1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

THA - khẳng định từ CP!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vinasdaq, 27/11/2017.

3765 người đang online, trong đó có 355 thành viên. 16:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11270 lượt đọc và 67 bài trả lời
  1. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.960
    Trân trọng cảm ơn bác @haihah3 !
    Lời động viên - cũng là lời chúc năm mới tinh tế của bác! Món quà vô giá em nhận được đầu xuân từ bậc Đại đại cao nhân!

    Kính chúc bác và gia đình luôn luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, an khang.
    Kính chúc bác @haihah3 đầu tư thắng lớn!

    Em cũng kính chúc cộng đồng NĐT Việt và gia đình luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thắng lợi lớn trong sự nghiệp đầu tư!

    Happy New Year!
    KDCKHOANhaihah3 thích bài này.
  2. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Trường Hải tấn công thị trường thiết bị nông nghiệp
    THỨ 6, 23/02/2018, 15:28
    438CHIA SẺ


    Vừa trở thành nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp hiện đại đầu tiên của Việt Nam, công ty lại đang nhắm tới việc mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á lân cận.
    Công ty cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) vừa mở một nhà máy sản xuất thiết bị nông nghiệp trị giá 500 tỷ đồng ở tỉnh Quảng Nam với công suất hàng năm 2.000 xe kéo, 3.000 máy kéo và 1.000 máy liên hợp.

    [​IMG]
    Có gì trong giỏ quà Tết Việt xưa và nay?+295,8K Reached
    [​IMG] cafef.vn ● Tin Tài Trợ
    Nhiều nông dân Việt Nam vẫn dựa vào lao động thủ công cho các công việc như gieo cấy và thu hoạch. Những thiết bị canh tác hiện đại có sẵn thường là máy cũ từ Nhật Bản và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Thaco tìm kiếm 40% thị phần máy kéo của Việt Nam vào 2026 (Nguồn: Nikkei).



    Nhận thấy tiềm năng, Thaco quyết định phát triển các sản phẩm thiết kế cho thị trường trong nước với kỹ thuật từ đối tác Hàn Quốc - nhà sản xuất thiết bị nông nghiệp LS Mtron với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%.

    Thaco đặt mục tiêu bán 500 chiếc máy kéo trong năm nay và nâng lên 2.100 vào 2026. Đến thời điểm đó, công ty đặt mục tiêu kiểm soát khoảng 40% thị trường nội địa. Tuy không tiết lộ nhưng giá của Thaco có khả năng rẻ hơn sản phẩm được cung cấp bởi các hãng Nhật Bản như Kubota. Công ty cũng sẽ tìm cách xâm nhập vào Lào, Campuchia, Myanmar và các thị trường khu vực khác.

    Theo Trang Hồ
    Theo NDH/Nikkei
    vinasdaq thích bài này.
  3. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Hết lợi dụng Việt Nam nhé
    Nghị định 116 và "trật tự mới" của ngành ôtô Việt
    THỨ 2, 26/02/2018, 12:10
    Lập trung tâm đào tạo, tốc độ làm việc thần tốc,...cơ hội hồi sinh ô tô Việt từ VinFast?

    Chuyện GM đóng cửa nhà máy tại Hàn Quốc lại khiến nhiều người liên tưởng đến bối cảnh hiện thời của ngành ôtô Việt Nam...
    [​IMG]
    Hãng xe Mỹ General Motors (GM) vừa quyết định đóng cửa một nhà máy tại thành phố Gunsan, Hàn Quốc, khiến hơn 2.000 công nhân đối diện nguy cơ mất việc làm. Số phận 3 nhà máy khác của GM tại Hàn Quốc với khoảng 16.000 công nhân cũng có thể được quyết định trong vài tuần tới.

    [​IMG]
    Biến không gian làm việc thành trung tâm hội nghị đỉnh cao+406,9K Reached
    [​IMG] cafef.vn ● Tin Tài Trợ
    Trong khi giới chức Hàn Quốc lo lắng hành động này của GM có thể khiến thành phố Gunsan lâm vào cuộc khủng hoảng việc làm, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump lại hết sức hào hứng với quyết định này của GM.

    Ông cho rằng, các doanh nghiệp Mỹ sẽ dần "hồi hương", tạo ra việc làm, đóng thuế, để "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại".

    Kể từ cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, nước Mỹ đã tạo ra 2,4 triệu việc làm mới, trong đó có 200.000 việc làm tính riêng trong lĩnh vực sản xuất. Mức lương tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất 45 năm. Sự tự tin của các doanh nghiệp nhỏ ở mức cao nhất mọi thời đại. Thị trường chứng khoán thì phá vỡ hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.

