TCT (Catour) - Vẻ đẹp tiềm ẩn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nvthanh0, 28/02/2007.

3571 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 09:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 38009 lượt đọc và 1000 bài trả lời
  1. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
  2. ngohiep

    ngohiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Đã được thích:
    0
    Bên ********* lại tiếp tục tranh luận rất hào hứng về TCT đây các bác ơi. Tôi tổng hợp lại cho các bác dể đọc


    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:khuonglt:
    Hi cac CD TCT,
    Đầu năm 2007, tôi có ngồi phân tích toàn bộ 107 cty trên sàn HCM. Cuối cùng thì tôi cũng chọn được 2 công ty để đầu tư, số 1 BMC và thứ 2 là TCT. Tuy nhiên, sau 10 phiên liên tiếp không mua được BMC nên tôi đành phải mua một CP khác.
    Vào thời điểm đó, tôi xác định giá nội tại TCT là vào khoảng 90-120K, và với cái giá tôi mua vào ở mức 67K là hết sức an toàn. Tôi sẽ chờ cho đến lúc thị trường đánh giá đúng tiềm năng của CP này.
    Vào khoảng giữa tháng 4, giữa lúc thị trường đang bi quan nhất, tôi có dịp đi công tác ở miền nam, và đã tranh thủ vào thăm công ty TCT, gặp gỡ một số cán bộ TCT. Sau chuyến thăm, tôi đã thu thập thêm được một số thông tin quan trọng về quá khứ của TCT, và tôi nhanh chóng phát hiện ra rằng đây thực sự và một cái máy làm ra tiền, với rất nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Với giá trị được xác định lại vào khoảng 170-200K. Tôi đã lập lức bán một nửa số cổ phiếu kia để mua tiếp TCT với giá 88. Trong lúc tôi đang cố gắng xoay xở thêm tiền để mua tiếp thì TCT lại công bố BCTC quý I và quyết định chia cổ phiếu thưởng đã làm cho TCT tăng trần liên tục và đạt 118 vào hôm nay (mức giá mà tôi có thể mua được là <120K).
    Có thể thị trường vẫn chưa đánh giá đúng TCT nên trong thời gian ngắn hạn, giá TCT có thể chưa đạt đến trên 170K, nhưng về lâu về dài, CP TCT hoàn toàn có thể đạt đến con số đó.
    Các ace có thể hỏi tôi đâu là cơ sở để tôi đưa ra giá trị của TCT? Đây là một câu hỏi không dễ và phụ thuộc vào kiến thức thái độ đầu tư của từng người, nhưng tôi chỉ xin chia sẻ với ace một ý như sau:
    - Với việc tăng trưởng 20% lợi nhận 1 năm trong 5 năm tới, điều này có thể đạt được một cách đơn giản nhất là tăng giá vé (Liệu ace có nghĩ rằng năm nay vé đang là 50K, năm sau 60K sẽ làm cho TCT mất khách hàng?) thì P/E có thể chấp nhận được là 26 -> Giá = 6.4x26 ~ 165.
    Mong rằng những CD của TCT đã mua với giá <120 sẽ kiên trì chờ đến ngày hái quả. Những ai muốn mua với cái giá >120 thì phải chấp nhận rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, với những người đầu tư chấp nhận lợi suất trung bình (khoảng 20%/năm) thì cái giá đầu tư có thể chấp nhận được là <140.


