Tháng 5 - Giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5611 người đang online, trong đó có 605 thành viên. 17:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110069 lượt đọc và 1003 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Em dự vụ Bộ Tài chén trình phương án doping 25K tỷ: http://f319.com/home/1520979/page-91


    Trích:
    khongquen25 viết lúc 21:58 - 26/04/2012

    Em đùa thôi mà. Chẳng qua là 4/5 họp giao ban CP tháng 4 và 21/5 khai mạc kỳ họp QH bàn về giải pháp cấp bách KT 6 tháng cuối năm do CP trình.

    'Trích:
    __nzt__ viết lúc 22:01 - 26/04/2012

    thông thường các cụ họp là thị trường tèo, năm nay bác dự thế nào?



    Trích:
    khongquen25 viết lúc 21:58 - 26/04/2012

    Lần này thì 10 ông 11 ông đồng ý bơm doping kích thích bác ợ.
  2. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    Sabeco à anh
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    ập nhật ĐHCĐ Masan và kết quả kinh doanh quý 1/2012

    Tuần trước chúng tôi đã tham dự ĐHCĐ của Công ty Hàng tiêu dùng Masan và Tập đoàn Masan. Chúng tôi tin tưởng là công ty sẽ đạt được chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012. Hiện Công ty Hàng tiêu dùng Masan đang nỗ lực chuyển mình từ một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm sang hoạt động trên nhiều mảng thuộc ngành hàng tiêu dùng hơn. Tăng trưởng trong năm 2012 chủ yếu dựa vào (1) Kokomi, sản phẩm mì nhắm vào thị trường bình dân được tung ra vào cuối năm 2011; (2) tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Vinacafe nhờ tác động cộng hưởng từ hệ thống kênh phân phối của Công ty Hàng tiêu dùng Masan; và (3) việc tung ra các sản phẩm mới trong năm 2012. Ban lãnh đạo hiện đang đẩy mạnh các nỗ lực nghiên cứu và phát triển, và chúng tôi cho rằng điều này sẽ giúp kích thích tăng trưởng. Chúng tôi giữ nguyên dự báo lợi nhuận cho năm 2012; vui lòng xem Báo cáo cập nhật ngày 13/04/2012 để biết thêm chi tiết. Chúng tôi duy trì giá mục tiêu ở mức 123.000 đồng và sẵn sàng đánh giá lại khi các sản phẩm/ngành hàng kinh doanh mới đi vào hoạt động và mang lại giá trị gia tăng.

    Các sự kiện quan trọng trong năm 2012

    Phát hành Chứng chỉ lưu ký toàn cầu (GDR) niêm yết tại Singapore giá trị tối đa 1,5 tỷ USD. Thời điểm thực hiện chương trình GDR sẽ là trong năm 2012 hoặc 4 tháng đấu năm 2013. Theo như chúng tôi trao đổi với ban lãnh đạo, việc phát hành cũng sẽ phụ thuộc vào tình hình thị trường. Tỷ lệ chuyển đổi giữa GDR và cổ phiếu nguồn sẽ được quyết định khi gần đến ngày chương trình bắt đầu.

    Phát hành thêm tối đa 310 triệu cổ phiếu phổ thông, trong đó (1) tối đa 200 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành không thu tiền mặt, dành cho các mục đích bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, tất toán và cấn trừ công nợ, các khoản vay và thực hiện các cam kết của công ty theo các thỏa thuận hiện tại và (2) tối đa 110 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành để thu tiền mặt. Chúng tôi xin giải thích thêm rằng 110 triệu cổ phiếu này không phải là phát hành mới để huy động thêm vốn, mà là một phần từ các khoản nợ chuyển đổi hiện tại mà công ty có thể mua lại trong nước, sau đó tái phát hành cho chương trình GDR. Việc mua lại và phát hành này cũng giúp công ty linh hoạt đáp ứng các thủ tục pháp lý của chương trình GDR. Ngoài ra, việc thực hiện chuyển đổi các khoản nợ này sẽ giúp phản ánh chính xác hơn cấu trúc vốn của công ty, một bước quan trọng nhằm chuẩn bị cho việc niêm yết ở nước ngoài.