    Thực tế là, với các chính sách đề cao chủ nghĩa bảo hộ của chính quyền ông Trump, nhiều tập đoàn Mỹ đã bắt đầu tăng cường đầu tư trong nước, thay vì đưa dòng vốn ra nước ngoài, trong đó có hàng loạt hãng xe lớn như GM, Ford...

    Và nếu nhìn từ một góc độ khác, chuyện GM đóng cửa nhà máy tại Hàn Quốc lại khiến nhiều người liên tưởng đến bối cảnh hiện thời của ngành ôtô Việt Nam.

    Một nửa câu chuyện

    Tại Việt Nam, việc Nghị định 116 ra đời cách đây hơn 3 tháng đã siết chặt các tiêu chuẩn đối với xe nhập khẩu, như về xuất xứ, kiểu loại, mức độ khí thải, an toàn giao thông...

    Tham vọng của Chính phủ trong việc xây dựng và ban hành Nghị định 116 đã nhiều lần được khẳng định là nhằm phát triển ngành ôtô Việt Nam. Đằng sau các quy định chặt chẽ, các tiêu chuẩn cao là những cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp có tâm huyết phát triển công nghiệp ôtô thực sự, làm ăn bài bản, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo việc làm.

    Nhưng dù vậy, đến nay Nghị định 116 vẫn còn gây tranh cãi.

    Các quy định chặt chẽ của nghị định này, cộng với Thông tư 03 vừa được Bộ Giao thông Vận tải ban hành đã gần như "sập cửa" đối với việc nhập khẩu đơn thuần mà không cần đầu tư bài bản vào sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, tạo việc làm lâu dài ở Việt Nam của nhiều doanh nghiệp lâu nay.

    Mới đây, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực ôtô tại Việt Nam như Toyota, Honda đã bất ngờ thông báo ngưng mọi hoạt động xuất xe sang Việt Nam, do quy định mới về rào cản phi thuế quan của Nghị định 116. Hai hãng xe Nhật Bản này cho rằng họ bị gặp khó trong việc đáp ứng yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại xe nhập khẩu và quy định kiểm tra tất cả các lô xe, thay vì chỉ kiểm tra lô đầu tiên như trước đây.

    Lượng nhập khẩu xe nguyên chiếc trong tháng đầu năm tại Việt Nam cũng đã rơi "thảm khốc", về mức thấp kỷ lục. Tính đến 15/2/2018, nhập khẩu ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ chỉ là 32 chiếc với trị giá 1,1 triệu USD. Trong tuần nghỉ Tết Nguyên đán, cũng chỉ có 1 chiếc ôtô dưới 9 chỗ được nhập khẩu.

    Không xuất được xe sang Việt Nam, mới đây phía Indonesia cũng lên tiếng về những điều kiện chặt chẽ của Nghị định 116.

    Nhưng đó mới chỉ là một nửa câu chuyện.

    Bởi, với các điều kiện chặt chẽ về nhập khẩu của Nghị định 116, một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp ôtô lại đang được hình thành, từ cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp nội địa.

    Vai trò chính sách

    Mới đây, Mitsubishi Motors đã gặp gỡ hàng loạt cơ quan hữu trách Việt Nam để thông báo đang nghiên cứu kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ôtô thứ hai tại Việt Nam với quy mô 250 triệu USD, công suất 50.000 xe/năm.

    Dự kiến, nhà máy thứ hai sẽ có thể sản xuất từ giữa năm 2020 và giải quyết được việc làm cho khoảng 1.000 lao động.



    Ngoài ra, hãng xe này cũng đã ký biên bản ghi nhớ với Chính phủ về việc phát triển ôtô điện tại Việt Nam.

    Ngay cả Ford cũng đang nung nấu ý định đẩy mạnh lắp ráp xe tại Việt Nam để đáp ứng điều kiện hưởng thuế ưu đãi 0% với linh kiện, phụ tùng ôtô theo Nghị định 125 của Chính phủ mới ban hành.

    Về phía doanh nghiệp nội địa, Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) cũng mới khởi công nhà máy mới sản xuất lắp ráp xe mang thương hiệu Mazda có công suất 100.000 xe/năm (giai đoạn 1 là 50.000 xe/năm) với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng, tương đương 520 triệu USD.

    Trước đó, Vingroup đã công bố đầu tư 3,5 tỷ USD vào dự án ôtô Vinfast với tham vọng xây dựng thương hiệu ôtô Việt.

