Tháng 5 - Giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4118 người đang online, trong đó có 222 thành viên. 06:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 109924 lượt đọc và 1003 bài trả lời
  1. mina09

    mina09 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác KQ25 xem dùm em con CII liệu còn chaỵ được tiếp không, target là giá nào vậy. Em mới chơi nên gà. Thank bác
  2. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Thầy Nguyễn Trần Bạt phát biểu về quả 29k tỏi mời các bác vào chém::-bd

    Ông Nguyễn Trần Bạt:Không có cơ sở cho con số 29.000 tỷ

    (Đời sống) - "Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế"...
    TIN LIÊN QUAN


    Xung quanh gói giải pháp 29.000 tỷ đồng để giải cứu các doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt cho rằng việc không nên "thổi" câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một cứu cánh. Việc ông quan tâm hàng đầu là khâu phân phối sự cứu trợ này ra sao.

    Theo ông, gói cứu trợ là cần thiết, nó có thể có ích nếu như nó được thực hiện một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

    Không có cơ sở khoa học cho con số 29.000 tỷ

    PV: - Với hy vọng có thể thúc đẩy sản xuất kinh doanh, kích thích tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp khó khăn, vừa qua Bộ Tài chính đã trình Chính phủ gói giải pháp 29.000 tỷ để giải cứu các doanh nghiệp. Là một chuyên gia kinh tế, ông nhận định như thế nào về gói giải pháp này của Chính phủ?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tất cả các gói cứu trợ trong một chừng mực nào đó đều có ích cả. Nhưng sự có ích về mặt lý thuyết thôi, còn trên thực tế nó phải đi qua một khâu rất quan trọng đó là khâu phân phối sự cứu trợ này.


    "Việc cho phép chiếm dụng vốn một thời gian liệu có huấn luyện một thói quen chiếm dụng vốn lâu dài không? Đôi khi để quảng bá tính nhân bản của một chính sách mà chúng ta lại huấn luyện xã hội một thói xấu thì sao?

    Tôi nghĩ rằng mọi việc cần phải suy nghĩ kỹ hơn, và có lẽ các cơ quan chức năng của Chính phủ cần phải phân tích việc này một cách chuyên nghiệp hơn".

    - Ông Nguyễn Trần Bạt -

    Chúng ta đã biết ở Việt Nam chúng ta có hàng bao nhiêu các gói cứu trợ như thế này. Từ cứu trợ tai họa thiên nhiên, có tính chất xã hội, có tính chất từ thiện cho đến những gói cứu trợ mà chúng ta đã từng gọi vào những năm 2008 - 2009 đó là kích cầu. Và bây giờ chúng ta có thêm gói cứu trợ nữa.

    Trước hết, chúng ta phải bàn xem gói cứu trợ này nhắm đến đối tượng nào. Nếu như dành cho các đại công ty thì nó như voi nuốt thuốc gió thôi.

    Nguyên số nợ của một tập đoàn đã lên tới 15 - 17.000 tỷ thì 29.000 tỷ không thấm tháp gì đối với hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Vậy thì chúng ta đã có những phân tích, phân loại và đưa ra thiết kế quy trình phân phối sự cứu trợ này chưa?

    Trên thực tế chúng ta phải thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã hình thành một khái niệm đó là các khu vực, các vùng kinh tế hay các nền kinh tế vùng.

    Lâu nay chúng ta cũng đánh giá mức độ cạnh tranh của các tỉnh. Và do đó, chúng ta vô tình đã tạo ra sự thi đua giữa các vùng kinh tế hay nói cách khác chúng ta đã tạo ra tiền đề tâm lý, xã hội cũng như nhận thức các nền kinh tế vùng.

    Vậy chúng ta cứu trợ theo vùng kinh tế hay là cách khác? Ví dụ chúng ta có các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội làng nghề... Chưa kể các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực nghề nghiệp như hiệp hội thủy sản. Vậy thì chúng ta phân phối gói cứu trợ này theo vùng lãnh thổ như tôi nói hay theo các hiệp hội doanh nghiệp? Đó là điều mà Chính phủ có lẽ cần phải bàn rất kỹ.

    Nếu chúng ta chỉ nói chung chung, ném ra một gói cứu trợ và thường đi qua các ngân hàng thì tôi thấy cần phải cẩn thận. Bởi các ngân hàng bây giờ đang có điều tiếng trong dư luận xã hội, ví dụ như mức tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng lên đến 50 – 60%, còn doanh nghiệp thì chết như ngả rạ, tức là thóc còn ở trong bồ mà người thì chết đói ở ngoài cửa.

    Tiền là công cụ để khích lệ sản xuất nhưng tổ chức kinh doanh tiền tệ thì rất có lãi, trong khi tổ chức sử dụng tiền tệ để tạo thành công cụ phát triển thì chết hàng loạt.

    Việc nghiên cứu tất cả những thực trạng xã hội như vậy để chúng ta đặt ra vấn đề là phân phối gói cứu trợ này như thế nào? Theo hình thức các vùng kinh tế hay theo hình thức dựa vào các hiệp hội doanh nghiệp?

    Nói gì thì nói, dù sớm hay muộn nhưng nghĩ đến xã hội cũng là được rồi. Tuy nhiên, tôi chưa thấy rõ cơ sở khoa học của gói cứu trợ này. Vậy một gói cứu trợ bao nhiêu? Cho ai? Phân phối như thế nào? Ai giám sát quá trình phân phối sự cứu trợ này? Các hiệp hội hay các chính quyền địa phương? Hay chúng ta thả tiền vào trong các ngân hàng để cho các ngân hàng phân phối theo sự đánh giá chất lượng doanh nghiệp của các ngân hàng?

    Gói cứu trợ nó là cần thiết, nó có thể có ích nếu như nó được thực hiện một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học.

    PV: - Theo ông, gói cứu trợ 29.000 tỷ đồng cùng với chủ trương giãn thuế, giảm thuế mà cụ thể là giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT từ quý 2 được giãn thêm 6 tháng liệu có thực sự vực dậy được các doanh nghiệp này không, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chúng ta nên nhớ một điều chúng ta chỉ có 29.000 tỷ. Tức là chúng ta có khoảng 1,4 tỷ đô la cho một nền kinh tế vào khoảng 130 tỷ đô la. Như vậy, nó chỉ có 1% thôi. Chúng ta đừng đặt quá nhiều kỳ vọng và đấy.

