Than Đèo Nai - TDN - Tại sao lại hấp dẫn duới góc nhìn từ Báo cáo tài chính

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Bicesee, 08/10/2020.

2998 người đang online, trong đó có 202 thành viên. 11:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5125 lượt đọc và 32 bài trả lời
  1. luckyman0214

    luckyman0214 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2014
    Đã được thích:
    4.253
    nhà đầu tư chỉ mong cp tăng mà không cần rẻ mà không tăng nên té hết. Nhìn giá cổ phiếu than Tq thấy tội cp Than Việt Nam
  2. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    Cổ phiếu muốn tăng được bền vững cần giựa vào nội lực của DN, CP rẻ hay đắt thì thị trường nó luôn tồn tại những CP như vậy. Ai nhận ra được thì mua. Nhìn DBC thì rõ, trước khi con sóng tăng gấp 3 lần, thì giao dịch cực èo uột, chê hàng lởm đến lúc tăng lên 50 thì ai cũng nhảy vào khen ngon, giá này có mua được không. Anh em nào hay T+or lướt lát thì không phù hợp với TDN nhé.
  3. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    Chào tuần mới anh em >:D:D:D:D:D<
  4. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    TDN tuần mới hứng khởi thật, thị trường bắt đầu nhận ra giá trị thật của TDN rồi sao 8->8->8->
  5. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    Việt Nam ngày càng phải nhập nhiều than, khí

    Số liệu mới nhất của Bộ Công Thương gửi Quốc hội liên quan đến việc phát triển ngành năng lượng của Việt Nam trong các năm tới cho thấy, Việt Nam đang chuyển dịch rất mạnh mẽ từ nước xuất khẩu sang nhập khẩu ròng năng lượng, kể cả các nguồn năng lượng sơ khai. Đáng chú ý, quy mô nhập khẩu các loại năng lượng than, khí của Việt Nam cũng đang ngày một tăng cùng với việc ngày càng phải chi nhiều tiền đầu tư, mua nhiên liệu để phục vụ cho phát triển của đất nước.

    [​IMG]
    Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nhiều than, khí hơn trong các năm tới. Ảnh: Như Ý.

    Riêng với lĩnh vực điện, theo tính toán cân đối trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, tổng nhu cầu than cho sản xuất điện giai đoạn 2016-2030 lên khoảng 1,4 tỷ tấn. Trong đó, nhu cầu than trong nước khoảng 735 triệu tấn. Nhu cầu than nhập khẩu khoảng 650 triệu tấn. Lượng than nhập khẩu tăng mạnh do việc khai thác than trong nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt việc phát triển các mỏ mới, nên sản lượng than sản xuất trong nước không đủ đáp ứng cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng than nội (than antraxite). Từ năm 2018, TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã phải nhập khẩu than và phối trộn để cấp cho sản xuất điện.

    Tính toán của Bộ Công Thương cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2019, sản lượng khí khai thác về bờ phục vụ cho các hộ tiêu thụ luôn duy trì mức 8,5 - 10,2 tỷ m3 khí/năm. Do sự suy giảm của các mỏ khí khu vực Đông Nam bộ từ sau năm 2022 sản lượng khí Đông Nam bộ sẽ suy giảm rất nhanh từ mức 11 tỷ m3 năm 2022 giảm xuống còn gần 3 tỷ m3 năm 2030. Điều này đồng nghĩa, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu LNG cho sản xuất điện.Lượng LNG nhập khẩu ước tính lên tới trên 10 triệu tấn/năm vào năm 2030.

    Tại diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 7/2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý về việc, từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần phải tăng thêm khoảng 50.000MW công suất điện nguồn. Việt Nam cần nghiêm túc tính đến việc xây dựng chiến lược dài hạn về nhập khẩu điện cũng như giải bài toán quy hoạch quốc gia khi nhập khẩu ròng năng lượng.

    Với ngành than, trong các kỳ báo cáo gần đây, lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho hay, mục khai thác mỗi năm 50-56 triệu tấn than vẫn đảm bảo nhưng đi kèm với đó là chi phí khai thác ngày càng tăng lên do ngày càng phải đào xuống sâu. Hiện mỗi năm TKV chỉ có thể khai thác tối đa 45 triệu tấn.Số thiếu hụt bắt buộc phải nhập khẩu để đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu phát triển điện, tiêu dùng và sản xuất.

    Ông Trần Xuân Hoà, Chủ tịch Hội Khoa học công nghệ mỏ Việt Nam cho biết, nước ta ngày càng phải đào sâu hơn để khai thác than khiến giá thành than tăng cao và than gần như rất khó cạnh tranh với than nhập khẩu trong các năm tới.Tăng nhập khẩu than và khí trong thời gian tới được cho là một sức ép lớn với nền kinh tế khi tỷ lệ năng lượng nhập khẩu ngày càng tăng.

