TCM cổ phiếu HOT nhất năm đây rồi, 8 tháng LN sau thuế 185 tỷ, hoàn thành 100% kế hoạch năm.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Lamvien07, 12/09/2018.

6098 người đang online, trong đó có 755 thành viên. 17:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 268385 lượt đọc và 2593 bài trả lời
  1. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.052
    Thực tế giá trị thặng dư tạo ra do giảm thuế sẽ được chia sẻ trong chuỗi cung ứng liên quan, chả có ai ăn được một mình đâu.
  2. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    hihi...vậy thì tham gia các hiệp định làm gì?
    như mỹ đánh thuế cá basa, tôm ...mỹ giảm thuế thì các cty thuỷ sản hưởng lợi , VHC là một ví dụ
    may mặc cũng thế
  3. hoangf319

    hoangf319 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    4.637
    Doanh số tăng, thì lợi nhuận sẽ tăng trưởng theo. Quan trong la thuế xuất về 0 thì lợi thế cạnh tranh với các nước ko tham gia hiệp định sẽ cao hơn.
    VHC hưởng lợi vi thuế nhập khẩu vào Mỹ cua no thấp hơn cac doanh nghiệp cùng ngành do đo no tăng trưởng doanh thu va lợi nhuận mạnh mẽ
    --- Gộp bài viết, 04/11/2018, Bài cũ: 04/11/2018 ---
    Đối voi TCM nên quan tâm đến biên lợi nhuận gộp qui 3 da tang len 17%, như vậy chuỗi sản xuất khép kín của TCM rất hiệu quả so với các doanh nghiệp cùng ngành.
  4. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.052
    Bài này là trước khi TPP cách đây tầm 4-5 năm...
    DN dệt may nào hưởng lợi từ TPP?
    [​IMG]
    (ĐTCK) Để hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có mọi công đoạn sản xuất “từ sợi trở đi” thực hiện trong nước hoặc tại các nước trong khu vực TPP.
    Khi Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, ngành dệt may sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi thuế suất thuế nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thị trường hấp thu đến 44% sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012, sẽ giảm từ 17% xuống 0%. Những DN dệt may niêm yết nào sẽ đón đầu được cơ hội mà TPP mang lại?

    Để hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, các sản phẩm dệt may của Việt Nam phải có mọi công đoạn sản xuất “từ sợi trở đi” thực hiện trong nước hoặc tại các nước trong khu vực TPP. Trong khi đó, lâu nay, các DN dệt may Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu từ bên ngoài khối TPP như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Trong số không nhiều DN dệt may niêm yết hiện nay, mới có CTCP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe trên. Những DN dệt may niêm yết khác chỉ tham gia từ giai đoạn cắt và may như CTCP Sản xuất thương mại may Sài Gòn (GMC), CTCP Đầu tư và thương mại TNG (TNG), CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL), CTCP Vải sợi may mặc Miền Bắc (TET), CTCP May Phú Thịnh Nhà Bè (NPS).

    Hiện tại, TCM đã đầu tư nhà máy dệt, đan, nhuộm, may, đặc biệt là 4 nhà máy sợi với công suất 21.000 tấn/năm, giúp TCM chủ động về nguồn nguyên liệu cho việc sản xuất các sản phẩm dệt may. Trong năm 2013, TCM chỉ sử dụng khoảng 35% lượng sợi để sản xuất 7 triệu mét vải/năm. TCM hiện đã nâng công suất nhà máy dệt lên 10 triệu mét vải/năm. Theo ông Lee Eun Hong, Tổng giám đốc TCM, Công ty sẽ tăng công suất may do nguồn cung sợi cũng như vải dệt đang dư. Hiện tại, TCM đang tìm mua một nhà máy may để tăng công suất so với công suất 15 triệu sản phẩm/năm hiện tại. Với 95% doanh thu từ xuất khẩu, trong đó, hơn 40% xuất khẩu vào thị trường Mỹ, TCM kỳ vọng, TPP dự kiến được thông qua vào cuối năm nay sẽ là cơ hội lớn để Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận.