    Tôi xem báo chí rồi phương tiện truyền thông, truyền hình và rất nhiều người nói và thổi câu chuyện 29.000 tỷ đồng này như một câu chuyện để cứu cánh. Tôi cho nhận thức như vậy trước hết là sai. Bởi nó không có cơ sở khoa học về mặt định lượng. 1% không cứu được bất kỳ cái gì. Nó là tiền cafe, tiền trà nước của một nền kinh tế, nó không phải là cứu cánh của một nền kinh tế.

    Chúng ta cứ tưởng rằng nếu chúng ta dồn vào một chỗ thì nó trở thành lớn của một vùng, một xí nghiệp. Nhưng không phải vậy, tiền nó khuếch tán rất nhanh. Cho nên trong một lượng tiền đo theo tiền bạc của một nền kinh tế như vậy thì 1,4 tỷ đô la có một hiệu ứng xã hội về mặt hiệu ứng kinh tế khá thấp.

    Nó có thể có một hiệu ứng chính trị, nó như một tiếng vang vọng cho nhân dân thấy rằng Đảng và Chính phủ không bỏ quên doanh nghiệp. Cho nên khi sử dụng chúng ta phải làm thế nào để khuếch trương cả giá trị thực về mặt tiền bạc lẫn giá trị chính trị khác để cho nó có một hiệu quả tốt hơn.

    Nếu như sử dụng cái đó không rành mạch, để cho một vài hiện tượng tiêu cực nho nhỏ ở trong đấy thì mọi hiệu quả kể cả kinh tế lẫn chính trị đều biến mất, thậm chí còn có hại.

    Báo chí làm thế nào để xã hội không đặt quá nhiều kỳ vọng vào khoảng 1% GDP của một quốc gia. Như thế có nghĩa là Chính phủ chúng ta nghèo, muốn cứu trợ cả một cộng đồng doanh nghiệp như vậy mà chỉ có 29.000 tỷ.

    Do đó, chúng ta phải sử dụng nó một cách nghiêm túc để hy vọng rằng ngoài những lợi ích kinh tế cụ thể, trong một giới hạn vừa phải nó được kết hợp với những giá trị chính trị xã hội khác như là một nguồn động viên của Nhà nước đối với các lực lượng kinh doanh.

    PV: - Vậy việc giãn thuế, giảm thuế đó có thực sự là biện pháp cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Bây giờ phải nói như thế này: những doanh nghiệp nào còn đóng thuế thì sự miễn thuế mới có giá trị, còn với những doanh nghiệp không còn năng lực để đóng thuế (tức là trên thực tế nó không kinh doanh) thì miễn thuế hay giảm thuế không có giá trị gì, vì đằng nào họ cũng không đóng. Còn những doanh nghiệp vẫn còn đóng thuế thì phải đánh giá xem tại sao nó đóng được thuế trong điều kiện kinh tế như thế này.

    Để đánh giá được năng lực đóng thuế của một doanh nghiệp là một vấn đề kỹ thuật tác nghiệp hoàn toàn không dễ dàng gì đối với cơ quan quản lý thuế. Ví dụ những đại công ty nợ tới gần 200 tỷ tiền thuế, cái đó được xếp vào diện giãn thuế hay giảm thuế?

    Đánh giá các doanh nghiệp để ứng dụng chính sách này như là một sự cứu trợ là việc rất khó. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực này hoàn toàn không dễ dàng. Nó cũng tiềm ẩn những rủi ro móc ngoặc, tham nhũng hoàn toàn không bé một chút nào.

    Vì thế phải rất thận trọng, không thì thiện chí lại trở thành đối tượng để các dư luận truyền thông chế giễu.

    Tôi nghĩ rằng giãn thuế mà chỉ khóa trong lĩnh vực giá trị gia tăng thì cũng tạm được. Bởi thuế giá trị gia tăng là thu của khách hàng trước.

    Giãn thuế giá trị gia tăng tức là hỗ trợ các doanh nghiệp chiếm dụng thêm một thời gian 6 tháng nguồn thuế đã được thu trong các kinh doanh của mình.

    Nhưng liệu việc này có gieo ra một thói quen không tích cực không? Nếu làm một cách đại trà thì có phải là 12.000 nghìn tỷ như quy định của gói cứu trợ không, hay nó sẽ tự động phát triển đối tượng này rộng hơn? Bởi coi số 12.000 tỷ trong vòng 6 tháng là con số hoàn toàn quan liêu. Nó không phải là con số thực.

    Liệu thực tế không thu được thật hay thực tế trì hoãn thật ấy có phải là 12.000 nghìn tỷ không, nếu các lực lượng tham gia vào đây cứ thế phát triển một cách âm ỉ mà chính phủ không kiểm soát nổi?

    Thứ hai, việc cho phép chiếm dụng vốn một thời gian liệu có huấn luyện một thói quen chiếm dụng vốn lâu dài không? Đôi khi để quảng bá tính nhân bản của một chính sách mà chúng ta lại huấn luyện xã hội một thói xấu thì sao? Tôi nghĩ rằng mọi việc cần phải suy nghĩ kỹ hơn, và có lẽ các cơ quan chức năng của Chính phủ cần phải phân tích việc này một cách chuyên nghiệp hơn.
    Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy.
    "Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy"...

    Tiền không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn, các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền

    PV: - Xem ra gói cứu trợ này chỉ có giá trị trước mắt, còn về lâu dài cũng không có giá trị gì, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Một nền kinh tế mà Chính phủ luôn luôn phải cứu trợ là nền kinh tế vứt đi. Một nền kinh tế là lực lượng cơ bản để cứu trợ Chính phủ chứ không phải Chính phủ phải cứu trợ nó, bởi toàn bộ ngân sách được thu từ sự phát triển hay từ thực tế kinh doanh của nền kinh tế.

    Bây giờ nếu chúng ta quảng bá vai trò của gói cứu trợ quá mức thì đồng thời chúng ta cũng quảng bá sự nguy hiểm của nền kinh tế.

    Hiện nay, tôi thấy báo chí đang làm ầm ĩ câu chuyện 29.000 tỷ này mà quên mất rằng trong khi biểu dương Chính phủ để có 29.000 tỷ cứu trợ thì chúng ta cũng làm một việc song song là bố cáo với thiên hạ rằng nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế kém đến mức đang được Chính phủ cứu trợ.

