TCM trở lại thời hoàng kim Tháng 6 lãi 40 tỷ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 14/07/2020.

4499 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 15:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 123967 lượt đọc và 880 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Nay 44 rồi các bác @};-
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    TCM báo lãi tháng 11 tăng 37%, thị giá cao kỷ lục
    11/12/2020

    • HOSE: TCM) đã thực hiện được 84% kế hoạch doanh thu và vượt 24% kế hoạch lãi sau thuế 2020.

      Cụ thể, doanh thu tháng 11 của TCM đạt 12.6 triệu USD, tương đương hơn 291 tỷ đồng (tính theo 1 USD = 23,129 VND) và lãi sau thuế gần 1.17 triệu USD (tương đương 27 tỷ đồng), tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

      Lũy kế 11 tháng đầu năm, TCM ghi nhận doanh thu thuần gần 137 triệu USD (3,169 tỷ đồng), giảm 3.5% so cùng kỳ. Ngược lại, lợi nhuận tăng 15%, đạt hơn 10.1 triệu USD (tương đương 234 tỷ đồng).

      Ads by optAd360
      Trong năm 2020, TCM dự kiến mang về 3,780 tỷ đồng doanh thu (tăng 4% so với thực hiện năm trước) và 188 tỷ đồng lãi sau thuế (giảm 13%). Như vậy, kết thúc 11 tháng đầu năm, TCM đã thực hiện được 84% kế hoạch doanh thu và vượt 24% kế hoạch lãi sau thuế 2020.

      Trên thị trường, giá cổ phiếu TCM hiện đang giao dịch quanh mức 44,100 đồng/cp (chốt phiên 11/12/2020), tăng 60% qua 1 tháng trở lại đây, với khối lượng giao dịch bình quân hơn 980,000 cp/phiên. Đáng chú ý, đây cũng là mức giá cao kỷ lục của TCM kể từ khi niêm yết (15/10/2007) đến nay.
  3. hoang2010

    hoang2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    407
    Đạt target của Bác chưa ? Target tiếp theo bao nhiêu Bác?
    BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Đến 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD
    05:00 | 13/12/2020


    Đồng thời, Chính phủ và các bộ, ngành tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng và giảm chi phí cho doanh nghiệp.

    Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội bỏ thuế VAT cho các doanh nghiệp sử dụng vải trong nước để may xuất khẩu (giống như vải nhập khẩu để gia công xuất khẩu) nhằm tạo điều kiện hình thành chuỗi liên kết…

    Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngành dệt may đã rất thành công trong giai đoạn 2016 - 2020, đặc biệt trong việc phòng, chống dịch bệnh và duy trì sản xuất năm 2020.

    Sự thành công này có dấu ấn của VITAS khi có nhiều kiến nghị gửi đến Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành báo cáo tác động của dịch bệnh và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, tháo gỡ vướng mắc về xuất khẩu thời trang, liên kết các doanh nghiệp…

    Trong giai đoạn vừa qua, ngành dệt may Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết như: FTA Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – EAEU, CPTPP, EVFTA, RCEP… Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 28,1 tỷ USD, nhưng đến năm 2019 đã đạt 38,9 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 9,55%. Đặc biệt, giá trị xuất siêu có sự tăng trưởng: năm 2016 đạt 11,1 tỷ USD, năm 2019 đạt 16,9 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam từ chỗ năm 2016 đứng thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ thì đến năm 2019 đã vượt lên trên Ấn Độ, đứng thứ 3 thế giới.

    Phát biểu tại Đại hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho hay, Bộ Công Thương đang tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, cải cách thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành, tháo gỡ khó khăn về cơ chế chính sách cho doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp dệt may; xây dựng và sớm hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong năm 2021.