    Nph:
    Bác đang làm giá để các ACE bán ra vào thứ 2 rồi bác múc vào hả bác?
    Một mình bác có thể phân tích được 107 công ty niêm yết? Xin thưa với bác là thời điểm đó các trader chuyên nghiệp của các quỹ đầu tư còn chưa nhớ nổi mã chứng khoán của ngần ấy công ty. Bác chắc thiên tài nhẩy?
    Mức PE 26 bác lấy ở đâu ra vậy? Mà bác có biết tính PE và ý nghĩa của nó không? Bác có biết phân biệt foward PE, trailing PE không bác?
    TCT chỉ tăng trưởng lợi nhuận 20% năm thôi sao hả bác? Nếu vậy thì cả năm 2007 lợi nhuận sẽ là 12 tỷ? nhiều hơn quý 1 chỉ có 2 tỷ? Bác nên nhớ là quý 3 còn một mùa lễ hội lớn nữa nhé. Lợi nhuận năm nay ít nhất phải gấp đôi 2006. Vậy thì bác lấy EPS 2006 mà tính thì liệu có đúng không bác nhẩy?
    Đề nghị bác xem ACE phân tích TCT ben ttvnol mà học hỏi này, xem PE là gì và ý nghĩa như thế nào này. Không thôi chỉ biết chút chút mà cũng phân tích cơ bản còn mạnh miệng bảo mình phân tích hết 107 cty niêm yết thì người ta cười cho đấy. Giá TCT tệ lắm thì cũng phải 2xx


    "Khả năng 3xx em nghĩ là hoàn toàn có thể xảy ra bác ạ.
    Theo kế hoạch tăng vốn điều lệ được thông qua tại đại hội cổ đông thì đến cuối năm vốn điều lệ của TCT khoảng 68 tỷ (tương đương 6.8 triệu cổ phiếu). Giả sử lợi nhuận 2007 khoảng 20 tỷ (với lợi nhuận ấn tượng của quý một bằng cả năm 2006 thì lợi nhuận cả năm 2007 gắp đôi 2006 hoàn toàn trông tầm tay) thì EPS bình quân 2007= 20 tỷ / ((16 triệu+ 68 triệu)/2) = 4700. Giả sử thị trường lúc đó chấp nhận một mức PE khiêm tốn 20 thì giá mỗi cổ phiếu sau khi phát hành sẽ vào khoảng P= EPS * PE = 4700*20= hơn 94,000. Một cổ phiếu em có bây giờ sau khi phát hành đợt 1 sẽ thành 2 cổ phiếu. Sau đợt 2 em đóng thêm khoảng 25,000 nữa em sẽ có thêm 2 cổ phiếu mới nữa (giá phát hành thêm đợt 2 sẽ bằng giá trị sổ sách). Như vậy 1 cổ phiếu hiện tại + 25,000 đóng thêm sẽ thành 4 cổ phiếu đuợc giao dịch với giá khoảng 94,000/ 1 cổ phiếu. Nếu gọi giá hiện tại là P thì:
    P = 94000*4 -25,000 = hơn 350,000
    Phân tích như vậy thì chúng ta có thể thấy giá 3xx hoàn toàn có thể, vì những giả thiết về lợi nhuận và PE là hoàn toàn chấp nhận được (nếu không muốn nói là hơi thận trọng)"(http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/890011/trang-19.ttvn)


    khuonglt:
    Hi NPH,
    Việc đưa ra ý kiến cá nhân là hoàn toàn mang tính chất chia sẻ trên diễn đàn với ace, không mang tính chất khoe khoang thể hiện và làm giá cổ phiếu, chính vì thể mà bạn không nên đánh giá ai trên diễn đàn này.
    Thứ 2, việc phân tích 107 cổ phiếu là hoàn toàn dễ dàng, không quá khó như bạn nghĩ. Với phương châm là chỉ phân tích những doanh nghiệp kinh doanh đơn giản, có cấu trúc tổ chức không quá phức tạp, tôi thường bỏ qua các công ty mang tính tập đoàn, vì báo cáo tài chính hợp nhất thường rất khó phân tích, và các công ty có thể dễ dàng chuyển các khoản lợi nhuận lòng vòng giữa các công ty con, điều đó sẽ khó xác định được đâu là nguồn lợi nhuận chính. Vì vậy tôi có thể nói rằng phân tích 107 doanh nghiệp trên sàn HCM để tìm các DN tốt và đầu tư là nằm trong tầm tay của một người bình thường.

