1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

TCM, TNG, VGT!!! Bom tấn EVFTA sẽ kích hoạt $ đẩy VNindex > 1300, 1500 points

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hermes, 08/06/2018.

5220 người đang online, trong đó có 442 thành viên. 09:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 65118 lượt đọc và 365 bài trả lời
  1. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    25-26 rồi 3x bác ơi...hihi
  2. elchino21

    elchino21 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/11/2016
    Đã được thích:
    1.140
    Bác chỉ lấy 2 chỉ số trên để đo độ an toàn của bctc sao ???

    Ngày tư đầu mình đã nói là doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công là ko thu hút dc dòng tiền đầu tư lớn vì chí phí doanh nghiệp cao nên ko ưu tiên cho nghành này. Giữa TCM và TNG mình thấy TCM ổn hơn chứ chưa có topic nào nói là TCM là an toàn. Bác tổ lái quá.
    TNG lợi nhuận thế có tiền trả cho cổ đông ko hay năm nào cũng phát giấy vì lợi nhuận nằm hết ở hàng tồn kho.
    Hàng tồn kho TNG tăng bất thường trong bctc. Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng bài này rồi như TTF, ITA, HQC...
    Chí phí
    Tóm lại 1 cổ phiểu mà lợi nhuận ko cao hơn lợi suất gửi ngân hàng thì có nên đầu tư ???.
    --- Gộp bài viết, 16/06/2018, Bài cũ: 16/06/2018 ---
    Tôi cảnh báo ndt chứ ko bán mình cho lái như bác làm bao nhiều ndt kẹp ngìn năm với KLF, FLC...
    hpkt85 thích bài này.
  3. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    VN hút FDI vì lực lượng lao động trẻ, rẻ...
    lợi nhuận DN ngành may tốt, làm ăn thật , giá duscount mà cứ kêu khg vảo các ngành thâm dụng lao động
    bọn tổ chức đang chuyển tiền từ các em vùng đỉnh sang ôm các em midcap vùng đáy , giá ngon đó!

    bác đi mà ôm các em vùng đỉnh, khg sử dụng lao động, toàn em thơm ngon đó...

    ở vn thừơng khi giá cp ở đáy thì thiên hạ cty chê bai đủ kiểu...ở đỉnh thì khen lấy khen để! hihi
    --- Gộp bài viết, 16/06/2018, Bài cũ: 16/06/2018 ---
    mà bác cũng theo hàng QC dữ thời gian trước chứ có gì mà nói tới nói lui bác chủ pic
    ai mua , ai bán thì tuỳ quyết định mỗi ng mà! kỳ lạ ! hihi
    haohoaphongnha thích bài này.
  4. Hcm12345

    Hcm12345 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    27/06/2017
    Đã được thích:
    2.312
    TCM ln kép khi fed tăng ls. đô la lên giá có lợi cho xuất khẩu.
    mỹ áp thuế dệt may TQ. VN hưởng lợi.
    sau bctc q2 biết ngay ln của TCM sẽ đột biến vì tính cả 26 tỷ bán đất nhà máy sợi Vĩnh Long.
    tuy nhiên hiện TCM chỉ tay to chơi thôi. cho lên là lên. cho sàn là sàn. vì nhỏ lẻ kg dám vào tcm đâu. nên thanh khoản mỗi phiên có vài chục k thôi. hôm nào thanh khoản cao là do lái dụ nhỏ lẻ vào thôi.
    TCM phai trên 25k. thanh khoản vài trăm k mỗi phiên thì nhỏ lẻ mới vô.
    --- Gộp bài viết, 16/06/2018, Bài cũ: 16/06/2018 ---
    dù TCM rất ok. nên tất cả các cty ck đều cho magin 3:7. riêng nhiều dòng ngân hàng và ck các cty CK chỉ cho vay 1:1. thế la nói lên độ tin cậy của TCM rồi.
    xong vì sao TCM kg lên ...do lái đập te tua TCM . nhỏ lẻ chạy hết. hiện giao dịch vài chục k mỗi phiên. mỗi lệnh 10-20 cổ . đủ biết là kg ai mặn mà chơi tcm đâu.
    chỉ khi TCM tăng mạnh và volume khủng như năm 2017 thì nhỏ lẻ mới dám vào.
    --- Gộp bài viết, 16/06/2018 ---
    có hôm TCM giao dịch 20-30 k là biết ngay chỉ lái chơi tay trái mua. tay phải bán.
    NHỎ LẺ kg dám vào tcm đâu.
    nongdanHN thích bài này.
  5. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Đã được thích:
    2.290
    Nếu chia tiền thì TNG không thể tăng trưởng với tốc độ hiện tại được. Đây là lý do mà Buffet không ưu tiên nhận cổ tức tiền mặt khi doanh nghiệp ông đầu tư đang đứng trước những cơ hội lớn.