    Chúng tôi ước tính MSN cần khoảng 307 triệu cổ phiếu để chuyển đổi tất cả các khoản nợ hiện tại, bao gồm trái phiếu chuyển đổi đã phát hành cho TPG, IFC, Goldman Sachs, Dragon Capital, Richard Chandler, Mount Kellet; tăng sở hữu tại MSC, Núi Pháo và TCB; và cổ phiếu phát hành ưu đãi ESOP. Tổng số cổ phiếu sau pha loãng sẽ vào khoảng 822 triệu, và sẽ không có pha loãng thêm nữa.

    HĐQT đề xuất kế hoạch dự kiến về việc mua lại các công cụ chuyển đổi do công ty phát hành; tổng giá trị mua lại tối đa là 250 triệu USD tiền mặt từ các nguồn vốn hiện tại của công ty.

    Chúng tôi cho rằng công ty sẽ mua lại các công cụ chuyển đổi nếu có thể thỏa thuận được giá chiết khấu so với mức giá giao dịch hiện tai. Động thái mua lại này cũng cho thấy công ty khá lạc quan về triển vọng của mỏ Núi Pháo khi mỏ này đi vào khai thác vào năm 2013. Trong khi cổ đông hiện hữu có lẽ không đánh giá hết được những giá trị mà mỏ Núi Pháo đem lại, ban lãnh đạo công ty rất tin tưởng vào thành công cũng như giá trị tăng trưởng từ dự án này. Càng đến gần ngày mỏ Núi Pháo đi vào hoạt động chính thức, và giá cổ phiếu bắt đầu phản ánh được giá trị cộng thêm từ dự án này, việc mua lại các công cụ chuyển đổi thực tế có thể mang lại giá trị cho công ty và cổ đông hiện hữu.

    Cập nhật lợi nhuận quý 1/2012. MSN công bố đạt 1.537 tỷ đồng doanh thu (tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái) và 450 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 16%) trong quý 1/2012. Tỷ suất lợi nhuận gộp quý 1/2012 là 36,3% so với mức 42,8% của quý 1/2011 do kết quả kinh doanh của Vinacafe được hợp nhất với kết quả kinh doanh của Công ty hàng tiêu dùng Masan. Chúng tôi lưu ý rằng năm ngoái VCF đạt tỷ suất lợi nhuận gộp là 25,8%. Chúng tôi đã trao đổi với ban lãnh đạo công ty và được biết dự kiến tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tiếp tục tăng cao so với mức hiện tại khi mà tác động cộng hưởng từ hệ thống kênh phân phối của VCF và MSC sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả.

    Chúng tôi xin lưu ý là cho đến hết tháng 03/2012, MSC đã tăng số các điểm bán lẻ lên 175.000 so với con số 164.000 vào tháng 12/2011 nhằm mở rộng thị trường sang khu vực nông thôn. Ngoài ra, công ty đã kết hợp hệ thống phân phối của MSC với VCF để VCF có thể bán trực tiếp tại 85.000 điểm bán lẻ so với 45.000 điểm như trước kia. Chúng tôi cho rằng việc hợp nhất này sẽ giúp VCF đạt chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu 83% trong năm 2012.

    Trên cơ sở pro forma, trong quý 1/2012, MSC và TCB đã lần lượt đạt 465 tỷ đồng (tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 771 tỷ đồng (tăng 31%) lợi nhuận ròng. Như vậy, MSC và TCB đã lần lượt hoàn thành 15% và 19% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2012.

    Trong quý 1/2012, TCB tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 589 tỷ đồng lên 771 tỷ đồng. Kết quả khả quan này một phần nhờ tăng trưởng tiền gửi ổn định ở mức 4,8%, cao hơn hẳn so với mức tăng trưởng tiền gửi của toàn ngành là 1,4%. Lãi suất huy động giảm đột ngột cũng giúp ngân hàng duy trì NIM tại mức 3,45% dù lãi suất cho vay giảm.