    Tôi không hiểu biểu dương tính nhân bản, tính lương thiện, tính nhân dân của Chính phủ quan trọng hơn hay biểu dương sự lành mạnh, sức khỏe của một nền kinh tế quan trọng hơn? Ngay cả cơ quan tuyên huấn hay các phương tiện truyền thông cũng phải lưu ý cân đối liều lượng như thế nào để người ta vỗ tay cho gói cứu trợ, nhưng không tố cáo tính chất tiêu cực của một nền kinh tế.

    PV: - Vậy thì, theo ông đâu là biện pháp lâu dài thực sự cần cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn này?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ thực ra là chính sách. Hiện nay song song với gói cứu trợ 29 nghìn tỷ này có một quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc giới hạn trần lãi suất cho vay là 15% cũng đang được truyền bá rất ầm ĩ. Việc hạ lãi suất cho vay trên thực tế khoảng 20 – 30% xuống 15% là một cố gắng khổng lồ của cả Chính phủ lẫn Ngân hàng Nhà nước.

    Nhưng truyền bá, bố cáo, tuyên truyền quá rộng rãi về chuyện này đã làm tố giác một thực tế là ở Việt Nam đồng tiền cho vay đã được Nhà nước kiểm soát rồi mà nó vẫn còn 15%/ năm. Và lãi suất của đồng Việt Nam, mặc dù được được kiểm soát và được hạn chế vẫn là lãi suất cao nhất trong tất cả các đồng tiền có mặt trong nền kinh tế thế giới.

    Chúng ta buộc phải buôn bán với nhân loại, cho nên thương nhân Việt Nam trong khi phải gánh tiền lãi tới 15% thì không khỏe khoắn, bình đẳng so với bất kỳ thương nhân nước nào trên thế giới này.

    Tất nhiên nói như thế không phải là đưa ra con số 15% là không tích cực. Đấy là cả một sự tích cực, sự cố gắng từ phía Chính phủ, từ phía Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, đấy là một nỗi đau khổ, một sự cố gắng cần giấu kín hơn là cần tuyên truyền.

    Hiện nay, chúng ta tuyên truyền quá to, quá rộng rãi về chuyện này, nó tố cáo với các nền kinh tế khác trên thế giới rằng gánh nặng lãi suất của đồng tiền Việt Nam làm cho lưng của các thương nhân Việt Nam gù đi.

    PV: - Ông có cho rằng Chính phủ cần có biện pháp giải quyết nợ xấu của doanh nghiệp và hoàn thế lại cho các doanh nghiệp như một vài ý kiến đã nêu?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Nhiều người phát biểu là cần giải quyết vấn đề nợ xấu để cứu trợ các doanh nghiệp, đấy là một tham vọng rất thiếu thực tế. Trong một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì tốc độ quay của tiền quy định tài năng quản trị của các doanh nghiệp.

    Một doanh nghiệp mà không trả được nợ thì cái đối tượng cho nó vay là ngân hàng sẽ trở thành một đối tượng tiêu cực. Nợ xấu là tai họa của các ngân hàng.

    Thế nhưng tại sao lại có nợ xấu? Bởi vì chúng ta kinh doanh không được. Nền kinh tế của chúng ta là một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào xuất nhập khẩu. Chúng ta không có công nghiệp nguyên liệu cho nên chúng ta phải nhập.

    Chúng ta không có công nghiệp linh kiện, phụ kiện nên chúng ta cũng phải nhập. Và nếu không cẩn thận đến cái kim chúng ta cũng phải nhập. Do đó chúng ta lệ thuộc vào cả xuất lẫn nhập.

    Do sự trì trệ của nền kinh tế thế giới nên giá hàng nhập đắt lên. Bởi vì không có lời người ta không làm, không làm thì khan hiếm, cho nên hàng nhập vào đắt, hàng bán ra thì không bán được vì người ta không mua. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của chúng ta đều có vấn đề về kinh tế cả.

    Tôi tiên lượng là phải đến giữa năm 2014 nền kinh tế thế giới mới bắt đầu có những dấu hiệu tích cực. Từ giờ cho đến lúc ấy nền kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục có vấn đề. Nền kinh tế của chúng ta có vấn đề thì không những chúng ta không giải quyết được nợ xấu hiện có mà sẽ tiếp tục có thêm nợ xấu.

    Nợ xấu sẽ phát triển. Lý do rất đơn giản là chẳng lẽ chúng ta giải tán hết các xí nghiệp, đóng cửa hết các công ty? Chúng ta vẫn phải tiếp tục sản xuất kinh doanh trong những điều kiện không bán được hàng. Hệ số tồn kho bây giờ càng ngày càng tăng, mà tồn kho lớn nhất là bất động sản. Không muốn chết thì chúng ta phải làm, lỗ cũng phải làm, mà lỗ nhiều thì nợ xấu tăng thêm.

    Tôi nghe nói có một số chuyên gia phát biểu là Chính phủ phải bỏ tiền ra mua nợ xấu, và phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Cách nói như thế hoàn toàn không phù hợp với điều kiện Việt Nam. Không có cách gì Chính phủ chúng ta có thể giải quyết vấn đề nợ xấu cả.

    Nếu Chính phủ ngăn chặn được nợ xấu phát triển trong một vài năm sắp tới đã là giỏi lắm rồi. Đưa ra những lời kêu gọi hay sự đánh giá không khoa học là dồn Chính phủ vào chỗ khó, bởi Chính phủ không có cách nào để giải quyết vấn đề nợ xấu trong một vài năm tới. Đấy là quan niệm của tôi.

    Tiền mà không đến được các xí nghiệp một cách chắc chắn thì các ngân hàng sẽ ngộ độc tiền. Chúng ta buộc phải đánh giá thực tế như thế, và nhiệm vụ của Chính phủ không phải là khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực mà là hạn chế sự phát triển của các tiêu cực.

    Trong một vài năm tới, tài ba nhất thì Chính phủ cũng chỉ có thể hạn chế sự phát triển các mặt tiêu cực chứ không phải là quét sạch các mặt tiêu cực.