    Hyundai Thành Công thì không những đổ hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư bài bản vào công nghiệp ôtô, mà còn mong muốn xuất khẩu ngược ra khu vực ASEAN.

    Thống kê của Tổng cục Hải quan cho hay, tính tới ngày 15/2/2018, nhập khẩu linh kiện ôtô đạt kim ngạch là 332 triệu USD. So với mức 387 triệu USD của cùng kỳ năm 2017, có thể thấy, sản xuất trong nước với mặt hàng này vẫn được giữ ở mức ổn định.

    Trái với những dự báo rằng ngành ôtô Việt sẽ bị "nhấn chìm" khi thuế nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về 0% từ đầu năm 2018, các hoạt động sản xuất hiện tại vẫn giữ vững và phát triển.

    Tính đến hết năm 2016, Việt Nam có khoảng 173 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, trong đó có 56 doanh nghiệp sản xuất xe từ linh kiện rời, 117 doanh nghiệp sản xuất từ xe cơ sở, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 500.000 xe/năm.

    Vai trò của các nhà hoạch định chính sách, một lần nữa, lại cho thấy có ý nghĩa quyết định với vận mệnh một ngành.

    Không xuất được xe sang Việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô của Indonesia cũng bức xúc vì Nghị định 116
    Theo Bạch Dương
    Theo Vneconomy
    vinasdaq thích bài này.
  4. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.960
    "Vai trò của các nhà hoạch định chính sách, một lần nữa, lại cho thấy có ý nghĩa quyết định với vận mệnh một ngành"

    Cái này thì rõ ràng rồi!
  5. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.960
    Tiếp tục bất đồng về quy định nhập khẩu, sản xuất xe

    1) https://tuoitre.vn/nguy-co-sup-do-cong-nghiep-oto-viet-nam-732422.htm
    2) https://tuoitre.vn/toyota-vn-se-dung-san-xuat-oto-729428.htm
    3) http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-tr...hat-co-the-rut-khoi-viet-nam-lai-doa-3329169/

    Lời chủ pic: Mặc dù VN và Nhật bản là 2 đối tác chiến lược, VN luôn luôn coi NB là đối tác tin cậy, nhưng DN Nhật Bản ko phải lúc nào cũng "tin cậy" như vậy. Họ đòi hỏi hết yêu sách này đến ưu đãi khác, thậm chí hù dọa rút khỏi VN (ko sản xuất tại VN), họ chỉ muốn đưa xe đến bán ở VN mà thôi. Như vậy mục tiêu của họ rất rõ ràng. Cuộc chiến tranh giành thị trường ko chỉ là cuộc cạnh tranh trong bán hàng (ô tô), mà giờ đây, nó trở thành cuộc chiến giữa các định chế - rất khốc liệt. Liệu VN có đứng vững trước sức ép đang gia tăng? Liệu VN có đc Công nghiệp ô tô? hay VN giao đứt cái TT này cho tư bản NN? Tất cả phụ thuộc vào thế và lực của VN đấy thôi!

    (TBKTSG Online) - Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và nhập khẩu ô tô tiếp tục chia rẽ về quan điểm liên quan đến quy định nhập khẩu ô tô tại Nghị định 116 và Thông tư 03 của Bộ Giao thông Vận tải, theo thông tin từ cuộc họp lấy ý kiến vào ngày 26-2 do Văn phòng Chính phủ tổ chức .

    [​IMG]
    Có hai luồng ý kiến về quy định nhập khẩu, sản xuất ô tô -Ảnh minh họa: Hùng Lê
    Cuộc họp có sự tham gia của đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp và các đại sứ quán, chủ đề thảo luận xoay quanh việc thực hiện Nghị định 116 và Thông tư 03.

    Ông Phạm Anh Tuấn, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), người tham gia cuộc họp, cho biết vẫn chưa có kết luận gì sau cuộc họp nhưng các quan điểm trái chiều vẫn tiếp tục được đưa ra.

    Cụ thể tại cuộc họp, ông Toru Kinoshita, Chủ tịch VAMA tiếp tục bày tỏ mối quan ngại đối với một số quy định hành chính trong nghị định 116. Theo ông, các quy định này không tuân thủ thông lệ quốc tế và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất và nhập khẩu ô tô của các thành viên VAMA.