    Chúng tôi giữ nguyên dự báo MSN sẽ đạt lợi nhuận ròng 2.802 tỷ đồng (tăng 42% so với năm ngoái), theo đó EPS pha loãng hoàn toàn sẽ là 3,413 đồng. Xin lưu ý rằng dự báo của chúng tôi tính cả phần phân bổ lợi thế thương mại và lợi ích cổ đông thiểu số, vì vậy sẽ khác với số liệu pro forma của công ty.

    Cập nhật về các công ty con và liên kết

    Công ty hàng tiêu dùng Masan (MSC). Công ty đang nỗ lực chuyển mình từ một doanh nghiệp chuyên về thực phẩm sang hoạt động trên nhiều mảng thuộc ngành hàng tiêu dùng hơn. Dự kiến tới năm 2020, MSC sẽ xây dựng được 6 danh mục kinh doanh gọi là Đơn vị kinh doanh Masan (Masan Business Units – MBU). Mặc dù ban lãnh đạo không cung cấp thông tin chi tiết về các kế hoạch cho lĩnh vực kinh doanh mới, chúng tôi muốn nhấn mạnh việc MSC thâm nhập vào lĩnh vực đồ uống thông qua việc mua lại nhà sản xuất cà phê hòa tan VCF. VCF đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 83% cho năm 2012 (CAGR 5 năm là 20%) và 71% tăng trưởng lợi nhuận (CAGR 5 năm là 14%) nhờ tăng trưởng về sản lượng, kênh phân phối rộng hơn và chiến lược marketing hiệu quả hơn nhờ MSC hỗ trợ. Có thể nói thực hiện M&A thành công là một thế mạnh của MSN, và chúng tôi tin chắc rằng công ty có thể tiếp tục đạt được giá trị gia tăng khi chuyển sang hoạt động ở các lĩnh vực mới thông qua M&A.

    Công ty tài nguyên Masan (MR). MR đã hoàn thành 97% việc đền bù và tái định cư và được tài trợ vốn đầy đủ tính đến quý 1/2012. Các hoạt động xây dựng dự án đang được thúc đẩy nhanh chóng với 30 triệu USD được đầu tư thêm vào quý 1/2012. Chúng tôi dự báo máy móc sẽ được lắp ráp bắt đầu vào quý 1/2012, sau đó là quá trình chạy thử trong vòng 3-6 tháng tiếp theo. Dự án Núi Pháo sẽ chính thức đi vào hoạt động trong quý 4/2013.

    Techcombank. TCB là một trong những ngân hàng thương mại phát triển nhanh nhất. Công ty sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và tiếp tục nhắm đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng dự định mở thêm 53 chi nhánh và văn phòng trong năm 2012, nâng tổng số chi nhánh và văn phòng lên 360, tăng 17%. Năm 2011, TCB có 310 chi nhánh và văn phòng. So với các ngân hàng khác, TCB có nhiều hơn EIB 107 chi nhánh và văn phòng nhưng ít hơn ACB 10 và STB 98. Theo ban lãnh đạo, tổng tín dụng cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2011 vào khoảng 38 nghìn tỷ đồng, chiếm 95% tổng giá trị cho vay cho khách hàng doanh nghiệp. TCB vẫn muốn tăng tỷ lệ này lên nữa vì đây là một trong những phân khúc mang lại lợi nhuận cao nhất, do doanh nghiệp vừa và nhỏ thường vay với lãi suất cao.
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Biệt đãi, bành trướng & tái cơ cấu

    Khởi đầu với rất nhiều biệt đãi về đất đai và vốn, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã mau chóng bành trướng trên rất nhiều ngành. Và tái cơ cấu là hậu quả mà cả nền kinh tế phải xông vào “dọn dẹp” cho các tập đoàn.

    Tập đoàn kinh tế: Việt Nam so với thế giới

    Mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được bắt đầu ở Việt Nam vào năm 2005 với sự ra đời của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản và Tập đoàn Dệt may. Từ đó đến nay, mặc dù vẫn trong giai đoạn “thí điểm”, đã có tổng cộng 12 tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập. Những tập đoàn này ngay lập tức trở thành những doanh nghiệp lớn nhất, đóng vai trò “đỉnh cao chỉ huy” của nền kinh tế. Nhiều văn kiện và phát biểu chính thức của Chính phủ nhấn mạnh rằng khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nói riêng, là công cụ để điều tiết vĩ mô, bình ổn kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

    Để hiểu rõ hơn về vị thế của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, bài viết đặt các tập đoàn này - phần chóp của những đỉnh cao chỉ huy trong nền kinh tế Việt Nam - trong mối quan hệ so sánh với các tập đoàn kinh tế (tư nhân và nhà nước) trong một số nền kinh tế khác ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh. Một tiêu chí so sánh đáng chú ý là mức độ đa dạng hóa của các tập đoàn.

