TCM - Vì sao tăng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ThachTuyenn, 20/05/2024.

3977 người đang online, trong đó có 435 thành viên. 21:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 106201 lượt đọc và 381 bài trả lời
  1. CAUBEDAUTU

    CAUBEDAUTU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2017
    Đã được thích:
    1
    ngày mai Mỹ liệu có công nhận VN là nền kinh tế thị trường ko các bác?
  2. Minhnd

    Minhnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    2.317
    Con TCM này bỏ đi anh em ơi. Mẽo có công nhận hay không thì lái nó cũng chưa cho lên đâu. Cầm nó ức chế vãi.
  3. CAUBEDAUTU

    CAUBEDAUTU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2017
    Đã được thích:
    1
  4. Minhnd

    Minhnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    2.317
    Con TCM này anh em bỏ đi, lái còn dền dứ chán.
    thaogiay7355 thích bài này.
  5. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    Các nhà máy may mặc tại Bangladesh đã phải đóng cửa vô thời hạn kể từ khi tình hình an ninh tại Bangladesh trở nên căng thẳng vào tháng trước.

    Bangladesh là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ ba thế giới trong năm 2023, chỉ sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), với kim ngạch xuất khẩu đạt 38,4 tỷ USD.

    https://vtv.vn/the-gioi/lo-ngai-doi-voi-nganh-may-mac-do-bat-on-tai-bangladesh-20240807143419207.htm
    --- Gộp bài viết, 08/08/2024, Bài cũ: 08/08/2024 ---
    MAY MẶC VN ĐƯỢC HƯỞNG LỢI TỪ DỊCH CHUYỂN ĐƠN HÀNG KHỎI BANGLADESH
    chanvyt thích bài này.
    chanvyt đã loan bài này
  6. chanvyt

    chanvyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2014
    Đã được thích:
    374
    Đơn hàng gấp dịch chuyển sang VN thì giá phải cao hơn, dệt may lại tiếp tục vào sóng lớn
  7. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    1. Quốc gia được coi là "thủ phủ may mặc" thế giới có biến, cổ phiếu dệt may Việt Nam tranh thủ bứt phá ngoạn mục

      Quốc gia này đã phải đóng cửa tất cả các nhà máy thành viên trong ba ngày, thêm vào đó số lượng đơn hàng còn bị sụt giảm từ 25 - 40%.

      Nguyên nhân quan trọng hơn đó là cuộc khủng hoảng nguồn khí đốt mà nhiều Bangladesh đang phải đối mặt. Tình hình ngân sách eo hẹp được cho đã buộc chính phủ Bangladesh phải cắt giảm trợ cấp khí đốt. Đơn hàng vốn đã eo hẹp hơn trước, nhưng khi có đơn hàng thì nhiều doanh nghiệp cũng đã phải quyết định bỏ đơn. Dệt may vốn là ngành thâm dụng khí đốt. Trong nhiều trường hợp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Bangladesh nay còn cao hơn giá có thể xuất khẩu trên thị trường.

      Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây đã phải cảnh báo việc quá phụ thuộc vào ngành dệt may đã và đang gây ra nguy cơ lớn và lâu dài đối với nền kinh tế Bangladesh. Nghiên cứu của ADB cũng chỉ ra không chỉ quá phụ thuộc vào xuất khẩu dệt may, các thị trường của dệt may Bangladesh cũng đang thiếu đi sự đa dạng cần thiết. 4/5 tổng lượng xuất khẩu của nước này hiện nay là bị bó hẹp ở các thị trường ở Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu.

      Là lợi thế cho dệt may Việt Nam

      Là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Việt Nam, với tình hình trên, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đánh giá rằng sẽ có một số lợi thế cho dệt may Việt Nam khi ngành dệt may Bangladesh gặp khó khăn bởi 3 lý do chính:

      Thứ nhất, tạm thời năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ bị giảm sút (giữa mùa Hot, đang sản xuất hàng cho mùa đông). Nhiều khách hàng sẽ phải dịch chuyển đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng thiếu hụt.

      Thứ hai, niềm tin của khách hàng dối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút,

      Thứ ba, sẽ có sức ép tăng lương cho lao động dệt may Bangladesh. Như vậy lợi thế về cho phí nhân công của Bangladesh sẽ bị giảm sút.

      Thực tế, thị trường dệt may Việt Nam trong những tháng đầu năm 2024 đã cho thấy dấu hiệu khởi sắc hơn.

      Tính chung xuất khẩu toàn ngành dệt may 5 tháng đầu năm 2024 đạt gần 16 tỷ USD, tăng 5% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, điểm sáng là dệt may Việt Nam đã vươn lên đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, vượt qua Trung Quốc và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng trong 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

      Cụ thể, 5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dệt may Trung Quốc giảm 2%, đạt 66 tỷ USD; Bangladesh chỉ tăng 3,9%, đạt 21,7 tỷ USD (Bangladesh tháng 5/2024 suy giảm mạnh 16%).

      Trong một chia sẻ gần đây, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhận định: "Sự khởi sắc xuất khẩu dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 không xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may của thế giới cải thiện, mà có sự dịch chuyển nhất định đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam, kết hợp với lợi thế tỷ giá khi Việt Nam đồng (VND) mất giá 5% so với đồng đô la Mỹ (USD) kể từ đầu năm, trong khi đồng tiền các quốc gia cạnh tranh gần như không đổi so với USD”.