    Về khía cạnh bạn nói các Trader của các tổ chức chưa nhớ nổi tất cả mã CP thì tôi cho rằng như thế là quá phiến diện. Họ thậm chí còn có cả các báo cáo tài chính cấp 3, các khoản nợ khó đòi, các khoản vay nguy hiểm,...Còn nói về Day Trader chuyên nghiệp, họ chỉ cần Chart là đủ, phân tích làm gì cho mệt thêm.
    Với các khái niệm như FW PE, TL PE thì tôi e rằng những ai chưa biết thì không nên đầu tư chứng khoán :). Bạn chỉ cần gõ các từ này vào Google là nhận được đầy đủ định nghĩa của nó một cách dễ dàng. Trang finance.yahoo.com còn show cho bạn đầy đủ các thông tin này của bất kỳ doanh nghiệp ở Mỹ.
    Quay trở lại trường hợp của TCT, việc đưa ra PE=26 với mức tăng trưởng 20% năm (trong 5 năm tới) là cách phân tích của riêng tôi. Tuy nhiên, như tôi đã nói ở thư trước, việc đưa ra tốc độ 20% năm chỉ là một ý nhỏ, với một phương pháp tăng giá vé hết sức tiêu cực, là dùng để minh hoạ cho cái giá 170 mà tôi đưa ra, chứ đó chưa phải là tất cả.

    Theo bạn thì lợi nhuận năm 2007 có thể gấp đôi năm 2006. Tôi đồng ý, nhưng liệu có duy trì được tốc này trong 5 năm tới? Nếu như thế thì tôi có thể trả cho CP TCT với giá PE= 150, mà vẫn hết sức an toàn.
    Một ý nữa mà tôi muốn chia sẽ với bạn là về khía cạnh rủi ro khi đầu tư vào TCT. Có thể nhận thấy TCT không bị các rủi ro về thị trường, tỉ giá hối đoái, đầu vào,...Nhưng là một nhà đầu tư bảo thủ, tôi vẫn tính đến một rủi ro ít khả năng xảy, nhưng vẫn có thể: Nếu không may có một tai nan xảy ra với khách hàng đang du ngoạn trên cáp treo của TCT và dẫn đến tử vong, liệu ai còn dám đi cáp treo trong 6 tháng tiếp theo?
    Trên đây tôi không tính đến hiệu ứng của chia cổ phiếu thưởng, vấn đề phát hành thêm, mà tôi cho là chỉ mang tính tinh thần, làm tăng sự hưng phấn của nhà đầu tư, nhưng thực sự với tôi, những sự kiện này không mang mấy ý nghĩa.
    Tôi xin được chia sẻ với các bạn một câu nói mà tôi thấy rất hay: "Đầu tư vào cổ phiếu có mức độ tăng trưởng kỳ vọng ở mức trung bình, nhưng thực tế đạt cao hơn mức kỳ vọng, chứ không nên đầu tư vào các cổ phiếu có mức độ tăng trưởng kỳ vọng cao, nhưng thực tế lại thấp hơn mức kỳ vọng".

    Vài lời chia sẻ.


    Nph:
    .