    Phạm vi bao phủ của các tập đoàn trong nền kinh tế có thể được đo lường bằng mức độ đa dạng hóa (hay phân tán) của tập đoàn, được tính bằng số ngành 2 chữ số theo hệ thống phân ngành kinh tế chuẩn Liên Hiệp quốc (ISIC) mà tập đoàn có hoạt động. (Theo ISIC, có tổng cộng 99 ngành 2 chữ số). Theo tiêu chí này, các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam có mức độ đa dạng hóa cao nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được so sánh. Một tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam trung bình hoạt động trong 6,4 ngành 2 chữ số, trong khi con số này ở quốc gia có mức độ đa dạng hóa thứ nhì là Chile cũng chỉ là 5,1 ngành. Đáng lưu ý là hầu hết các tập đoàn kinh tế nhà nước của Việt Nam đều hoạt động trong các ngành rủi ro cao như bất động sản, tài chính, ngân hàng, tức những ngành không hề liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của các tập đoàn.

    Không chỉ trong những lĩnh vực hiển nhiên có tính đầu cơ và tìm kiếm đặc lợi như vừa kể trên, các tập đoàn kinh tế nhà nước còn sẵn sàng nhảy vào những lĩnh vực mà mình không hề có chuyên môn cũng như lợi thế so sánh. Ở thời kỳ mở rộng mạnh mẽ nhất, Vinashin từng có tới trên 400 chi nhánh, sản xuất từ sản phẩm tiêu dùng đến công nghiệp nặng. Hệ quả là nếu chỉ tính các chi nhánh mà các tập đoàn nhà nước sở hữu trên 50% thì trung bình một tập đoàn nhà nước của Việt Nam đã có tới gần 30 chi nhánh. Con số này còn nhiều hơn số chi nhánh của các chaebol (tập đoàn đa ngành, thường thuộc sở hữu gia đình) Hàn Quốc thời cực thịnh trước khủng hoảng tài chính châu Á và cao hơn 4 lần so với các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Trung Quốc.

    Biệt đãi

    Bằng cách nào mà các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam phát triển theo chiều rộng một cách nhanh chóng đến thế?

    Về nguồn gốc hình thành, sự ra đời và mở rộng của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam không có tính hữu cơ (tức lĩnh vực mới gần gũi với hoạt động kinh doanh cốt lõi và nhằm khai thác những thế mạnh sẵn có) hay nhằm giảm rủi ro (thông qua việc đa dạng hóa sang các lĩnh vực ít rủi ro hơn), mà chủ yếu do ý chí có tính chủ quan về chính sách của Chính phủ.

    Về động cơ hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, các văn bản chính thức của Chính phủ nhấn mạnh nhiều lần rằng sự ra đời và phát triển của các tập đoàn kinh tế nhà nước nhằm phục vụ cho việc (1) quản lý vĩ mô, bình ổn kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; (2) công nghiệp hóa và thu hẹp khoảng cách công nghiệp với các quốc gia phát triển thông qua lợi thế kinh tế nhờ quy mô và (3) chuẩn bị đối diện với thách thức cạnh tranh hậu WTO. Tuy nhiên, đằng sau cả 3 động cơ này là một chủ trương xuyên suốt, đó là luôn luôn coi khu vực kinh tế nhà nước - mà trong lĩnh vực kinh doanh là doanh nghiệp nhà nước - đóng vai trò chủ đạo, chủ lực và chi phối trong nền kinh tế.

