[Tháng 11] Vĩnh biệt ... 600

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ooo_DAO_ooo, 29/10/2014.

4581 người đang online, trong đó có 384 thành viên. 07:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34155 lượt đọc và 276 bài trả lời
  1. ThoibaoCK

    ThoibaoCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2011
    Đã được thích:
    742
    Coppy lại phần tư vấn hôm qua của chủ topic

    Dao Stock
    20 hrs ·
    Các mã BĐS đều cho kết quả T+3 lợi nhuận tốt trong đà hồi phục của thị trường. Trong trung hạn và dài hạn khả năng tăng trưởng vẫn tiếp diễn ở mức thành công khoảng 80 - 85%. Các thí chủ tùy định liệu.
    Các cổ phiếu BĐS này trong thời gian tới đều có thông tin hỗ trợ, thậm chí một vài mã sẽ tăng rất mạnh mẽ.
    Chúc các thí chủ an lạc và thành công !


    [​IMG]
    bienxanh66, NGAYMAITROILAI SANGTra Ly thích bài này.
  2. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư Nhật và Hoa Kỳ

    Một tờ báo điện tử khá uy tín của Nhật Bản công bố kết quả khảo sát, lần đầu tiên VN đã vượt Trung Quốc để trở thành môi trường đầu tư được ưa thích nhất của Cộng đồng kinh doanh Nhật Bản.
    Phát biểu cuối cùng trong phiên họp Quốc hội sáng ngày 31/10, Đại biểu Vũ Tiến Lộc – Đoàn đại biểu Thái Bình cho biết, sự quan tâm của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực.

    Sự quan tâm chia sẻ thể hiện trong hệ thống chính sách liên quan đến DN, đó là việc ban hành Nghị quyết Doanh nhân, việc cởi trói cho doanh nghiệp, gỡ bỏ hàng rào về đầu tư kinh doanh, trợ giúp doanh nghiệp về vốn, thuế, thị trường …

    Đặc biệt là nỗ lực đột phá cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của VN. Các tổ chức kinh tế tài chính quốc tế như WB, ADB, IMF … đều có chung nhận định rằng công cuộc cải cách thể chế kinh tế VN đã đi đúng hướng. Các kết quả khảo sát cho thấy niềm tin môi trường kinh doanh tại VN đã tăng lên. Phần lớn các doanh nghiệp cho biết họ sẽ duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh tại VN.

    Khảo sát của phòng thương mại Châu Âu vào đầu tuần trước cho thấy gần 2/3 hội viên của họ đánh giá môi trường kinh doanh tại VN tốt và rất tốt.

    Giữa tháng 9 năm nay, một tờ báo điện tử khá uy tín của Nhật Bản cũng công bố kết quả khảo sát, lần đầu tiên Việt Nam đã vượt Trung Quốc để trở thành môi trường địa bàn đầu tư được ưa thích nhất của Cộng đồng kinh doanh Nhật Bản.

    KPMG cũng đưa ra kết quả, VN từ vị trí thứ 12 vươn lên vị trí thứ 4 trong các thị trường hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.Hiện tượng Samsung chọn VN đặt cứ điểm sản xuất lớn nhất trên toàn cầu cũng là 1 minh chứng cho nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta.

    Về bức tranh cộng đồng doanh nghiệp trong nước 10 tháng năm 2014, ông Lộc cho biết, có trên 60.000 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký tăng lên. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tăng vốn để mở rộng quy mô. 13.000 doanh nghiệp sau một thời gian khó khăn buộc ngừng hoạt động đã hoạt động trở lại, tăng so với cùng kỳ năm trước. Quy mô và hiệu quả hoạt động, tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi tăng lên.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. 10 tháng đầu năm, có thêm gần 54.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể; chỉ có trên 30% trong số 485.000 doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi.

    Đây là thách thức to lớn với Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải định vị lại mình, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, phải làm ăn căn cơ bài bản, có trách nhiệm xã hội, tránh ăn sổi ở thì.

    Để có thể kinh doanh đúng hướng, doanh nghiệp cần có sự hậu thuẫn, mở đường của nhà nước, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi an toàn, các giải pháp trợ giúp đủ liều lượng để doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

    Ngoài ra, Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề cập một số giải pháp quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp và Cộng đồng doanh nhân như sau:

    Cải cách thủ tục hành chính: thuế, hải quan phải giảm về mức trung bình của ASEAN-6, rút ngắn thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội từ 872 giờ/năm xuống còn 171 giờ/năm; ngành tài chính phải thực hiện đúng lộ trình đã ấn định.

    Cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm những gì không phù hợp với doanh nghiệp, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

    Nhà nước cần tăng cường vai trò trong xây dựng chiến lược, ban hành luật pháp, hiếp pháp, bảo đảm thực thi pháp luật. Đồng thời, Nhà nước chủ động chuyển giao các dịch vụ công mà nhà nước không cần nắm giữ với lộ trình thích hợp; không chèn lấn sự phát triển của các tổ chức.

    Thoái vốn nhà nước ra khỏi lĩnh vực kinh doanh, tập trung nguồn vốn kiến tạo phát triển, không bao biện, làm thay, kiểm soát xử lý có hiệu quả vấn đề nợ công.

    Tiếp tục triển khai hỗ trợ công nghệ, thị trường, vốn, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp – nông dân – nông thôn.
    Tra Ly thích bài này.
  3. galag

    galag Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/09/2014
    Đã được thích:
    452
    TMT tăng trưởg 322%. Chủ tịt mua 500.000cf. Điều chỉnh kế hoạch tăng gấp 4lần. Vỡ mồm rồi các bác ơi.
  4. Tra Ly

    Tra Ly Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2014
    Đã được thích:
    22.192
    Đến hôm nay nhìn lại thấy Thầy Dao thực là giỏi.
    Thầy cho chúng ta biết trước :
    chỉ còn vài ba ngày được mua cổ phiếu khuyến mại khi VNI ở dưới 600 điểm.
    Ai nghe Thầy thì vui thay !
    Ai không nghe , làm ngược lại thì bán cổ phiếu đúng đáy luôn, tiếc thay !
    choitoicung2014, bienxanh66bongbombi thích bài này.
    bongbombi đã loan bài này
  5. bongbombi

    bongbombi Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2014
    Đã được thích:
    210
    . =))CL có xiền cuối tuần rủ nhau sang Thái chuyển giới roài, số còn lại về nhà bú ty mẹ (vợ).. !!!:)):drm1:drm
    --- Gộp bài viết, 31/10/2014, Bài cũ: 31/10/2014 ---
    chuẩn luôn !!!=D>:drm
    Nguoidepdemtrang thích bài này.
  6. eagle1919

    eagle1919 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Đã được thích:
    100
    Mấy năm không vào diễn đàn. Cứ ngỡ cao thủ đã ra đi hết. Không ngờ vẫn còn một vài người có tâm và có tầm như bác chủ topic này.
    japanus thích bài này.
  7. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    VÀNG
    Thứ bảy | 01/11/2014 06:41
    Giá vàng xuống thấp nhất 4 năm khi USD tăng tốc
    [​IMG]
    Giá vàng phiên cuối tháng 31/10 xuống thấp nhất kể từ 2010 khi USD tăng giá trước việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản bất ngờ tăng cường kích thích kinh tế.
    Yen giảm xuống thấp nhất 7 năm so với USD hôm thứ Sáu 31/10 sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) khiến thị trường tài chính bị sốc với việc nới lỏng hơn nữa chính sách tài chính.

    Lý do giá vàng giảm mạnh là USD mạnh lên sau khi BOJ nỗ lực giảm giá yen. Trong ngắn hạn vàng có thể giảm hơn nữa trong khi USD có thể tiếp tục tăng. Nhưng cuối cùng, vàng sẽ được hưởng lợi như tài sản trú ẩn an toàn trước những bất ổn kinh tế do hành động của các ngân hàng trung tạo ra, Jeffrey Sica, chủ tịch kiêm giám đốc phụ trách đầu tư Sica Wealth Management cho biết.

    [​IMG]
    Giá vàng giao ngay trên Kitco (đường màu xanh lá cây)

    Giá vàng ngay ngay trên Kitco lúc 6h15 giờ Việt Nam đạt 1.172,9 USD/ounce, thấp hơn so với 1.198 USD lúc đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ Năm 30/10.

    Đầu phiên giao dịch hôm thứ Sáu 31/10, giá vàng giao ngay giảm 3% xuống 1.161,25 USD/ounce, thấp nhất kể từ tháng 7/2010. Sau đó, lúc 15h57 giờ New York, giá vàng giảm 2,25% xuống 1,171,1 USD/ounce, ghi nhận mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 7 năm nay.

    Giá vàng đã chọc thủng ngưỡng hỗ trợ 1.200 USD và 1.180 USD và ghi nhận mức giảm 4,8% trong tuần này, mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 6/2013. Trong tháng 10, giá vàng giảm 3,3%, trong khi tính cả năm 2014, giá vàng đã giảm 2,6%.

    Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York giảm 2,25% xuống 1.171,6 USD/ounce.

    Trong một diễn biến khác, lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Năm 30/10 giảm 0,16% xuống 741,2 tấn, thấp nhất 6 năm qua.