    Chào bác khuonglt,
    Sorry bác vì đã sử dụng từ không chuyên nghiệp để đánh giá mục đích bài viết của bác. Tôi đưa ra nhận định như vậy vì tôi thấy những nhận định của bác không hợp lý và có phần phóng đại. Bây giờ tôi sẽ tranh luận với bác một cách chuyên nghiệp hơn.
    Thứ nhất, bác nói việc phân tích 107 doanh nghiệp niêm yết là hoàn toàn dể dàng? Vậy xin được hỏi bác một ít về phương pháp phân tích của bác. Bác phân tích bằng phương pháp gi? Định lượng (quantitative) hay định tính (qualitative) hay cả hai? Bác có làm định giá không? Nếu bác có làm định giá thì theo phương pháp gì? Phương pháp so sánh tương đối (comparables) hay là chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow)? Bất kể dùng phương pháp nào thì bác tìm số liệu ở đâu cho đủ 107 công ty? Ở đâu bác có đủ báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và bản cáo bạch của 107 công ty? Trừ khi bác làm ở UBCK hoặc TTGD TP HCM. Tôi cam đoan với bác là không quỹ đầu tư nào có đủ các dữ liệu này tại thời điểm đó. Một phần vì họ thu thập không kịp, một phần vì có một số công ty bé quá họ không hứng thú. Công ty của tôi đã sử dụng cả một team mà vẫn còn thiếu sót báo cáo tài chính của một vài công ty (thời điểm đó báo cáo tài chính 2006 một số cty chưa có, mà báo cáo 2005 thì có ông chả hề thấy công bố, kể cả trên website của VSE.) TCT là một điển hình. Hỏi thử chơi bác một phát xem bác lấy số liệu 2002-2005 cua TCT ở đâu vào thời điểm đó? Giả sử bác dùng chỉ số PE như một cách phân tích nhanh gọn lẹ thì bác tự tính ra PE của ngần ấy cổ phiếu hay là bác dùng số liệu cua SSI hay của trung tâm? Bác có biết PE của SSI không cập nhật (out of date) và ở trung tâm vẫn còn chưa chính xác không? Giả sử trường hợp hi hữu nhất bác có hết tất cả các số liệu thì bác cũng không thể nào phân tích hết nổi. Dùng comparables thì bác compare với cty nào ở thị trường nào? Hay bác dùng Discounted Cash Flow? Dùng cách này để phân tích thì bác có kêu một Banker của Goldman Sach cũng không thể làm nổi 107 công ty trong thời gian ngắn như thế.
    Thứ 2, tôi nói trader chuyên nghiệp ở các quỹ đầu tư không nhớ nổi hết mã 107 cty là tôi đã nói chuyện với ít nhất 3 trader của 3 quỹ đầu lớn nhất ở VN hiện nay vào thời điểm đó. Họ bảo với tôi là họ không nhớ hết. Nhấn mạnh với bác là trader ở quỹ đầu tư chứ không phải broker ở các công ty chứng khoán đâu nhé bác. Tiện thể hỏi thêm bác báo cáo tài chính cấp 3 là gì? Khái niệm này tôi chưa nghe qua. Có phải báo cáo tài chính có thuyết minh (financial statements with footnotes) không bác?
    Thêm vào nữa, việc đọc hiểu được định nghĩa các chỉ số như PE, P/B, P/S, EV/Revenue, hay EV/EBITDA là tương đối dể dàng cho người biết ít nhiều về kế toán/tài chính. Nhưng thử hỏi một người chuyên nghiệp (professional) như một kiểm toán viên cho Big Four chẳng hạn, giả sử như họ chưa từng làm qua bên chứng khoán thì họ có biết cách ứng dụng hết các chỉ số đó không, đừng nói người không có chuyên môn.
    Thêm nữa, tôi không nói lợi nhuận 5 năm tiếp theo mỗi năm tăng 100%. Nhưng bác nói lợi nhuận mỗi năm tăng 20% thì lợi nhuận 5 năm sau (2011) sẽ là 10*(1.2)^5 = 24.9 tỷ. Nếu bác đồng ý lợi nhuận 2007 là 20 tỷ thì có phải là bác cho rằng 4 năm sau (kể từ 2008) lợi nhuận sẽ hầu như không tăng? Trong khi đó công ty đang tăng vốn để đầu tư hệ thống cáp treo mới cho những năm sau bắt đấu từ 2008. Như vậy dự án đầu tư này lỗ nặng rồi còn gì??? Thưa bác, dự báo (forecast) đúng nghĩa là người ta luôn theo sát tình hình diễn biến thực tế. Một thông tin mới công bố ra hoặc một báo cáo tài chính quý mới có đột biến sẽ làm cho người phân tích (analyst) thay đổi ngay dự báo của mình. Không phải nhắm mắt nói đại là được đâu bác.
    Cuối cùng, như bác nói, phân tích và nhận định là mang tính chủ quan. Thế nhưng bác bảo 107 cổ phiếu bác chỉ chọn được BMC va TCT với lập luận là bác đã phân tích hết 107 công ty rồi cuối cùng kết luận là TCT có giá trị thật (intrinsic value) là 170 và ngưỡng rủi ro là 120 thì tôi không thể chấp nhận và phải lên tiếng. Cách nói đó bác nói ở chổ cá nhân riêng tư thì được. Chứ còn bác lên diển đàn nói thế nhỡ nhiều người nghe theo bác vì tin ở sự "phân tích" của bác mà đã vội bán đi thì cũng tội cho họ. Tôi nhận định bác đang làm giá cũng là vì lí do đó[/QUOTE]


