1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tháng 5 - Giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4124 người đang online, trong đó có 305 thành viên. 12:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110318 lượt đọc và 1003 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Ví dụ em nghĩ như thế này:
    - Nếu ai mua lúa của dân thì cứ mỗi Kg thóc mua của nông dân ( hình như giờ là 6500 VND thì phải ) nhà nước hỗ trợ 500 VND. Người mua chỉ phải trả 6000.
    - Nếu ai mua sắt thì cứ mỗi tấn được hỗ trợ 300K/tấn
    - Mua nhà được giảm thuế sang nhượng
    - Mua ô tô được giảm thuế chước bạ
    - Mua hàng dêt may được giảm 5% hóa đơn thanh toán..

    Đại loại thế.... nhưng chọn 10 ngành thuộc top ấy !
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Éo phải nó là ck và ngân hàng. Với chính sách mới thế này 2 thằng này hiển nhiên có lợi
  3. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Xin trich nhan dinh cua HSC, cac bac cung tham khao:

    Các thị trường đã điều chỉnh trong phiên hôm nay sau một tuần giao dịch không có xu hướng rõ ràng (trong đó số phiên giảm nhiều hơn số phiên tăng). Trên thực tế, kể từ đợt tăng mạnh sau kỳ nghỉ 30/4- 1/5 vào giữa tuần trước, thì có vẻ đà tăng của thị trường đã không tiếp tục được duy trì, cho thấy thị trường có lẽ sẽ chùng xuống và củng cố. Còn quá sớm để kết luận liệu đây có phải là khởi đầu của một đợt điều chỉnh sâu hay chỉ là một đợt giảm nhẹ trước khi VNindex bật lại và test mốc 500.
    HSC cho rằng thị trường có lẽ sẽ điều chỉnh sâu hơn vào những tuần tới. Tuy nhiên, chúng tôi không chắc là đợt điều chỉnh này sẽ bắt đầu ngay bây giờ hay thị trường sẽ có một số phiên tăng nữa trước khi bắt đầu điều chỉnh. Chúng tôi thấy rằng nhiều mã có hệ số bê ta cao như BVH; KLS; DIG; SJS; CTG; STB và MBB đã chạm đỉnh vài tuần trước và có vẻ đang trong giai đoạn củng cố kể từ đó. Cho dù thế nào thì các NĐT trung hạn cũng nên thận trọng trong thời điểm hiện tại.

    Va


    Phân tích kỹ thuật
    Ngày 11/05/2012, HNX-INDEX giảm -1,71 điểm, tương đương -2,05% đóng cửa ở mốc 81,52 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh là 81,40 triệu cổ phiếu, thấp hơn 17,28% so với phiên trước; thấp hơn 7,00% so với khối lượng trung bình 20 ngày; và cao hơn 26,84% so với khối lượng trung bình 90-ngày.
    Quan điểm phân tích kĩ thuật ngắn hạn:
    Thị trường đóng cửa giảm mạnh với một cây nến đỏ thân dài hôm nay. Khối lượng giao dịch tuy thế giảm khá mạnh về mức 81,40 triệu cổ phiếu, thấp hơn 17,28% so với phiên trước và thấp hơn so với khối lượng trung bình.
    HNX index như vậy đã có phiên điều chỉnh thứ 4 liên tiếp dưới áp lực bán từ từ vùng kháng cự ngắn hạn 86 điểm, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm cho rằng đây chỉ là sự điều chỉnh trong xu hướng tăng. Trong khi thị trường rất ít có khả năng giảm sâu xuống dưới vùng hỗ trợ quan trọng 80 điểm, xu hướng tăng ngắn hạn chỉ có thể bị vi phạm khi vùng này bị phá.
    Khuyến nghị chiến lược giao dịch: Nhà đầu tư ngắn hạn vẫn nên duy trì trạng thái NẮM GIỮ ở vùng giá hiện tại, có thể tận dụng biến động trong phiên để giao dịch hạ giá vốn và không nên bán ra nếu thị trường giảm mạnh.
    Nhà đầu tư trung hạn (3-6 tháng) và những nhà đầu tư nắm giữ danh mục cổ phiếu lớn không thể bán ra trong vòng 2 ngày tiếp tục duy trì chiến lược nắm giữ và “let profit runs”. Cân nhắc chốt lời khi HNX index tiến dần về vùng kháng cự 88-90.
    Quan điểm phân tích kĩ thuật trung hạn:
    Xu hướng trung hạn vẫn duy trì ở mức đánh giá TĂNG. Vùng hỗ trợ trung hạn đã được dời lên vùng 74 điểm trong khi kháng cự trung hạn hội tụ ở vùng 88-90 điểm.
  4. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    @ KQ25: Bác nói chuẩn rồi, chính xác sẽ là ngân hàng và CK, suy cho cùng thì vẫn phải dùng Bank để làm kênh dẫn và xúc tác! Rồi VN này thành con nợ của Bank hết thôi ^:)^
  5. Billiondollar