    PV: - Vậy còn việc hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp thì sao, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ là Chính phủ tài đến đâu thì làm đến đấy, có dự trữ đến đâu thì làm đến đấy, nhưng tôi nghĩ là chuyện này phải rất cẩn thận. Hoàn thuế là xuất kho tiền, mà xuất kho tiền là gắn liền với các thao túng, mà thao túng thì luôn dẫn đến mất uy tín chính trị của Đảng và Nhà nước. Việc ấy phải thận trọng, không phải khía cạnh tiền mà khía cạnh chính trị.

    PV: - Theo ông, những đối tượng doanh nghiệp nào thì cần phải cứu trợ trong gói cứu trợ này?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi sẽ không phát biểu về chuyện này, lý do rất đơn giản là nói gì thì nói, Chính phủ là người phải bảo vệ quyền lợi xã hội và tài sản xã hội trong tất cả các hoạt động quản lý của mình. Cho nên cứu cái gì để có lợi cho xã hội nhất là quyền định nghĩa của Chính phủ.

    Chính phủ đưa tiền thì Chính phủ phải xem giỏ bỏ thóc, đấy là quyền của Chính phủ, chúng ta không được can thiệp. Không phải là anh buộc phải cứu tôi vì anh không cứu tôi thì tôi chết, không có chuyện đấy.

    Chính phủ bỏ tiền ra để mua một tương lai tốt cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải mua tương lai cho một xí nghiệp cụ thể nào cả. Tất cả những ai chê trách Chính phủ là tôi chết mà anh không cứu là vô lý.

    Chính phủ cứu một nền kinh tế chứ không cứu một xí nghiệp, nhưng để cứu một nền kinh tế thì Chính phủ buộc phải đi qua con đường cứu một số xí nghiệp.

    Vậy chọn xí nghiệp nào là toàn quyền quyết định của Chính phủ, dựa vào sự tham khảo hai trục mà tôi vừa nói, là quản trị theo hiệp hội theo vùng địa phương, hay là quản trị theo các hiệp hội doanh nghiệp là tùy Chính phủ. Nhưng cái đấy cũng chỉ là đối tượng tham khảo để cho chính sách gần với cuộc sống, còn cứu trợ ai vẫn là quyền quyết định của Chính phủ.

    Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là Chính phủ không được quên cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát quá trình cứu trợ. Không nên để xảy ra tình trạng chúng ta đến ngõ nào, phố nào cũng thấy ca ngợi Chính phủ tốt bụng cho mình tiền.

    Tôi đã bắt đầu thấy ở trên ti vi có một số công ty đã ca ngợi rồi. Tôi xin lỗi là những con kền kền ấy mà đã bắt đầu mở miệng thì Chính phủ phải coi chừng sờ nắp túi mình xem nó đã bật ra chưa?

    Chúng ta không được quên cứu trợ là một công nghệ tài chính có tiêu chuẩn phổ biến toàn cầu, hoàn toàn không phải là hoạt động từ thiện. Cứu trợ không phải là hoạt động chính trị. Nó có ý nghĩa chính trị chứ không phải là hoạt động chính trị, mà là hoạt động thuần túy tài chính.

    Cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát


    "Chính phủ bỏ tiền ra để mua một tương lai tốt cho nền kinh tế Việt Nam chứ không phải mua tương lai cho một xí nghiệp cụ thể nào cả. Tất cả những ai chê trách Chính phủ là tôi chết mà không cứu là vô lý.

    Chính phủ cứu một nền kinh tế chứ không cứu một xí nghiệp, nhưng để cứu một nền kinh tế thì Chính phủ buộc phải đi qua con đường cứu một số xí nghiệp. Vậy chọn xí nghiệp nào là toàn quyền quyết định của Chính phủ.

    Tuy nhiên, điều cần nói ở đây là Chính phủ không được quên cứu trợ không phải là thiện chí chính trị, mà là một công nghệ và phải giám sát quá trình cứu trợ".

    - Ông Nguyễn Trần Bạt -

    PV: - Thưa ông, ông có nghĩ rằng số tiền 29.000 tỉ đồng này sẽ cứu được những doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp mấp mé bên bờ vực phá sản không phải do thiếu tiền, mà nó mất tiền, bởi vì nếu thiếu tiền thì đã không kinh doanh.

    Vấn đề phải đặt ra là liệu có mất nữa không? Cho nên xưa nay cứu trợ luôn luôn gắn liền với tái cấu trúc các doanh nghiệp cụ thể. Người ta cứu trợ luôn kèm điều kiện.

    Giống như cộng đồng châu Âu cứu trợ Hy Lạp là kèm theo điều kiện phải thắt chặt chi tiêu. Tức là Chính phủ ấy mất đi quyền độc lập quốc gia của mình trong lĩnh vực tài chính, trong lĩnh vực chi tiêu công.

    Tôi sợ rằng việc vung vãi tiền bạc như một biểu hiện của sự nhân văn, thương người, cứu trợ mà không tuân thủ các công nghệ tài chính liên quan đến hoạt động cứu trợ, có thể dẫn Chính phủ chúng ta đến chỗ mất tiền và mất cả uy tín nữa, vì chúng ta không hiểu được bản chất của khái niệm cứu trợ.

    PV: - Thưa ông, ông có quan ngại rằng số tiền 29.000 tỷ này nó sẽ đi đến những doanh nghiệp không cần cứu, hoặc đi đến những doanh nghiệp đã chết rồi không cần cứu không?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Trong cuộc sống chúng ta vẫn hay gặp những trường hợp người chết rồi mà người ta vẫn khai còn sống để lĩnh lương.

    Ngày xưa trong chính quyền Việt Nam cộng hòa, có liệt sĩ vẫn được lĩnh lương. Ở Mỹ người ta phải tìm những người mất tích ở chiến trường để khóa sự việc lại và để Chính phủ không phải tiếp tục chi tiền cho những người không xác định được là đã chết một cách hợp pháp.

    Vậy Chính phủ phải xem trong ngần ấy doanh nghiệp thì cái nào là liệt sĩ rồi, cái nào đang ngắc ngoải, và trong đống ngắc ngoải ấy, cái nào thức dậy thì có lợi cho xã hội, còn cái nào ngủ tiếp cũng được, không sao cả. Chính phủ tuyệt đối không được nghĩ đây là thiện chí của Chính phủ, mà Chính phủ đang bỏ tiền ra để cứu một nền kinh tế.

