TCM-TNG------Đôi bạn cùng tiến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vnindexx2005, 09/12/2020.

6833 người đang online, trong đó có 870 thành viên. 16:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11443 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. Vnindexx2005

    Vnindexx2005 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/12/2019
    Đã được thích:
    5.105
    huyenthitxngochai1996 thích bài này.
    ngochai1996 đã loan bài này
  2. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Cái này mới cực hay cho TNG.


    Xuất khẩu dệt may sang EU sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi nhờ điều khoản cộng gộp xuất xứ
    15:35 | 13/12/2020

    Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc Sung Yunmo đã kí kết văn kiện triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong Hiệp định EVFTA

    Thỏa thuận này giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may chất lượng cao từ Hàn Quốc để sản xuất, xuất khẩu đi thị trường EU.

    Hiện nay, EU là thị trường có qui mô lớn nhất về nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may với kim ngạch nhập khẩu trị giá hơn 250 tỉ USD/năm.

    Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU mới chỉ đạt 4,3 tỉ USD, chiếm 2% thị phần của thị trường EU rộng lớn và đầy tiềm năng.

    "Con số này cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU vẫn còn rất nhỏ so với những tiềm năng mà thị trường này đem lại", Bộ Công Thương nhận định.

    Khi EVFTA, các chuyên gia kinh tế dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU sẽ tăng nhanh với mức khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có hiệp định.

    Tuy nhiên, theo cam kết tại EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để hưởng lợi ích về cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp phải đảm bảo các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ rất chặt chẽ.

    Cụ thể, qui tắc xuất xứ "từ vải trở đi", tức là vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam hoặc các nước thành viên EU.

    Nhiều ý kiến cho rằng, đây vẫn là điểm yếu của ngành dệt may trong nước do phần lớn nguyên phụ liệu dệt may đang phải nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của EVFTA.

    Để xử lí điểm yếu về nguồn nguyên liệu dệt may, Việt Nam đã đàm phán với các nước EU đưa vào Hiệp định EVFTA điều khoản cho phép doanh nghiệp Việt Nam được cộng gộp hàm lượng xuất xứ của nguyên liệu dệt may nhập khẩu từ Hàn Quốc (nước đã kí FTA với EU) vào sản phẩm dệt may sản xuất tại Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan.

    Ngay từ trước khi EVFTA có hiệu lực, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đã bắt đầu đàm phán thỏa thuận giữa hai Bên để triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ sản phẩm dệt may trong khuôn khổ EVFTA.
    Aquarius01, huyenthitxtrolivi thích bài này.
  4. Poison123

    Poison123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/05/2020
    Đã được thích:
    4.188
    Nén chặt lâu rồi thì tới lúc cũng phải bung lụa thôi.
  5. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    699
  6. ngochai1996

    ngochai1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2020
    Đã được thích:
    569
    Múc TNG vì một cái tết ấm lo :v
    huyenthitx thích bài này.
  7. huyenthitx

    huyenthitx Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    9.924
    Má ui , múc mạnh
  8. Aquarius01

    Aquarius01 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    5.159
    Tin tốt cho các DN dệt may rồi.

    Nếu so sánh về mức độ quy mô và tăng trưởng thì tôi vẫn ưu tiên TNG hơn TCM. Tuy nhiên, giá TCM tăng mạnh giai đoạn vừa qua là niềm mơ ước của nhiều nđt nắm giữ.

    Sẽ đến lượt TNG lên tiếng thôi ~o)
    sotochika thích bài này.
  9. sotochika

    sotochika Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Đã được thích:
    1.730
    kết quả kinh doanh tháng 11 - đấy !
    đây là ách chủ bày đấy ^^!:!!:!!

    thời tới cản ko kịp đâu các bác:)):)):))
  10. sotochika

    sotochika Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2015
    Đã được thích:
    1.730
    Chà. TNG chơi gom MSB nè các bác !!

    ======

    Tập đoàn TNG liên tục gom cổ phiếu MSB trước ngày lên HOSE
    Kinh tế & Tiêu dùng | 16 phút
    Chia sẻĐăng lạiBình luận
    Hai doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đăng kí đấu giá hơn triệu cổ phiếu MSB của DATC đều có liên quan tới Tập đoàn TNG Holdings.