    Để ngành dệt may Việt Nam đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 55 tỷ USD, đảm bảo việc làm cho 3 triệu lao động vào năm 2025, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho rằng, Hiệp hội và ngành dệt may cần tận dụng tốt cơ hội từ các FTA, có giải pháp ứng phó kịp thời với các tác động của các xung đột thương mại đang diễn ra, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

    Ngoài ra, VITAS cần làm tốt hơn nữa vai trò kết nối giữa các doanh nghiệp để hình thành chuỗi cung ứng; kết nối doanh nghiệp với các tổ chức quốc tế, các khách hàng để nâng cao vị trí dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu; giữa các doanh nghiệp với Chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước để kiến tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất, tháo gỡ những rào cản cho doanh nghiệp.

    Đồng thời, tập trung giải quyết những khâu còn yếu như: Thiết kế và phát triển thương hiệu để tiến tới xuất khẩu sản phẩm bằng thương hiệu của chính mình; chuyển mạnh từ gia công sang các hình thức có giá trị gia tăng và hàm lượng chất xám cao hơn.
    --- Gộp bài viết, 13/12/2020, Bài cũ: 13/12/2020 ---
    Vượt rồi nhưng vẫn còn cơ hội Hold nữa đành Keep It @};-
    Vượt đỉnh mọi thời đại ko đoán đỉnh có thể 8x hoặc hơn @};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Gần một nửa nhãn hàng đối tác sẽ tăng mua hàng dệt may từ Việt Nam
    09:46 | 13/12/2020


    Cụ thể, các lí do liên quan tới việc tăng chi phí như thuế tăng, chi phí lao động tăng, chi phí sản xuất tăng là những lí do chính có thể ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của nhãn hàng.

    [​IMG]
    Lí do sẽ khiến nhãn hàng không tăng mua từ Việt Nam (Đơn vị: %. Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam)

    Đặc biệt vấn đề thiếu nguyên phụ liệu có thể khiến nhãn hàng từ châu Âu và khối CPTPP không được hưởng ưu đãi thuế qua hiệp định EVFTA và CPTPP cũng là một yếu tố quan trọng mà các công ty nhập khẩu phải cân nhắc.

    Tuy nhiên bên cạnh yếu tố chi phí, các yếu tố liên quan tới phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng cũng có tầm quan trọng không kém.

    Cụ thể rủi ro vi phạm nhân quyền và thiếu nhà máy bền vững là lí do để 29.6% và 25.9% nhãn hàng có thể không tăng mua hàng từ Việt Nam.

    Hiện nay, vấn đề tuân thủ tiêu chuẩn lao động và môi trường không chỉ tồn tại trong chính sách về trách nhiệm xã hội mang tính tự nguyện của nhãn hàng mà đang dần được luật hóa.

    Xu hướng này đã manh nha từ năm 2012 với Luật Minh bạch hóa chuỗi cung ứng của Bang California, Mỹ; Luật chống hành vi nô lệ hiện đại của Anh năm 2015 và của Úc năm 2019 và Luật về nghĩa vụ rà soát nhân quyền của Pháp năm 2017 (Grabosch 2020).

    Thời điểm hiện tại, Đức và Nghị viện châu Âu đều đang thảo luận về việc luật hóa nghĩa vụ bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và lao động trong chuỗi cung ứng và có thể sẽ thông qua trong tương lai gần.

    Do đó, đối với các nhãn hàng từ các quốc gia, vấn đề phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm xã hội mà còn có ý nghĩa ràng buộc về pháp lí mà họ không thể không tuân thủ.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Tiền rẻ hàng ngon giá trị sẽ tăng mạnh @};-
  7. quang_2017

    quang_2017 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    1.114
    Lái cùng nhỏ lẻ quyết đưa TCM lên 50 và hơn thế nữa. GIL có đủ sức bám đuổi. Mệt đấy.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.533
    Trần nào@};-
  9. trieuvinh068

    trieuvinh068 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2020
    Đã được thích:
    110
    Trần rồi bác ơi!
  10. hungdaocao

    hungdaocao Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2008
    Đã được thích:
    3.249
    tcm nhìn đồ thị mà chán . Nhỏ lẻ nào dám mua , chỉ có cái dám mua thôi :))
    trieuvinh068 thích bài này.

Chia sẻ trang này