do đó, BSC đánh giá khả quan với nhóm dệt may trong năm 2019.

    Mức định giá của ngành dệt may hiện tại tương đối hấp dẫn so với khu vực với mức P/E trung vị là 6,6x (mức trung vị khu vực là 14x). Định giá của thị trường đối với cổ phiếu dệt may chưa có thay đổi đáng kể nếu đặt trong tương quan với tăng trưởng của ngành 1 - 2 năm gần đây, do đó BSC kỳ vọng vào sự thay đổi mức định giá trong thời gian tới.

    Trong những phiên giao dịch gần đây, các cổ phiếu dệt may như TCM, TNG, GMC, GIL, VGT, MSH…có sự bứt phá khá mạnh. Riêng phiên 15/1, TCM và GMC thậm chí còn tăng trần.

    [​IMG]
    TCM tăng khá mạnh trong những phiên gần đây

    Minh Anh

    Theo Trí thức trẻ
    beconbibi thích bài này.
  6. cophieutangtruong68

    cophieutangtruong68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2017
    Đã được thích:
    2.043
    mấy bác mua từ từ thôi nhé, giá mục tiêu 56 nên cuộc chơi còn dài
  7. mua_cp_la_loi

    mua_cp_la_loi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/10/2015
    Đã được thích:
    7.132
    ăn hàng vùng đáy
  8. Nofanota

    Nofanota Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2015
    Đã được thích:
    2.666
    Cuối phiên liệu có xanh?
  9. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Me too, lừa là tránh
    Nofanota thích bài này.
  10. Nofanota

    Nofanota Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2015
    Đã được thích:
    2.666
    Con tth đã có bác bóc mẽ vụ xào xáo rồi mà.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này