Tháng 5 - Giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3002 người đang online, trong đó có 45 thành viên. 04:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 109917 lượt đọc và 1003 bài trả lời
  1. cafedem

    cafedem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    307
    Tiếp: chi tiết hơn: Gói kích cầu khoảng 615 tỉ đô phân bổ như sau:
    10% vào công trình nhà ở, an cư.
    9.25% vào công trình dân sinh nông thôn và xây dựng cơ bản nông thôn.
    37.5% vào đường sắt, đường bộ, mạng lưới điện.
    3.75% vào y tế, vệ sinh, giáo dục.
    5.25% vào sinh thái môi trường.
    9.25% vào tự chủ sáng tạo và điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
    25% vào tái xây dựng do thiên tai.
    Đây là số liệu cuối cùng của năm 2009 sau khi hoàn thành, có điều chỉnh so với gói ban đầu vào 2008, trong đó điều chỉnh tăng ở công trình, nhà ở, y tế, tự chủ sáng tạo+ tái cơ cấu, giảm tỷ lệ ở đường sắt, đường bộ+ điện lưới và mội trường.
    Có thể thấy tq đã khéo léo chuẩn bị cơ sở cho nền kinh tế, chờ khủng hoảng đi qua, ko phát tiền bãi.
    Trong đó chính phủ đầu tư trực tiếp 29.5%, các tỉnh đầu tư trực tiếp 31.3%; còn lại là các tổ chức tín dụng và ngân hàng.
    So với GDP của tq 2008 thì nó gấp 7.5 lần gói kích cầu, khá lớn so với Vn là 80 tỉ usd/4 tỷ kích cầu. Nhưng nhìn vào số liệu lạm phát của tq thì thấy rõ hơn tiền của nó được dùng như thế nào.
    Còn một cái hay nữa là 2008 khi bọn e học trên lớp, mỗi ngày thầy cô đều cập nhật các giải pháp của chính phủ và cùng thảo luận, để ý thì tq ra chính sách gì thì mấy ngày sau Vn có chính sách tương tự[:D][:D][:D]. Tiếc là lúc đó e chưa chơi ck :))
  2. DragonCorp

    DragonCorp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/02/2012
    Đã được thích:
    1.664
    Chủ Nhật, 13/05/2012 | 10:08

    Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài vượt 10.000 tỷ yen
    Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tài khóa 2011 (kết thúc ngày 31/3/2012) lần đầu tiên trong 3 năm qua đã vượt mức 10.000 tỷ yen (khoảng 125 tỷ USD).Ngoài đầu tư vào thị trường châu Á, đầu tư vào thị trường châu Âu cũng tăng. Sau trận động đất, sóng thần ở vùng đông bắc Nhật Bản, cán cân thương mại của nước này có xu hướng thâm hụt, các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài đã hỗ trợ cho thu chi thông thường của Nhật Bản.
    Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á và châu Âu trong tài khóa vừa kết thúc khá nổi bật. Tính theo khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á là 3.120,9 tỷ yên, tăng tới 64% so với tài khóa trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN tăng gần gấp đôi, lên 1.549,1 tỷ yen.
    Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã tăng mạnh từ tài khóa 2004 và đến tài khóa 2008 đã tăng đến mức kỷ lục 11.930 tỷ yen. Sau khi xảy ra “cú sốc Lehman” giữa tài khóa 2008, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm mạnh.
    Trong 2 tài khóa 2009-2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức 10.000 tỷ yen, nhưng xu hướng đồng yên tiếp tục tăng giá đã giúp đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng.
    Tháng 4/2011, Tập đoàn Mitsubishi Butsan đã đầu tư 30% vốn vào Tập đoàn bệnh viện lớn nhất châu Á tại Malaixia thông qua công ty con. Tháng 8/2011, Công ty dược phẩm Shionogi thông báo đã đầu tư khoảng 14,3 tỷ yên để mua 66% cổ phiếu đã phát hành của công ty dược phẩm Trung Quốc. Các hoạt động liên doanh, mua lại công ty liên tục diễn ra nhằm vào các thị trường tăng trưởng nhanh.
    Về mặt thu lợi nhuận như thu lãi từ đầu tư trực tiếp, sự hiện diện của châu Á cũng được thấy rõ. Lãi năm 2011 tăng khoảng 380 tỷ yên so với năm trước, lên 2.049,7 tỷ yên. Lợi nhuận thu được từ châu Âu, nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, ít hơn, nhưng có cải thiện so với tài khóa thua lỗ 2010, đứng ở mức lãi 165,8 tỷ yên.
    Theo số liệu thống kê thu chi quốc tế do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai tài khóa 2011 của nước này là 7.893,4 tỷ yên, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trận động đât, sóng thần ở đông bắc Nhật Bản đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu, khiến cán cân thương mại lần đầu tiên bị thâm hụt.
    vietnam+
    Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài vượt 10.000 tỷ yen
    Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản tài khóa 2011 (kết thúc ngày 31/3/2012) lần đầu tiên trong 3 năm qua đã vượt mức 10.000 tỷ yen (khoảng 125 tỷ USD).
    Ngoài đầu tư vào thị trường châu Á, đầu tư vào thị trường châu Âu cũng tăng. Sau trận động đất, sóng thần ở vùng đông bắc Nhật Bản, cán cân thương mại của nước này có xu hướng thâm hụt, các khoản thu từ đầu tư ra nước ngoài đã hỗ trợ cho thu chi thông thường của Nhật Bản.

    Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào châu Á và châu Âu trong tài khóa vừa kết thúc khá nổi bật. Tính theo khu vực, tổng vốn đầu tư trực tiếp vào châu Á là 3.120,9 tỷ yên, tăng tới 64% so với tài khóa trước. Trong đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào các nước ASEAN tăng gần gấp đôi, lên 1.549,1 tỷ yen.

    Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã tăng mạnh từ tài khóa 2004 và đến tài khóa 2008 đã tăng đến mức kỷ lục 11.930 tỷ yen. Sau khi xảy ra “cú sốc Lehman” giữa tài khóa 2008, đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản giảm mạnh.

    Trong 2 tài khóa 2009-2010, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức 10.000 tỷ yen, nhưng xu hướng đồng yên tiếp tục tăng giá đã giúp đầu tư ra nước ngoài của Nhật Bản tăng.

    Tháng 4/2011, Tập đoàn Mitsubishi Butsan đã đầu tư 30% vốn vào Tập đoàn bệnh viện lớn nhất châu Á tại Malaixia thông qua công ty con. Tháng 8/2011, Công ty dược phẩm Shionogi thông báo đã đầu tư khoảng 14,3 tỷ yên để mua 66% cổ phiếu đã phát hành của công ty dược phẩm Trung Quốc. Các hoạt động liên doanh, mua lại công ty liên tục diễn ra nhằm vào các thị trường tăng trưởng nhanh.

    Về mặt thu lợi nhuận như thu lãi từ đầu tư trực tiếp, sự hiện diện của châu Á cũng được thấy rõ. Lãi năm 2011 tăng khoảng 380 tỷ yên so với năm trước, lên 2.049,7 tỷ yên. Lợi nhuận thu được từ châu Âu, nơi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, ít hơn, nhưng có cải thiện so với tài khóa thua lỗ 2010, đứng ở mức lãi 165,8 tỷ yên.

    Theo số liệu thống kê thu chi quốc tế do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 10/5, thặng dư tài khoản vãng lai tài khóa 2011 của nước này là 7.893,4 tỷ yên, mức thấp nhất trong 15 năm qua. Trận động đât, sóng thần ở đông bắc Nhật Bản đã ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu, khiến cán cân thương mại lần đầu tiên bị thâm hụt.

    vietnam+
  3. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Troài, đi gần tuần các cụ chém có vẻ ít nhể? ttr xuống có vẻ loạn chưởng kinh....

    Sơ lược sắp tới có những thông tin ảnh hưởng ttr: Hạ LS 1%, GAS lên sàn, tăng giá điện và BIDV chào sàn.... Tin tốt có vẻ bợm ra nhiều có điều chưa ngấm đc vào vĩ mô... Thành thử nhà cái mà cứ cho giảm và xóc liên tục ôm hàng khá mệt mỏi, nếu k cơ cấu tốt có thể mất lãi và âm vốn như chơi.... Nếu chợ giảm tiếp tục thì chờ ông điện giảm thì nhao vào mà nhặt hàng tốt...còn giờ nên cơ cấu nhất định bảo toàn vốn các bác ah... tham các cổ có tin là lúc dễ ăn đòn với nhà cái, lúc bán là đúng đáy, còn không chọn mã tốt nghiến răng đi.....

    SCR: thông tin vỉa hè 25/5 chốt cổ tức.... sau đó là sẽ món phát hành giá 10.... từ giờ tới đó k có sóng có mà phát hành đc?

