1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

TDN-Than Đèo Nai- CP Đầu tư cực chất

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi timestock, 20/08/2020.

4350 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 19:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 85662 lượt đọc và 629 bài trả lời
  1. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.629
    Cp chất ăn cổ tức nên ko theo tt nhiều.
    Bất cứ lúc nào cũng có thể lên đúng giá trị.
  2. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.629
    https://*********.vn/2020/08/co-phieu-nganh-than-8216tro-minh8217-830-788605.htm
    Cổ phiếu ngành than ‘trở mình’

    26-08-2020 13:00:00+07:00

    3 giờ trước
    • MDC), Kinh doanh Than Miền Bắc - Vinacomin (TMB), Xuất nhập khẩu Than - Vinacomin (CLM), Than Đèo Nai - Vinacomin (TDN), Than Cọc Sáu - Vinacomin (TC6), Than Vàng Danh - Vinaconmin (TVD), Than Hà Lầm - Vinacomin (HLC), Than Hà Tu - Vinacomin (THT) và Than Núi Béo - Vinacomin (NBC). Điểm chung của các doanh nghiệp này là đều niêm yết trên HNX, cổ đông Nhà nước TKV (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) sở hữu trên 50% vốn, thị giá cổ phiếu thấp - đa số giao dịch dưới mệnh giá.

      https://image.*********.vn/2020/08/26/Kqkd_than.png
      Trong 6 tháng đầu năm 2020, đa số doanh nghiệp ngành than đều tăng doanh thu so với cùng kỳ năm trước, đứng đầu là CLM với doanh thu gấp đôi cùng kỳ. Có thể lý giải, doanh thu của hầu hết doanh nghiệp ngành than tăng trưởng do nhu cầu tiêu thụ than tăng nhanh, chủ yếu là than nhiệt (bitum, antraxit…) để cung cấp cho nhiệt điện, xi măng, phân đạm, hóa chất; than mỡ phục vụ luyện kim; than bùn sử dụng làm chất đốt, phân bón.

      8 trong số 9 doanh nghiệp nói trên có lợi nhuận sau thuế (LNST) tăng trưởng so cùng kỳ, chỉ NBC bị lỗ. Trong đó, 5 doanh nghiệp có mức tăng LNST trên 100% là MDC, TMB, CLM, TDN và TC6. Đáng chú ý, MDC có mức tăng LNST gấp đến hơn 17 lần cùng kỳ.

      Trường hợp NBC báo lỗ 144 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 16 tỷ đồng, được lý giải do ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến lao động bị thiếu hụt, bố trí sản xuất gặp khó khăn, sản lượng thấp không đạt kế hoạch. Giấy phép khai thác lộ thiên mới được cấp ngày 28/04/2020 nên từ ngày 02/05 mới được triển khai, sản lượng than nguyên khai 6 tháng chỉ đạt 29% kế hoạch năm. Tình hình tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, sản lượng than tiêu thụ chủ yếu là than chất lượng thấp, lỗ giá bán.

      So kế hoạch kinh doanh 2020, hầu hết doanh nghiệp đều thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm. Đáng chú ý, TDN vượt kế hoạch cả năm 45% chỉ sau 6 tháng.

      Sinh lời cao, cổ phiếu “hết ế”

      Trước đây, nhóm cổ phiếu ngành than thu hút nhà đầu tư dài hạn mua hưởng cổ tức. Nay, nhóm cổ phiếu này thu hút được nhà đầu tư tham gia lướt sóng.

      Ngoài cổ tức, từ đầu năm 2020 đến nay, đa số cổ phiếu trong nhóm được xem là ổn định này đem lại mức sinh lời thị giá vượt trội bất chấp biến động tiêu cực của thị trường chung, nhờ giá và nhu cầu than tăng cao.

      https://image.*********.vn/2020/08/26/cp_than.png
      Tính từ đầu năm đến hết ngày 21/08/2020, cổ phiếu ngành than có mức tăng thị giá khá tốt, với TMB và MDC tăng gần 58%, TDN tăng gần 37%, HLC tăng hơn 16% và THT tăng hơn 13%. TVD tăng nhẹ hơn 4%. Chỉ có 2 mã giảm giá là NBC và CLM.

      Khối lượng giao dịch bình quân (KLGDBQ) của nhiều cổ phiếu tăng lên. Các cổ phiếu có KLGDBQ qua 1 quý trên 10,000 cp/phiên là TDN, THT, TC6, TVD và NBC.

      Câu hỏi đặt ra với nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp ngành than còn tiếp tục tăng doanh thu, lợi nhuận? Theo lãnh đạo Chính phủ, trong điều kiện quy mô kinh tế và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn hiện nay và tới đây, than vẫn là nhiên liệu phục vụ sản xuất điện có giá thành chấp nhận được đối với nền kinh tế và đa phần người dân, chỉ sau thủy điện. Nguồn điện than có giá thành rẻ hơn so với điện gió, điện năng lượng mặt trời, điện khí.