    Người đứng đầu VAMA dẫn chứng số lượng xe ô tô được nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1-1 cho đến nay gần như bằng 0. Có ba khó khăn lớn mà VAMA đã đề cập trong 4 bức thư kiến nghị gửi đến Chính phủ trước đây, bao gồm quy định mới về việc nộp giấy chứng nhận an toàn và bảo vệ môi trường của kiểu loại xe ô tô nhập khẩu do nước ngoài cung cấp (VTA); quy định mới về việc thử nghiệm khí thải và an toàn cho từng lô hàng ô tô nhập khẩu và quy định mới về đường chạy thử ô tô (có chiều dài tối thiểu 800 m) đối với các nhà sản xuất trong nước.

    Liên quan đến loại giấy VTA, VAMA cho rằng đây là quy định duy nhất chỉ có ở Việt Nam, điều này không phù hợp với thông lệ quốc tế, khi mà các nước bao gồm cả Việt Nam chỉ kiểm tra và ban hành giấy chứng nhận an toàn và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô tiêu thụ trong nước mà thôi. Vì vậy, VAMA cho rằng không tồn tại loại giấy chứng nhận an toàn và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu do nước ngoài cung cấp.

    VAMA cho rằng một số quy định hành chính trong Nghị định 116 đã làm gián đoạn và hầu như ngừng toàn bộ hoạt động nhập khẩu ô tô từ tất cả các nước. Điều này sẽ làm thu hẹp việc mở rộng thị trường ô tô. Ông cho rằng với một số phân khúc ô tô có dung lượng nhỏ, thì hoàn toàn không khả thi để tiến hành sản xuất trong nước, nhưng hiện tại hầu hết các thành viên của VAMA lại không thể nhập khẩu được những chiếc xe này.

    Ngoài ra, theo ông Kinoshita, quy định mới còn làm đội thêm nhiều chi phí và tăng thời gian thông quan đối với tất cả các nhà nhập nhẩu ô tô, dẫn tới việc giá xe tăng cao và kéo dài thời gian chờ đợi của khách hàng. Bên cạnh đó, quy định này còn tạo ra sự đối xử không công bằng giữa các nhà sản xuất ô tô, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vì một số thành viên VAMA dù đã hoạt động hơn 20 năm tại Việt Nam, nhưng nay họ có thể phải ngừng sản xuất chỉ vì một quy định đột xuất về đường chạy thử ô tô.

    Trong khi đó, theo ông Tuấn, nhóm có quan điểm ngược lại bao gồm lãnh đạo của Thaco và Hyundai Thành Công vẫn bảo lưu ý kiến của mình. Tại cuộc họp, hai doanh nghiệp này tiếp tục cho rằng những quy định trên là có thể đáp ứng được và không có khó khăn gì và họ đề xuất các doanh nghiệp nên tập trung vào sản xuất trong nước giống như họ với khoản đầu tư đã nhiều.

    Theo thông tin trên trang Chinhphu.vn, cả Thaco và Hyundai Thành Công đều cho rằng Nghị định 116 đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu ô tô.

    Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng không đưa ra lời tại cuộc họp, nhưng cho biết ông ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và sẽ sớm báo cáo với Thủ tướng xem xét.

    Trước đó, các vấn đề này cũng đã được các hiệp hội doanh nghiệp của Nhật Bản và châu Âu nêu ra tại các cuộc đối thoại với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Và VAMA đã 4 lần gửi thư kiến nghị lên Chính phủ, các cuộc đối thoại với bộ, ngành diễn ra khá nhiều.

    http://www.thesaigontimes.vn/269356/Tiep-tuc-bat-dong-ve-quy-dinh-nhap-khau-san-xuat-xe.html
    KDCKHOANlylinh91 thích bài này.
  6. lylinh91

    lylinh91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    3.707
    Một bên sẽ là vinh quang, một bên sẽ là địa ngục. Hiện 1 số nhà nhập khẩu xe sang đang chuyển nghề và showroom trên Nghi Tàm - Tây Hồ đã căng biển cho thuê mặt bằng...
    Rất khốc liệt nhưng cái chết đã được báo trước !
    KDCKHOAN thích bài này.
  7. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.960
    Doanh nghiệp ôtô FDI chuyển hướng đi buôn?

    https://tuoitre.vn/nhieu-doanh-nghiep-oto-sap-tu-gia-vn-1265503.htm

    Lời chủ pic: Bọn FDI ô tô, nó muốn ăn cả giày, rồi nhai luôn cả tất!

    27/02/2018 19:27
    TPO - Ngừng sản xuất, lắp ráp đồng thời chuyển hướng nhập khẩu nhiều dòng xe về bán là cách mà nhiều doanh nghiệp ôtô FDI đang thực hiện.

