TCM - Vì sao tăng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThachTuyenn, 20/05/2024.

2080 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 05:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 106236 lượt đọc và 381 bài trả lời
  1. beginner_stock

    beginner_stock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    520
    TCM tuần này về 45k.
    Tuần sau về 40k.
    Các anh mới vay được 10tr cổ, sẽ đạp cho sml
  2. viet25nk

    viet25nk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2014
    Đã được thích:
    114
    Tin bác, đợi tuần sau múc tất tay.
  3. beginner_stock

    beginner_stock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2009
    Đã được thích:
    520
    :)):)):)):)):))
  4. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    Tin mới nhận được.
    Lợi nhuận từ việc bán 6.5 ha đất sẽ được book vào lợi nhuận quý 4 năm nay.
    Còn lợi nhuận bao nhiêu thì xin phép giữ kín ( TCM mua với giá 26usd/m2. Nay giá thị trường quanh 120usd/m2 ).
    ThachTuyennchanvyt thích bài này.
    chanvyt đã loan bài này
  5. chanvyt

    chanvyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2014
    Đã được thích:
    374
    Quá tuyệt cảm ơn bác
  6. ThachTuyenn

    ThachTuyenn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2024
    Đã được thích:
    81
  7. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    Quốc hội tán thành để Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen gia nhập CPTPP

    Với 459/460 đại biểu tán thành, Quốc hội Khóa XV đã nhất trí thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.

    Sáng 25/6, Quốc hội Khóa XV tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen. Trước đó, ngày 8/6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Văn kiện này.

    Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà cho biết, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí Văn kiện gia nhập hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh là một phần không tách rời của Hiệp định CPTPP có nội dung sửa đổi, bổ sung Hiệp định CPTPP thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội. Trình tự, thủ tục và hồ sơ phê chuẩn văn kiện tuân thủ đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Điều ước quốc tế.

    [​IMG]
    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện

    Các vị đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết phê chuẩn, thời điểm Quốc hội phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7, khóa XV và dự thảo Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội. Đồng thời cho rằng, Vương quốc Anh đã dành mức cam kết mở cửa thị trường đối với Việt Nam cao hơn so với các nước khác trong CPTPP, cao hơn so với cam kết của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) trong một số nội dung quan trọng đối với Việt Nam. Trong khuôn khổ gia nhập Hiệp định CPTPP, Vương quốc Anh sẽ công nhận các ngành sản xuất của Việt Nam hoạt động theo các điều kiện kinh tế thị trường.

    “Việc Quốc hội khóa XV phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 sẽ đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Văn kiện, thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương giữa Việt Nam với Vương quốc Anh. Khẳng định vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới; tạo động lực mới cho sự phát triển KT-XH của đất nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đề cập.

    Giải trình, tiếp thu một số nội dung mà đại biểu quan tâm, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với các nội dung đã nêu tại Tờ trình của *************, Báo cáo thuyết minh của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Đối ngoại và dự thảo Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội. Bên cạnh đó, một số đại biểu Quốc hội phân tích những thách thức, yêu cầu cao hơn đặt ra đối với các lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tài chính, ngân hàng và kiến nghị Chính phủ cần có những giải pháp nhằm tăng cường việc thực hiện các FTA, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát huy lợi thế của Việt Nam, tận dụng cơ hội khi Văn kiện có hiệu lực.

    Đốiv với một số ý kiến đề nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Văn kiện, Hiệp định CPTPP cũng như Hiệp định UKVFTA để nâng cao nhận thức của DN Việt Nam, Chính phủ đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong dự thảo Kế hoạch thực hiện Văn kiện, trong đó đã bao gồm nhiệm vụ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Văn kiện. Để đảm bảo việc thực hiện Văn kiện một cách đầy đủ và có hiệu quả, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung tại Kế hoạch thực hiện Văn kiện nội dung tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến nội dung của Hiệp định CPTPP cũng như Hiệp định UKVFTA.