    Billiondollar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    87
    EVN đã trình 3 phương án tăng giá điện

    Tác giả: THEO PLTPHCM
    Bài đã được xuất bản.: 9 giờ trước

    EVN đã trình 3 phương án tăng giá điện

    EVN trình ba phương án tăng giá điện là: Tăng dưới 5%; tăng 10%; tăng trong khoảng 5%-10%.

    Theo Pháp luật TPHCM ngày 12/5, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) hiện đã trình Bộ Công thương 3 phương án tăng giá điện. Thứ nhất, tăng giá điện dưới 5%; thứ hai, tăng giá điện 10%; thứ ba, tăng giá điện trong khoảng 5%-10%.

    Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương), hiện đơn vị này chưa nhận được bất cứ đề xuất nào từ EVN.

    "Việc điều chỉnh giá điện hay không sẽ được liên bộ Tài chính - Công thương tính toán, cân nhắc dựa trên mục tiêu đưa giá điện vận hành theo thị trường nhưng đảm bảo kiềm chế lạm phát" - vị lãnh đạo này nói.

    Trước đó, ngày 10/5, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, tính đến thời điểm này, các yếu tố đầu vào đã khiến giá điện tăng gần 3,3% (42,9 đồng/kWh).

    Theo quy định tại Quyết định 24 của Chính phủ về điều hành giá điện, trường hợp chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động các thông số đầu vào cơ bản nhỏ hơn 5% so với giá bán hiện hành, EVN tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân chi phí sản xuất, kinh doanh chưa được tính hết vào giá bán điện để điều chỉnh giá bán bình quân tối đa 5%, sau khi báo cáo Bộ Công Thương.

    Như vậy với việc thông số đầu vào làm tăng giá điện khoảng 3,3% mà Cục Quản lý Giá đưa ra thì việc tăng giá điện chỉ là vấn đề thời gian.

    Theo PLTPHCM
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Để rộng đường cho các bác chém về tác dộng của các gói kích cầu này em nghĩ nên chăng quay lại nghiên cứu kinh nghiệm thành công và thất bại của các nước. Bài học xương máu vẫn còn mới nguyên.

    Còn nhớ ngay từ đầu năm khi em mở thớt đầu bác VNtienlen đã hỏi em ngay bác đánh giá gì về kích cầu năm 2008. Có lẽ bác áy biết năm 2012 sẽ lại có kích nên hỏi trao đổi trước chăng?

    Giờ thì các gói kích năm 2012 đã thành hiện thực nhưng bài học đắt giá năm 2008 vẫn nguyên giá trị. Thất bại có thể gọi như thế năm 2008 có là bà mẹ của thành công năm 2012 không?

    Hihi thế nên em mạnh dạn đề nghị nghiên cứu Trung Quốc đầu tiên. Các bác thấy thể nào?
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.470
    Tại sao lại chọn TQ? Vì em nghĩ TQ là bài học dễ so sánh nhất. VN tuy không bao giờ thừa nhận nhưng :))vẫn luôn coi TQ là mô hình để theo đuổi.

    Thêm vào đó khách quan mà nói TQ cũng được các chuyên gia trên TG công nhận chính là nước kích cầu hiệu quả nhất. Nó lợi dụng khủng hoảng vượt lên thành nước có GDP lớn thứ 2 thế giới.

    Chủ quan mà nói em thấy nghiên cứu kinh nghiệm của TQ rất hay. Em tin các bác sẽ thấy có rất nhiều điều bất ngờ như em.

    Mời các bác!:))
  8. cafedem

    cafedem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    307
    e là sv đang học bển Tàu, để e tìm hiểu thêm để chém cùng bác nhé\:D/
  9. cafedem

    cafedem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    307
    Trước tiên nói về mục đích và hướng của gói kích cầu của Tàu: (e tạm viết sơ sơ)