    Về tài chính của TNG, thứ nhất bác không phân biệt được vòng quay hàng tồn kho an toàn và không an toàn bác còn định bàn thêm cái gì trong BCTC ?
    Doanh thu tăng, LN tăng thì hàng tồn kho & phải thủ phải tăng tương ứng chứ ? Với doanh thu quý như hiện tại của TNG thì hàng tồn kho/ phải thu là lý tưởng, tôi không hiểu bác lo lắng cái gì ? Các cụ đi buôn vạn cổ đã có 1 câu KHÔNG HÀNG TỒN THÌ LẤY L... ỒN ra bán à bác ?
    Thứ 2 , bác không tìm hiểu đủ sâu doanh nghiệp. Bác không biết đối tác của TNG là ai ? Tôi cung cấp 1 số thông tin để bác tham khảo và bớt lo lắng về hàng tồn kho. Nếu không rành, bác google luôn xem mấy cái tên Decathlon , TCP với Levis nó là bọn nào nhé.

    Hai khách hàng lớn nhất của TNG là Decathlon và The Children’s Place (TCP) đang chiếm khoảng 50% giá trị đơn hàng năm 2017, trong đó đơn hàng Decathlon là 45 triệu USD (+170%yoy) và TCP là 20 triệu USD (+240%yoy). Nguyên nhân của sự tăng mạnh với 2 khách hàng này là do năm 2017 TNG đã chủ động giảm đơn hàng từ những đối tác nhỏ và nhận thêm đơn hàng từ 2 đối tác. Dự kiến trong năm 2018, giá trị đơn hàng với Decathlon sẽ tăng 10%yoy và 35%yoy với TCP.

    Bắt đầu xuất đơn hàng đầu tiên với Levi’s trong tháng 10 và 11/2017

    TNG cho biết đơn hàng đầu tiên với Levi’s có giá trị 400,000 USD sẽ xuất xưởng trong tháng 10 và 11/2017, trước đó Levi’s đã có các bước đánh giá nhà xưởng và kiểm tra mẫu hàng thử với TNG. Hiện doanh nghiệp cũng đang xúc tiến để tiếp tục ký đơn hàng với Levi’s, mục tiêu giá trị đạt 1 triệu USD trong năm 2018.

    Điểm khác biệt giữa Levi’s và 2 đối tác lớn (Decathlon và TCP) là TNG sẽ trực tiếp tìm kiếm nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong khi hiện tại, nguồn nguyên liệu sẽ do đối tác chỉ định nguồn mua (Thượng Hải, Đài Loan, Hàn Quốc) hoặc đối tác tự cung cấp để TNG sản xuất. Do đó, biên lợi nhuận gộp với Levi’s sẽ cao hơn so với các đơn hàng hiện tại, dự kiến mức biên có thể đạt tới 25% (biên LNG hiện tại với FOB của TNG khoảng 17%).

    Cập nhật thêm báo cáo gần nhất về đơn hàng của TNG năm 2018 :
    BSC dự báo doanh thu thuần của TNG năm 2018 là 3,102 tỷ đồng (+24.7% YoY), trên cơ sở tình hình đơn hàng khả quan (tính đến hết ngày 30/4/2018, giá trị đơn hàng đã chốt của TNG đạt 130.5 triệu USD, cao hơn 28% giá trị đơn hàng xuất khẩu năm 2017). Biên lợi nhuận gộp được dự báo giảm nhẹ xuống mức 17.2% do chi phí nhân công tăng.
    Lợi nhuận sau thuế ước đạt 131.8 tỷ (+14.6% YoY), tương đương với EPS = 2,885 đồng/CP (tính trên số CP lưu hành hiện tại, giả định trích quỹ KTPL 10%), EPS pha loãng 2,231 đồng/CP, P/E fw = 4.5x – thấp hơn so với trung vị ngành là 7x.
    Last edited: 16/06/2018
    uocmobayxa thích bài này.
  6. supperstarvn

    supperstarvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Đã được thích:
    25.172
    Bạn quan tâm tới dệt may - hàng tiêu dùng thiết yếu ok, nhưng lưu ý cổ đầu ngành - thường ở lĩnh vực nào mà có quan hệ quốc tế cổ đầu ngành sẽ có ưu thế do nhận đc đơn hàng -> pass lại cho đàn em gia công !