    Doanh nghiệp ôtô FDI thu hẹp sản xuất, chuyển qua nhập khẩu
    Ngày 26/2, hàng loạt nhà sản xuất ôtô trong đó có nhiều doanh nghiệp ôtô FDI thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đã có cuộc gặp với lãnh đạo một số Bộ, nghành tại Văn phòng Chính phủ để trao đổi các kiến nghị liên quan đến Nghị định 116.
    Tổng giám đốc của Toyota Việt Nam đồng thời là Chủ tịch VAMA, ông Toru Kinoshita bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về một số quy định hành chính trong Nghị định 116, mà theo ông này là không tuân thủ thông lệ quốc tế và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất và nhập khẩu ôtô của các thành viên VAMA.
    Ở cuộc gặp này và trong suốt quá trình kiến nghị khi Nghị định 116 ban hành từ tháng 10/2017, các doanh nghiệp FDI, trong đó có những nhà sản xuất lớn như liên doanh Toyota, Ford hay Honda rất ít đề cập đến đóng góp cho các mục tiêu phát triển nghành công nghiệp ôtô Việt Nam theo định hướng của Chính phủ. Thay vào đó, là những đòi hỏi dỡ bỏ một số quy định nhằm dọn đường thông thoáng cho các mẫu ôtô, đặc biệt được sản xuất tại 2 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia và Thái Lan tràn vào Việt Nam.
    Viễn cảnh ôtô từ Indonesia và Thái Lan được đưa vào Việt Nam khi thuế xuất nhập khẩu giảm về 0% vào năm 2018 thay vì sản xuất, lắp ráp trong nước theo chuyên gia về lĩnh vực ôtô Nguyễn Minh Đồng là đã nằm trong tính toán của các tập đoàn ôtô toàn cầu.
    Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cho rằng, từ cách đây 3 năm, các hãng xe lớn đã đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô ở Thái Lan và Indonesia để nhắm vào thị trường Việt Nam. Vì thế không khó hiểu khi các liên doanh ôtô FDI muốn thu hẹp sản xuất, cắt giảm chi phí đầu tư dây chuyền, nhân công, nhà xưởng, kho bãi... để chuyển qua nhập khẩu.
    [​IMG]Toyota Fortuner - dòng xe chủ lực của Toyota Việt Nam từng sản xuất trong nước hiện được nhập khẩu từ Indonesia.
    Thực tế, báo cáo kinh tế xã hội năm 2017 của tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đặt nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô của Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam cho thấy ngành công nghiệp có chỉ số giảm mạnh nhất trong năm 2017 của tỉnh này là ngành sản xuất ôtô.
    Chỉ số sản xuất của hầu hết các tháng trong năm đều giảm so với cùng kỳ, tính chung cả năm giảm tới 19,16% so với năm 2016. Sản lượng ôtô 5-14 chỗ sản xuất tháng 12/2017 chỉ đạt 5.008 chiếc và cả năm 2017 là 51.820 xe, bằng 80,8% so với năm trước.
    Thu ngân sách nhà nước trong năm 2017 ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc dự toán 27.751 tỷ đồng nhưng chỉ thu đạt 18.001 tỷ, ước đạt 64,87% so với dự toán.
    Trong khi đó, tại Hải Dương, nơi đặt nhà máy của Ford Việt Nam, báo cáo thu ngân sách năm 2017 của Sở Tài chính tỉnh Hải Dương cho thấy, các khoản hụt thu nội địa lên đến 1.576 tỷ đồng, trong đó, thu từ các doanh nghiệp FDI chỉ đạt 3.569 tỷ đồng, hụt 1.431 tỷ đồng. Nguyên nhân được xác định là do Ford Việt Nam hiện chủ yếu tiêu thụ xe nhập khẩu, đồng nghĩa cơ cấu tiêu thụ xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu cũng thay đổi.
    Với các liên doanh ôtô Toyota, Honda, Ford tại Việt Nam, những dòng xe chủ lực trong danh mục sản phẩm bán trên thị trường hiện cũng chủ yếu là các dòng xe nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia.
    Báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy trong gần 60.000 xe Toyota được tiêu thụ trong năm 2017 ở Việt Nam, có hơn 13.000 chiếc Toyota Fortuner nhập từ Thái Lan. Đây là mẫu xe bán chạy thứ 2 sau dòng Vios của Toyota Việt Nam. Hãng này chỉ còn sản xuất, lắp ráp 4 dòng xe là Camry, Corolla Altis, Vios và Innova.
    Dòng xe chủ lực của Honda Việt Nam là Honda CR-V hiện cũng được nhập khẩu từ Thái Lan sau khi hãng này công bố ngừng sản xuất CR-V cũ từ tháng 9/2017. Lô hàng hơn 700 xe CR-V mới đây về Việt Nam cũng được tiêu thụ chỉ trong một tháng với mức giá bán lẻ cao hơn phiên bản cũ khá nhiều.
    Với Ford Việt Nam, trong tổng số hơn 28.000 xe được tiêu thụ trong năm 2017 có đến khoảng 15.000 chiếc Ford Ranger nhập khẩu Thái Lan được bán ra, chiếm hơn 50% doanh số bán hàng của liên doanh này.
    Loạt xe bán tải nhập khẩu từ Thái Lan với ưu đãi về thuế nhập khẩu, lệ phí trước bạ cũng nâng cánh doanh số cho nhiều liên doanh ôtô khác như GM Việt Nam, Mitsubishi Việt Nam hay Nissan Việt Nam.
    Công nghiệp ôtô Việt Nam có thể dựa trên các trụ cột FDI?
    Trong định hướng phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam, công nghiệp ôtô được xem là nghành tạo động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, sản phẩm ôtô có thể phục vụ nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu.
    Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, các mục tiêu của chiến lược phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam về tỷ lệ nội địa hóa, sản lượng xe sản xuất trong nước hay phát triển công nghiệp phụ trợ nếu chỉ dựa trên trụ cột là các doanh nghiệp ôtô FDI vẫn còn khá xa vời.
    Toyota Việt Nam với doanh số bán hàng đạt khoảng 60.000 xe trong năm 2017, chiếm thị phần 23,7% công bố tỷ lệ nội địa hóa cao nhất tại Việt Nam, đạt từ 19% đến 37% tùy theo từng mẫu xe (theo phương pháp tính giá trị của ASEAN).
    Ford Việt Nam hay Honda Việt Nam có danh mục sản phẩm với nhiều mẫu ôtô nhập khẩu hơn là lắp ráp. Liên doanh Ford có 3/7 model, doanh số chiếm hơn 50% là xe nhập khẩu trong khi Honda Việt Nam có đến 5/6 model không sản xuất trong nước.
    [​IMG]