    PV: - Đấy chính là giải pháp mà số tiền 29.000 tỷ đồng này đến được nơi cần cứu?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nói lại là đến nơi nào thì không biết được, và chúng ta đừng hy vọng chúng ta biết được. Chúng ta chỉ trích bằng những tin đồn là không được. Chính phủ chịu trách nhiệm trọn vẹn và toàn diện việc triển khai gói cứu trợ này để cứu nền kinh tế của chúng ta, các xí nghiệp không được cứu trực tiếp thì sẽ được hưởng cái lợi gián tiếp do nền kinh tế ấy không chết.

    Nên nhớ rằng mọi xí nghiệp đều có thể chết theo một nền kinh tế, cho nên thành tích của Chính phủ là cứu một nền kinh tế. Cứu một nền kinh tế tức là ngăn chặn sự chết theo của các công ty khi nền kinh tế ấy chết.

    PV: - Thưa ông, sắp tới Quốc hội có xem xét gói 29.000 tỷ này, vậy với cá nhân mình, ông mong chờ gì từ cuộc nghị sự này?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Quốc hội phải làm đúng nghĩa vụ của mình, Quốc hội phải giám sát tất bởi vì đây là tài sản của nhân dân. Một Nhà nước tự bản thân nó không có tài sản. Nhà nước là đại diện để quản lý các sở hữu của nhân dân.

    Cho nên, Nhà nước chúng ta mặc dù không phân lập như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói khi khai mạc hội nghị Trung ương V, nhưng các nhánh quyền lực cũng không trốn được trách nhiệm của mình. Nhánh quyền lực của Quốc hội thay mặt nhân dân giám sát tất cả sự lưu chuyển các dòng tài sản của xã hội.

    Tôi hoan nghênh Quốc hội nếu Quốc hội giám sát tốt được chuyện ấy. Nên nhớ rằng Quốc hội có thể giám sát và Quốc hội có thể hợp thức hóa, do đó Quốc hội cần cố gắng để không hợp thức hóa những mặt tiêu cực và giám sát để hạn chế các mặt tiêu cực và khích lệ các mặt tích cực. Tôi hoan nghênh chuyện ấy, hoan nghênh phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

    Vào khoảng 6 tháng nay chúng ta thấy mọi cơ chế kiểm tra, kiểm soát đều tiến công một cách không thương tiếc vào các doanh nghiệp Nhà nước. Sự tố giác những vấn đề tiêu cực diễn ra trong một vài tập đoàn Nhà nước, từ Vinalines, cho đến PVN, cho đến EVN, VNPT thể hiện một thái độ thức tỉnh của hệ thống chính quyền Nhà nước chúng ta đang diễn ra, đã diễn ra ở trong các doanh nghiệp Nhà nước.

    Chúng ta phải bắt rận chứ không giết các con kinh công ấy được. Bây giờ chúng ta bắt không được rận mà làm cho nó lăn quay ra chết chẳng hạn, thì tai họa còn khủng khiếp hơn. Rất nhiều người không đồng ý với tôi, rất nhiều người muốn giết chết các con vật gây bệnh, nhưng tôi thì không. Tôi thuộc vào nhóm những người muốn chữa bệnh cho các thực thể.

    Còn việc chúng ta cường điệu vai trò của các tập đoàn kinh tế Nhà nước thì đấy thuộc vấn đề lý luận, hiện nay phải nói rằng sự thức tỉnh về mặt này rất hạn chế. Tuy nhiên, thức tỉnh những vấn đề lý luận đòi hỏi thời gian nhiều hơn, vì nó đòi hỏi một số thực tiễn thất bại để có thể rút ra kết luận được.

    Và không chỉ hiểu biết về sự thất bại đâu mà còn phải nghĩ ra các phương pháp để thay thế. Không có các tập đoàn nhà nước thì Đảng này, Nhà nước này thay nó bằng gì, bây giờ chưa tìm được. Với năng lực của xã hội như hiện nay thì các công ty tư nhân có trở thành đại gia được giống như các tập đoàn Nhà nước không?

    Chưa chắc. Khi sờ đến các đại gia có màu sắc tư nhân là lập tức chúng ta thấy nườm nượp tất cả các tín dụng và tài sản Nhà nước ở trong đấy. Như vậy, nó chỉ gọi là tập đoàn tư nhân, còn thực chất nguồn sống của nó, máu của nó vẫn là chế tạo tại chính phủ CHXHCN Việt Nam, vẫn là tài sản quốc gia.

    - Xin cảm ơn ông!

    Hiện đại hóa trụ sở là "đòi hỏi" phi kinh tế!

    Ngoài gói 29.000 tỷ đồng, chi tiêu công cũng là một trong những 5 nhóm giải pháp được Bộ Tài chính nhắc tới trong chủ trương giải cứu các doanh nghiệp lần này.

    Tuy nhiên, theo như ông Nguyễn Trần Bạt đánh giá: "Chỉ nguyên một câu chuyện Vinashin thôi là chúng ta có thể kết luận được các bệnh tương tự ở trên các thực thể tương tự.

    Cái này tôi nói nhiều rồi, xã hội nói nhiều rồi tôi cũng không muốn nói thêm. Kể cả câu chuyện đề xuất của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về hơn 200 nghìn tỷ đồng, thiên hạ cũng nói nhiều rồi, tôi cũng không muốn nói thêm nữa, tôi chỉ xác nhận rằng họ nói có lý".

    PV: - Ông có thể phân tích cụ thể hơn về điều này, thưa ông?

    Ông Nguyễn Trần Bạt: - Một Bộ trưởng phụ trách một Bộ kinh tế không thể nào đưa ra các đòi hỏi phi kinh tế được. Đòi hỏi như thế là phi kinh tế.

    Chúng ta có khoảng 20 Bộ trưởng, mỗi một Bộ trưởng đưa một gói đề xuất như thế thì Chính phủ trở thành một bà u già không còn sữa mà con thì vẫn nhao nhao đòi bú.

    Chính phủ chúng ta không chỉ có các đứa con là Bộ mà 64 tỉnh thành cũng là những đứa con thật sự của Chính phủ. Giả sử bình quân mỗi một tỉnh hoặc một Bộ đề xuất cho Thủ tướng Chính phủ một yêu cầu để tái cấu trúc lại Bộ hoặc tỉnh của mình khoảng độ 50% so với đề xuất của Bộ GTVT.