    Tuy nhiên, thách thức rất lớn với TPP cũng như các DN dệt may trong nước là tiêu chuẩn về lao động và môi trường của TPP khá cao. Nếu DN dệt may vi phạm những tiêu chuẩn này có thể bị truy thu thuế ngược lại với những lô hàng đã được miễn thuế. Trong khi đó, việc tăng ca ngoài giờ quy định nhằm đáp ứng năng lực sản xuất vẫn đang là vấn đề nan giải đối với các DN dệt may trong nước. Về tiêu chuẩn môi trường, ngành nhuộm là ngành gây tác hại đến môi trường nhiều nhất. Thông thường, chi phí xử lý nước thải khá cao, nên các nhà điều hành DN thường bỏ qua, điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị kiện bởi các NĐT nước ngoài và có thể sẽ không thể xuất khẩu sang các nước thành viên TPP.

    Để đáp ứng điều kiện này, từ đầu năm đến nay, TCM đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để đầu tư dây chuyền nhuộm vải với công nghệ hiện đại để giảm tác hại đến môi trường. Hiện tại, nhà máy nhuộm của TCM đã chạy hết 100% công suất và phải thuê thêm dịch vụ bên ngoài để đáp ứng đủ đơn hàng.

    Với GMC, tuy chưa chủ động được nguồn nguyên liệu sợi, nhưng Công ty cũng đã có sự chuẩn bị khá kỹ để đón đầu cơ hội từ TPP. Ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch GMC cho biết, GMC đã và đang mở rộng sản xuất, phát triển thêm tối thiểu 34 dây chuyền may. Đến năm 2015, dự kiến năng lực sản xuất của GMC sẽ tăng 70% so với hiện tại, doanh thu tăng từ 20 - 50%, lên mức 1.200 - 1.500 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu xuất xứ nguyên liệu, Công ty đang thử nghiệm và chuyển đổi dần phương thức kinh doanh từ FOB (khách hàng chỉ định nguồn mua nguyên phụ liệu theo mẫu thiết kế của khách hàng) sang phương thức ODM (tự phát triển nguyên phụ liệu trên cơ sở thiết kế mẫu chào khách).

    Năm 2012, GMC đã thuyết phục khách hàng lớn tại Mỹ mua nguyên liệu tại Việt Nam và kết quả tính từ năm 2012 đến nay là 1 triệu USD đã vào thị trường nguyên phụ liệu Việt Nam. Giá trị chưa lớn nhưng hết sức có ý nghĩa với GMC, mặt khác cũng giúp GMC và khách hàng có cơ hội đánh giá khả năng cung ứng của các nhà thầu Việt Nam từ giá cả đến chất lượng, tiến độ giao hàng. Ngoài ra, GMC cũng đang phối hợp với khách hàng tìm kiếm nguồn cung trong nội khối TPP, trước mắt sẽ thăm dò khả năng cung ứng từ Malaysia.

    “Hiện hơn 90% sản phảm của GMC được xuất khẩu, chỉ có 10% tiêu thụ trong nước. Chúng tôi sẽ cân nhắc lại tỷ lệ này để phù hợp với năng lực sản xuất và nhu cầu hàng nhập khẩu từ các nước tham gia TPP”, ông Hùng nói.

    Tương tự, TNG có hoạt động xuất khẩu là chính. Theo tài liệu ĐHCĐ 2013, TNG dự kiến sẽ nâng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 -15% từ nay đến năm 2015, nhằm cân bằng các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ, tiếp cận và khai thác thị trường Nhật Bản. Hiện sản xuất của TNG vẫn theo hướng gia công cho khách hàng là chủ yếu và trong tương lai sẽ tiến tới hàng ODM. TNG cũng sẽ khai thác đáng kể nguồn cung trong nước để gia tăng sản phẩm có xuất xứ tại Việt Nam, tạo lợi thế cho TNG khi TPP được ký kết.