    Với nguồn gốc, động cơ hình thành và phát triển như thế, các tập đoàn kinh tế nhà nước được hưởng rất nhiều biệt đãi của Chính phủ. Các tập này có thể mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động là nhờ vào nguồn tín dụng dồi dào với chi phí thấp, hoặc thông qua tín dụng nhà nước, thông qua các hình thức bảo lãnh tín dụng công khai hoặc ngầm ẩn. Số liệu về đòn bẩy nợ của các tập đoàn nhà nước cho thấy, vào năm 2005, trước khi các tập đoàn kinh tế nhà nước ra đời, tỉ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu trung bình của các tổng công ty mà sau này trở thành tập đoàn chỉ là 2,6. Tuy nhiên, đến năm 2010, khi Việt Nam ra khỏi bất ổn kinh tế vĩ mô, tỉ lệ này ở 12 tập đoàn kinh tế nhà nước không những không giảm mà còn tăng lên tới 3,2.

    Nếu so sánh động thái này với các chaebol của Hàn Quốc trước và sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998, có thể thấy 2 bức tranh rất khác nhau. Ở Hàn Quốc, bình quân tỉ lệ nợ so với vốn chủ hữu của 30 chaebol lớn nhất đã giảm rất mạnh từ 8,2 vào tháng 5.1997 xuống chỉ còn 1,5 vào năm 2006. Nguyên nhân là Chính phủ Hàn Quốc đã nhận thức một cách sâu sắc rằng các chaebol là một nguyên nhân, thậm chí là nguyên nhân chủ chốt, dẫn đến cuộc khủng hoảng ở quốc gia này. Vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã buộc các chaebol phải tái cấu trúc toàn diện, trong đó một yêu cầu kiên quyết là giảm đòn bẩy nợ.

    Sự khác biệt về chiều hướng đòn bẩy nợ trước và sau khủng hoảng ở các tập đoàn của Hàn Quốc và Việt Nam nằm ở chỗ, nếu như ở Hàn Quốc các chaebol được coi là nguyên nhân của vấn đề thì dường như ở Việt Nam các tập đoàn kinh tế nhà nước lại được coi là giải pháp (thậm chí là cứu cánh). Do đó, sau đợt bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2008, thay vì phải thu hẹp phạm vi và quy mô, các tập đoàn kinh tế nhà nước lại được ưu ái tăng thêm nguồn lực để tiếp tục mở rộng. Số liệu thống kê cho thấy nếu như vào năm 2005, tổng dư nợ của 8 tổng công ty (sau này trở thành tập đoàn, gồm Dầu khí, Bưu chính Viễn thông, Điện lực, Than và Khoáng sản, Hóa chất, Công nghiệp Tàu thủy, Dệt may và Cao su) chỉ tương đương khoảng 21% GDP thì đến năm 2010, tổng dư nợ đã lên tới 36,5% GDP.

    Tái cơ cấu: Bắt đầu từ việc xác định lại vai trò

    Sau một phần tư thế kỷ kể từ Đổi mới, kinh tế Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác, trong đó quan trọng nhất là nền kinh tế trở nên rất mở và cơ cấu sở hữu đã thay đổi một cách cơ bản. Sự bừng nở của khu vực kinh tế dân doanh và sự tham gia mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã giúp tỉ lệ đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP lên tới gần 70%. Điều này có nghĩa là không thể dùng “hệ điều hành” cũ, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cho một nền kinh tế mới.

    Nhà nước cần phải xác định lại vai trò của mình, trong đó cần kiên định với nguyên tắc Nhà nước chỉ làm những gì mà khu vực tư nhân không muốn và/hoặc không thể thực hiện. Đồng thời, cần thấu hiểu rằng thị trường là một thể chế song hành khách quan chứ không đơn thuần nằm dưới và chịu sự chi phối có tính tùy định của Nhà nước. Chỉ trên cơ sở phân nhiệm mạch lạc giữa Nhà nước và thị trường, Nhà nước mới có thể quyết định nên và không nên làm gì.

    Trên cơ sở xác định lại vai trò của Nhà nước, cần xác định lại vai trò của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng chính là giải pháp gốc rễ nhất để giải quyết mọi vấn đề.

    Chính phủ luôn khẳng định rằng, ở Việt Nam doanh nghiệp nhà nước là công cụ để Chính phủ điều tiết kinh tế vĩ mô, bình ổn kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn, những lập luận này là không có cơ sở.

