1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

TCM trở lại thời hoàng kim Tháng 6 lãi 40 tỷ $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 14/07/2020.

3967 người đang online, trong đó có 265 thành viên. 06:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 124519 lượt đọc và 880 bài trả lời
  1. chuabaogiochotlai

    chuabaogiochotlai Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    20/08/2019
    Đã được thích:
    1.746
    Má ơi ko ngờ tcm lên 100k.
    BigDady1516 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    Hàng đẳng cấp chất lượng mà Siêu CP @};-
  3. KevinChau

    KevinChau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2020
    Đã được thích:
    6
    Cứ nhìn DGW mà dự báo TCM nhé, bước đi giống nhau từ giá 15-20 đến giờ
    BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    Nhìn CK thế giới hàng ngon trên 10 $ hết, Hàng của chúng ta CLB 100 đếm trên đầu ngón tay@};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    TCM: Ước lãi quý 1 tăng 100% so với cùng kỳ, cổ đông lớn Nguyễn Văn Nghĩa ứng cử HĐQT

    Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư chiều 26/3, lãnh đạo Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã chứng khoán TCM) đã chia sẻ về dự báo kết quả kinh doanh quý I/2021.
    [​IMG]

    Theo đó, trong quý I/2021, TCM dự báo doanh thu 36 triệu USD, tăng 20%, lợi nhuận 2,6 triệu USD, gấp đôi cùng kỳ. TCM đã nhận đơn hàng hết tháng 7 và đang tiếp nhận đơn hàng cho tháng 8 .

    Vấn đề được nhà đầu tư rất quan tâm tại cuộc gặp là cổ đông lớn - ông Nguyễn Văn Nghĩa liên tục tăng vốn tại TCM, là kế hoạch đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, có kế hoạch tham gia HĐQT hay không?

    Câu hỏi này được đưa ra trong bối cảnh giá cổ phiếu TCM đã tăng rất mạnh từ năm 2020, ở vùng thấp nhất 10.587 đồng/cp (31/3/2020) và hiện đóng cửa phiên hôm nay là 100.000 đồng/cp. Trong khi đó, ông Nghĩa liên tục nâng sở hữu tại TCM từ tháng 9/2020, công bố trở thành cổ đông lớn đến nay đã sở hữu hơn 8,6 triệu cổ phiếu, tương ứng 13,92% vốn TCM.

    Ông Nghĩa cho biết, đầu tư vào TCM là dài hạn. Trước khi mua cổ phiếu TCM thì có gặp Ban Lãnh đạo, nghe chia sẻ chiến lược, thăm hết các nhà máy rồi về mới bỏ tiền đầu tư.

    “Vừa qua, tôi có ứng cử vào HĐQT TCM, còn được hay không đợi đến ĐHCĐ sắp tới để cổ đông bầu cử. Nếu tham gia HĐQT TCM, tôi sẽ có đóng góp để tăng hiệu quả của TCM”, ông Nghĩa nói.

    Trao đổi bên lề với phóng viên báo Đầu tư Chứng khoán, ông Nghĩa chia sẻ, ông có thế mạnh về bất động sản và tái cấu trúc tài chính DN, giúp DN sử dụng vốn hiệu quả hơn.

    [​IMG]

    Về dự án bất động sản, TCM cho biết, đã tìm được đối tác tin cậy để cùng triển khai, hiện đang thực hiện thiết kế, xin giấy phép xây dựng.

    Được biết, các dự án bất động sản chính của TCM bao gồm dự án TC1, TC2 và TC3. Dự án Thành Công Tower (TC1) đang thực hiện các thủ tục pháp lý và tái khởi động trở lại diện tích xây dựng 9.898 m2 tại quận Tân Phú, TP.HCM – là dự án trọng điểm của TCM. Còn dự án TC2 triển khai trên khu đất của nhà máy hiện tại khoảng 6,6 ha. Dự án TC3 có diện tích khoảng 13.758 m2, tọa lạc tại đường Nguyễn Tất Thành, quận 4.

    Dệt may phải hướng đến “xanh” và tự chủ hơn nguyên liệu

    Đánh giá chung về ngành dệt may Việt Nam năm 2021, ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Phân tích CTCK Mirae Asset Việt Nam cho rằng, sẽ là năm hồi phục như trước dịch, dự kiến xuất khẩu 39 tỷ USD.