    Hiệp định TPP nếu được thông qua sẽ là cơ hội để hàng Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, các DN dệt may cần nhanh chóng hoàn thiện chuỗi sản xuất và cung ứng sản phẩm, gia tăng năng lực mới có thể tận dụng hết cơ hội mà TPP mang lại.

    Theo Phan Hằng
    hpkt85 thích bài này.
  5. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    sản xuất bền vững thì doanh thu tăng, lợi nhuận tăng là phổ thông ...với trade war thì có lợi thế này

    biên lợi nhuận đó chưa tính hưởng lợi từ hiệp định, tax zero , lợi tgees từ các hiệp định trong nhóm thành viên với nhau
  6. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
    sang 2019 TCM 50x TNG 40x
  7. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    thì như các doanh nghiệp thuỷ sản hưởng lợi khi mỹ giảm thuế

    tuy nhiên, TCM cũng share bớt cho các đối tác làm ăn như hạ giá bán một phần nào đó vì trong cơ cấu giá bán cho tính thuế/ sản phẩm
    --- Gộp bài viết, 04/11/2018, Bài cũ: 04/11/2018 ---
    hihi...TCM giá xưa giờ thường bằng 3 lần TNG vì TCM sản xuất từ a-z
    --- Gộp bài viết, 04/11/2018 ---
    khả năng TNG 2x và TCM 5x-6x ..
    cõn lợi nhuận các e tăng mạnh nữa thì giá tăng nữa...việc này tuỳ thuộc vào kinh dianh của các e
  8. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.052
    CPTPP có tạo nên trang sử mới cho TCM và doanh nghiệp dệt may?
    13:00 | 30/01/2018


    [​IMG]

    Ngày 8/3 tới, hiệp định CPTPP sẽ chính thức được ký kết sau hơn 7 năm đàm phán, đây được coi là cú hích lớn trong thị trường xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may. Nhiều doanh nghiệp dệt may được kỳ vọng sẽ "thay da đổi thịt", trong đó nhà đầu tư đặc biệt chú ý tới TCM, công ty duy nhất ở Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn từ sợi trở đi để xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Liệu CPTPP có còn rộng mở với dệt may Việt khi không có Mỹ?

    [​IMG]Tổng thống Mỹ cân nhắc quay trở lại TPP
    [​IMG]Vướng mắc đã giải quyết xong, CPTPP sẽ được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Chile
    [​IMG]Tháo gỡ 'căng thẳng' công đoàn, tháng 3 Việt Nam sẽ ký TPP-11
    Cổ phiếu TCM "thăng trầm" với TPP
    Giai đoạn 2013 - 2015, với kỳ vọng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm được ký kết, nhà đầu tư Việt Nam đã đánh cược vào cổ phiếu TCM của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công,. Chỉ trong 1,5 năm thị giá TCM đã tăng tới 640% từ mức 5.000 lên mức đỉnh gần 37.000 đồng/cp (giá sau điều chỉnh) vào cuối tháng 7/2015.

    Thị trường chứng khoán thời gian đó cũng "nín thở" chờ đợi việc TPP hoàn tất với kỳ vọng nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam sẽ gia tăng xuất khẩu hàng vào các thị trường lớn và khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc mà không còn hàng rào thuế quan.

    Tuy nhiên ngay sau đó, sau tin Hiệp định TPP phải kéo dài đàm phán, dường như quá mất kiên nhẫn nhà đầu tư thi nhau bán tháo khiến cổ phiếu TCM lao dốc không phanh, mất 67% giá trị chỉ sau 6 tháng.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu TCM từ năm 2013 đến nay (Nguồn: VNDirect)
    TCM - doanh nghiệp duy nhất đáp ứng được yêu cầu từ sợi trở đi
    Mỹ tuyên bố rút khỏi TPP tháng 1/2017, sau đó TPP đã được đổi thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với 11 nước.