    Về mặt lý thuyết, công cụ điều tiết vĩ mô và bình ổn kinh tế trong nền kinh tế thị trường là chính sách tiền tệ, tài khóa và cơ cấu. Doanh nghiệp nhà nước là một tác nhân thị trường như muôn vàn doanh nghiệp khác, chịu tác động chứ không phải là một bộ phận của các chính sách điều tiết vĩ mô. Tất nhiên sẽ có người lập luận rằng với tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, số liệu thực tế lại không cho thấy điều này. Ngược lại, cái giá phải trả cho việc sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ bình ổn giá là rất lớn.

    Thứ nhất, doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền, không chịu áp lực cạnh tranh và do vậy kém hiệu quả.

    Thứ hai, giá cả bị bóp méo, khiến việc phân bổ nguồn lực trở nên kém hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, giá cả sau một thời gian bị dồn nén buộc phải bung ra, từ đó tạo ra nhiều cú sốc lớn trong nền kinh tế.

    Thứ ba, để neo giá nhằm kiềm chế lạm phát, doanh nghiệp nhà nước hoặc yêu cầu Chính phủ phải trợ cấp và gánh những khoản bù lỗ khổng lồ hoặc chuyển gánh nặng sang vai doanh nghiệp khác và người tiêu dùng bằng những đợt tăng giá liên tiếp, như được minh chứng trong ngành điện lực và xăng dầu.

    Không nên nhầm lẫn việc các doanh nghiệp nhà nước không tăng giá hay tăng giá ít như là đóng góp của họ. Bởi về bản chất, đây là trợ cấp của Nhà nước chứ không phải là công của doanh nghiệp nhà nước. Đấy là chưa kể cũng chính tình trạng trợ cấp này đã làm méo mó tín hiệu giá cả, khiến Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ thấp thâm dụng năng lượng (do giá năng lượng được trợ cấp).

    TS. Vũ Thành Tự Anh

    Đây là một bài viết tương đối tốt nhưng cũng giống muôn vàn bài báo khác nó không dám động chạm đến căn nguyên của sự việc. Chỉ ra không khó nhưng làm sao " tái cấu trúc " mà hài hòa lợi ích của đại đa số các DN trong XH với người có thẩm quyền quyết địn tái cơ cấu mới là vấn đề. Cái này còn khoai hơn nhiều.

    Tóm lại theo em vẫn phải là tái cơ cấu suy nghĩ của LD và tái cơ cấu thu nhập của LD kìa.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bảng này rất hay của bên VST. Các bác có thể đối chiếu với 6 CTCK bị rơi vào sự kiểm soát đặc biệt để xem. Cái này cũng hơi giống Black List các Ngân hàng ở thớt 1.

    [​IMG]
    [​IMG]
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Tất nhiên khi em chém về vấn đề tái cơ cấu ( em hay gọi đùa là tái nạm tái gầu ) ở trên chắc chắn sẽ có bác chửi em là ông giỏi thì công thử đưa ra giải pháp đi, ngồi ngoài mà nói thì dễ.... hehe em đồng ý luôn. Chém và chửi thì dễ chứ làm mới khó.

    Tuy nhiên nếu chỉ như thế thì không nên chém gió làm gì. Đúng sai thì cũng nên mạnh dạn đưa ra suy nghĩ của mình. Theo em thì nó thế lày lày:

    Trong binh pháp Tôn tử chắc nhiều bác có nghe qua là phải đặt vào tử địa mới có cửa sinh còn trong thành ngữ tiếng Việt là trong cái khó mới ló cái ngu ( à quên cái khôn ) .

    Văn hoa 1 chút thì lão Kim Dung mượn ý này viết nên tác phẩm kinh điển Thiên Long bát bộ, đoạn có ván cờ sinh tử ấy. Lão KD này miêu tả ván cờ đó là 1 thế cờ cực kỳ hiểm và vô cùng khó cho người chơi, quân hai bên đan xen, giằng co với nhau thành thế kẹt cùng cực, muốn giải được buộc phải tự sát 1 ít quân mình.