    Tức là, khoảng 100 ngàn tỷ, thì với 64 tỉnh thành cộng với 22 Bộ là gần 100 cơ cấu, Thủ tướng của chúng ta lấy đâu ra để đáp ứng.

    Cái cần rút kinh nghiệm ở đây là tất cả các Bộ trưởng và Tỉnh trưởng khi đưa ra các đòi hỏi đầu tư đối với Nhà nước thì phải cân đối tiềm năng của một Chính phủ và phải cân đối với tiềm năng của một nền kinh tế.

    Bởi vì để làm Bộ trưởng mà không hiểu Chính phủ của mình thì không làm được, và để làm thành viên của nội các mà không hiểu năng lực của nền kinh tế của đất nước mình thì cũng không làm được. Đã không làm được thì mọi đề xuất đều không có giá trị.

    Huyền Biển (Thực hiện)
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Thêm 1 bài trả lời phỏng vấn rất hay nữa. Tks bác đã post.

    Cá nhân em rất ngưỡng mộ bác Bạt và bác Thành. Mỗi bác 1 phong cách nhưng luôn làm cho em muốn đọc và hiểu xem bậc cao thủ nghĩ gì về chính sách vĩ mô

    Tuy vậy mỗi khi đọc 1 bài viết của bác Bạt hay bác Thành em cũng vẫn phải trao đổi với các cao thủ khác, với bạn bè và đồng nghiệp để xem nó đã thực sự có lý không? cái gì cần phải đánh dấu lại để kiểm nghiệm

    Cụ già em cũng là 1 chuyên gia rất cao cấp trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng bộ máy nhà nước nên em cũng thường hỏi về vấn đề này.

    Em cũng có dịp được ngồ nói chuyện và học hỏi 2 đại đệ tử của bác Bạt. Cả 2 giờ đều khá thành công và có những công ty riêng.

    Hơi ngạo mạn 1 chút nhưng em cũng đã từng chém ở các thớt là cách làm hiện nay vẫn là chữa bệnh ngoài da nhưng ngũ phủ lục tạng nát bét mà.

    Tuy nhiên trong giới hạn chuyên mục về CK chúng ta chỉ nên xét xem với các gói cứu trợ này thì đâu là các DN trên sàn niêm yết hưởng lợi nhất vì từ tháng 6 nó sẽ có hiệu lực. Như thế quý 3 kết quả kinh doanh của các DN này sẽ phản ánh rõ rệt.

    Phận con sâu cái kiến nên không nên quá lạm bàn với các cụ được mà chỉ nên phân tích nho nhỏ để kiếm miếng cơm manh áo mà thôi.
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    http://f319.com/home/1529858 - Thêm 1 toipc cực kỳ ấn tượng. Xem xong những bức hình này không có cảm xúc và suy tư mới là lạ.

    Cùng với ảnh chen lấn đến bẹp ruột ở đền Trần http://f319.com/home/1384450, cái gì đang diễn ra ở VN vậy hả các bác?
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Điểm tin

    Vietnam Today - Đề xuất tăng giá điện gây lo ngại cho nhà đầu tư

    Thị trường đi xuống trước đề xuất của EVN. Theo Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Tiến Thỏa, EVN một lần nữa xem xét đề xuất tăng giá điện bán lẻ khoảng 5-10% với lý do chi phí nhiên liệu đã tăng mạnh 3,29%. Như vậy, giá bán điện cần điều chỉnh tăng 42,95 đồng /kWh hay 3,29% dựa trên giá bán trung bình là 1.347 đồng/kWh.

    Đề xuất của EVN khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại giá điện tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lạm phát và phục hồi sản xuất. Vì vậy, nhà đầu tư ngắn hạn đang nhanh chóng rút khỏi các tài sản nhiều rủi ro, khiến cả hai sàn đóng cửa trong sắc đỏ. Thị trường đã tăng điểm khá tốt trong thời gian qua, vì vậy nhiều nhà đầu tư muốn chốt lời và chờ đợi thị trường đảo chiều để mua lại. VNIndex giảm 1,2% xuống 480.1 và HNX giảm 2% xuống 81.58.

    Thông tin CTG phát hành thành công trái phiếu quốc tế không hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư. Theo Bloomberg, CTG vừa phát hành thành công 250 triệu USD trái phiếu quốc tế kỳ hạn 5 năm với lãi suất coupon hàng năm 8%. Các trái phiếu này có lợi suất 8,25% cho thấy mức chiết khấu so mệnh giá trái phiếu. Số tiền thu về sẽ dùng để tài trợ cho dự án nhà máy lọc dầu Nghi Sơn. Giá cổ phiếu CTG nhanh chóng tăng 2% trước thông tin trên sau khi mở cửa nhưng đóng cửa không đổi do tâm lý chung của thị trường đi xuống.

    VCB niêm yết toàn bộ cổ phiếu trên sàn HOSE vào ngày 14/05. VCB đã thông qua đề xuất niêm yết 1,78 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE kể từ ngày 14/05/2012. 1,78 tỷ cổ phiếu này thuộc sở hữu nhà nước và không thể giao dịch. Hiện tại có 530 triệu cổ phiếu của VCB được niêm yết trên HOSE, trong số đó có 347,6 triệu cổ phiếu thuộc về Mizuho trong vòng 5 năm. Sau khi niêm yết toàn bộ cổ phiếu, VCB sẽ có tác động lớn nhất lên chỉ số VNI do chiếm tới 13% của chỉ số. Đây có thể là lý do khiến VCB tăng 7,7% trong 5 ngày gần đây trong tuần này

    Sàn Hà Nội sẽ có chỉ số HNX30 – Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội thông báo sẽ đưa vào hoạt động chỉ số HNX30 vào cuối quý 2 gồm 30 cổ phiếu thanh khoản nhất và có vốn hóa lớn nhất sàn sau khi điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu lưu hành tự do. Chỉ số này sẽ là chỉ số chuẩn phục vụ cho việc thành lập quỹ ETF trong nước. Như vậy, những cổ phiếu lớn trên sàn Hà Nội có thể sẽ được hỗ trợ mạnh do nhà đầu tư tăng cường tích lũy mua với dự đoán một quỹ ETF trong nước có thể thành lập.