    Về quy mô, tổng GDP của các nước thành viên CPTPP khoảng 12.600 tỷ USD, tương đương 15,8% GDP toàn cầu, 15% tổng thương mại toàn cầu và có khoảng 500 triệu dân. Trong hiệp định CPTPP, Việt Nam là nước hưởng lợi nhiều nhất, đặc biệt là ngành dệt may.

    May Thành Công là doanh nghiệp dệt may được kỳ vọng hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP bởi đây là công ty duy nhất niêm yết đáp ứng được tiêu chuẩn từ sợi trở đi để xuất khẩu vào nhiều thị trường khó tính như Mỹ và cũng là số ít doanh nghiệp áp dụng phương FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) trong ngành dệt may.

    Với May Thành Công, thị trường Nhật Bản chiếm khoảng 25% giá trị xuất khẩu của TCM trong khi đó thị trường Mỹ chỉ khoảng 13% năm 2016. TCM dường như không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Mỹ nhưng nếu Mỹ quay trở lại CPTPP thì có lẽ đây là sẽ một sự bứt phá với TCM khi đây là doanh nghiệp duy nhất đáp ứng được yêu cầu từ sợi trở đi để xuất khẩu sản phẩm vào Mỹ.

    Hiện sản phẩm chính của TCM là T-shirt, Polo shirt, trang phục thể thao, trẻ em, áo khoác, đồng phục… với các khách hàng lớn như Eland, Ping, Eddie Bauer, Kiwa… Cổ đông lớn của TCM là E-land Asia Holdings Pte., Ltd Singapore, thuộc tập đoàn Eland, có mạng lưới phân phối sản phẩm may mặc lớn tại thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện sản phẩm của TCM bán cho công ty Eland khoảng 35 - 40%/năm.

    Điểm sáng là TCM đã khai thác thị trường vải chất lượng cao, vải đồng phục xuất khẩu sang Nhật Bản nhưng hoạt động sản xuất sợi chưa được hiệu quả. Tuy nhiên Công ty đang có xu hướng chuyển dịch dần từ mảng sợi sang mảng vải.

    [​IMG]
    Giá trị xuất khẩu của TCM sang các nước năm 2016 (Nguồn: Báo cáo thường niên)
    Từ năm 2013 đến nay, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) về lợi nhuận của TCM đạt 9,25% năm. Biên lợi nhuận gộp năm 2017 đạt 15,7% và cao nhất 5 năm trở lại đây.

    [​IMG]
    Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp (đơn vị: tỷ đồng)
    Nhờ tín hiệu tích cực từ động thái của CPTPP, nhiều cổ phiếu ngành dệt may cũng ghi nhận sự bứt phá trong thời gian qua. Một tháng nay, cổ phiếu VGT của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tăng trưởng 58%, tiếp đó là cổ phiếu TNG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG tăng trên 15%, cổ phiếu VGG của Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến tăng hơn 13%...

    Cổ phiếu TCM sau tin CPTPP sẽ ký kết vào ngày 8/3 đã tăng trần lên 28.850 đồng/cp phiên 25/1.

    [​IMG]
    Sự tăng trưởng giá cổ phiếu dệt may một tháng trở lại đây (Nguồn: VNDirect)
    CPTPP vẫn rộng mở với dệt may Việt nếu không có Mỹ
    Tại thị trường Nhật - thị trường lớn thứ 2 của Việt Nam thì hàng may mặc Trung Quốc và Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nhập khẩu hàng may mặc năm 2016 (Trung Quốc là 65%, Việt Nam là 6%).

    Việt Nam là nước có tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đứng thứ hai với tốc độ tăng trưởng bình quân là 23%/năm. Dù tỷ trọng hàng may mặc Việt Nam thấp hơn hẳn so với Trung Quốc nhưng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về lượng đang giảm mạnh trong khi đó hàng nhập khẩu từ Việt Nam đang tăng dần một phần là do sản phẩm may mặc Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA).

