Tháng 5 !!!!!!!!! Cú bán tháo khủng khiếp từ những tin chính thống mới nhất !!!!!!!!!!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sanchim, 03/05/2015.

3504 người đang online, trong đó có 362 thành viên. 15:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 12324 lượt đọc và 110 bài trả lời
  1. ckhettien

    ckhettien Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    4.804
    tin cực sốc luôn...tq keo chuc gian khoan ra bd tiêu tốn máy chục triệu lít oil làm cho giá oil tăng vọt...hậu quả là hết tiền mua oil....
    lại phải tranh thủ đổ xăng cho xe đạp điện thôi ko xăg tăng ko đi làm xa đc.
    mai mà ko sàn chú biến nhá...copy máy tin posy giật tít...khiếp nhĩ...kaAkakaaaaaa
    Songsanh thích bài này.
  2. luckyman0214

    luckyman0214 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2014
    Đã được thích:
    4.253
  3. erai1005

    erai1005 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2013
    Đã được thích:
    776
    Con buôn có câu: mua áo bông mùa nóng - mua quạt mùa lạnh.
    Có anh em nào áp dụng không nhỉ :D
  4. soidem

    soidem Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/04/2015
    Đã được thích:
    584
    nấng nhồn à?
  5. ibttoefl120

    ibttoefl120 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    3.258
    Giàn khoan mới vào Biển Đông nguy hiểm hơn Hải Dương 981
    (Khoa học) - Ngày 30/4, Trung Quốc tuyên bố giàn khoan COSLProspector chính thức rời thành phố Yên Đài lên đường tới Biển Đông.
    Đây là giàn khoan thứ tư mà Tập đoàn đóng tàu CIMC Raffles chuyển giao cho Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL-China Oilfield Services Ltd.) và là giàn khoan bán ngầm nước sâu thứ hai Bắc Kinh điều tới Biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981.

    Hiện đại hơn giàn khoan Hải Dương 981

    Công ty Dịch vụ Dầu mỏ Trung Quốc (COSL) đã nhận giàn khoan bán nổi COSLProspector (Hưng Vượng) này vào ngày 19/11/2014.

    Giàn khoan COSLProspector được trang bị các công nghệ tiên tiến - trong đó có hệ thống định vị động (DP3), biến tần thông minh và rã đông tự động, với hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.

    Hệ thống định vị động DP3 được lắp đặt trên giàn khoan COSLProspector đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Na Uy và Trung Quốc.

    [​IMG]
    Giàn khoan COSLProspector được trang bị hệ thống định vị động (DP3) và hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới.
    So với các giàn khoan nửa nổi nửa chìm khác đã được bàn giao trước đó như COSLPioneer, COSLPromoter, COSLInnovator, giàn khoan COSLProspector có thể hoạt động trong môi trường băng giá. Nó có thể hoạt động hầu như khắp mọi nơi thế giới, trừ những khu vực có nhiệt độ dưới -20 độ C.

    Giàn khoan COSLProspector đã trải qua tất cả các xét nghiệm và điều chỉnh cần thiết. Giàn khoan này được thiết kế để hoạt động khoan nước sâu ở Biển Đông trong nửa đầu năm 2015.

    Giàn khoan COSLProspector hiện đại hơn Hải Dương 981 vì nó được trang bị hệ thống khoan tiên tiến nhất thế giới với hệ thống định vị động có thể bảo đảm cho giàn khoan này hoạt động bình thường trong bão cấp 12 ở Biển Đông.

    COSLProspector là giàn khoan bán nổi thứ 7 do CIMC Raffles chế tạo. Hãng CIMC Raffles hiện đang đóng tiếp bốn giàn khoan bán nổi nữa và tất cả đều đáp ứng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

    Giàn khoan này hoạt động ở độ sâu tối đa 1.500 m, độ sâu tối đa của giếng khoan là 7.600 m, nhân viên trên giàn khoan theo quy định là 130 người, tải trọng sàn tàu 5.000 tấn.

    Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài do công dân Singapore Brian Chang sáng lập, nhưng bị Trung Quốc thâu tóm năm 1993.
    Về hãng đóng tàu CIMC Raffles Yên Đài

    CIMC Raffles Yên Đài là một hãng đóng tàu ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đại lục. Hãng đóng tàu này hiện do CIMC Raffles Offshore Ltd điều hành.