    Các liên doanh ôtô ngừng lắp ráp nhiều mẫu xe ở Việt Nam.

    Bình luận trên một tờ báo điện tử, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng với các doanh nghiệp ôtô FDI, việc gì có lợi là họ làm.
    "Sau khi chiến lược phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam năm 2002 thất bại hoàn toàn, chiến lược năm 2014 đã mang đến cho các nhà đầu tư nước ngoài quá nhiều ưu đãi. Cho đến hiện tại, nền công nghiệp ôtô Việt Nam dựa trên trụ cột các FDI chỉ mất chứ không hề được", ông Ngô Trí Long nhận định.
    Chuyên gia về lĩnh vực ôtô Nguyễn Minh Đồng cho rằng việc ngừng sản xuất, lắp ráp chuyển qua nhập khẩu là bước đi bắt buộc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi không còn ưu đãi về chính sách, các hãng không dại gì đầu tư ở Việt Nam, thay vào đó họ đầu tư mở rộng sản xuất ở những nước có nền công nghiệp ôtô và phụ trợ phát triển như Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ.
    Trước đó, trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng các hãng FDI nên nghiêm túc nhìn nhận về đóng góp cho nền công nghiệp ôtô Việt Nam. Trong suốt hơn 20 năm được ưu đãi nhưng họ phần lớn không đầu tư và chỉ muốn kiếm lợi nhuận cho mình.
    KDCKHOAN thích bài này.
  8. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.960
    Bản chất con buôn của doanh nghiệp ô tô FDI: Cắt giảm sản xuất, kiếm lời bằng nhập khẩu
    Thứ năm, 24/08/2017 | 16:00

    [​IMG]
    Được hưởng nhiều ưu đãi nhưng khi thị trường gặp khó, giá xe ngày càng giảm, những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại thu hẹp sản xuất, chuyển qua nhập khẩu để kiếm lời.

    Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của tỉnh Vĩnh Phúc, nơi đặt các nhà máy của Toyota Việt Nam và Honda Việt Nam, cho thấy các doanh nghiệp sản xuất ôtô trên địa bàn đang cắt giảm sản lượng sản xuất, chuyển sang nhập khẩu để phân phối.