    Tuy nhiên, nhu cầu bán lẻ vẫn khác ổn định. Lượng vàng xu bán ra tại Mỹ trong tháng 10 tăng 22% lên mức cao nhất kể từ tháng 1 năm nay.

    Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giảm 1,71% xuống 16,14 USD/ounce, giá bạch kim giảm 0,7% xuống 1.229,5 USD/ounce, trong khi giá palladium tăng 1,8% lên 788,5 USD/ounce.

    Nguồn Theo DVO/Reuters/Bloomberg/Kitco
    THỊ TRƯỜNG MỸ
    Thứ bảy | 01/11/2014 07:04
    S&P 500 và Dow Jones cùng lập đỉnh mới sau quyết sách của BOJ
    [​IMG]
    Chứng khoán Mỹ tăng mạnh sau khi ngân hàng trung ương Nhật Bản quyết định tăng cường kích thích.
    Chỉ số S&P 500 tăng 1,2% lên 2.018,05 điểm vào lúc 16h00 tại New York, vượt mốc kỷ lục 2.011,36 điểm từng đạt được trước đó trong ngày 18/9.

    Chỉ số S&P 500 (Nguồn: Bloomberg)
    Cổ phiếu của các doanh nghiệp hoạt động trong tất cả 10 lĩnh vực chính được S&P 500 theo dõi đều tăng điểm, trong đó lĩnh vực năng lượng và công nghệ tăng mạnh nhất.

    Chỉ số Dow Jones tăng 1,1% lên 17.390,52 điểm, ghi nhận mức cao chưa từng thấy.

    Chỉ số Dow Jones (Nguồn: Bloomberg)
    Khoảng 8,3 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn 27% so với mức trung bình 3 tháng. Chỉ số VIX, theo dõi biến động chứng khoán Mỹ, giảm 3,4% xuống 14,03 điểm, ghi nhận tuần thứ 2 giảm liên tiếp.

    Hôm qua 31/10, thị trường chứng khoán Mỹ nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung đồng loạt tăng mạnh sau quyết sách táo bạo của ngân hàng trung ương Nhật Bản. Cụ thể, các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cung tiền thêm khoảng 80 nghìn tỷ yên/năm từ 50 nghìn tỷ yên hiện tại thông qua chương trình mua trái phiếu nhằm kích thích kinh tế.

    Động thái này vừa củng cố niềm tin của giới đầu tư vào tình hình tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong những tháng cuối năm 2014 vừa là động lực thúc đẩy các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc châu Âu tăng cường kích thích.

    Ảnh hưởng từ Nhật Bản thậm chí làm lu mờ cả số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ trong tháng 9 khi chi tiêu tiêu dùng bất ngờ giảm vì thu nhập của người dân tăng chậm nhất trong năm.

    Nguồn Theo DVO/ Bloomberg
    CHỨNG KHOÁN
    Thứ bảy | 01/11/2014 08:00
    Khối ngoại trở lại mua ròng trên cả 2 sàn tuần 27-31/10
    [​IMG]
    Khối ngoại đã mua ròng 5 phiên liếp trong tuần qua trên HSX với giao dịch tập trung ở các mã vốn hóa lớn.
    Kết thúc tuần giao dịch 27-31/10, VN-Index đóng cửa tại mức 600,84 điểm, tăng 9,33 điểm (1,58%) so với tuần trước. Thị trường đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng 10 với mức tăng 11,7 điểm, VN-Index lấy lại mốc 600 điểm sau khi lần lượt phá vỡ các ngưỡng hỗ trợ quan trọng 595, 590, 585, 580 điểm ở các phiên trong tuần.

    Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trên HSX đạt khoảng 527,5 triệu đơn vị, tương ứng với giá trị giao dịch hơn 8,75 ngàn tỷ đồng, tăng 8,14% về mặt khối lượng và 0,6% về mặt giá trị so với tuần giao dịch 20-24/10.

    Khối ngoại tuần 27-31/10 giao dịch tích cực với việc mua ròng liên tiếp trên HSX với giá trị giao dịch tăng dần suốt tuần qua. Tổng cộng khối này đã mua ròng 10,87 triệu đơn vị, đạt giá trị tương ứng hơn 375 tỷ đồng.

    Nhìn chung giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các mã cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn HSX. PVD là cổ phiếu được khối này mua ròng mạnh nhất với tổng khối lượng xấp xỉ 700 ngàn đơn vị, đạt giá trị 64 tỷ đồng.

    Các mã vốn hóa lớn khác như KDC, HPG, VCB cũng được NĐTNN mua ròng mạnh. Đây là tuần thứ 2 liên tiếp HPG lọt vào top 5 cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất sàn HSX. Giá cổ phiếu của các mã được khối ngoại mua ròng mạnh cũng đều tăng trong tuần qua.