    P/s: Đừng ham hố các đơn vị Mẹ - tổng này tổng nọ do đám này chịu nghĩa vụ trung hoà các thằng con dạng bình ổn giá và đầu tàu hút vốn sau đó chia lại cho đám con làm. Hãy chọn thằng con ngon nhất mà xơi dù thị giá nó có thể trước mắt thì thường ko ổn nhưng dài hạn nó sẽ khác phần còn lại ;) Đó là lý do đám POW / VGT / TVN / DVN không thể so sánh được với đứa con xuất sắc của đám này :) ( vốn hút thì mênh mang trong khi EPs thì phải trung hoà nhiều thứ, lại phải trang trải nhiều chi phí không hiện hình và chi phí quản lý cấp cao/trung gian)
    Last edited: 17/06/2018
    sunflower26, Rose2018hpkt85 thích bài này.
  7. hpkt85

    hpkt85 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/12/2009
    Đã được thích:
    22.901
    thanks bác
    supperstarvn thích bài này.
  8. thangnn142

    thangnn142 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2018
    Đã được thích:
    251
    (*): Theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020, theo đó Tập đoàn Dệt May Việt Nam sẽ được chuyển về Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) quản lý và thực hiện thoái vốn Nhà nước trong năm 2018.
    (**): Theo báo cáo về ngày trở thành/không còn là cổ đông lớn của ITOCHU Textile Prominent (ASIA) Limited (ngày 30/03/2018) và của Công ty cổ phần đầu tư phát triển VNTEX (ngày 28/03/2018): ITOCHU Textile Prominent (ASIA) Limited sở hữu 65 triệu cổ phần Vinatex, tương đương 13% vốn điều lệ và trở thành cổ đông lớn của Vinatex từ ngày 26/03/2018; Công ty cổ phần đầu tư phát triển VNTEX sở hữu 35 triệu cổ phần Vinatex, tương đương 7% vốn điều lệ.
    --- Gộp bài viết, 17/06/2018, Bài cũ: 17/06/2018 ---
    Trích trong tài liệu họp ĐHCĐ sắp tới của VGT nha các bác. Chắc suất thoái vốn trong năm nay.
    Chuẩn bị bung lụa.
    hpkt85 thích bài này.
  9. Khoailangthang

    Khoailangthang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    10/03/2018
    Đã được thích:
    2.451
    Ớ TNG phi rồi. Sau TCM K phi ta.

    Phải chăng sóng dệt May đã đến.

    USD tăng giá. Thủy sản & dệt May xuất khẩu
  10. winckvn

    winckvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2018
    Đã được thích:
    81
    Điểm sáng lợi nhuận quý II
    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp ngành dịch vụ dự kiến sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tốt trong nửa đầu năm

    (ĐTCK) Không ít doanh nghiệp được thị trường kỳ vọng sẽ có con số lợi nhuận khả quan trong quý II và nửa đầu năm 2018, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô tăng trưởng tích cực.
    Từ dịch vụ…

    Nền kinh tế khởi sắc, tiêu dùng ngày càng tăng trưởng là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp bán lẻ tiếp tục cải thiện kết quả kinh doanh. Thực tế, nhiều doanh nghiệp ngành dịch vụ dự kiến sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh tốt trong nửa đầu năm.

    Đơn cử, 6 tháng năm 2018, Tập đoàn Masan và hầu hết các công ty con, công ty liên kết của Masan Group được nhận định có tốc độ tăng trưởng tốt. Riêng tại Tập đoàn, doanh thu thuần hợp nhất dự kiến đạt mức 17.728 tỷ đồng, EBITDA (thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao) đạt 5.058 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông công ty 6 tháng đầu năm đạt 1.495 tỷ đồng, tăng 229% so với quý I/2018.

    Tại Công ty cổ phần (CTCP) Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (SVC), bà Nguyễn Thu Nga, Phó tổng giám đốc SVC cho biết, hiện Công ty đang tập hợp số liệu cho báo cáo tài chính quý II/2018, nhưng dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái (quý II/2017 SVC lãi sau thuế 34,4 tỷ đồng), nối tiếp lợi nhuận 70 tỷ đồng trong quý I/2018.