    Trong năm 2020, nhiều DN chỉ làm gia công ở khâu cắt may, mang lại giá trị thấp nhất trong chuỗi sản xuất, bị ảnh hưởng mạnh từ dịch bệnh Covid do đứt gãy chuỗi cung ứng, không có đơn hàng.

    Theo ông Tùng, xu hướng sắp tới sẽ là 60% DN ngành dệt may dịch chuyển dần từ là cắt may sang OEM (khách hàng chỉ đặt hàng và nhà sản xuất tự chủ động tìm nguồn nguyên liệu), chưa thể phát triển sang ODM (tự thiết kế và chào hàng).

    Ngành dệt may sẽ có có hội từ nhiều hiệp định thương mại FTAs mà Việt Nam đã ký kết. Hiện nay, các nhãn hàng đã không mua vải từ Trung Quốc mà chuyển sàn Việt Nam. TCM đã hưởng lợi từ diễn biến này và có thêm khách hàng. Thực trạng bấy lâu nay là ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc quá nhiều từ vải Trung quốc do thiếu hụt nguyên liệu, không có nhà máy sản xuất vải… Nếu tình trạng này vẫn tiếp tục tiếp diễn thì các FTAs sẽ không có ý nghĩa.

    “Do đó áp lực ngắn hạn nhưng cũng là lợi ích dài hạn, mình phải bớt phụ thuộc vải sợi từ Trung Quốc”, ông Tùng nói.

    Chính vì vậy, DN khép kín chuỗi sản xuất như TCM luôn có lợi thế hơn (vượt qua đại dịch và có biên lợi nhuận tốt hơn) và theo ông Minh, những lợi thế này con số tài chính chưa đo lường được. Một yếu tố khác là điểm cộng cho TCM là việc hướng đến hình ảnh doanh nghiệp xanh, bền vững, sản phẩm đầu ra đều đạt các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường.

    Hiện nay, các sản phẩm của TCM đáp ứng được hầu hết các khách hàng ở thị trường Mỹ, nhưng thị trường EU thì rất khó vì tiêu chí rất cao. Vì vậy, ông Tùng cho biết, TCM gặp khách hàng yêu cầu phải phân tích mọi cái trong chất thải ra môi trường, muốn có đơn hàng thì mình phải phối hợp, họ cũng cho mình thời gian để cải thiện. Nếu thấy thiện chí thì họ sẵn sàng đồng lòng.

    Năm 2020, dịch bệnh Covid khiến ngành dệt may khó khăn, trong đó TCM không ngoại lệ nhưng nhờ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống nên có thêm đơn hàng đồ bảo hộ y tế, khẩu trang y tế bù đắp cho đơn hàng truyền thống. Nhờ vậy, năm 2020, tổng doanh thu giảm nhẹ, trong khi lợi nhuận tăng trưởng 27% cho thấy sản phẩm của DN có giá trị gia tăng hơn.
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    Hold mạnh @};-
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    105 @};-
  8. wildboar

    wildboar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    9.908
    Lên 200 à bác
    ?
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    UKVFTA sẽ có hiệu lực từ 1/5

    UKVFTA sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao.
    UKVFTA được ký kết vào 29/12/2020 tại London.
    Việt Nam và Vương quốc Anh đã hoàn tất thủ tục trong nước cho phép áp dụng tạm thời hiệp định từ 1/1/2021.

    Thông tin từ Bộ Ngoại Giao, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5.

    [​IMG]

    UKVFTA sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5 theo thông báo từ Bộ Ngoại giao.

    UKVFTA được ký kết vào 29/12/2020 tại London, Vương quốc Anh. Việt Nam và Vương quốc Anh đã hoàn tất thủ tục trong nước cho phép áp dụng tạm thời hiệp định từ 1/1/2021.

    Trong bối cảnh Vương quốc Anh đã chính thức rời khỏi EU và giai đoạn chuyển tiếp chuẩn bị kết thúc (31/12/2020), việc áp dụng tạm thời hiệp định sẽ đảm bảo thương mại song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp trong khi hai bên tiếp tục hoàn thành thủ tục trong nước phù hợp với quy định pháp luật mỗi bên.

    Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đạt 1,024 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

    “Điều này cho thấy Hiệp định UKVFTA đã tạo ra động lực quan trọng trong việc phục hồi trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong năm nay. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch thực thi nhằm bảo đảm tận dụng tối đa cơ hội mang lại UKVFTA, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp”, Bộ Công Thương nhận định.