    1 là thúc đẩy nhanh các công trình an cư, tăng trợ giúp cho các dự án nhà giá rẻ, đẩy tốc độ các dự án cải tạo nhà ở, mở rộng cải tạo các tòa nhà xuống cấp ở nông thôn
    Giải quyết vấn đề nhà ở bắt đầu từ các công trình an cư, đồng thời tăng cung ứng các nhà giá rẻ,, nhằm đảm bảo phát triển an cư lạc nghiệp,kinh tế, dân sinh
    2 là thúc đẩy xây dựng cơ sở ở nông thôn, như khí đốt, nước sạch, đường xá, hoàn thiện mạng điện lưới, kiên cố hóa các công trình cấp thoát nước giữa các vùng của tq, cái tạo tăng tiết kiệm các dự án tưới tiêu. Tăng mức hỗ trợ cho các vùng nghèo.
    3 là đẩy nhanh các dự án đường sắt, đường bộ, sân bay...。 Trọng điểm xây dựng các tuyến đường chuyên vận, thông tin liên lạc và đường sắt tới miền tây, hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc, xây dựng đường chính và các trợ tuyến tới sân bay, đẩy mạnh cái tạo mạng lưới điện thành thị.
    4 là đẩy mạnh phát triển các ngành vệ sinh, y tế, văn hóa, giáo dục. Tăng cường hệ thống phục vụ y tế, cải tạo dự án trường học ở miền tây, xây dựng cải tạo trường và ký túc ở miền tây.
    5 là tăng cường xây dựng các dự án bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh xây dựng dự án xử lý chất thải, xử lý nước, bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên.
    6 là đẩy nhanh tự chủ sáng tạo và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Trợ giúp phát triển các nhành kỹ thuật cao, thúc đẩy các ngành dịch vụ.
    7 là đẩy nhanh các dự án phòng chống động đất, thiên tai. 
    8 là nâng cao thu nhập vùng nông thôn,. nâng cao mức giá thu mua lương thực, thực phẩm, nâng cao mức hỗ trợ giá lương thực, thực phẩm, hỗ trợ sử dụng máy móc nông nghiệp. Nâng cao mức thu nhập của tầng lớp thu nhập thấp, và phúc lợi xã hội, tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn hỗ trợ cho những người về hưu và các đối tượng được hưởng ưu đãi. 
    9 là đối với tất cả các khu vực, tất cả các ngành thực hiễn miễn giảm, cải cách thuế, cổ vũ cái tiến kỹ thuât,.
    10 là tăng mức hỗ trợ tài chính cho mục tiêu tăng trưởng. Xóa bỏ hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương nghiệp, tín dụng tăng trưởng ở mức hợp lí, chú trọng tín dụng cho các công trình trọng điểm, công trình tam nông, cho cải tạo kỹ thuật ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ tài chính cho cải tổ, sáp nhập, cấp tín dụng hợp lí cho việc nâng cao mức tiêu dùng.

    Sợ bộ có thể thấy Tq tập trung phát triển hạ tầng cơ bản như đường bộ và đường sắt, thủy lợi sân bay ( Các bác có thể tìm thêm số liệu về số km đường sắt cao tốc và cao tốc đường bộ nó xây được trong năm nay), dự án nhà ở. Nó tập trung hỗ trợ cho các ngành nông thôn( cái này được nó nhấn mạnh trong nghj quyết của Tàu khi chuyển hướng trọng tâm kte về nông thôn. Tiếp nữa là tăng phúc lợi và dân sinh xã hội. CUối cùng mới là tập trung hỗ trợ cho cái tiển kỹ thuật năng suất ở các doanh nghiệp... Rất bài bản.
    E còn nhớ trong năm đó nó có lập 1 web để cập nhật tình hình vốn được cấp cho các tỉnh, xem dòng vốn chảy về đâu và được sử dụng như thế nào. Cực hay.
    Cơ chế xin cho ở Tàu đương nhiên vẫn cực mạnh, nhưng nếu nhìn vào hạ tầng và các ngành hỗ trợ của nó thì ai cũng phải bái phục thằng Tàu.
    E đi bus ở đây mất có 4 máo nghĩa là ko đến 1500vnd 1 lần, điện ngầm thì 7k vnd 1 lần đi khắp bk nhé các bác. Taxi thì 7k 1 km, xăng tăng nhiều lần nhưng nó ko hề tăng giá taxi, chỉ là cộng thêm 2-3 tệ cho 1 lần đi ( tiền trợ giá xăng dầu). Bkinh giá đắt vậy nhưng tiền 1 hào của nó (330 đồng vnd) vẫn sự dụng được trong mua bán.
    Mời các bác chém tiết, chi tiết hơn về dòng chảy đồng tiền e sẽ viết sau.
  10. lavan

    lavan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/03/2010
    Đã được thích:
    599
    TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng...”!
    SGTT.VN - "Gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng tung ra với những giải pháp đi kèm không thực sự cứu vớt được doanh nghiệp. Không sản xuất thì không có việc làm, không việc làm thì không thu nhập, không thu nhập thì không có tiền mua sắm… Doanh nghiệp chết thì nền kinh tế cũng chết theo". TS Bùi Kiến Thành đã chia sẻ cùng Kienthuc.net.vn.
    Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu
    Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỉ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?