    "Ngành sản xuất xe có động cơ giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng ôtô từ 5 đến 14 chỗ được sản xuất ước đạt chỉ 25.667 chiếc, bằng 91,6% so với mức 28.181 chiếc cùng kỳ 2016", số liệu từ báo cáo chỉ rõ.

    Tại Hải Dương, nơi đặt nhà máy của Ford Việt Nam, thu ngân sách 6 tháng đầu năm từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt 1.787 tỷ đồng, bằng 36% dự toán năm và bằng 93% cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do sản lượng tiêu thụ của Ford Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty này chủ yếu tiêu thụ xe nhập khẩu.

    [​IMG]
    Theo báo cáo của VAMA, tính đến hết tháng 7/2017, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước giảm 10% trong khi xe nhập khẩu tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
    Lộ dần bản chất con buôn
    Bình luận về động thái tạm ngừng hoặc dừng sản xuất, lắp ráp và chuyển qua nhập khẩu phân phối của các doanh nghiệp ôtô FDI, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng tất cả đã nằm trong kế hoạch của họ.

    "Khi các hãng FDI vào Việt Nam, chúng ta đã thuộc thành viên ASEAN và lộ trình giảm thuế trong khu vực các hãng đều nắm rõ. Những cam kết về nội địa hóa giúp các hãng FDI được ưu đãi về thuế rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay đến lúc Việt Nam phải giảm thuế theo lộ trình đã cam kết với các nước xung quanh thì họ chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu, tiếp tục kinh doanh bán hàng. Điều này thể hiện bản chất lọc lõi, khôn ngoan và tìm mọi cách có lợi nhất cho mình của các nhà đầu tư nước ngoài", bà Phạm Chi Lan chia sẻ.

    Hiện tại, dây chuyền sản xuất ôtô của Toyota Việt Nam tại Vĩnh Phúc chỉ lắp ráp 4 dòng xe gồm Innova, Vios, Corolla Altis và Camry. Dòng SUV Toyota Fortuner được nhập khẩu từ Indonesia và sẽ hưởng mức thuế suất 0% từ năm 2018.

    Honda Việt Nam cũng chỉ lắp ráp 2 dòng xe City và CR-V. Các sản phẩm như Civic, Accord, Odyssey đều được nhập khẩu. Phiên bản mới của Honda CR-V với động cơ 1.5L tăng áp mới nhiều khả năng cũng sẽ được nhập khẩu thay vì lắp ráp trong nước.

    Với Ford Việt Nam, liên doanh xe Mỹ hiện dựa vào thế mạnh của dòng bán tải Ranger nhập khẩu từ Thái Lan.

    [​IMG]
    Bất chấp thị trường sụt giảm, thị phần 7 tháng đầu 2017 của các doanh nghiệp FDI như Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam hay Honda Việt Nam đều tăng nhẹ so với cùng kỳ 2016. Đồ họa: Phượng Nguyễn.
    Theo chuyên gia về lĩnh vực ôtô Nguyễn Minh Đồng, việc ngừng sản xuất, lắp ráp chuyển qua nhập khẩu là bước đi bắt buộc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khi không còn ưu đãi về chính sách, các hãng không dại gì đầu tư ở Việt Nam, thay vào đó họ đầu tư mở rộng sản xuất ở những nước có nền công nghiệp ôtô và phụ trợ phát triển như Thái Lan, Indonesia hay Ấn Độ.

    Chia sẻ quan điểm này, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng với các doanh nghiệp ôtô FDI, việc gì có lợi là họ làm. Trước thời điểm thuế nhập khẩu từ ASEAN về 0%, dung lượng thị trường Việt Nam vẫn còn quá nhỏ, việc sản xuất, lắp ráp không hiệu quả, các hãng FDI chuyển qua nhập khẩu hoặc thậm chí rút đi là viễn cảnh có thể nhìn thấy rõ.

    "Sau khi chiến lược phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam năm 2002 thất bại hoàn toàn, chiến lược năm 2014 đã mang đến cho các nhà đầu tư nước ngoài quá nhiều ưu đãi. Cho đến hiện tại, nền công nghiệp ôtô Việt Nam dựa trên trụ cột các FDI chỉ mất chứ không hề được", ông Ngô Trí Long nhận định.

    Giảm giá nhiều, doanh nghiệp chỉ bớt lãi chứ không lỗ
    Thị trường ôtô Việt Nam từ đầu năm đến nay liên tiếp đón nhận những cơn bão giảm giá. Chưa khi nào giá xe giảm nhiều và liên tục trên bình diện rộng như 2017. Đây được xem là bước chuẩn bị cho năm 2018, khi thuế xuất nhập khẩu từ ASEAN về 0%, đồng thời cũng là để kích cầu, cứu thị trường khỏi đà giảm sâu trong năm nay.