    Đa số kết quả kinh doanh quý III/2014 của các mã này đều khả quan. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của PVD vượt 16% kế hoạch năm, KDC lãi sau thuế tăng 12% so với cùng kỳ, HPG lãi sau thuế vượt 25% kế hoạch năm.


    [​IMG]
    Top 5 mua ròng trên HSX


    Ở chiều ngược lại, OGC là cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất trên HSX với tổng khối lượng 4,4 triệu đơn vị, đạt giá trị hơn 42,5 tỷ đồng. Giá cổ phiếu OGC hồi phục dần về 3 phiên cuối tuần sau khi bị bán sàn 2 phiên liên tiếp trước đó. Đóng cửa tuần giao dịch, giá cổ phiếu OGC mất 4% giá trị. Hiện OGC chưa công bố kết quả kinh doanh quý III/2014.



    HAG tiếp tục nằm trong top 5 bị bán ròng nhiều nhất trên HSX tuần thứ 2 liên tiếp. Tổng cộng NĐTNN đã bán ròng hơn 890 ngàn đơn vị, đạt giá trị tương ứng 21,6 tỷ đồng. Mức bán ròng này thấp hơn tuần giao dịch trước đó 70% về cả khối lượng và giá trị.


    [​IMG]
    Top 5 bán ròng trên HSX


    HNX-Index đóng cửa tuần giao dịch tại 88,03 điểm, tăng 0,6% so với tuần trước. Tổng khối lượng giao dịch tuần qua đạt hơn 257 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 3,63 ngàn tỷ đồng, giảm 12,6% về mặt khối lượng và 8% về mặt giá trị so với tuần trước.

    Khối ngoại đã có tổng cộng 2 phiên bán ròng và 3 phiên mua ròng trên HNX tuần qua. Tổng cộng khối này đã mua ròng 280 ngàn cổ phiếu, tương ứng giá trị 26,11 tỷ đồng.

    PVS tiếp tục là cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất sàn HNX với giá trị 3,8 tỷ đồng. Tuần trước đó khối ngoại đã mua ròng 21,3 tỷ đồng PVS. IVS cũng là cổ phiếu được khối này mua ròng 2 tuần liên tiếp.

    Ngược lại NTP là cổ phiếu bị bán ròng trên HXN với giá trị hơn 37,7 tỷ đồng với phiên bán ròng mạnh 31/10. Đây là lần giao dịch mạnh nhất của khối này đối với NTP từ đầu năm đến nay.


    [​IMG]
    Top 5 mua ròng trên HNX
    [​IMG]
    Top 5 bán ròng trên HNX



    Nguồn Theo DVO

    Market Vectors Vietnam ETF

    Market closed

    $21.37

    Change +0.32 +1.52%

    Volume 258,374

    Oct 31, 2014, 4:00 p.m.

    Quotes are delayed by 20 min

    Previous close $ 21.05
    Day low Day high
    $21.21 $21.39
    Open: 21.34
    52 week low 52 week high
    $18.34 $23.82
    http://www.marketwatch.com/investing/fund/vnm
    japanus thích bài này.
  8. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Vốn Nhật ồ ạt đổ vào Đông Nam Á