    TS Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp... Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.

    Gói giải pháp là cần thiết, nhưng cách làm cụ thể thì tôi không đồng tình. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian nộp thuế VAT từ tháng 4 - 12 mới phải nộp. Thực sự điều này không giúp được nhiều cho doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần là hàng tồn kho quá nhiều, phải có giải pháp tiêu thụ.
    Về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sao thưa ông?
    Bất hợp lý. Bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn có lãi để mà nộp thuế? Doanh nghiệp đang giãy chết là bao nhiêu? Số doanh nghiệp xin giải thể tăng gấp mấy lần năm vừa rồi. Việc giảm 30% thuế không thể giúp các doanh nghiệp đang cần giải cứu. Doanh nghiệp còn có khả năng đóng thuế là họ đã làm ăn kha khá rồi, họ đâu cần giải cứu.
    Vậy làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp?
    Nhà nước phải cần giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển. Gói cứu trợ có thể hiểu là mình đã bị tai nạn rồi, giờ mình mới đem ra để cứu chữa. Không nên để người ta bị bệnh rồi mới cho uống thuốc. Phải có giải pháp giúp họ không bệnh, khoẻ để làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Để người ta chết rồi mới đem tiền đến viếng thì không hiệu quả.
    Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!
    Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?
    Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỉ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.
    Bằng cách nào thưa ông?
    Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 - 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 - 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.
    Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?
    Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát.
    Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.
    Khi đó phải làm thế nào để không xảy ra lạm phát thưa ông? Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?
    Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.
    Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.
    Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.
    Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?
    Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.
    Theo ông thì những người đứa ra gói giải pháp có biết điều này không?
    Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.
    Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?
    Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.
    Một vế của nền kinh tế bị chết
    Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 năm nay được công bố gần như không tăng, ở mức 0,05%, tức là giá cả không tăng, nhưng vì sao không ai vui?
    Hàng hóa không có ai mua thì giá cả nó đâu thể tăng được. Làm sao mà vui được. Xưa thấy cái ti vi mới đẹp là mua về để chơi, bán hoặc cho đi ti vi cũ. Nhưng giờ thì không. Từ cái nồi cơm điện đến cái quạt người ta cũng hạn chế mua. Các siêu thị điện máy ế ẩm...
    Dường như khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội?
    Đúng vậy, thay vì mua những thứ người ta thích thì người ta chỉ mua những thứ mình cần.
    Từ trước đến giờ, đã khi nào xuất hiện những giai đoạn kinh tế khó khăn tương tự như hiện nay chưa thưa ông?
    Có. Nhưng không nguy hiểm như bây giờ.
    Vậy tình huống xấu nhất của thực trạng kinh tế này có thể là gì?
    Tổng sản phẩm quốc nội sẽ thấp, kinh tế đình đốn, không có sản xuất...
    Theo ông, khi nào chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn?
    Đến khi nào mà cái đà phá sản của doanh nghiệp được phanh lại, doanh nghiệp bắt đầu làm ăn được. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tạo ra việc làm, việc làm tạo ra thu nhập. Kinh tế là sản xuất và tiêu dùng chứ có gì đâu. Giờ anh sản xuất bị kẹt chết thì một vế của nền kinh tế bị chết.
    Xin cảm ơn ông!

    Năm 2009, Chính phủ cũng đã đưa ra gói cứu trợ 20 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp. Khi đó, lãi suất trên thị trường là 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (lãi suất cơ bản lúc đó là 8%). Nhà nước trả 4% đó cho ngân hàng giúp doanh nghiệp. Sau 2 năm thì tăng trưởng tín dụng lên đến hơn 60%, lạm phát bùng phát. Năm 2010 ta mới hoảng hồn về lạm phát, đến 2011 mới thực hiện kiềm chế lạm phát. Gói cứu trợ này ảnh hưởng đến nền kinh tế ở chỗ không cho vay theo dự án mà cho vay theo đối tượng. Người ta vay về mà không có nghĩa vụ phải dùng đồng tiền đó vào việc gì, mà nó là vốn lưu động nên họ làm gì cũng được. Một số công ty cho vay lại với lãi suất đến 15 - 16%. Thế nên nó mới tạo ra biết bao nhiêu dự án nhà mọc lên xây mọc lên nhan nhản rồi để đó.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này