    [​IMG]
    Với kết quả biểu quyết 94,25% tán thành, Quốc hội Khóa XV đã nhất trí thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy, việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 và khả năng sẽ có đủ 6 thành viên của CPTPP hoàn tất thủ tục phê chuẩn trước ngày 16/10/2024, Văn kiện sẽ sớm có hiệu lực (từ ngày 16/12/2024). Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh sửa kế hoạch, xác định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung công việc về xây dựng pháp luật, thể chế để kịp thời triển khai thực hiện khi Văn kiện có hiệu lực.

    Căn cứ vào các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết phê chuẩn Văn kiện. Kết quả biểu quyết tại hội trường với 460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (bằng 94,46% số đại biểu Quốc hội. Có 459/460 đại biểu tán thành (bằng 94,25%); không có đại biểu nào không tán thành chỉ có 1 đại biểu không biểu quyết 1 (bằng 0,21%).

    Với kết quả này, Quốc hội Khóa XV đã nhất trí thông qua Nghị quyết phê chuẩn văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen.
  8. QuangCAD

    QuangCAD Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2018
    Đã được thích:
    1.717
    Vì sao đang có lãi, Dệt may Thành Công (TCM) lại đóng cửa xưởng may công suất 5 triệu sản phẩm?

    Công ty Cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, mã cổ phiếu TCM) vừa quyết định chấm dứt hoạt động Xưởng may Trảng Bàng với công suất lên tới 5 triệu sản phẩm/năm.

    https://tapchicongthuong.vn/vi-sao-...ong-may-cong-suat-5-trieu-san-pham-122809.htm


    Bước đi chiến lược của HĐQT để củng cố chuỗi: sợi - đan/dệt - nhuộm - may. Hiện số DN may VN khép kín được chuỗi như TCM là đếm trên đầu ngón tay.
  9. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    “Hiện nhà máy SY Vina có công suất hoạt động là 3 triệu mét/năm, và năm 2023 mới thực hiện 1 triệu mét/năm. Đến tháng 3/2024, nhà máy SY Vina đã vận hành công suất 1,5 triệu mét/năm và lợi nhuận hoạt động đã có kết quả dương nhờ đơn hàng 10 triệu chiếc từ Tập đoàn Eland”, Chủ tịch Dệt may Thành Công chia sẻ.
    --- Gộp bài viết, 26/06/2024, Bài cũ: 26/06/2024 ---
    Đơn hàng 10tr. Quá ngon luôn
  10. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    Theo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 16 tỉ USD trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.


    Đáng chú ý, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc để dẫn đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại Mỹ, đồng thời có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

    Sự dịch chuyển đơn hàng từ các nước khác sang Việt Nam


    Cụ thể, đã có điểm sáng xuất khẩu ở thị trường Mỹ khi dệt may Việt Nam vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc, đạt 6 tỉ USD và tăng 4% so với cùng kỳ. Với kết quả này, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

    Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc ra toàn thế giới đạt 66 tỉ USD (giảm 2%), riêng xuất sang Mỹ chỉ đạt khoảng 6 tỉ USD. Xuất khẩu của Bangladesh tháng 5-2024 suy giảm mạnh, tới 16%.

    Tuy nhiên, Vinatex cho rằng sự tăng trưởng này không phải do nhu cầu tiêu thụ toàn cầu cải thiện, mà chủ yếu do sự dịch chuyển đơn hàng từ các nước khác sang Việt Nam và lợi thế tỉ giá khi VND mất giá 5% so với USD.

    Doanh nghiệp ngành may đã có đơn hàng đến hết quý 3-2024 và đang đàm phán cho quý 4 - mùa cao điểm sản xuất cho các đơn hàng dịp Noel và Tết. Tuy nhiên đơn giá vẫn thấp hơn 20 - 50% so với năm 2019.

    Với ngành sợi, đơn hàng xuất khẩu sang các thị trường chính như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc… đã tiệm cận mức hòa vốn, nếu tiết giảm được các chi phí trong sản xuất có thể đạt lợi nhuận.