    Phố Wall phá vỡ các kỷ lục sau khi Nhật Bản bất ngờ bơm tiền

    Nền kinh tế trong nước yếu ớt thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào Đông Nam Á.
    Không phải lúc nào sự kiện khai trương trung tâm mua sắm mới cũng thu hút sự chú ý của Thủ tướng của một nước, nhưng Aeon Mall khai trương ở Phnom Penh là một sự kiện đặc biệt. Khu trung tâm được xây dựng bởi dòng vốn từ Nhật Bản là trung tâm thương mại lớn nhất của Campuchia, được tích hợp cả sân trượt băng, rạp chiếu phim và sân chơi bowling. Đối với Thủ tướng Hun Sen, đây là biểu tượng của dòng vốn đầu tư Nhật Bản. Chính phủ các nước trên khắp Đông Nam Á đều đang cố gắng thu hút nhà đầu tư Ấn Độ và đồng yên cũng đang ồ ạt chảy về khu vực này.
    Năm ngoái, số vốn mà Nhật Bản đầu tư vào khu vực Đông Nam Á đã tăng gấp đôi, lên 2.300 tỷ yên (tương đương 24 tỷ USD). Một phần trong số này đến từ các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) được thực hiện bởi các doanh nghiệp Nhật – bộ phận có “núi” tiền mặt dự trữ lên tới 229.000 tỷ yên. Nhà mạng SoftBank mới đây vừa rót 100 triệu USD vào Tokopedia (công ty thương mại điện tử Indonesia) trong khi tập đoàn Toshiba cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào Đông Nam Á trong vòng 5 năm tới. Cách đây 1 năm, ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi UFJ Financial Group đã chi 536 tỷ yên mua 72% cổ phần của ngân hàng Thái Lan Bank of Ayudhya.
    [​IMG]
    Làn sóng đầu tư đầu tiên của Nhật Bản và Đông Nam Á diễn ra trong những năm 1980 và 1990. Dòng tiền ồ ạt đổ vào Thái Lan, Malaysia và Singapore, giúp các nước này phát triển ngành ô tô và điện tử. Làn sóng ấy chững lại sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-98, khi các doanh nghiệp Nhật bắt đầu tập trung vào Trung Quốc – thị trường có thế mạnh là nguồn cung lao động giá rẻ.
    Giờ đây, khi chi phí nhân công ở Trung Quốc tăng lên mạnh mẽ và căng thẳng chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc có nguy cơ nóng trở lại, Đông Nam Á lại trở thành thị trường rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản. Năm ngoái, lượng vốn Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc đã giảm gần 2/5. Mặc dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, số vốn các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Đông Nam Á cao hơn gấp gần 3 lần.
    Tuy nhiên, một số người nhận định rằng làn sóng đầu tư từ Nhật Bản sẽ sớm kết thúc. Năm 2013, NHTW Nhật Bản (Bank of Japan) bắt đầu mua trái phiếu với mục đích thúc đẩy tăng trưởng và chấm dứt giảm phát. Các gói nới lỏng định lượng khiến lượng tiền mặt tại các ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Vì nhu cầu vay vốn ở Nhật rất thấp, các ngân hàng phải đi tìm kiếm người đi vay ở nước ngoài. Lượng tín dụng mà các ngân hàng Nhật giải ngân cho phần còn lại của châu Á (trong đó có Trung Quốc) đã tăng mạnh kể từ cuối năm 2012. Nếu Nhật thay đổi chính sách tiền tệ, dòng chảy vốn hiện nay sẽ bị đảo ngược.

    Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản muốn các doanh nghiệp nội địa đầu tư nhiều hơn ở quê nhà. Nới lỏng định lượng làm đồng yên yếu đi và khiến điều này trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, dân số già có nghĩa là thị trường nội địa bị thu hẹp và do đó các công ty không muốn xây nhà máy mới. Những công ty như Canon (vừa tuyên bố sẽ tăng sản xuất ở Nhật Bản) sẽ gặp phải một vài rào cản. Các doanh nghiệp Nhật giờ đây chú trọng đến lợi nhuận nhiều hơn trong quá khứ và điều này thôi thúc họ tìm kiếm triển vọng tươi sáng hơn ở nước ngoài.
    Chuyển hoạt động sản xuất ra nước ngoài, xuất khẩu của Nhật Bản cũng phải chịu những tác động tiêu cực. Ngân hàng Deutsche Bank ước tính rằng đầu tư ra nước ngoài khiến cán cân thương mại của Nhật Bản giảm khoảng 16.000 tỷ yên trong năm 2012 – cao hơn so với con số thâm hụt thương mại 7.000 tỷ yên của năm đó. Lợi nhuận thu được từ nước ngoài không đủ để bù đắp cho cán cân vãng lai.
    Rủi ro ở đây là Nhật Bản có thể trở thành một nền kinh tế “thực lợi” hơn. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp Nhật không đầu tư ở trong nước và giúp mặt bằng lương tăng lên mà chỉ tập trung vào các mảng đầu tư ở nước ngoài. Khi đó kinh tế Nhật dựa vào cho thuê tài sản thay vì những hoạt động kinh tế trong nước.
    Dẫu vậy, những khó khăn trên dường như không thể ngăn bước chân của doanh nghiệp Nhật. Ở ngay ngoại ô Phnom Penh, một khu công nghiệp vừa được thành lập để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật như Minibea và Ajinomoto.
    Thu Hương
    Theo Infonet/Economist
  9. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Báo Italy: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng bất chấp khó khăn
    PHẠM ĐỨC HÒA/ROMA (VIETNAM+) LÚC : 01/11/14 08:47

    [​IMG]May quần áo thể thao xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thời trang Star (Hà Nội). Ảnh minh họa. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

    Dưới đầu đề "Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế cho năm 2015,"Sudestasiatico (Đông Nam Á), mạng tin độc lập của Italy đã có bài viết khá sâu về tình hình kinh tế của Việt Nam trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn do nợ xấu và nhiều vấn đề lớn khác.