  8. ThachTuyenn

    ThachTuyenn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2024
    Đã được thích:
    81
  9. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240
    Đơn hàng từ Bangladesh có thể chuyển sang Việt Nam vì tình hình bạo loạn

    Tình hình bất ổn tại Bangladesh có thể khiến các nhãn hàng chuyển đơn hàng sang các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.



    Nhiều nhà máy dệt may tại Bangladesh phải đóng cửa vì bạo loạn
    Tình hình bạo loạn tại Bangladesh ngày càng leo thang đang ảnh hưởng lớn đến ngành may mặc của nước này.Theo đưa tin từ The Daily Star, ít nhất 5 nhà máy may mặc, dệt may và nhựa đã bị đốt cháy ở khu vực Ashulia và Sreepur trong cuộc bạo loạn. Ngoài ra, một nhà máy kéo sợi khác ở Sreepur cũng đã bị cháy.

    Các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển hàng hóa từ các cảng và không thể tiếp tục sản xuất tại các nhà máy vì tình trạng bạo lực.

    Vào ngày 4/8, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rõ ngày cụ thể mở cửa trở lại.

    Một lãnh đạo BGMEA cho biết các công ty sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở cửa lại nhà máy vì lo ngại có thể xảy ra những sự cố đáng tiếc do tình hình hiện tại.

    Trước khi xung đột xảy ra, tình hình ngành dệt may của Bangladesh vốn cũng đã rất khó khăn. Vào tháng 7, The Business Standard đưa tin cho hay ngành may mặc nước này đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm 25 - 40% do cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, chi phí kinh doanh tăng cao và sự chậm trễ trong việc giao hàng đã buộc họ phải vận hành nhà máy dưới công suất

    Trong khi chi phí sản xuất tăng vọt 20-33%, người mua toàn cầu lại đưa ra mức giá thấp hơn tới 20%, buộc nhiều người phải hủy đơn hàng xuất khẩu.

    Ngành dệt may Việt Nam có được hưởng lợi?
    Trên bản đồ dệt may thế giới, Bangladesh hiện là nước xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với lợi thế về lực lượng lao động lớn và mức lương rẻ còn Việt Nam là nước đứng thứ ba.

    Đánh giá mức độ ảnh hưởng ở tình hình hiện tại, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng trước mắt Việt Nam sẽ có một số lợi thế khi ngành dệt may Bangladesh sẽ gặp khó khăn.

    Các chuyên gia của VITAS cho rằng năng lực sản xuất hàng dệt may của Bangladesh sẽ tạm thời bị giảm sút, trong khi hiện nay là giai đoạn cao điểm, các nhà máy trên thế giới đang chạy đua để sản xuất hàng cho mùa đông. Điều này dẫn đến khách hàng sẽ phải chuyển dịch đơn hàng sang nước khác, để bù đắp số lượng bị thiếu hụt. Từ đó khiến niềm tin của khách hàng dối với ngành dệt may Bangladesh sẽ bị giảm sút.

    Ngoài ra, Bangladesh cũng đang phải chịu sức ép tăng lương cho người lao động . Do đó, lợi thế về chi phí lao động của nước này sẽ bị giảm sút.

    Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (Mã: TCM), cho rằng khi tình hình bất ổn tại Bangladesh leo thang sẽ có sự dịch chuyển đơn hàng sang các nước trong đó có Việt Nam. Mức độ dịch chuyển thế nào tuỳ thuộc vào tình hình kiểm soát bạo loạn của Bangladesh.

    "Một số khách hàng đang liên hệ đến chúng tôi để xem xét tăng số lượng đơn hàng lên. Họ trao đổi trước để chúng tôi chuẩn bị công suất của nhà máy", ông Tùng nói.

    Tuy nhiên, ông cũng nói thêm, công ty cũng sẽ phải lựa chọn các đơn hàng nếu có sự chuyển dịch sang Việt Nam.

    "Những đơn hàng từ Bangladesh thường có giá rất cạnh tranh và là những mặt hàng đơn giản. Do đó, không phải chúng tôi nhận tất cả đơn hàng mà sẽ lựa chọn các đơn hàng phù hợp, đảm bảo được biên lợi nhuận thì mới nhận", ông nói.

    Đại diện May Thành Công cho biết với những đơn hàng mà có giá thấp, khách hàng vẫn có lựa chọn từ các quốc gia có lương nhân công thấp hơn Việt Nam như Myanmar hay Campuchia. Nhưng các quốc gia này thường năng lực sản xuất không đủ mạnh. Do đó, người mua cũng đang trong thế khó.

    "Tuy nhiên, nếu họ không còn lựa chọn nào khác thì sẽ phải chấp nhận tăng giá đặt hàng", ông nói.

    Theo số liệu của VITAS, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may (bao gồm cả xơ sợi và nguyên phụ liệu, vải không dệt) trong nửa đầu năm nay ước đạt 19,5 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Hiệp hội cho biết các doanh nghiệp cho biết về cơ bản đơn hàng xuất khẩu dệt may đã có đủ tới hết quý III, nhưng đơn hàng quý IV vẫn chưa chắc chắn, vì các khách hàng còn thận trọng theo dõi các diễn biến của thị trường.
    SGLegend thích bài này.
  10. Catonna

    Catonna Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/08/2009
    Đã được thích:
    240

Chia sẻ trang này