    Với tình hình kinh doanh hiện tại, bà Nga cho biết, trong năm 2018, Công ty có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch với doanh thu đạt 14.200 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 140 tỷ đồng. Đáng chú ý, Dự án 104 Phổ Quang có thể mang về lợi nhuận xấp xỉ 127 tỷ đồng, tuy nhiên, Công ty vẫn đang chờ thời điểm được chấp thuận hạch toán.

    Lãnh đạo SVC cho biết thêm, trong năm 2018, Công ty tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh theo hướng sẽ triển khai và đưa vào hoạt động thêm 7 đại lý mới, trong đó có 1 đại lý do SVC trực tiếp đầu tư và 6 đại lý còn lại thông qua các thành viên trong hệ thống. Đặt mục tiêu đến cuối năm 2018, Công ty sẽ có ít nhất 47 đại lý ô tô trên cả nước.

    Mặc dù đặt kế hoạch kinh doanh năm 2018 khá thận trọng, nhưng kết quả hoạt động nửa đầu năm 2018 của CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh (CIA) cho thấy tình hình tương đối khả quan. Ông Trương Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT CIA cho biết, 6 tháng năm 2018, doanh thu hợp nhất của CIA ước đạt 192,3 tỷ đồng và lãi sau thuế hợp nhất 36,4 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch cả năm.

    Cũng theo lãnh đạo CIA, việc Nhà ga hành khách quốc tế T2 tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh dự kiến đi vào hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2018 sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho Công ty, đồng thời tạo cơ hội phát triển tốt cho Công ty TNHH Dịch vụ Mặt đất Hàng không (AGS), hoạt động trong lĩnh vực phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất.

    Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2018, AGS đã có sự tăng trưởng ấn tượng, đóng góp trên 50% vào kết quả lợi nhuận hợp nhất của CIA, chủ yếu nhờ tỷ lệ tăng trưởng hành khách tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt trên 30% so với cùng kỳ năm 2017.

    Bên cạnh đó, nửa đầu năm, CIA đã thực hiện mở rộng hoạt động tại Cảng Hàng không Chu Lai (mới được cải tạo và nâng cấp để tăng công suất khai thác lên 1,5 triệu lượt khách/năm) và Cảng Hàng không Phù Cát (bắt đầu chuyển sang khai thác nhà ga hành khách mới với công suất tối đa 2,5 triệu lượt khách/ năm từ tháng 5/2018). Đây cũng là 2 sân bay có tỷ lệ tăng trưởng hành khách trên 40%/năm trong năm 2017.

    …dệt may

    Với tốc độ tăng trưởng ngành dệt may được dự báo duy trì ở 2 con số trong năm 2018, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này đang có triển vọng phát triển lạc quan. Đặc biệt với những doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu và mở rộng quy mô chuỗi giá trị, đón đầu cơ hội tăng trưởng.



    [​IMG]
    Tính đến hết 5 tháng đầu năm, TCM đã đạt doanh thu 60 triệu USD, tương đương 47% kế hoạch năm 2018
    Ông Trần Như Tùng, Phó tổng giám đốc CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) cho biết, tính đến hết 5 tháng đầu năm, TCM đã đạt doanh thu 60 triệu USD, tương đương 47% kế hoạch năm 2018. Với tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động sản xuất - kinh doanh duy trì khoảng 18% thì lợi nhuận gộp ước đạt 10,8 triệu USD sau 5 tháng.

    Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2018, lợi nhuận ròng của TCM có thể đạt khoảng 120 tỷ đồng, hoàn thành hơn 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.

    Từ năm nay, TCM có định hướng tập trung năng lực sản xuất cho ngành đan kim và nhuộm, nhằm đáp ứng nhu cầu vải đan kim thành phẩm cho các nhà máy may, giảm bớt kinh doanh sợi, để cân bằng cho mảng sợi khi biến động giá sợi khó đoán trước và biên lợi nhuận từ mảng này không cao.

    …bất động sản, xây lắp

    Đối với mảng bất động sản, xây lắp, mặc dù 2 quý đầu năm không phải là thời điểm ghi nhận lợi nhuận lớn của nhóm này, song công bố từ một số doanh nghiệp cho thấy kết quả vẫn rất khả quan. Đơn cử, CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm 2018 với dòng tiền tăng ổn định. Tính đến thời điểm hiện tại, CEO cho biết, việc hoàn thành kế hoạch doanh thu 2.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 370 tỷ đồng là trong tầm tay.