    Tạm thế đã, mai chém tiếp... nhiều tin vãi lọ
  4. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    đại ca đánh giá tt ra sao ạ .. cái tin hạ ls có thực ko... pm cho em biết nhá
  5. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Bây giờ tin tức cụ thể chỉ càng làm cho bà con loạn chưởng... Giờ là lúc đánh giá tình hình thế nào, nhà cái định làm gì... tin thì chỉ để biết cho vui và k có gì bất ngờ trc.
  6. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Í, bác đi sang bển cái là TT loạn chưởng ngay, bác về cho quả gia cát dự xem tình hình sao bác, iem thấy tình hình có vẻ căng đấy, tiền vào không đủ rồi, nhà cái có xu hướng buông xuôi :-"

    @ Bác KQ25 ơi: đủ xèng đánh lên 520 như bác chém không, sốt ruột quá :-??
  7. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Hì hì, ngay chỉ 1 mình cá nhân bác đã thấy là tâm lý ăn nhanh máu thắng chóng vánh quá... nếu em là nhà cái em cũng nén xuống 1 thời gian cho các bác xịt đi, bung hàng ra, rồi mới ủn, lúc đó lực kéo hỗ trợ rất nhiều.. Tinh trạng bà con ôm cổ có vẻ đông quá... giờ kéo thì ai thịt ai?
  8. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.540
    [r2)]
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em thấy đúng các bác nhà mình yếu tâm lý thật. Khi TT tăng 20-40% thì các bác nhảy chồm chồm lên cho rằng up trend, chân sóng thần.... Em đã cảnh báo ngay là éo có up nào cả mà đang đi dần qua vùng đáy. TT chỉ vào trend thực sự khi GDP tăng trở lại, vĩ mô đi lên. Giờ chỉ tạm thời ngừng rơi thôi.

    Thêm vào đó rõ ràng tin tốt xấu đan xen và có độ trễ nên càng may mắn để các bác có thời gian tích lũy lương thảo, cơ cấu danh mục dài hạn thế mà đa phần gửi PM, chat thì đều hỏi em sao điều chỉnh sâu, nhiều quá vậy? có sập không? Em chán chẳng buồn trả lời nữa vì nói thật những gì em và bác VNtienlen nói rất rõ ràng và xuyên suốt là cứ bình tĩnh, TT không lên ngay và càng không xuống đâu mà lo và mừng.

    Tại các bác cứ thích mỗi tuần có ngay 20%. Không được kỳ vọng mức đó các bác cứ loạn cả lên. Em nói thẳng nằm mơ cũng không có chuyện đó. Cứ mỗi lần giao dịch khoảng 2 tuần mà lãi được 15-20% đã là vượt quá xa và quá thực lực nền KT hiện nay rồi. Kiếm tiền làm gì có chuyện đơn giản thế?

    Thế nên chọn được mã hàng tốt, lợi thế khi có kích cầu thì kể cả điều chỉnh ngắn hạn cũng không lo. Nó có thể giảm khi TT điều chỉnh nhưng nó chịu tác động ít, giảm ít. Khi TT hồi phục nó lên nhanh và lâu. Đó là nguyên tắc đầu tư giai đoạn hiện nay.

    Quá nhiều bác muốn đánh ăn ngay theo cách lái tàu nhưng em nói rồi lái tầu hiện nay là vô kỷ luật, sẵn sàng bán đứng bạn bè nói gì đến người dưng? Đâm dao sau lưng là rất bình thường.

    Tại sao không chọn DN mạnh, vững vàng trong khủng hoảng? Những DN như thế lái kiểu gì? lái có bap nhiêu tiền? trình độ đến đâu mà đòi đè giá, dìm hàng? Hữu xạ tựim nhiên hương chẳng lái nào dìm nổi EPS hàng quý, EPS đến 5K mà giá 2x thì trước sau nó cũng phải tăng chẳng lái nào có tác dụng.

    Lái éo gì toàn nhỏ lẻ vớ vẩn tự huyễn hoặc mình ...

    Thế nên cứ nhìn vĩ mô, tự tin với xu hướng dài hạn chẳng có gì phải sợ. Có thể có sai số 1 vài ngày thậm trí 1 tuần nhưng nếu chọn đúng thì mã đó chỉ giảm rất it và sẽ lên lại rất nhanh. Bất chấp đám đông hoảng loạn.

    Giờ TT mới giảm có 1-2 phiên, điểm cũng giảm chưa quá 3 điểm mà cứ như ngày tận thế? Em thực sự rất không hiểu?

    Giờ thông điệp đã quá rõ ràng là sẽ cung tiền nên cho dù nhanh dù chậm TT vẫn sẽ lên.

    Chỉ có duy nhất 1 yếu tố ngoại trừ là thiên tai, địch họa mà thôi.

    Tất nhiên KT TG vẫn suy thoái và chỉ có khoảng 10 nước bắt đầu hồi phục thực sự nhưng dù sao vùng đáy rồi cũng qua đi cho dù cần có thêm thời gian.

    Thế đã nhé ! :))
  10. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    hihi.. ai mà ko đánh ẩu, cứ múc dần tử thủ ssi hcm.. thế nào mà chả có ăn lớn trong năm nay và sang năm..

    ai ham hố, đua trần hàng lởm, hàng bơm hàng vá.. chết tức tưởi thì ráng chịu :))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này