    Được ngohiep sửa chữa / chuyển vào 21:12 ngày 06/05/2007

    Được ngohiep sửa chữa / chuyển vào 21:40 ngày 06/05/2007

    Được ngohiep sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 06/05/2007
  3. ngohiep

    ngohiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nữa này

    Hi NPH,

    Như vậy là bạn đang làm ở một tổ chức tài chính? Nếu như vậy thì tôi sẽ trao đổi với bạn một cách chi tiêt và cởi mở hơn, hy vọng sẽ có được những phản hồi hữu ích từ bạn.

    Nhìn chung, bạn đã nêu lên hai câu hỏi chính: Một là vấn đề phân tích 107 cty trên sàn HCM, thứ 2 là vấn đề định giá cổ phiếu TCT. Tôi sẽ cùng trao đổi về 2 vấn đề này.

    Trước hết, tôi xác định mình là người thuộc trường phái đầu tư, và cũng hy vọng là giá TCT đừng lên quá nhanh để biến tôi không trở thành một nhà đầu cơ :). Với việc xác định cho mình một triết lý đầu tư rõ ràng, cộng với các nguyên tắc bắt buộc về tài chính, việc phân tích các công ty trên sàn HCM trong khoảng 1 tháng không phải là không khả thi.

    Như bạn đã nêu, có hai trường phái phân tích, định tính và định lượng. Sau khi nghiên cứu các tài liệu Intelligent Investor, Security Analysis và Interpetation of Financial Statements của Ben Graham, tôi thiên về phân tích định lượng hơn. Tuy nhiên, tôi cũng đã đọc qua Common Stock and Uncommon Profit của Fischer, nhưng tôi cho rằng rất khó áp dụng được với một cá nhân bình thường như tôi, mà chỉ hữu ích cho các Money Manager mà thôi.

    Đầu tiên, như tôi đã nói ở trên, các tập đoàn với các báo cáo tài chính hợp nhất, tôi bỏ qua. Tiếp đến, tôi sẽ kiểm tra về tình hình tài chính để đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Với vài phép tính đơn giản, tôi có thể dễ dàng loại bỏ gần một nửa DN có hệ số Current Ratio <2 và Debt-on-Equity > 70%.

    Như vậy là tôi đã loại bỏ được khá nhiều DN. Tiếp đến, tôi sẽ khiểm tra tính hiệu quả của Doanh nghiệp với các yêu cầu như Gross Profit Margin >= 30%, ROE>=20%.

    Bây giờ mới là lúc tôi cần đến Cáo Bạch của các công ty để xác định tính bền vững và mức độ tăng trưởng trong quá khứ. Cũng phải thừa nhận là tôi đã không thể có hết bản cáo bạch của những DN này, nhất là các công ty niêm yết vào tháng 12/2006 (trong đó có TCT). Tuy nhiên, rấy may là tôi đã tìm được một số bài giới thiệu, được trích ra từ bản cáo bạch của các DN đó tại trang web http://news.sirifin.com/vindexy.asp. Vào đầu tháng 1/20007, đây là một nguồn thông tin cực kỳ quý giá.

    Với những gì có được, tôi sẽ tiếp tục kiểm tra tính chính xác của báo cáo, với các thông tin về A/R, A/P, Inventory,...nhằm xác định xem các DN có cố tình thổi phồng doanh thu và lợi nhuận hay không. Tất nhiên là chỉ mang tính chất tương đối nhưng với phương châm "Thà bỏ sót còn hơn chọn nhầm", tôi đã loại bỏ các DN mà tôi nghi ngờ là không minh bạch. Đây có lẽ là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất. Bạn có thể sử dụng các phương pháp trong cuốn "The Financial Number Game" của Charler Mulfor hoặc "The Financial Statement Analyis" của Martin Fridson.