    Ông Cao Hữu Hiếu, tổng giám đốc Vinatex, cho hay bức tranh dệt may năm 2024 tươi sáng hơn năm 2023. 6 tháng đầu năm, toàn bộ lao động trong tập đoàn vẫn duy trì lực lượng, thu nhập tương đương năm 2023. Đây là điều rất vui mừng vì khi có thị trường, doanh nghiệp lập tức có lực lượng để sản xuất, giữ chân khách hàng.

    Chuyển đổi sản phẩm để tăng xuất khẩu
    Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhiều doanh nghiệp ngành sợi đã phải linh hoạt chuyển đổi sang các mặt hàng sợi pha, sợi recycle vốn không phải là thế mạnh để tìm hướng đi mới tại các thị trường ngách bên cạnh sợi cotton truyền thống. Cùng đó, các đơn vị đẩy mạnh tìm kiếm và phát triển các thị trường mới nhằm cân bằng, giảm phụ thuộc vào thị trường truyền thống, nâng cấp để đảm bảo mức độ tự động hóa, nghiên cứu sản phẩm mới, nắm giữ công nghệ…

    Dự báo 6 tháng cuối năm, nhu cầu dệt may tại các thị trường chính vẫn chưa cải thiện, trong khi các nước cạnh tranh có thể phá giá tiền tệ 15 - 20%. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh về giá trong bối cảnh chi phí sản xuất tăng. Cước vận tải biển, tiền lương, tiền điện, lãi suất ngân hàng… được dự báo tiếp tục tăng sẽ tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

    Ông Cao Hữu Hiếu cho hay việc có được đơn hàng xuất khẩu đi Mỹ tích cực hơn là nhờ vào sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp. Đơn cử tại Vinatex, trong 6 tháng đầu năm nay tập đoàn triển khai hợp tác với Tập đoàn Coats của Anh về sản xuất vải chống cháy, nên tháng 7 sẽ có sản phẩm đầu tiên xuất khẩu đi Mỹ.


    "Đây là chiến lược đầu tiên của tập đoàn đi vào phân khúc sản phẩm hẹp và đặc thù là vải chậm bắt cháy và chống cháy. Sản phẩm này có nhu cầu lớn, nhưng yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe. Tới đây chúng tôi tiếp tục nghiên cứu quần áo đặc thù cho lực lượng cứu hộ, cứu hỏa nhưng đây là chương trình dài hạn đòi hỏi đầu tư rất lớn" - ông Hiếu nói.

    Theo đó, tháng 7 Vinatex sẽ đưa vào trung tâm phát triển sản phẩm mới của tập đoàn. Đây là trung tâm được đầu tư hiện đại, bài bản, chuyên làm hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), hướng đến trọng tâm phát triển chuỗi chiến lược dệt kim đã định hình trong giai đoạn đến 2025.

    "Hiện nay chúng tôi đã có đủ cả sợi, dệt nhuộm, may rồi nhưng khâu thiết kế mang thương hiệu của Việt Nam, nhằm bán trọn gói cho khách hàng từ thiết kế đến nguyên liệu và sản xuất chưa làm được. Vì vậy, trung tâm này được đầu tư trong năm 2023 và tháng 7 sẽ đi vào vận hành, đây sẽ là điểm nhấn trong sản xuất kinh doanh sang các thị trường trọng điểm" - ông Hiếu cho biết.
    --- Gộp bài viết, 26/06/2024, Bài cũ: 26/06/2024 ---
    https://tuoitre.vn/viet-nam-vuot-tr...uat-khau-det-may-vao-my-20240623111124624.htm
    --- Gộp bài viết, 26/06/2024 ---
    Dệt may chiếm khoảng 12% kim ngạch xuất khẩu.
    Nói dễ hiểu là trong tổng số tiền USD mang về. Thì ngành dệt may đã gánh tới 12%. Ngành dệt may càng phát triển thì nước ta lại càng có nhiều USD.

    Đồng thời dệt may là ngành tạo ra rất nhiều công ăn việc làm.

    Bởi thế chính phủ luôn tạo điều kiện để dệt may phát triển. Vừa mang nhiều ngoại tệ về, vừa tạo ra nhiều công ăn việc làm trong nước
    nhanmap2004 thích bài này.

Chia sẻ trang này