    Diễn biến thị trường

    Cả hai thị trường tiếp tục giảm và đóng cửa phiên cuối tuần với thanh khoản giảm mạnh. VN-Index giảm gần 6 điểm xuống 480 (-1,2%) với số mã giảm gấp đôi số mã tăng, tỷ lệ 192:73, trong đó 71 mã sàn. Chỉ số VN30 giảm 6,8 điểm xuống 547,9 (-1,2%) với 21 mã giảm và chỉ có 5 mã tăng. BVH, HAG, MSN, STB và VIC lấy đi 2,9 điểm của chỉ số.

    Đóng cửa gần như không đổi so với thứ Sáu tuần trước, sàn HNX giảm 1,65 điểm xuống 81,58 (-2%) với số mã giảm gần gấp ba lần số mã tăng, tỷ lệ 127:82, trong đó 78 mã sàn.

    Giao dịch trên HSX giảm 15% về khối lượng và 27% về giá trị xuống 114,3 triệu cổ phiếu trao đổi trị giá 1.699 tỷ đồng. Thanh khoản trên HNX giảm 9% về khối lượng và 10% về giá trị với 91,8 triệu cổ phiếu trao đổi trị giá 992 tỷ đồng.

    NVT là cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trên HSX về khối lượng với 8,9 triệu cổ phiếu giao dịch. SSI là mã dẫn đầu về giá trị với 60 tỷ đồng. Trên HNX, HBB, PVX và VND được giao dịch nhiều nhất với khoảng 4,5 triệu cổ phiếu giao dịch mỗi mã trong khi VND dẫn đầu về giá trị với 59 tỷ đồng.

    Nhà đầu nước ngoài trở lại mua ròng 78,8 tỷ đồng trên HSX, chủ yếu là mua HPG (15 tỷ đồng) và HAG (11 tỷ đồng). Trên HNX, họ vẫn tiếp tục bán ròng 4,8 tỷ đồng, chủ yếu là bán ra KLS (10 tỷ đồng) và BVS (8,9 tỷ đồng).
    Sự kiện nổi bật (14-5-2012):

    GSP: ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%.
    DRC: ngày GD không hưởng quyền trả cổ tức năm 2011 bằng cổ phiếu (10:4) và phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (10:1).

    Tin tức nổi bật:

    VCB: Niêm yết bổ sung 1,79 tỷ cổ phiếu thuộc sở hữu phần vốn Nhà nước
    Ngày 10/05/2012, SGDCK Tp.HCM đã có quyết định số 70/2012/QĐ-SGDHCM về việc chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được niêm yết bổ sung cổ phiếu thuộc sở hữu phần vốn Nhà nước với nội dung như sau: Số lượng chứng khoán niêm yết bổ sung: 1.787.023.116 cổ phiếu. Tổng giá trị niêm yết bổ sung (theo mệnh giá): 17.870.231.160.000 đồng. Ngày niêm yết có hiệu lực: 14/05/2012.

    PGD: Cổ tức năm 2012 dự kiến 20%
    Công ty Cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam thông báo Nghị quyết ĐHCĐ thường niên năm 2012. ĐHCĐ thông qua báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh năm 2011 với 303,76 tỷ đồng LNST, EPS đạt 7.082 đồng. Công ty sẽ dành 128,7 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2012 đã được ĐHCĐ công ty thông qua với doanh thu 4.312 tỷ đồng, LNTT đạt 172 tỷ đồng và LNST đạt 129 tỷ đồng. So với gần 304 tỷ đồng LNST thực hiện năm 2011 thì kế hoạch LNST năm 2012 giảm 57,53%. Chia cổ tức năm 2012 dự kiến 20%/ vốn.

    PHR: Quý 1 lãi ròng hợp nhất 169 tỷ đồng, giảm 14%
    Lãi ròng hợp nhất của CTCP Cao su Phước Hòa trong quý 1/2012 giảm 14% so với cùng kỳ năm trước và đạt 169 tỷ đồng.

    VHC: Dự kiến trả cổ tức 40% trong năm 2012
    CTCP Vĩnh Hoàn đã thông qua kế hoạch và các phương án kinh doanh trong năm 2012 tại ĐHĐCĐ thường niên. Cụ thể, trong năm 2012, tổng doanh thu VHC ước đạt 5,095 tỷ đồng, tăng 24% so với thực hiện năm 2011. Lãi ròng hợp nhất 250 tỷ đồng, giảm 58% so với năm trước, nhưng bằng với chỉ tiêu của năm 2011. Tỷ lệ trả cổ tức là 40%, trong đó 10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu. Kết thúc năm 2011, tổng doanh thu của công ty đạt 4,114 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 394 tỷ đồng. Công ty trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%.

    C47: Trả cổ tức đợt 2 năm 2011 bằng tiền mặt
    Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – CN.TP.HCM (CNVSD) thông báo về việc trả cổ tức đợt 2 năm 2011 bằng tiền mặt. Ngày giao dịch không hưởng quyền: 21/5/2012. Ngày đăng ký cuối cùng: 23/05/2012. Tỷ lệ thanh toán: 12,5%/cổ phiếu ( 01 cổ phiếu được nhận 1.250 đồng). Thời gian thanh toán: 04/06/2012.

    REE: Platinum Victory đã mua 5 triệu CP, đăng ký mua tiếp 2 triệu CP
    Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh báo cáo thay đổi sở hữu của cổ đông lớn như sau: Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi giao dịch: 12.318.720 đơn vị tương đương tỷ lệ 5,14%. Số lượng cổ phiếu đã mua: 5 triệu cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch: 17.318.720 đơn vị tương đương tỷ lệ 7,08%. Giao dịch thay đổi tỷ lệ sở hữu thực hiện ngày 4/5/2012. Platinum Victory PTE LTD đăng ký mua tiếp 2 triệu cổ phiếu nâng lượng cổ phiếu nắm giữ lên 19.318.720 đơn vị. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 15/5 đến 13/7/2012.
  6. ilovemynickname

    ilovemynickname Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/02/2012
    Đã được thích:
    0
    30.000 tỷ rồi, không phải 29.000.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Nói chung khi tung ra các gói cứu trợ này cơ chế xin cho sẽ thể hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Kẻ ăn chẳng hết kẻ lần chẳng ra.
  8. truongtulam1

    truongtulam1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/02/2012
    Đã được thích:
    44
    xem 2 cái này đọc cười đau hết ruột
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bắt đầu chém ...