    Theo tác giả Roberto Tofani, trong kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIII khai mạc tại Hà Nội vào ngày 20/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đề cập đến ba vấn đề toàn cầu chính tác động đến tình hình Việt Nam: kinh tế, xung đột vũ trang và dịch bệnh ở nhiều khu vực của thế giới.

    Ở Việt Nam, trong khi kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định và nền kinh tế quốc gia đang trên đà hồi phục, “vẫn còn nhiều khó khăn, đe dọa sự phát triển bền vững và các vấn đề an ninh xã hội tiếp tục gây lo ngại trong quần chúng nhân dân."

    Chủ tịch Quốc hội cũng nói thêm rằng diễn biến phức tạp ở Biển Đông cũng có tác động đáng kể vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

    Kinh tế là vấn đề chính được Thủ tướng *************** nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc. Thủ tướng cho rằng, mặc dù triển vọng đến năm 2015 là khả quan nhưng nền kinh tế kém hiệu quả, nợ xấu và nhu cầu nội địa yếu tiếp tục là rào cản cho tăng trưởng. Thủ tướng đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,2 và tạo thêm 1,6 triệu việc làm mới.

    Theo bài báo, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, và đó là một dấu hiệu tích cực. Theo số liệu của chính phủ, sau khi tăng trưởng 5,42% trong năm 2013, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong quý 3 đạt 6,19% so với 5,42% trong quý 2 và 5,09% trong quý 1/2014.

    Tăng trưởng kinh tế phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong chín tháng đầu năm nay đạt 7,26% và theo Thủ tướng có khả năng tăng lên 12-14% vào cuối năm nay.

    Theo các nhà quan sát, sự tăng trưởng được ghi lại trong những tháng gần đây và dự báo tích cực cho năm tới được thúc đẩy bởi tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu và lĩnh vực sản xuất, dù theo Thủ tướng, "cơ cấu kinh tế vĩ mô không bền vững, nền kinh tế đã tăng trưởng và trên đà hồi phục nhưng môi trường kinh doanh và năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn ở mức thấp,".

    Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, các khoản nợ xấu đã tăng lên 3,9% tổng vốn vay ngân hàng vào cuối tháng 8 từ mức 3,61% vào cuối năm 2013. Hơn nữa, nợ nước ngoài được dự báo sẽ tăng lên 39,9 % GDP trong năm 2014 so với mức 37,3% trong năm 2013, trong khi thặng dư thương mại hàng năm đã được điều chỉnh lên đến 1,5 tỷ USD, từ mức 0,5 tỷ USD theo dự báo trước đó.

    Thủ tướng cho biết Việt Nam đang tiếp tục kế hoạch tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, với 71 doanh nghiệp đang bán cổ phần trong chín tháng qua (tính đến tháng 9 năm nay) so với 74 doanh nghiệp trong cả năm 2013 và Chính phủ dự kiến sẽ đạt được một tổng số 200 doanh nghiệp vào cuối năm nay.

    Một vài ngày sau bài phát biểu của Thủ tướng ***************, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được Chính phủ yêu cầu rút lại đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước để giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Hiện có khoảng một nghìn doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động với tổng số nợ là 80 tỷ USD.

    Bài báo cũng trích dẫn lời ông Huỳnh Phong Tranh, Chánh Thanh tra Chính phủ, rằng "tham nhũng trong khu vực công vẫn còn nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, quản lý đất đai, khai thác tài nguyên thiên nhiên, và đầu tư công."

    Bài báo nhắc lại rằng, ngoài vấn đề kinh tế, Thủ tướng *************** cũng cho rằng vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc đã khiến quan hệ song phương thời gian qua căng thẳng. Hành động của Trung Quốc đã "đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước."

    Tuy nhiên, bất chấp sự bế tắc ở Biển Đông, nơi mà cả hai bên cùng tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, quan hệ thương mại song phương từ đầu năm đã tăng lên đáng kể với tổng kim ngạch đạt 50,21 tỷ USD trong năm 2013 (tăng 22%) với mức thâm hụt thương mại ở mức 23,7 tỷ USD.

    Trong bảy tháng đầu năm nay, Việt Nam ghi nhận mức thâm hụt thương mại với Trung Quốc đạt mức 14,57 tỷ USD, trung bình 2,08 tỷ USD mỗi tháng./.