    Công việc khó khăn nhất bây giờ là xác định giá trị doanh nghiệp. Tất nhiên là tôi sử dụng phương pháp phổ biến DCF. Tuy nhiên, việc chiết khấu theo Dividen,Free Cash Flow, xác định Capital Expenditure, 5 năm hay 10 năm,....là hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm và tính bảo thủ của từng cá nhân. Sau khi xác định xong, tôi sẽ chia cho EPS hiện tại để ra một con số PE cho dễ nhớ. Một lần nữa, tôi lại tiếp tục nhân giá trị này với 80%, nhằm tránh các sai sót trong quá trình định giá.

    Bây giờ mới là lúc tôi nhìn đến báo giá, có lẽ tuỳ theo tình hình thị trường và lợi thế DN như khả năng độc quyền, rủi ro về thị trường cao hay thấp,v.v.v mà tôi sẽ chấp nhận mua với giá nào. 50%, 70% hay 80% của giá trị của doanh nghiệp.

    Bây giờ có lẽ bạn đã hình dung được cái mà tôi gọi là "Phân tích" các doanh nghiệp trên sàn HCM. Chắc bạn cũng đồng ý với tôi là với triết lý như vậy, công việc đó là không phải không thực hiện được.

    Nhân tiện, tôi cũng nói luôn về báo cáo tài chính cấp 3, một thuật ngữ mà những người làm phân tích rủi ro thường dùng. Tôi cũng chưa được nhìn thấy loại báo cáo này, nhưng đại để đó là một loại báo cáo nội bộ của doanh nghiệp, liệt kê các khoản nợ, các khoản mục tồn kho quá hạn 90 ngày, 120 ngày hay 180 ngày.v.v.v. Mục đích là xác định các khoản nợ khó đòi, hay hàng tồn kho phải thanh lý nhưng các DN cố tình trì hoãn.

    Về vấn đề định giá TCT. Đứng ở thời điểm 19/1. TCT vừa công bố BCTC quý 4/2006 (Bạn có thể check tại www.bsc.com.vn), các thông tin đại thể như sau:
    Lợi nhuận từng nhóm sản phẩm qua các năm

    Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
    1 Tổng tài sản 47.000.000.000 51.700.000.000 126.700.000.000
    2 Doanh thu thuần 27.000.000.000 28.500.000.000 30.000.000.000
    3 Lợi nhuận trước thuế 11.700.000.000 12.500.000.000 13.000.000.000
    4 Lợi nhuận sau thuế 8.424.000.000 9.000.000.000 9.360.000.000
    5 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/DT thuần 31,20% 31,58% 31,20%
    6 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Vốn cổ phần 52,70% 56,30% 58,55%
    7 Tỷ lệ cổ tức 20,00% 20,00% 20,00%

    Nguồn: http://news.sirifin.com/ef/vlistY.asp?fs=7333&pg=1

    Lợi nhuận gộp theo BCTC 04/2006 là khoảng 19,9 tỷ. Như vậy thì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gộp năm 2005 là 13%, năm 2006 là 20%. Do đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cũng chỉ khoảng ~ 20%. Theo kế hoạch đề ra thì tốc độ tăng trưởng còn thấp hơn (tất nhiên tôi cũng cho rằng là các cty thường đặt kế hoạch thấp để dễ hoàn thành kế hoạch). Kết hợp với một số yếu tố đặc biệt của TCT mà tôi chấp nhận mức độ tăng trưởng khoảng 25%/năm.

    Với những tính toán ở trên, tôi đã quyết định mua TCT với giá 67 vào ngày 22/1 (Bạn có thể check lại điều này). Một điều rất trớ trêu là sau khi tôi mua vào, TCT down liên tiếp , làm tôi cũng hơi chột dạ, có lẽ là tôi đã đánh giá nó quá cao chăng?. Tuy nhiên, sau khi nghiên lại một cách kỹ càng hơn, tôi vẫn quyết định giữ lại, và rất may là tôi đã đúng.