    Các thị trường Úc, Canada cũng là các thị trường tiềm năng trong xuất khẩu dệt may. 10 tháng đầu năm 2017 giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Úc là gần 140 triệu USD, tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ năm 2016. Ưu điểm của Việt Nam là có vị trí địa lý gần với Úc bên cạnh việc được hưởng ưu đãi thuế so với doanh nghiệp của các quốc gia khác. Năm qua, Việt Nam đã xúc tiến nhiều chương trình nhằm đẩy mạnh mặt hàng dệt may sang Úc.

    Trong khi đó, Canada là quốc gia có mức tiêu dùng hàng may mặc bán lẻ thuộc loại cao, khoảng 18 tỷ USD mỗi năm. Năm 2016, tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng may mặc vào thị trường Canada đạt 9,32 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2015. Có thể nói tiềm năng xuất khẩu sang Úc, Canada của Việt Nam còn nhiều dư địa, quan trọng nhất vẫn là phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Việt có đáp ứng được yêu cầu.

    Nhìn vào biểu đồ tốc độ tăng trưởng ngành dệt may do Công ty chứng khoán FPT (FPTS) tổng hợp cho thấy dù Mỹ rút khỏi TPP đầu năm 2017 nhưng tốc độ tăng trưởng dệt may của Việt Nam vẫn bứt phá. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt hơn 31 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.

    [​IMG]
    Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 1986 - 2017 (Nguồn: FPTS)
    Mới đây, trả lời báo CNBC bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổng thống Donald Trump cân nhắc quay lại TPP khi phát biểu rằng: “Tôi sẽ quay trở lại TPP nếu chúng ta có thể đạt được một thỏa thuận tốt hơn đáng kể".

    Nếu Mỹ quay trở lại TPP thì đây là một "miếng bánh béo bở" của dệt may Việt khi liên tục là thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt. Năm 2017, Mỹ chiếm 48,3% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, đạt hơn 12,5 tỷ USD và tăng khoảng 9% so với năm 2016.

    Nếu quay lại TPP thì ở thị trường Mỹ với khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0% thay vì khoảng 17 - 20% như hiện nay, giúp doanh nghiệp Việt tiết kiệm đến hàng tỷ USD tiền thuế.

    Cơ hội nhưng cũng đầy thách thức
    Với quy tắc từ sợi trở đi tức toàn bộ quá trình kéo sợi, dệt vải, nhuộm, hoàn tất và may quần áo phải được thực hiện trong nội khối TPP thì đây là rào cản vô cùng lớn với doanh nghiệp dệt may Việt khi đa phần nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc - quốc gia không thuộc CPTPP. Với các doanh nghiệp dệt may niêm yết thì TCM là đơn vị duy nhất đáp ứng được yêu cầu từ sợi trở đi để xuất sang thị trường khó tính như Mỹ.

    Theo quy tắc thì trọng lượng của tất cả các nguyên vật liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% tổng trọng lượng hàng hóa.

    Với hiện trạng dệt nhuộm đang là điểm đứt gãy của cả chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam. Theo FPTS thì ngành sợi phải xuất khẩu đi 2/3 sản lượng đầu ra trong khi ngành sản xuất hàng may mặc phải nhập khẩu 70% nguyên vật liệu đầu vào. Khâu dệt nhuộm chưa hoàn thành vai trò tốt trong chuỗi giá trị toàn ngành khi chưa khai thác triệt để được nguyên liệu đầu vào (sợi) trong nước sản xuất dư thừa và gây thiếu hụt nghiêm trọng đầu ra (vải).

    Điểm yếu về chuỗi giá trị ngành dệt may Việt sẽ là cản trở để các doanh nghiệp mở rộng đơn hàng và hưởng ưu đãi thuế quan 0% tại các thị trường này.

    Bên cạnh đó, khi CPTPP được ký kết thì sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên khiến doanh nghiệp nội địa với 65% thực hiện gia công với giá trị gia tăng thấp có khả năng phải giảm sản xuất, thậm chí thu nhỏ hoặc phá sản.

    [​IMG]
    "Kết có hậu" sau hơn 7 năm đằng đẵng
    CPTPP gồm 11 nước là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và Việt Nam.