    Bên cạnh đó, việc Vương quốc Anh đang triển khai chiến lược tiêm chủng vaccine Covid-19 trên diện rộng và triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực được các thể chế uy tín quốc tế đưa ra gần đây được kỳ vọng sẽ giúp quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai bên được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.559
    Cổ phiếu tăng phi mã từ 20.000 lên 100.000 đồng, lãnh đạo TCM cho biết đã “full” đơn hàng đến hết tháng 7
    28/03/2021
    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCM đã tăng liên tục trong nửa năm qua. Từ mức 20.000 vào tháng 10, hiện cổ phiếu này đã chạm mức 100.000 đồng vào phiên cuối tuần.
    [​IMG]
    Chia sẻ tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư mới đây, ông Trần Như Tùng – Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Dệt may Thành Công (TCM) - nhấn mạnh: "Việc nhiều nhà sản xuất phương Tây từ chối mua bông vải xuất xứ Tân Cương (Trung Quốc) tạo cơ hội cho những doanh nghiệp bán vải. Bởi, một khi những đơn vị không mua hàng được sẽ chuyển sang mua ở Việt Nam".

    Trong đó, đơn vị hưởng lợi bao gồm TCM, khi mà sản phẩm vải đâu đó chiếm tỷ trọng khoảng 15% tổng doanh thu Công ty. Song song, nhằm nắm bắt cơ hội mới từ thị trường, TCM cho biết đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nhà máy Vĩnh Long mới.

    Theo TCM, hiện nay trước dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các dòng sản phẩm như vest, sơ mi… chưa thể phục hồi mạnh. Ngược lại những dòng sản phẩm vải thun, cụ thể là hàng thể thao, đang tăng trưởng khá tốt.

    Riêng TCM không chỉ tăng đơn tại những khách hàng cũ, mà còn đạt được hợp đồng với những khách hàng mới như Lacoste (dòng áo thun cá sấu), Tommy… Tính đến nay, TCM tiết lộ đã nhận "full" đơn hàng đến hết tháng 7 và đang bắt đầu nhận cho tháng 8/2021.

    Ước tính cho quý 1, TCM tăng gấp đôi lợi nhuận lên 2,6 triệu USD, tương đương 61 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Dù vậy, trước FTAs, vẫn có thách thức là Việt Nam hiện lệ thuộc quá nhiều vào vải từ Trung Quốc, sở dĩ do nước ta thiếu hụt nguyên liệu, không có nhà máy sản xuất vải… nên phải đi mua vải.

    Song, nếu động thái này tiếp tục thì các FTAs không có ý nghĩa gì hết, ông Tùng nói, do đó dù tạo ra áp lực ngắn hạn nhưng cũng là lợi ích dài hạn cho toàn ngành, khi các đơn vị buộc phải bớt phụ thuộc vải sợi từ Trung Quốc.

    Dù vậy, ban lãnh đạo TCM hiện tự tin khi khá tự chủ nguồn nguyên liệu, trong đó chỉ khoảng 10% nhập ngoài. Đón đầu xu hướng mới, Công ty còn đang ghiên cứu trước dòng sản phẩm recycle.

    Trở lại với câu chuyện ngành, trước bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các FTAs, ông Tùng cũng nhấn mạnh đây cũng là thời điểm doanh nghiệp dệt may không còn muốn là làm hay không muốn là không làm. Để có thể hưởng lợi, thậm chí để có được đơn hàng, doanh nghiệp phải tự chủ dây chuyền sản xuất, đông thời phải phát triển bền vững nếu muốn bán được sản phẩm.

    Hiện, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay hoạt động theo mô hình CMT, tức khách hàng đi tìm nguyên liệu rồi chuyển lại cho Việt Nam gia công.

    Tuy nhiên, những năm gần đây và thời gian tới, xu hướng sản xuất dần chuyển sang OEM (tức nhà sản xuất tự lựa chọn nguyên liệu, khách hàng chỉ đặt hàng và nhà sản xuất thì phải tự tìm nguyên liệu…). Theo ước tính của đại diện TCM, 60% doanh nghiệp dệt may tương lai sẽ chuyển từ CMT sang OEM.

    [​IMG]

Chia sẻ trang này