    Sau chuyến thăn TCT, tôi có thêm được một số thông tin mới. Như bạn đã nói, việc phân tích luôn phải theo diễn biến thực tế, và tôi đã làm đúng như vậy. Sau khi định giá lại TCT, tôi quyết định mua thêm TCT với giá 88 (như tôi đã nói trong bài viết trước, giá trị CP TCT vào khoảng 170-200K, và lúc đó hoàn toàn chưa có BCTCQ1/2007). Với những lợi nhuận vượt quá mức kỳ vọng của Q1, có thể tôi sẽ xem xét lại giá trị của TCT. Tuy nhiên, những yếu tố mà tôi đã dùng để xác định TCT là tương đối bền vững, và có thể kéo dài trong vài năm tới, nhưng lợi nhuận đột biến trong QI, có thể sẽ không kéo dài, chính vì thể mà nó chưa đủ thuyết phục được một người theo trường phái bảo thủ như tôi.

    Cuối cùng, tôi không hề có một lời nào làm giá và khuyên mọi người bán ra, mà tôi vẫn khuyên mọi người nên giữ TCT đấy chứ, ít ra là đến lúc TCT đạt 170K. Bạn đọc lại những gì tôi đã viết nhé:

    "Có thể thị trường vẫn chưa đánh giá đúng TCT nên trong thời gian ngắn hạn, giá TCT có thể chưa đạt đến trên 170K, nhưng về lâu về dài, CP TCT hoàn toàn có thể đạt đến con số đó".
    "Mong rằng những CD của TCT đã mua với giá <120 sẽ kiên trì chờ đến ngày hái quả"

    Còn đối với nhà đầu tư mới, với giá trên 140K thì tôi không chắc là sẽ có lãi hay không. Cũng có thể, như trường hợp BMC chẳng hạn. Vào thời điểm giữa tháng 1, giá BMC vào khoảng 80, tôi định giá khoảng 150-180K (lúc đó chưa có BCTCQ4/2006), và tôi đã cố mua cho tới khi giá lên đến 120K nhưng vẫn không thành. Bây giờ BMC đang giao dịch với giá hơn 500K. Thật kinh ngạc!!! Nhưng tôi nghĩ sẽ khó có được một BMC thứ hai...

    Mong hồi âm.

    Được ngohiep sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 06/05/2007
  4. edtddp

    edtddp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/08/2004
    Đã được thích:
    0

    Vậy phải làm thế nào để mua được TCT vào ngày thứ 2 nhỉ các bác????
  5. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    mai em dự đoán VNI index tăng khoảng 10 điểm và TCT lên 123 dư mua khoảng 30 nghìn cổ phiếu
  6. kay_x

    kay_x Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác bịa ra kết quả kinh doanh quý 1 -2007 đấy à? làm gì thấy thông báo ở đâu? thế này thì chết.
  7. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    đây này bác http://www.vse.org.vn/vse/Uploaded/2007/04/20/20070419-TCT-BCTC%20tom%20tat%20Q1.07.xls
  8. nverstop

    nverstop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Vừa qua tôi thấy các bác trao đổi nhiều về đồ thị kĩ thuật. Xin được có một số ý kiến như sau:
    - Thứ nhất, tôi thấy các bác hầu như chỉ quan tâm đến RSI. Tôi hoàn toàn đồng ý RSI là một chỉ số phổ biến, nhưng nếu chỉ quan tâm đến RSI thì có lẽ sẽ thiếu sót vì nó bỏ qua yếu tố khối lượng giao dịch. Một chỉ số khác có thể dùng để đối chiếu với RSI đó là MFI. Chỉ số này tất nhiên là khắc phục được nhược điểm của RSI trước đó.
    - Thứ hai, quan trọng nhất trên đồ thị không phải là các chỉ số mà chính là đường biểu diễn giá quá khứ, đường SMA ngắn hạn và dài hạn. Theo tôi, đây là những tín hiệu tốt nhất, rõ ràng nhất về xu hướng chuyển động của giá trong thời gian tới.
    Bây giờ tôi thử phân tích TCT theo đồ thị BSC

    [​IMG]