    Sau khi gặp vướng mắc phía Canada thì CPTPP cũng đã được thông qua ngày 23/1 và dự kiến ký kết chính thức vào ngày 3/8/2018 tại Chile sau hơn 7 năm đàm phán.

    Hoàng Kiều

    Theo Kinh tế & Tiêu dùng
  9. phikhonglo

    phikhonglo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    43.052
    CPTPP: Thách thức và những cơ hội đặt ra đối với ngành dệt may
    06:00 | 03/11/2018


    [​IMG]

    Mặc dù xuất khẩu hàng dệt may tăng nhờ CPTPP cũng kéo theo tăng nhập khẩu nguyên liệu cho ngành này với tốc độ tăng thêm nhập khẩu từ 7-8%.

    [​IMG]CPTPP là thách thức với dịch vụ tài chính ngân hàng
    Trong TPP12 dệt, may được đánh giá là những ngành có lợi nhất, tăng 13% và 59% xuất khẩu so với không có TPP. Kết quả định lượng cũng cho thấy ngay cả trường hợp không có Mỹ, ngành dệt may vẫn tăng thêm được quy mô sản xuất và giá trị xuất khẩu nhờ CPTPP.

    [​IMG]
    CPTPP: Thách thức và những cơ hội đặt ra đối với ngành dệt may
    Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng thêm 8,3-10,8%. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao của ngành này có thể do hàng dệt may da giày có sức cạnh tranh về giá lớn hơn ở các thị trường mới trong CPTPP, trong khi vẫn giữ được thị trường chủ lực là Mỹ và EU.

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, mức tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày vào thị trường Mỹ năm 2016 là 9,9%; Nhật Bản 12%; Mexico 11% Canada 16%, Australia 18,4% Đức 8,3%, Bỉ 14,4% Hà Lan 11%.

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay hiện nay mức bảo hộ của nhóm ngành này ở các nước châu Mỹ là khá cao, chênh lệch giữa mức thuế MFN và mức thuế quan ưu đãi trong TPP là khá. Cắt giảm thuế quan vì vậy tạo ra thuận lợi lớn trong cạnh tranh về giá.

    Mặc dù vậy, Bộ nhấn mạnh tăng xuất khẩu nhờ CPTPP cũng kéo theo tăng nhập khẩu nguyên liệu cho ngành này với tốc độ tăng thêm nhập khẩu từ 7-8%.

    Theo một số báo cáo gần đây, ngành dệt may chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu (90% bông nguyên liệu, 100% xơ sợi tổng hợp, 50% sợi bông và 80% vải khổ rộng) từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Đây là những nước không có mặt trong CPTPP vì vậy nếu giữ nguyên tắc nguồn gốc xuất xứ “từ sợi trở đi” trong TPP, các doanh nghiệp có thể không được lợi nhiều từ cắt giảm thuế quan.

    "Điều này cho thấy nhu cầu cấp bách trong tái cơ cấu ngành dệt nhằm thay thế nhập khẩu trong thời gian tới, cũng như cần xem xét lại quy tắc này trong CPTPP nếu có cơ hội", Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.

    Một điểm đáng chú ý nữa là lộ trình cắt giảm thuế quan với nhóm ngành này ở một số nước trong CPTPP khá dài (15 năm) và chỉ số về lợi thế cạnh tranh đều rất tốt ở các thị trường ngoài Mỹ vì thế trong tình huống có thể thỏa thuận lại điều khoản về dệt may và da giày, lộ trình cắt giảm thuế cần được ưu tiên.
  10. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    chính vì hưởng lợi thuế từ hai hiệp định thương mại lớn vào thị trường EU và Nhật,
    còn trade war thì hưởng lợi thị trường mỹ ...nên mình dư khả năng TCM theo chân VHC nhé

    hiện chưa hưởng lợi thế thì dianh thu tầm 1 k tỷ / quý, lợi nhuận sau thuế tầm 90-100 tỷ / quý rồi

Chia sẻ trang này