      Theo Quy hoạch ngành than Việt Nam đến năm 2020 - có xét triển vọng đến năm 2030, nhu cầu than dành cho nhiệt điện là 64.1 triệu tấn vào năm 2020 và lên đến 131.1 triệu tấn vào năm 2030. Tuy nhiên, sản lượng khai thác than trong nước chỉ ước đạt 47-50 triệu tấn năm 2020 và 55-57 triệu tấn năm 2030. Trong khi đó, nguồn than khai thác còn phải dành cho nhiều lĩnh vực khác như luyện kim, xi măng, phân bón, hóa chất và các đối tượng tiêu thụ khác. Riêng các nhóm đối tượng này ước cần 25.5 triệu tấn than vào năm 2030. Như vậy, tổng nhu cầu sản lượng than cả nước vào năm 2030 lên gần 157 triệu tấn.

      Nhu cầu cao, không ít doanh nghiệp ngành than làm ăn hiệu quả, được đánh giá cao về chất lượng tài sản và nguồn vốn, có triển vọng trở thành nơi gửi gắm kỳ vọng của nhà đầu tư.
    --- Gộp bài viết, 26/08/2020, Bài cũ: 26/08/2020 ---
    Mua được rồi các b.
    suplo66 thích bài này.
  3. suplo66

    suplo66 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    240
    hôm nay mình cũng vào 1 ít, chart đang đẹp
    timestock thích bài này.
  4. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.629
    Quá ổn luôn.
    Chúc mừng bác lên tàu.
    suplo66 thích bài này.
  5. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.629
    [​IMG]

    Em đẹp cả về TA và FA.
    Trong thời kỳ loạn lạc Covy, tt đã lên nhiều hàng chất đầu tư sẽ được quan tâm để bảo toàn.
    suplo66 thích bài này.
    timestock đã loan bài này
  6. qhi

    qhi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2014
    Đã được thích:
    2.130
    Ngành than gần đây tăng trưởng cả dt và lợi nhuận nhưng có vẻ ndt ko thích ngành này.
  7. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.629
    Ngày xưa cp than ít thanh khoản nên NDT ít quan tâm.
    Nhưng TDN thanh khoản tốt, giá trị tốt.
    Tăng trưởng cả dthu lợi nhuận.
    Cổ tức rất tốt so với thị giá.
    NĐT sẽ tìm đến thôi.
  8. anhducatv

    anhducatv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Đã được thích:
    1.362
    các nhà máy nhiệt điện cả nước đang thiếu than trầm trọng, phải nhập khẩu, than đào đến đâu bán đến đó cò lo gì
    timestock thích bài này.
  9. timestock

    timestock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2009
    Đã được thích:
    9.629
  10. anhducatv

    anhducatv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2014
    Đã được thích:
    1.362
    Việt Nam chi gần 3 tỷ USD nhập khẩu than
    Bảy tháng năm nay, Việt Nam chi khoảng 2,6 tỷ USD nhập 36,5 triệu tấn than, theo số liệu của Tổng cục Hải quan.

    Lượng than nhập khẩu về trong những tháng qua đã tăng 50% về lượng so với cùng kỳ 2019, bất chấp Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

    Riêng tháng 7, lượng than đá nhập về khoảng 5 triệu tấn, trị giá 294 triệu USD, tăng 1 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Bình quân mỗi tấn than đá nhập về giá khoảng 58,8 USD (gần 1,4 triệu đồng).

    Ba thị trường nhập khẩu than lớn nhất của Việt Nam là Indonesia, Nga và Trung Quốc. Trong đó, 11,2 triệu tấn than được nhập từ Indonesia, kim ngạch 540 triệu USD, với giá bình quân hơn 1,1 triệu đồng mỗi tấn. Còn lượng nhập từ Trung Quốc 7 tháng khoảng 140.000 tấn, giá 6,2 triệu đồng một thấn, gấp hơn 4 lần giá mua bình quân từ các nước, thị trường khác.

    Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất khẩu hơn 410.800 tấn than, giá trị 57 triệu USD trong 7 tháng qua. Giá bán bình quân 3 triệu đồng một tấn, bằng một nửa giá than nhập từ Trung Quốc, và cao hơn 3 lần than nhập từ Indonesia.

    Nhập khẩu than của Việt Nam tăng nhanh vài năm gần đây do nhu cầu than cho các nhà máy điện, trong khi khai thác nội địa ngày càng khó khăn, chi phí tốn kém do phải khai thác dưới độ sâu dẫn đến hiệu quả không cao.

    Năm 2014, Việt Nam nhập gần 3,1 triệu tấn, năm 2019 số lượng nhập về đã tăng 13 lần với 43,7 triệu tấn các loại.
    timestock thích bài này.

Chia sẻ trang này