Tèo...Tèo nặng ,đọc đi mà lo liệu hậu sự

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dau_co_chung_khoan, 08/01/2009.

4352 người đang online, trong đó có 260 thành viên. 07:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 6215 lượt đọc và 67 bài trả lời
  1. NITARID

    NITARID Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Đã được thích:
    0
    Mịa..Dân buôn chứng đi ăn mày từ lâu roài...
    Giờ đến lượt công nhân thoai...
  2. tvl1981

    tvl1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    812
  3. tvl1981

    tvl1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    812
    Đấy, cứ nhìn cái này mà biết mai sẽ ntn, Tây nó cũng theo DJ để mua bán đấy

    Phân tích phân teo làm chi cho mệt
  4. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    (CafeF) - Đi đầu trong việc làm sụt giảm giá trị của thị trường tất nhiên thuộc về những cổ phiếu chủ chốt. Tính theo giá USD 17.500 đồng, TTCK Việt Nam đã mất 15 tỷ USD trong năm 2008.


    Tính theo giá đóng cửa ngày 31/12/2008, tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên cả 2 sàn đạt khoảng hơn 225.300 tỷ đồng, tương đương 13,3 tỷ USD. Trong khi đó, con số này tại thời điểm kết thúc năm 2007 là 494.500 tỷ đồng.

    Như vậy, sau một năm, giá trị vốn hóa của thị trường đã bốc hơi hơn 269.200 tỷ đồng. Nếu không tính các cổ phiếu niêm yết trong năm 2008 thì giá trị mất đi còn tăng lên thành 314.000 nghìn tỷ.

    Năm 2008 có thêm 89 cổ phiếu niêm yết mới với tổng giá trị tính tại thời điểm cuối năm là 44.792 tỷ đồng.


    Trong số này có những cổ phiếu vốn hóa lớn như HAG (11,3 nghìn tỷ đồng), PVF (9,75 nghìn tỷ), VPL (6,6 nghìn tỷ)?

    Đi đầu trong việc làm sụt giảm giá trị của thị trường tất nhiên thuộc về những cổ phiếu chủ chốt của thị trường.


    Một năm trước, có tất cả 13 cổ phiếu có vốn hóa đạt trên 10.000 tỷ đồng. Tổng giá trị thị trường của 13 cổ này đạt hơn 270.200 tỷ đồng, chiếm gần 55% giá trị toàn thị trường khi đó, đồng thời cũng đóng góp 58% vào giá trị mất đi của thị trường, tương ứng với 157,3 nghìn tỷ đồng.

    Tính riêng nhóm ngành Tài chính ?" Bất động sản, với 6 đại diện trong danh sách trên đã đóng góp 80 nghìn tỷ đồng trong số giá trị mất đi.

    Hai cổ phiếu ngân hàng ACB và STB là mã có vốn hóa lớn nhất năm 2007, đồng thời cũng là hai cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào giá trị mất đi của thị trường: ACB giảm 25,3 nghìn tỷ(*) còn STB giảm 19,7 nghìn tỷ.

    Xét theo tỷ lệ giảm giá thì cổ phiếu SSI của Công ty chứng khoán Sài Gòn đứng đầu.


    Mặc dù được bổ sung hơn 166 tỷ đồng mệnh giá từ việc chuyển đổi trái phiếu nhưng vốn hóa thị trường của SSI vẫn mất đi tới 81%, tương ứng với 16,3 nghìn tỷ đồng. Một cổ phiếu khác có tỷ lệ giảm cao là PVS, giảm 74% từ 12,1 nghìn tỷ xuống còn 3,2 nghìn tỷ đồng.


    Trong khi đó, cổ phiếu VIC của CTCP Vincom có mức giảm ít nhất trong nhóm xét cả về con số tuyệt đối (3.500 tỷ đồng) và tương đối (28,1%).



    Thay đổi giá trị vốn hóa của các cổ phiếu chủ chốt năm 2007 (đv: nghìn tỷ đồng)
    Nguồn: BCTN HoSE, HaSTC, CafeF

    Sự sụt giảm mạnh của ACB ngoài yếu tố do thị giá đi xuống còn do một nguyên nhân nữa là do ngày 2/1/2008 là ngày giao dịch không hưởng quyền mua trái phiếu chuyển đổi của cổ phiếu này.