    Báo Đức đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam
    (TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 01/11/14 06:00

    [​IMG]Báo Đức ca ngợi kinh tế Việt Nam. (Nguồn: Trần Việt/TTXVN)
    Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, một số báo của Đức vừa có tin, bài đánh giá cao thành tựu cũng như triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, đồng thời ca ngợi vai trò tích cực của Việt Nam trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

    Báo "Düsseldorf Buổi tối" (Düsseldorfer Abendblatt) và cổng thông tin điện tử pressportal.de cho biết từ khi áp dụng chính sách “Đổi mới“ để mở cửa và hướng tới nền kinh tế thị trường, kinh tế Việt Nam đã có giai đoạn tăng trưởng nhanh với tỷ lệ 7-8% mỗi năm.

    Chuỗi tăng trưởng ấn tượng này bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008/2009, song kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi.

    Trong ba năm qua, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng thành công chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và đã đạt được nhiều thành quả đáng chú ý như tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định từ 5 - 6% năm, GDP năm 2013 đạt 176 tỷ USD, tương đương với thu nhập bình quân đầu người 1.960 USD.

    Đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2013 đạt 23 tỷ USD, góp phần tích cực cho phát triển kinh tế. Tỷ lệ lạm phát dần ổn định, giảm từ trên 20% những năm 2010/2011 xuống còn 6% năm 2013.

    Trong khi đó, cán cân thương mại Việt Nam tiếp tục đạt thặng dư với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 đạt 132,2 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 131,3 tỷ USD.

    Trên phương diện thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế, bài báo nêu rõ để thúc đẩy phát triển kinh tế, thu hút thêm đầu tư nước ngoài, cũng như giảm phụ thuộc vào các đối tác truyền thống nhưng rủi ro, khó lường, Việt Nam đã thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành thành viên của nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới, như gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ năm 2007.

    Việc gia nhập WTO được cho là một tín hiệu chính trị, khởi động cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là thành viên của các tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).

    Cũng theo bài báo, Việt Nam cũng đóng vai trò tích cực trong cộng đồng các nước ASEAN, khu vực có dân số 560 triệu người với GDP vào khoảng 800 tỷ USD.

    Việt Nam cùng các nước ASEAN khác đã nhất trí thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, thành lập một “Cộng đồng kinh tế ASEAN” với mục tiêu một thị trường chung năm 2015.

    Ngoài ra, Việt Nam hiện đang đàm phán hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) với khả năng kết thúc dự kiến vào cuối năm 2014 hoặc đầu năm 2015.

    Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đàm phán với Mỹ và một số nước về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Quá trình đàm phán đang diễn ra tích cực và nhiều khả năng sẽ kết thúc trong thời gian tới.

    Trong khi đó, báo "Tiêu điểm" (der Focus), một trong những báo lớn nhất của Đức, cũng có bài viết đánh giá những triển vọng tích cực của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2014.

    Theo bài viết, các chỉ số kinh tế chín tháng năm 2014 cho thấy triển vọng tích cực của kinh tế Việt Nam trong năm nay và những năm tới.

    Đến tháng Chín, GDP tăng 5,62% so với cùng kỳ năm ngoài, tăng trưởng GDP cho cả năm 2014 dự báo là 5,8%.

    Tỷ lệ lạm phát chín tháng năm 2014 chỉ ở mức 2,25%, thấp nhất trong 12 năm qua. Kim ngạch xuất khẩu chín tháng năm 2014 đạt 109,63 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Cán cân thương mại dự kiến tiếp tục thặng dư trong năm 2014 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 148 tỷ USD (tăng 12,1%) và kim ngạch nhập khẩu đạt 146,5 tỷ USD (tăng 11%).

    Trong khi đó, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đang có những dấu hiệu từng bước phục hồi.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong số năm thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới thời gian qua. Giao dịch bất động sản cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư.

    Nhờ chính sách kinh tế linh hoạt cũng như ổn định chính trị, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong khối ASEAN.

    Trong những năm qua, FDI và vốn viện trợ phát triển (ODA) vẫn tiếp tục tăng đều.

    Bài viết cũng cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn còn một số vấn đề cần giải quyết như nợ công tăng mạnh trong những năm qua và vấn đề nợ xấu của hệ thống tài chính - ngân hàng./.
    japanus thích bài này.
  10. tuphucan

    tuphucan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/02/2014
    Đã được thích:
    1.300
    Việt Nam, Nga ký biên bản về ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản
    THANH TÂM (VIETNAM+) LÚC : 31/10/14 18:39

    [​IMG]Chế biến cá tra xuất khẩu tại công ty thủy sản Bình An.(Ảnh: An Đăng/TTXVN)

    Chiều nay (31/10), tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vừa chính thức ký kết biên bản kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban Hỗn hợp Việt–Nga về hợp tác trong lĩnh vực thủy sản.

    Thông qua kỳ họp thứ 5 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Liên bang Nga, hai bên nhất trí ưu tiên hàng đầu trong hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong thời gian tới là phát triển nuôi trồng thủy sản.