    Có nhiều bác hỏi em thế theo bác kích thì kích cái gì?

    Em thì trình còi nghĩ ra thế éo nào được. Đến cao thủ như bác Bạt còn thấy khoai nữa là.

    Tuy nhiên nếu buộc phải phải nghĩ ra 1 cách thì em nghĩ cứ học bài học thành công của bọn nước ngoài vận dụng sáng tạo vào VN cũng là ổn. Thực ra nó cũng dễ hiểu và cũng không quá phức tạp nếu cần phải đưa ra các lĩnh vực cần kích.

    VN là chuyên gia học mô hình của TQ nhưng học éo đến nơi đến chốn và quyền lực phân tán nên éo làm được như thằng " bạn " hùng cường phía Bắc.

    Cũng mô hình thu hút đầu tư FDI, cũng đặc khu này nọ, cũng nông thôn hóa thành thị, thành thị hóa nông thôn, chuyển dịch cơ cấu vớ vẩn... nhưng thế nào thì tự mỗi người có 1 kết luận nhá.

    Đến giờ những thằng chớm thoát khỏi khủng hoảng lại là những thằng kích cầu. Một mặt nó khuyên các nước khác bóp chặt chi tiêu , một mặt bản thân nó kích cầu. Lý do nào thì từ từ các bác sẽ nhận ra.

    Tuy nhiên cái khó nhất như nói ở trên kích vào đâu, liều lượng thế nào? cái đó mới khoai vì tiềm lực có hạn không thể kích loạn được mà kích nhỏ quá khác gì muối bỏ biển?

    Nhìn lại thằng Mỹ đầu tiên:

    Nó chính là thắng mang bom ra nổ đầu tiên, cũng là thằng lead cuộc chơi toàn cầu này.

    Không thể phủ nhận điều kiện chủ quan của Mỹ là nó nắm đồng USD trong tay nên nó có con bài tẩy để lead cuộc chơi. Nó quá chủ động khai mào và dẫn dắt.

    Giờ nước Mỹ ra sao? sau 2 quả kích cầu QC1 và QC2 giờ nó chuẩn bị tiếp QC3. Dễ dàng nhận thấy nó trọng tâm vào ngân hàng, tài chính, chế tạo ô tô và năng lượng... bởi đây là sức mạnh của nền KT Mỹ. Tất nhiên còn vài ngành nữa mà em chưa nghĩ hết được.

    Tiếp theo đến thằng Đức


    Thằng này chọn ngành chế tạo ô tô, dược, chế tạo phương tiện vận tải ... Nó tung ra chính sách đổi ô tô cũ lấy ô tô mới. Vì ai chẳng biết ô tô Đức là vô địch thế giới.

    Giờ thì Đức chính là thằng cường quốc thứ 2 thoát khủng hoảng

    Thứ 3 chính là anh bạn to lớn phía Bắc chúng ta


    Thằng này chọn kích cầu là hạ tầng giao thông . Nó đông dân, nhà máy nhiều, hơn nữa nó là nước đang lên nên chỉ thiếu có khoáng sản và năng lượng. Nó vươn lên thứ 2 TG nhờ khủng hoảng rồi

    Tiếp theo là thằng Nhật.

    Thằng này đúng là họa vô đơn chí. Liên tiếp dính 2 quả động đất, sóng thần lụt lội ở Thái, khủng hoảng dầu Trung Đông. Nói chung thằng này cũng là thằng giàu nên bị đám sói đánh hội đồng nhân dịp dính trọng thương. Tuy nhiên nó giàu quá và tích lũy quá nhiều nên chưa chết mà chi liêu xiêu thôi.

    Nhật nó là nền KT siêu xuất khẩu nên nó chết vì Mỹ và TQ ở tỷ giá Yên, chết vì dầu tăng giá, chết vì Mỹ cạnh tranh xuất khẩu vốn...

    Thế nên Nhật nó chọn phương án là hạ Nội tệ, đẩy mạnh ODA bất chấp khủng hoảng. Thằng này là nước xuất khẩu vốn vô địch thế giới. Nó đi đầu tư để thu lợi nhưng khốn nỗi chỗ nó đầu tư đều không gặp may ( lụt ở Thái ), kinh tế yếu kém ở VN...

    Sắp tới làn sóng đầu tư của Nhật sẽ tiếp tục tăng cao ở VN chẳng phải VN hấp dẫn gì đâu mà như em nói đồng tiền thông minh nó tự tìm đến, đuổi nó không đi, mời nó không đến.

    Anh 3D nhà ta còn chỉ đạo thành lập ủy ban phốihợp kêu gọi và tiếp nhận dòng vốn từ Nhật và Hàn rồi đấy. Thông tin này sẽ có sớm trên media thôi.

    Các thằng khác : Nga, Úc, Ấn Độ, Bra.... nó đều có chính sách kích thích KT hết. Đó là những thằng điển hình và thành công. Những thằng nhỏ lẻ đều bị nó lừa hoặc bị đẩy vào thế biết bị lừa cũng không có lựa chọn ( bọn Trung và Nam Âu ).

    VN thế nào? VN mạnh nghề gì? cứ thế mà kích vào đó thôi. Cần éo phải nghĩ. Search ngay ra 10 ngành có doanh thu và đóng thuế cao nhất, 10 ngành nhiều lao động nhất rồi kích vào đó.

    Hạ thuế, giãn thuế, hỗ trợ giá trực tiếp thì cầu sẽ tăng.

    Hehe em nghĩ liều thế thôi chứ đúng hay không thì cũng chẳng mang ý nghĩa gì vì em éo phải lãnh tụ.

    Đến bác Thành bác Bạt còn dâng ngọc cho Đá nói éo gì loại lìu tìu.

    Nhưng nói thế thôi thế nào cũng có chỗ kích đúng chỗ kích sai. Quan trọng là hứng lấy mảnh rơi vãi là cũng được rồi.

    Câu hỏi cho vụ này: Đố các bác biết giãn, giảm thuế thì nhóm ngành nào trên sàn chắc chắn có lợi nhiều nhất? Em đã manh nha nghĩ ra rồi đó !
  10. Mr.Sam

    Mr.Sam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Nhom ngành than va đầu khi phai ko Bác, các ngành khác e thay lỏi nhuận ko co
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này