    Năm 1994, công dân Singapore Brian Chang đã thành lập Hãng đóng tàu Raffles Yên Đài nằm gần Nhật Bản và Hàn Quốc, một khu vực chiếm tới 80% công suất đóng tàu của toàn thế giới. Đây là hãng đóng tàu duy nhất ở Trung Quốc do người nước ngoài chiếm đa số cổ phần.

    Tháng 3/2013, CIMC đã mua hết số cổ phần còn lại của CIMC Raffles Yên Đài và biến nó thành công ty con của CIMC Offshore Holdings Co. Ltd.

    Giàn khoan này từ khi ký hợp đồng đóng đến khi bàn giao chỉ mất có 35 tháng. Công ty CIMC Raffles có 9 giàn khoan nước sâu nửa chìm đã được đưa đến các vùng biển trên thế giới như Bắc Hải, Brazil, vịnh Mexico, Tây Phi để hoạt động.

    Phó Tổng giám đốc CIMC Raffles là Vu Á cho rằng, giàn khoan COSLProspector gia nhập “tàu chủ lực” nước sâu cho thấy Yên Đài hoàn toàn có khả năng cung cấp giàn khoan nước sâu với số lượng lớn cho ngành dầu khí Trung Quốc.
  6. Goodstocks

    Goodstocks Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2013
    Đã được thích:
    3.723
    Cái giàn khoan đó có vào VN đâu hả chú ?
    Mà có vào thì sao hả chú, cắm đầu bán tống bán tháo vì lý do gì ? Còn chuyện VN và Trung Quốc chiến tranh thì chắc chắn trong 10 năm nữa cũng chưa có
    Trung Quốc nó cho giàn khoan đi vòng vòng thử thái độ các nước, còn chiến tranh thì nó cũng không dám chứ đừng nói Việt Nam.
    Chú có thấy thằng Myanmar nghèo hàng nhất thế giới, nó yếu như Somali của châu phi mà Myanmar mới đây thả bom vào Trung Quốc nó còn không dám làm gì, sợ vãi cứ t mà đòi hù Việt Nam hả ?
    Giàn khoan nó vào bán tống bán tháo, rồi nó rút đi lại lo cover hàng lúc đó giá đắt gấp rưỡi rồi.
    Ai cũng hiểu tình hình chính trị quốc tế hiện nay Trung Quốc chắc chắn không dám gây ra bất cứ 1 cuộc chiến nào
    1 số bài báo công bố tình hình kinh tế Trung Quốc đang rất tệ hại, léng phéng còn phá sản tới nơi mà bày đặt đi đánh ai
    Vào đây xem tình hình Trung QUốc thế nào nhé, để hiểu tại sao nó chỉ hù chứ không dám đánh bất cứ thằng nào, ngay cả Myanmar (Somaly thứ 2 của thế giới) nó còn sợ vãi cứ t nè:
    http://vneconomy.vn/the-gioi/kinh-te-trung-quoc-te-hon-moi-nguoi-nghi-20150410034116678.htm

    Nợ xấu TQ ngập mặt nhé:
    http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/n...am-don-kinh-te-suy-giam-20150407103439112.chn
    http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/n...-tang-manh-nhat-9-nam-2014111707284783010.chn

    Hàng loạt cty của Trung Quốc cũng có nguy cơ phá sản nhé:
    http://dddn.com.vn/quoc-te/cong-ty-...ung-quoc-tuyen-bo-vo-no-20150421022053609.htm

    Cái này mới hot nè, Trung Quốc có thể sụp đổ bất cứ lúc nào nhé, vậy thì đánh nổi ai :))=)):
    http://nguyentandung.org/ngay-tan-the-su-sup-do-cua-chinh-quyen-trung-quoc.html
    http://motthegioi.vn/quoc-te/ho-so/...quoc-truoc-hieu-ung-domino-sup-do-179597.html

    Tóm lại khi đã hiểu rõ vấn đề thì chẳng có gì phải lo sợ, chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra, bình tĩnh tự tin vào hàng :drm2, cứ có giá rẻ là múc không phải đắn đo suy nghĩ :p
    hungpb, jack_nguyen78ngmaidch thích bài này.
    hungpbjack_nguyen78 đã loan bài này
  7. ibttoefl120

    ibttoefl120 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    3.258
    quá chán
  8. Jean claude van damme

    Jean claude van damme Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    74.523
    TTCK Tháng 5: Sell in May and go away?