    [​IMG]

    Ngân hàng TMCP Hảng hải Việt Nam. (Ảnh minh họa: MSB).

    Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa công bố danh sách nhà đầu tư đủ điều kiện tham gia đăng kí đấu giá 4,03 triệu cổ phần của Ngân hàng TMCP Hảng hải Việt Nam (MSB) do DATC sở hữu.

    Theo đó, chỉ có hai công ty đủ điều kiện là CTCP Xây dựng và Kinh doanh BĐS Vĩnh Phúc và CTCP Đầu tư và Quản lí khách sạn TNH (TNH Hotels & Resorts).

    Theo tìm hiểu của người viết, cả hai doanh nghiệp đủ điều kiện trên đều có liên quan tới Tập đoàn TNG, đối tác chiến lược của MSB.

    Trong đó, TNH Hotels & Resorts là công ty con trực thuộc Tập đoàn TNG, được thành lập từ năm 2015 và hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, khách sạn.

    Còn tại Xây dựng và Kinh doanh BĐS Vĩnh Phúc, cựu chủ tịch của doanh nghiệp này là ông Phạm Đình Cao - người từng đảm nhiệm vị trí Kế toán trưởng tại 2 công ty con của Tập đoàn TNG là TNR Holdings và TNS Holdings.

    Không chỉ vậy, ông Ngô Minh Vương - Kế toán trưởng của Xây dựng và Kinh doanh BĐS Vĩnh Phúc hiện là người đại diện pháp luật cho CTCP Bất động sản Xây dựng Hưng Thịnh.

    Trước đó, Bất động sản Xây dựng Hưng Thịnh đã chuyển nhượng 32,2 triệu cổ phiếu MSB cho TNS Holdings, một công ty con của Tập đoàn TNG. Ngoài ra, HĐQT TNS Holdings cũng quyết định nhận chuyển nhượng gần 21,8 triệu cổ phần MSB từ CTCP Đầu tư Xây dựng TNCons Việt Nam (TNCons), một công ty con khác của Tập đoàn TNG.

    Như vậy, nếu TNH Hotels & Resorts đấu giá thành công lượng cổ phần do DATC chào bán, Tập đoàn TNG dự kiến sở hữu thêm xấp xỉ 58 triệu cổ phần MSB thông qua các công ty con, tương đương khoảng 4,55% vốn điều lệ ngân hàng.

    Trong trường hợp Xây dựng và Kinh doanh BĐS Vĩnh Phúc đấu giá thành công, không loại trừ việc công ty này sẽ chuyển nhượng số cổ phần MSB cho nhóm TNG giống như Bất động sản Xây dựng Hưng Thịnh.

    Bên cạnh đó, từ động thái "chuyền tay" giữa TNCons và TNS Holdings, nhiều khả năng TNG sẽ để TNS Holdings là cổ đông đại diện của tập đoàn tại MSB.

    Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa qua đã chấp thuận cho MSB chào bán hơn 82,5 triệu cổ phiếu quĩ với tổng giá trị theo mệnh giá hơn 825 tỉ đồng, giá chào bán là 11.500 đồng/cp. Theo nghị quyết ĐHĐCĐ năm nay, MSB dự kiến bán số cổ phiếu quĩ này cho cổ động hiện hữu và thưởng hoặc/và bán cho người lao động.

    Thông qua đợt chào bán cổ phiếu quĩ sắp tới, TNG hoàn toàn có thể trở mua thêm cổ phần, gia tăng tỉ lệ sở hữu tại MSB.

    Cơ cấu cổ đông MSB liên tục biến động trong thời gian gần đây khi ngân hàng này đang hoàn thiện những bước cuối cùng để lên niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE).

    Trước đó, ngày 7/10, HOSE cho biết đã nhận được hồ sơ đăng kí niêm yết lần đầu của MSB. Cụ thể, MSB dự kiến niêm yết hơn 1,17 tỉ cổ phiếu trên sàn HOSE, tương ứng với giá trị thị trường theo mệnh giá là 11.750 tỉ đồng.

Chia sẻ trang này