    Theo đó, các bên thống nhất chuẩn bị chương trình hợp tác nghiên cứu tài nguyên sinh vật tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khả năng sản xuất hoạt chất sinh học từ sinh vật sống trong thủy vực của Việt Nam; sử dụng rong biển từ Nga để nuôi thử nghiệm trên các vùng biển của Việt Nam, xử lý vấn đề dịch bệnh trên thủy sản cũng như chương trình đào tạo cán bộ và trao đổi chuyên gia giữa hai bên...

    Hai bên nhất trí trao đổi dự thảo các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực trên sẽ được thảo luận và thống nhất tại cuộc họp của các nhà khoa học và chuyên gia của hai nước vào tháng 4, tháng 5 năm 2015.

    Tại cuộc họp chiều nay, Ủy ban Hỗn hợp đã tán thành đề nghị của hai bên về việc tiếp tục trao đổi chuyên gia trên cơ sở bình đẳng để trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực phát triển nuôi trồng thủy sản. Hai bên cũng nhất trí tổ chức chuyến thăm của hai chuyên gia Nga đến Việt Nam trong năm 2015 để chia sẻ kinh nghiệm trên cá rô phi nuôi và hai chuyên gia Việt Nam đến Nga để trao đổi kinh nghiệm trong công nghệ phát triển cá tầm.

    Hai bên đã thảo luận về khả năng cung cấp từ Nga sang Việt Nam vật liệu di truyền các dòng thuần của cá chép để đổi lấy việc cung cấp các vật liệu di truyền cá rô phi sang Nga.

    Cũng tại buổi lễ ký biên bản này, phía Nga đồng ý sẽ nghiên cứu về khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một loài thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này.

    [​IMG]Đại diện hai Chính phủ ký kết biên bản kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban Hỗn hợp Việt–Nga về hợp tác trong lĩnh vực thủy sản. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)

    Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, Trưởng phân ban Nghề cá Việt Nam thuộc Ủy ban Hỗn hợp nghề cá Việt Nam-Liên bang Nga đánh giá cao sự giúp đỡ của Liên bang Nga thời gian qua trong công tác đào tạo cán bộ nghiên cứu điều tra nguồn lợi thủy sản, giúp các viện nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản nâng cao năng lực cũng như thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.

    “Nghề cá hai nước đang mở ra sự hợp tác to lớn, chúng tôi hi vọng có thể tăng cường hợp tác sâu rộng hơn trong thời gian tới, đặc biệt, Nga đã giúp Việt Nam xây dựng cơ sở ban đầu về nuôi cá nước lạnh trong đó đặc biệt là cá tầm Nga rất có hiệu quả,” Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

    Đặc biệt, với mục đích mở rộng hợp tác giữa các tổ chức của mỗi bên, Thứ trưởng Vũ Văn Tám cũng đề nghị rằng, các tổ chức và viện nghiên cứu của hai nước cần tăng cường trao đổi các chương trình cụ thể để thực hiện các nghiên cứu đó và tổ chức một cuộc họp trong thời gian gần nhất giữa giám đốc các viện nghiên cứu thủy sản ở Nga và Việt Nam để xác định các hình thức và điều kiện tài chính cho việc thực hiện các hoạt động hợp tác cụ thể.

    Phía Việt Nam mong muốn cùng Liên Bang Nga ký kết Nghị định thư sửa đổi Hiệp định giữa Chính phủ hai nước về hợp tác trong lĩnh vực nghề cá ký ngày 16/6/1994 (gọi tắt là Hiệp định ngày 16/6/1994) nhân chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Nga dự kiến vào cuối năm nay.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã chấp thuận về nguyên tắc dự thảo của phía Nga về Nghị định thư sửa đổi Hiệp định ngày 16/6/1994 và hiện đang lấy ý kiến của các Bộ, ngành liên quan. Phía Việt Nam bày tỏ nguyện vọng trong thời gian sớm nhất sẽ gửi dự thảo này cho phía Nga thông qua các kênh ngoại giao để tiến hành ký kết trong chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư ********************** Nguyễn Phú Trọng sắp tới.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Maksimove S.V, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo, Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga, Phó trưởng Phân ban Liên ban Nga trong Ủy ban Hỗn hợp cũng nêu rõ, sau khi nhận được ý kiến đồng ý của phía Việt Nam về dự thảo Nghị định thư, phía Nga sẽ nỗ lực tiến hành sớm các thủ tục nội bộ để ký kết Nghị định thư trong chuyến thăm nêu trên./.
    japanus thích bài này.

Chia sẻ trang này