    Trong báo cáo tài chính quý I/2018, Tập đoàn ghi nhận khoản thu của người mua trả tiền trước đạt trên 1.500 tỷ đồng. Với tỷ suất lợi nhuận 36% đến 37%, riêng khoản này đã giúp Công ty ghi nhận hơn 540 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số dự án bất động sản tại Hà Nội, Hà Nam và Phú Quốc đều đang mang lại nguồn thu khả quan cho CEO trong năm 2018.
    [​IMG]

    Trong khi đó, một số doanh nghiệp trong mảng xây lắp cũng có kết quả hoạt động khởi sắc. Theo công bố từ CTCP FECON (FCN), Công ty dự kiến đạt 650 - 700 tỷ đồng doanh thu trong quý II, tăng trưởng trên 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2 dự án lớn nhất mang lại doanh thu và lợi nhuận cho FCN vẫn là Dự án Thép Hòa Phát - Dung Quất, Quảng Ngãi và Vinfast Hải Phòng.

    Tính đến nay, FECON đã ký hợp đồng với giá trị khoảng 500 tỷ đồng tại Dự án Thép Hòa Phát và 250 tỷ đồng tại Vinfast Hải Phòng. Bên cạnh đó, Công ty đang tham gia vào các dự án nhiệt điện mới như Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhiệt điện Bắc Giang và đang theo đuổi rất sát các dự án nhiệt điện lớn khác như Nhiệt điện Nam Định, Nhiệt điện Vân Phong I, Nhiệt điện Quảng Trạch I.

    Nửa đầu năm 2018 là khoảng thời gian tươi sáng với CTCP Xây lắp điện 1 (PC1). Cụ thể, kết quả kinh doanh quý II/2018 của PC1 dự báo tăng trưởng tốt ở cả 3 mảng chính là xây lắp điện, bất động sản, thủy điện. Trong đó, với mảng xây lắp điện, PC1 khẳng định uy tín là tổng thầu EPC số 1 Việt Nam khi trúng các gói thầu lớn trong xây lắp điện gió, mặt trời...

    Doanh số xây lắp và sản xuất công nghiệp quý II ước đạt 600 tỷ đồng, lợi nhuận ròng ước đạt 37 tỷ đồng. Theo PC1, doanh số xây lắp có cơ hội tăng gấp hai lần hiện tại khi mạch III đường dây 500KV mở thầu trong năm 2018.

    Đối với mảng thủy điện, với việc Nhà máy thủy điện Bảo Lâm 3, 3A đi vào vận hành, doanh thu phát điện của Công ty đã tăng gấp đôi cùng kỳ năm 2017, dự báo ở mức 120 tỷ đồng. Nhờ vị trí thuận lợi, giá phát điện của PC1 khá tốt, giúp mang lại lợi nhuận ròng quý II/2018 vào khoảng 42 tỷ đồng.

    Tại mảng bất động sản, Dự án Mỹ Đình đang thực hiện bàn giao nhà cho người mua. Công ty dự kiến hạch toán doanh số khoảng 600 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 81 tỷ đồng, phần còn lại doanh số khoảng 600 tỷ đồng sẽ hạch toán trong quý III/2018. Bên cạnh đó, PC1 cũng đặt kế hoạch phát triển và hạch toán mỗi năm 1 dự án bất động sản trong các năm tới.

    … đến những ngành khác

    Dự báo từ một số công ty chứng khoán cho thấy, hoạt động kinh doanh quý II/2018 của một số ngân hàng, công ty chứng khoán tuy khó đạt được con số ấn tượng như quý I, nhưng vẫn giữ đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, những nhóm ngành cơ bản như công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng và vật liệu cơ bản vẫn được nhận định có hiệu quả kinh doanh tốt.

    Hiện tại, kết quả kinh doanh bán niên của các doanh nghiệp đang là một yếu tố được thị trường chờ đợi. Trong bối cảnh sự phân hoá lợi nhuận ngày càng diễn ra mạnh thì yếu tố nội tại từng doanh nghiệp được nhà đầu tư chú tâm hơn. Do đó, những thông tin ước tính về kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp sẽ có tác động đáng kể đến diễn biến giá cổ phiếu.

    Hoàng Anh

Chia sẻ trang này