    Quay trở lại KTVN chắc ai cũng biết VN ta kẹt nặng giữa tăng trưởng và lạm phát. Kích thích tăng trưởng thì lạm phát tăng, giảm lạm phát thì KT đình đốn. Tóm lại là kẹt chính sách. 20 năm nay VN theo chính sách kích thích tăng trưởng và cùng theo đó cũng là lạm phát tăng trưởng bền vững luôn... mỗi năm đâu có 20%-30%.

    Nhưng đó chưa phải hết các vấn đề vì chỉ hy sinh 1 bên thì bên kia lấn tới ngay ví như đang kiềm chế CPI tốt, chấp nhận mất quân thì bên kia tranh thủ tăng ngay ( ý em nói tới các tập đoàn KTNN thiết yếu đòi tăng giá ngay : điện, xăng... ) hêhe thế nên cờ kẹp vẫn hoàn kẹp.

    Đấy là chưa kể KTVN yếu kém còn kẹp trong khủng hoảng KT TG nhé. Bọn Euro zone còn ngắc ngoải nói gì đến VN? hihi đây cũng chính là lý do AQ và là phao cứu sinh cho các bác LD nhà ta. Cứ chỉ cần nói châu Âu nó giỏi thế mà còn khủng hoảng nói éo gì đến mình. Thế là hòa

    Thực ra phải như em có lần nói đã là nhỏ lẻ càng phải cần chắt chiu, giàu nó mất 10 không bằng nghèo mất 1. Éo thể so sánh bọn tự doanh CTCK nó giỏi thế mà nó còn thua kia kìa. Nói vậy là éo được. Tiền nó nó mất nhưng tiền mình mình mất mới đau. Của đau con xót chắc các bác vẫn còn nhớ nhưng câu chuyện em kể trong thớt trước?

    Trong Thiên long thì lão KD nghĩ ra trò lão sư hổ mang Thanh Trúc đi bừa 1 nước và giải được thế cờ. May hơn khôn. Lão KD giải thích là có duyên... hehe...

    Nhưng trước sự thống khổ của 95% dân Việt có làm liều làm may được không? Và làm liều ăn may có lại bị người chơi cờ bên kia lợi dụng không? hhe he .. em thách bác nào trả lời được đấy !

    Hiển nhiên đội chơi bên kia và cả các bác nữa thích chọn tăng trưởng vì chỉ tăng trưởng mới có phần rơi vãi để lượm nhưng cứ suy nghĩ kỹ đi sẽ thấy nếu chọn tăng trưởng thì nó sẽ dẫn đến đâu?

    Chắc ở đây có nhiều bác có trong tay dự thảo chương trình tổng thể tái nạm nền KTVN rồi. Đọc đi các bác sẽ thấy mình ở đâu sau 2-5 năm nữa.

    CK kẹt trong nền KT. Các bác cùng em kẹt trong gần 90Tr người Việt. Hehe đọc và nhìn ra cách thoát không đơn giản nhưng ít nhất cố gắng không phải là người đầu tiên ngã xuông để bọn sống nhận huân chương nhé !

    Hihi ... nói vui ngày mới thôi ... các bác đọc xong quên đi nhé ! =))
  7. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Chú Vissan đã lên sàn đâu mà.. còn deal T chưa làm đc nhé... Game nhựa thì bị mấy tổ chức ở trỏng đang phá... Có điều từ hnay xem xét MSN đầu tư hay đấy... vớ vẩn đều như vắt chanh, chả phải lo nghĩ gì nhiều... bao giờ nó kết hợp với V làm vụ núi pháo là aloxo vào thôi
  8. h0a.h0ng.den

    h0a.h0ng.den Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2011
    Đã được thích:
    3
    TTF có được không anh ?
  9. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Nó đi tinh luyện rồi mới bán. Em trả lời rồi mà.

    Hnay tăng đúng dự kiến rồi nhé. Éo đỡ được !
  11. saobang1169

    saobang1169 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2012
    Đã được thích:
    0
    @khongquen25 @vntienlen. Hai bác cho em hỏi là BGM hiện tại chưa nên vào ạ. Đợi cuối quý 2 thì mới vào dần ạ? thanks các bác.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này