    Do chưa xác định được tỷ lệ chuyển đổi nên trong ngày này, cổ phiếu ACB được phép giao dịch với biên độ +/-30% và không tham gia vào việc tính chỉ số HaSTC Index
  5. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Mua dần vào là được gồi !!!
  6. trangsiBode

    trangsiBode Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/05/2006
    Đã được thích:
    0
    chuẩn bị tháo chạy ha ha
  7. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Sau hơn 1 tuần bước sang năm 2009, năm có nhiều sự kiện mới đối với thị trường bất động sản (BĐS) như: Luật thuế thu nhập từ kinh doanh BĐS có hiệu lực, mua bán BĐS phải qua sàn?, theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư, phản ứng của thị trường BĐS trong những ngày đầu năm chưa có dấu hiệu khởi sắc, thậm chí giao dịch còn giảm mạnh so với cuối năm 2008.


    Khác với những năm trước (cuối năm thường là thời điểm thị trường BĐS trở nên sôi động, do nhiều người tích lũy được vốn tìm mua nhà để ở), năm nay, dù được nhận định là giá nhà đất đã giảm sâu, thích hợp với đối tượng có nhu cầu mua nhà để ở, nhưng tại các điểm môi giới BĐS, giao dịch rất trầm lắng.

    Ông Phạm Văn Hải, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc ACB cho biết, điểm sáng của thị trường BĐS cuối năm 2008 vừa qua là ở phân khúc thị trường nhà nhỏ lẻ, căn hộ có giá trị thấp được nhiều người có nhu cầu thực mua để ở. Thế nhưng, sang đầu năm 2009, lượng giao dịch tại phân khúc thị trường này đã giảm hơn 20%. ?oPhần lớn khách hàng đến Sàn giao dịch BĐS ACB vào thời điểm này chủ yếu chỉ để tham khảo giá, chứ chưa có quyết định mua ngay?, ông Hải nói và cho rằng, nguyên nhân khiến giao dịch BĐS đầu năm giảm sút là do gần đến Tết Nguyên đán, nhiều người muốn bảo toàn vốn cùng tâm lý chờ giá nhà đất giảm hơn nữa mới quyết định mua vào. Mặt khác, theo quy định, từ năm 2009, lợi nhuận thu được từ kinh doanh BĐS phải chịu thuế cũng tác động đến tâm lý những người có ý định mua đi bán lại.

    Đồng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Châu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Novahomes nhận định, thị trường BĐS đầu năm 2009 có dấu hiệu giảm sút rõ rệt. Đặc biệt, đối với phân khúc thị trường nhà ở nhỏ lẻ và căn hộ có giá trị thấp, vẫn có giao dịch, nhưng với số lượng rất hạn chế. Theo ông Châu, có nhiều nguyên nhân khiến thị trường BĐS đầu năm giảm sút. Năm 2008 là năm Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu, người dân đang phải ?othắt lưng buộc bụng?, vốn tích chưa đủ dư dật để mua nhà. Mặt khác, hiện nay mặc dù lãi suất ngân hàng đã hạ tương đối thấp, nhưng ngân hàng vẫn kiểm soát chặt rủi ro, nên không phải ai cũng có thể tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.

    Theo ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinaland, rất nhiều khách hàng đến sàn giao dịch BĐS của Vinaland ở quận 7, nhưng chủ yếu chỉ thăm dò giá cả, lượng giao dịch thành công rất hiếm. Ông Hoàng cho biết, nhiều khách hàng hiện muốn tham gia thị trường, nhưng tâm lý vẫn lo ngại thị trường sẽ còn tiếp tục rớt giá.
  8. dau_co_chung_khoan

    dau_co_chung_khoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/07/2008
    Đã được thích:
    0
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2009/01/090109_hrw_vnexpression.shtml
  9. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác cũng chịu khó nhể !!!
  10. dung1954

    dung1954 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2008
    Đã được thích:
    0
    Hình như máy chỉ lập trình có thế !!!

Chia sẻ trang này