    Đối với nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường, câu nói “Sell in May and go away” có lẽ không còn xa lạ gì. Đó là câu nói nổi tiếng trên TTCK Thế giới, ám chỉ việc thị trường chứng khoán trong tháng 5 thường diễn biến khá phức tạp và không thực sự thuận lợi cho việc đầu tư. Đó là thời điểm nhà đầu tư nên nghỉ ngơi nếu như không muốn mất tiền trên TTCK.

    Với TTCK Việt Nam, dù mới chỉ thành lập được 15 năm, còn khá non trẻ so với thế giới nhưng dường như cũng không nằm ngoài “quy luật tháng 5”. Theo thống kê, tháng 5 là tháng không thực sự may mắn với TTCK Việt Nam khi có tới 9 năm VnIndex giảm điểm và chỉ có 4 năm tăng.

    Mặc dù điều này không phải khi nào cũng đúng, tuy nhiên nó đã thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trên thị trường vào giai đoạn tháng 5.

    [​IMG]

    Nguyên nhân dẫn đến việc TTCK thường xuyên giảm điểm vào tháng 5 có thể bắt nguồn từ việc đây là thời điểm khoảng trống thông tin xuất hiện. Hầu hết các tin tức vĩ mô quan trọng trong nước đều được công bố vào quý 1, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu rơi vào tháng 4. Tháng 5 là thời điểm các thông tin lác đác xuất hiện, thị trường thiếu vắng sự hỗ trợ dẫn tới xu thế thận trọng là chủ đạo trên thị trường.

    Tháng 5, điểm nhấn khối ngoại

    Ngoài các nguyên nhân về khoảng trông thông tin, khối ngoại cũng là tác nhân không nhỏ ảnh hưởng tới thị trường trong tháng 5.

    Hoạt động mua, bán của khối ngoại trên thị trường có tính chu kỳ khi họ thường mua ròng mạnh vào giai đoạn đầu năm và cuối năm. Trong khi giữa năm là thời điểm bán ròng của họ. Có thể điều này cũng xuất phát từ tâm lý “Sell in May”. Điều này đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ cho thị trường trong các năm trước đây.

    Tuy nhiên, cũng có những năm khối ngoại lại mua ròng khá mạnh tại thời điểm mùa hè và điều này đã giúp thị trường nổi sóng. Có thể thấy trong tháng 5/2014, khi thị trường giảm điểm rất mạnh sau vụ Biển Đông, khối ngoại đã tích cực mua ròng và điều này đã giúp VnIndex tạo đáy trong tháng 5 và có con sóng tăng hơn 100 điểm.

    Trong năm nay, diễn biến mua bán của khối ngoại cũng hơi khác biệt khi họ mua ròng khá mạnh kể từ đầu tháng 4 tới nay, đi ngược xu thế thường thấy. Một trong những lý do chính khiến khối ngoại quay trở lại là việc FED đã bỏ ngỏ khả năng không tăng lãi suất cơ bản cho tới quý 3 nhằm hỗ trợ đà tăng trưởng của nền kinh tế khiến khối ngoại ngưng rút ròng khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, P/E của VnIndex đang ở vùng khá hấp dẫn so với các nước trong khu vực đã khiến khối ngoại mua ròng trở lại trong thời gian gần đây.

    Sự hồi phục của nền kinh tế

    Kết quả kinh doanh quý 1 được công bố với nhiều điểm tích cực khi rất nhiều doanh nghiệp tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận so với cùng kỳ những năm trước. Có thể thấy nhóm cổ phiếu ô tô, bất động sản… đang thu hút dòng tiền khá tốt trên thị trường.

    Điểm đáng chú ý với thị trường là việc GDP quý 1 tiếp tục tăng trưởng mạnh 6,03% trong khi thông thường quý 1 lại là thời điểm tăng trưởng kinh tế thấp nhất trong năm. Với diễn biến đó, kế hoạch tăng trưởng 6%- 6,2% trong năm 2015 mà Chính phủ đề ra được nhiều chuyên gia nhận định là hoàn toàn khả thi.