    Theo đại diện Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công Thương), xu hướng nhập khẩu năng lượng của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong dài hạn và tỷ lệ phụ thuộc nhập khẩu năng lượng của nước ta sẽ khoảng 33 - 37% vào năm 2025 và lên đến 50 - 58% vào năm 2035.
  6. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    TDN vững như bàn thạch, ai bán cũng cân hết >:D:D:D<
  7. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    Việt Nam cần 7-10 tỉ USD mỗi năm để đầu tư phát triển nguồn điện
    22/07/2020 10:47 GMT+7
    Điểm nóng năng lượng tái tạo Ninh Thuận được giải tỏa, thêm nguồn điện cho miền Nam
    [​IMG]

    Diễn đàn cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020 - Ảnh: N.HIỂN

    Sáng 22-7, Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam về triển khai Nghị quyết số 55/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Kinh tế trung ương và Chính phủ đồng tổ chức.

    Ông Nguyễn Văn Bình, trưởng Ban Kinh tế trung ương, cho biết thời gian qua ngành năng lượng Việt Nam đã phát triển nhanh, tương đối đồng bộ và đây là ngành kinh tế năng động, đảm bảo quốc phòng an ninh ở các địa phương.

    Tuy nhiên, năng lượng Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém, nhiều dự án chậm tiến độ, quản lý và khai thác tài nguyên năng lượng còn nhiều hạn chế. Đáng chú ý là độc quyền nhà nước trong ngành năng lượng và chính sách giá năng lượng còn bất cập.

    Với Nghị quyết 55 vừa ban hành đã dành sự ưu tiên hơn các nguồn năng lượng tái tạo, nên để ngành phát triển trong thời gian tới, ông Bình đề nghị các nhà đầu tư cần kiến nghị, đề xuất để xây dựng ngành năng lượng cạnh tranh, hiệu quả, minh bạch cũng như những khó khăn, vướng mắc để tư nhân xây dựng nguồn, truyền tải điện.

    Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết để đảm bảo phát triển về nguồn điện, Việt Nam phải huy động nguồn lực cho năng lượng từ nay đến 2025 để tăng thêm 5.000MW công suất nguồn, tức mỗi năm cần từ 7-10 tỉ USD, chưa gồm vốn đầu tư xây dựng lưới truyền tải.

    "Cần có chính sách huy động nhiều nguồn lực và Chính phủ đang tập trung nguồn lực để sửa luật liên quan, xây dựng cơ chế đặc thù trong đầu tư và phát triển nguồn điện, hệ thống truyền tải, cơ chế đầu tư đấu thầu phù hợp" - ông Dũng nhấn mạnh.

    Ông Dũng cho biết Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công thương đẩy nhanh lập quy hoạch điện lực quốc gia, xác định quy mô nguồn điện trong từng giai đoạn, đảm bảo tự chủ năng lượng, trong đó giảm dần các nguồn nhiệt điện giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường để tăng sử dụng năng lượng tái tạo.

    Về chuyển đổi ngành năng lượng theo cơ chế thị trường, ông Dũng cho biết việc điều chỉnh giá bán lẻ điện đã thực hiện theo giá thị trường, có sự kiểm soát của nhà nước và sớm đưa thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm vào năm 2022.

    Nghị quyết 55 mở ra cánh cửa mới, sớm có chương trình hành động

    Đánh giá Nghị quyết 55 có ý nghĩa "mở ra những cánh cửa mới", Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay đã xây dựng và trình Chính phủ để sớm ban hành Chương trình hành động, dự kiến vào tháng 7 - 2020. Bộ cũng có những giải pháp như xây dựng Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia, Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam, đồng thời tiếp tục rà soát để bổ sung, điều chỉnh các dự án điện vào Quy hoạch điện VII trong khi chờ Quy hoạch điện VIII.

    Ông Tuấn Anh cho rằng việc triển khai dự án còn gặp khó khăn do vướng mắc ở các luật như Luật điện lực, Luật dầu khí, Luật khoáng sản... nên sẽ sớm tổng kết, rà soát, hạn chế sự chồng chéo, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, nhất quán.

    Đáng chú ý, để giải quyết những thách thức cho lĩnh vực năng lượng tái tạo, sẽ nghiên cứu xây dựng Luật năng lượng tái tạo, bổ sung cơ chế đấu thầu cạnh tranh dự án, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế về tài chính, vốn, công nghệ...

    Cùng các giải pháp trên, sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển ngành năng lượng, đảm bảo môi trường, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng gắn với thúc đẩy vai trò địa phương.
    --- Gộp bài viết, 14/10/2020, Bài cũ: 14/10/2020 ---
    Than tổ ong tương lai hot quá :)):)):)):)):))
  8. buffettwarrent319

    buffettwarrent319 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2015
    Đã được thích:
    107
    nghe nói Than cũng đang bị ngấm dần covid ko bán đc mà nhở :D
  9. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    Đấy là nghe nói, chứ nhìn thật thì hàng làm ra không kịp bán.
    buffettwarrent319 thích bài này.
  10. Bicesee

    Bicesee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2017
    Đã được thích:
    248
    TDN hôm nay vượt 8 không anh em :):):):):)

Chia sẻ trang này

Mudim v0.8 Tắt bộ gõ tiếng Việt của F319 VNI Telex VIQR Mix mode Tự động Use speller featureUse new accent rule [ Toggle (F9) Toggle Panel (F8) ]