    Dưới góc độ kinh tế, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng trong bối cảnh thị trường ôtô đi xuống, các hãng xe buộc phải giảm giá nhưng họ vẫn có lợi nhuận rất nhiều, vì nếu không chắc chắn họ sẽ ngừng và không làm nữa, đặc biệt với các doanh nghiệp FDI. "Quy mô thị trường Việt Nam chưa đủ lớn đến mức họ phải chấp nhận thua lỗ để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh", chuyên gia này nhận định.

    "Trước đây họ được quyền bán giá rất cao. So sánh cho thấy giá ôtô ở Việt Nam cao gấp 2 lần ở Mỹ, người tiêu dùng Việt Nam phải chịu mức giá cao đến phi lý. Hiện nay, giá xe có giảm nhưng lợi nhuận của các hãng chỉ ít đi chứ không thua lỗ", bà Phạm Chi Lan nói thêm.

    Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, giá chỉ là một yếu tố quyết định đến lợi nhuận. Khi giá giảm, lợi nhuận chắc chắn giảm, nhưng với các doanh nghiệp ôtô FDI, họ sẽ có những thay đổi về sản xuất, chuyển qua nhập khẩu để bù đắp chi phí.

    Trên thực tế, những mẫu xe giảm giá nhiều nhất tại Việt Nam từ đầu năm đến nay là sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước như Trường Hải hay Hyundai Thành Công. Trong bảng so sánh giá các đối thủ cùng phân khúc, sản phẩm của các doanh nghiệp FDI vẫn đang cao hơn khá nhiều.

    [​IMG]
    Giá bán các mẫu ôtô của Toyota, Honda lắp ráp trong nước đắt hơn sản phẩm cùng phân khúc của Trường Hải và các nước trong khu vực.
    So với các nước trong khu vực, giá bán cho các mẫu xe lắp ráp tại Việt Nam như Toyota Vios, Honda City hay Toyota Innova cũng đang cao hơn model cùng phiên bản hàng chục, thậm chí cả trăm triệu đồng.

    Nhìn nhận về viễn cảnh thị trường trong thời gian tới, bà Phạm Chi Lan cho rằng việc nhà nước giảm thuế nhập khẩu ôtô từ các nước ASEAN về 0% trong năm 2018 theo lộ trình cam kết từ trước là một động thái tốt đối với người tiêu dùng trong nước, bởi người dân xứng đáng được mua những chiếc xe giá rẻ với chất lượng tốt. Đó cũng sẽ là một trong những yếu tố giúp nhìn nhận rõ chiến lược và sự gắn bó của từng nhà sản xuất với người tiêu dùng và thị trường Việt Nam.
    KDCKHOAN thích bài này.
  9. KDCKHOAN

    KDCKHOAN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/03/2010
    Đã được thích:
    363
    Năm 2018 và 2019 là bước ngoặt của ngành ô tô Việt Nam với 2 con sếu đầu đàn với 2 mũi nhọn, 2 hướng đi để vực dậy ngành ô tô Việt Nam. Nếu 2 con sếu đó ko làm đc thì trong giai đoạn này chẳng ai làm đc cả....
    Đây là ván bài chính sách đánh cược vận mệnh ngành ô tô của chính phủ Việt Nam, vì nó sẽ để lại nhiều vấn đề đối ngoại nếu ngành công nghiệp ô tô ko thành công. Em sẽ gia nhập đội hình này để trải nghiệm cơ hội có 1 ko 2 trong lịch sử của ngành ô tô Việt Nam
    vinasdaqSuperboy1202 thích bài này.
  10. vinasdaq

    vinasdaq Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Đã được thích:
    82.960
    Nếu các bác để ý kỹ, thì có một chi tiết như này:

    - Nếu các dòng xe ASEAN tràn ngập VN, thì đương nhiên chúng sẽ trở thành mẫu xe bình dân.
    - THACO dường như nắm các dòng xe thời thượng châu Âu như Feugeot, BMW, MINI.. Ngoài ra, THACO còn kinh doanh xe Bus và xe tải nữa nhé.

    Câu hỏi đặt ra là cái gì sẽ làm nên giá trị THACO sau khi dòng xe ASEAN tràn ngập VN?

    Giải đc câu hỏi này, các bác mới nên xuống tiền với THACO nhé!
    KDCKHOAN thích bài này.

Chia sẻ trang này