    - Trước hết, để đánh giá xu hướng biến động của giá trong ngắn hạn, chẳng hạn 2 tuần, tôi nhìn vào 2 đường closing price và SMA 10. Nếu để ý các bác thấy closing price thường rất ít khi cắt SMA 10 từ trên xuống. Chỉ có duy nhất một đợt là trong tháng 3, và đó cũng chính là thời điểm TCT rớt giá từ ngưỡng 99 xuống mức hỗ trợ xoay quanh 90. Đây cũng chính là thời điểm VNIndex điều chỉnh nên chẵng có gì khó hiểu. Và trong khi Index đã rớt khoảng hơn 20% mà TCT chỉ rớt có 10% . Như vậy, tôi sẽ trông chờ một đợt giảm giá mới của TCT khi nào? Khi Closing price cắt SMA 10 từ trên xuống. Và đồ thị cho thấy,hiện giờ khoảng cách giữa Closing price và SMA 10 la còn khá lớn, và chưa có tín hiệu cho thấy sẽ có một đợt giảm giá trong ngắn hạn. Đó là nhận định trước mắt.
    - Còn về dài hạn hơn một tí thì sao? Vậy là tôi nhìn vào diễn biến của SMA 10 và SMA 25 để dự đoán diễn biến giá trong vòng 1-2 tháng tới. Một lần nữa, diễn biến tương tự xảy ra với 2 đường này. SMA 10 đã cắt SMA 25 từ dưới lên và đang bỏ rơi SMA 25 một quãng tương đối lớn. Như vậy, tôi được thuyết phục rằng sẽ chưa có một sự điều chỉnh giá trong ngắn hạn.
    - Vậy tôi làm sao kiểm tra mức độ tính chính xác của nhận định này? Giờ tôi lại nhìn vào MACD. Một kết quả hoàn toàn tương tự.
    - Để đo lường sức mạnh của đợt tăng giá lần này, tôi thích sử dụng ADX. Nếu các bác để ý sẽ thấy rằng +DI là đang áp đảo ớ mức 67 mà -DI chỉ có 12. Hiện nay ADX là 40. Một chỉ số ADX trên 40 thường được xem là thể hiện cho xu hướng tăng giá mạnh và khi ADX xuống duới 20 có nghĩa là nó đang tàn lụi.
    - Bây giờ lại kiểm tra lần cuối cùng bằng RSI và MFI. Nếu bác thấy rằng RSI 83, đã vượt qua vùng đỏ thì cho rằng nó sắp rớt thì có lẽ chưa thật sự thuyết phụclắm. MFI cũng vậy. Dù đã lên đến 80 nhưng để đánh giá ta cần nhìn lại quá khứ một tí. Trong đợt tăng giá tháng 3, cả 2 chỉ số này đều đã duy trì ở mức "báo động đỏ" trong khoảng thời gian độ 2-3 tuần. Nếu bác nghĩ rằng RSI lần này mới chỉ chạm ngưỡng 80 mà vội vàng bán thì tôi e bác sẽ hơi hối hận sau này. Giả sử xu hướng này còn kéo dài được 2 tuần nữa, mỗi ngày lên 4% thì bác sẽ nghĩ sao nếu bán ngay từ bây giờ?
    - Và cuối cùng, một điều hết sức quan trọng mà tôi cũng xin lưu ý là phân tích kỹ thuật không dành cho những người không chuyên. Ngay cả chính bản thân tôi cũng tin rằng mình chưa hiểu nhiều về nó, nên rất thận trọng khi sử dụng. Nhất là trong điều kiện thị trường Việt Nam như thế này, thì việc sử dụng ptkt là một điều hết sức khó khăn. Cho nên khi quyết định đầu tư thì nên dựa vào phân tích cơ bản là chính, và chỉ nên tin vào đồ thị ở mức 20%-30% mà thôi.
  9. nverstop

    nverstop Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi anh em, không chèn được hình. Anh em vào đây xem vậy.
    http://www.bsc.com.vn/BSCChart/ExpertTA.jsp?stockname=TCT
    Có bác nào chỉ giúp em chèn hình thế nào không?
  10. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    http://www.bsc.com.vn/BSCChart/ExpertTA.jsp?stockname=TCT

Chia sẻ trang này