    Ngoài ra, CPI cả nước vẫn đang duy trì ở mức khá thấp khi bình quân 4 tháng đầu năm 2015 chỉ tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này sẽ giúp lãi suất cho vay có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.

    Những yếu tố trên cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi ổn định, TTCK vẫn đang diễn ra trong uptrend và những biến động nếu có trong tháng 5 chỉ là nhất thời.

    Câu nói “Sell in May and go away” có thể đúng trong nhiều trường hợp, tuy nhiên đó vẫn chỉ là con số thống kê. Với những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế cùng với việc khối ngoại đang mua ròng trở lại đang là tiền đề để hy vọng TTCK sẽ có nhiều điều tích cực hơn trong tháng 5.
    ngmaidch thích bài này.
  9. Daika choick

    Daika choick Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    17/02/2014
    Đã được thích:
    848
    Thường những thằng hô bán thì 100% là éo có hàng :)) cho nên những người cầm cp như chúng ta chẳng phải quan tâm làm gì cho mệt ;))
    TVLHSCxeko1980 thích bài này.
  10. sanchim

    sanchim Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.259
    Thế có thoát đc vì giá dầu sẽ cho chu kỳ phá đáy không bác

    Sản lượng dầu OPEC lên cao nhất hơn 2 năm qua
    [​IMG]
    Nguồn cung dầu tháng 4 của OPEC lên cao nhất kể từ 2012, chủ yếu do sản lượng của Arab Saudi và Iraq đạt kỷ lục, theo kết quả khảo sát Reuters.
    Sự gia tăng này khiến sản lượng dầu thô của OPEC vượt dự báo về nhu cầu dầu của Khối trong nửa đầu năm nay, mặc dù nhu cầu nửa cuối năm 2015 được dự đoán sẽ tăng mạnh hơn.

    Nguồn cung dầu OPEC trong tháng 4/2015 tăng lên 31,04 triệu thùng/ngày từ 30,97 triệu thùng/ngày trong tháng 3, theo kết quả khảo sát.

    Eugen Weinberg, nhà phân tích tại Commerzbank tại Frankfurt, cho biết, thị trường dầu rõ ràng đang dư cung và tình trạng ngày không thể kết thúc một sớm một chiều.

    Nếu không có gì thay đổi, nguồn cung dầu tháng 4 ghi nhận mức cao nhất của OPEC từ 31,06 triệu thùng/ngày hồi tháng 11/2012, theo kết quả khảo sát Reuters.

    Ngoài Iraq, lý do chính khiến nguồn cung dầu OPEC tăng là xuất khẩu dầu của Nigeria và sản lượng dầu Libya cao hơn bất chấp tình trạng bất ổn. Nước xuất khẩu lớn nhất OPEC Arab Saudi tiếp tục duy trì sản lượng dầu kỷ lục trong tháng 4.

    Iraq tăng xuất khẩu dầu từ phía bắc sau khi đạt được thỏa thuận giữa Baghdad và Chính quyền người Kurd, phần nào bù đắp sự sụt giảm nguồn cung từ phía nam.

    Theo khảo sát, xuất khẩu dầu tháng 4 của Iraq ước đạt 3,1 triệu thùng/ngày, vượt mức kỷ lục 2,98 triệu thùng trong tháng 3/2015.

    Xuất khẩu dầu của Iran cũng tăng khi một số khách hàng - vốn dè dặt trong tháng 3 do áp lực của Mỹ trong các cuộc đàm phán hạt nhân - quay lại mua trong tháng 4.

    Tuy giảm so với tháng 3, song sản lượng dầu của Arab Saudi trong tháng 4 vẫn đạt trên 10 triệu thùng/ngày. Bộ trưởng Dầu mỏ Arab Saudi Ali al-Naimi cho biết, sản lượng dầu tháng 4 của nước này đạt “khoảng” 10 triệu thùng/ngày.

    OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 5/6 tới đây và bình luận của các quan chức OPEC cho thấy Khối này sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu sản lượng 30 triệu thùng/ngày.

    Nguồn NCĐT/Reuters

Chia sẻ trang này