1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tháng 5 - Giải pháp cho 6 tháng cuối năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/05/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3718 người đang online, trong đó có 202 thành viên. 00:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 110257 lượt đọc và 1003 bài trả lời
  1. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269
    Liều thì ăn nhiều coàn lì thì ăn gì?
  2. linhv13

    linhv13 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2012
    Đã được thích:
    1
    Em thì cứ vứt dép chạy cái đã còn lại tính sau \:D/

  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Hầu hết tất cả đều lãi từ 10-30% nhưng chỉ 1 tuần qua thành quả của 3 tháng bay hết. Thậm trí nếu tin tốt em liệt kê không ra sớm thì tuần sau bắt đầu âm vào vốn nếu giữ hàng sai mã.

    Đúng như bác nghĩ sóng dích dắc đi lên chứ không có chuyện đi lên 1 lèo. Phải có điều chỉnh , tích lũy mới lên được. Khi nào TG giải quyết xong vụ Hy Lạp thì nó mới ổn định và cả TG mới đi lên. VN vẫn liên thông chẳng qua có độ trễ nhất định mà thôi.

    Cầm tiền rình vớt xác là cao. Rất có nhiều DN tốt bị vạ lây lần này. Khi TT hồi phục nó sẽ phi lên rất nhanh. Nếu trường phái đầu tư giá trị và có dòng tiền mua ròng vẫn ăn. Nhưng nếu không phải thế thì cầm tiền mặt chờ rõ xu hướng mới là cách làm đúng.
  4. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Mai k bật nổi là tớ sẽ bán nốt rồi vào lại sau.... còn 4 tuần nữa mới chốt cổ tức cơ mà... chưa biết kịch bản đánh lên trc hay sau chia chốt thì cần bình tĩnh xem sao đã.... giờ k kiếm đc tiền nhưng k mất tiền đã.
  5. kaneda

    kaneda Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/03/2010
    Đã được thích:
    175
    Mai k bật nổi là tớ sẽ bán nốt rồi vào lại sau.... còn 4 tuần nữa mới chốt cổ tức cơ mà... chưa biết kịch bản đánh lên trc hay sau chia chốt thì cần bình tĩnh xem sao đã.... giờ k kiếm đc tiền nhưng k mất tiền đã.[/QUOTE]

    Đồng ý với bác, đó là kế an toàn lúc này. [r2)]
  6. akilavuong

    akilavuong Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    62
    đợt này thượng tầng loạn thành ra là hỏng,với bọn mafia của thế giới rút vốn khiếp quá
    nên có thể Việt Nam chắc về cái máng lợn quá
  7. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Topic này chỉ nên bàn về các vấn đề kinh tế, k nên đi sâu bàn về chuyện ở trển. Các bác lưu ý nhé... Cứ cơm áo gạo tiền của ta là đc rồi
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Đọc quả này thấy vãi ái nhỉ? Biết rồi nhưng biết thêm vẫn thấy sợ

    Vinashin: thời điểm nói thật Thứ năm, 17/05/2012 15:23 Deutsche Bank có đóng vai trò nào trong quyết định của Habubank cho Vinashin vay không?Theo báo cáo tài chính năm 2011 đã được kiểm toán bởi Ernst & Young, ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank - HBB) có lãi, dù giảm so với các năm trước. Đùng một cái, trước đại hội đồng cổ đông, Habubank báo lỗ hai tháng đầu năm 2012 hơn 4.000 tỉ đồng. Vậy chắc kiểm toán lạc đường?

    Sự vênh quá mức của những con số do liên quan đến khoản nợ Vinashin.

    Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB), đại diện công ty kiểm toán mới cho biết số lỗ hai tháng đầu năm của Habubank không xuất phát từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, mà từ kết quả đánh giá đặc biệt. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu tiến hành kiểm toán đặc biệt ba tổ chức tín dụng, trong đó có Habubank. Trước đây, theo kiểm toán bình thường, Habubank không cần trích dự phòng rủi ro cho khoản nợ Vinashin, nhưng kiểm toán đặc biệt đòi hỏi phải trích lập 100%. Việc trích lập đã đưa ra một bảng cân đối tài chính thật, một bức tranh thật về Habubank.

    Nếu những chủ nợ khác của Vinashin cũng phải trích lập 100% dự phòng, thì sẽ có bao nhiêu ngân hàng nữa từ lãi thành lỗ như Habubank? Cho đến nay ngoài Habubank bắt buộc phải kiểm toán đặc biệt, không một tổ chức tín dụng nào phải trích lập dự phòng cho khoản nợ Vinashin hết. Một số chủ nợ biết khả năng trả nợ của Vinashin mong manh, nên đã trích dự phòng dần dần mỗi năm một ít từ những năm qua, nhưng hẳn chưa thể nào trích đủ.

    Ảnh hưởng nợ của Vinashin tới các ngân hàng, do đó, vẫn đang bao trùm mờ ảo. Liệu có chủ nợ nào đến giờ phút cùng cực, phải sáp nhập vào ngân hàng khác như Habubank, mới vén bức màn về tác động thật của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy tới sự sống còn của bản thân mình?
    Một số chủ nợ biết khả năng trả nợ của Vinashin mong manh, nên đã trích dự phòng dần dần mỗi năm một ít

    Sự biến mất của cái tên Habubank, cho đến giờ, còn liên quan đến một đối tác nước ngoài: Deutsche Bank, tổ chức sở hữu 10% vốn điều lệ của ngân hàng này. Sau khi sáp nhập với SHB, tỷ lệ sở hữu của Deutsche Bank giảm xuống. SHB cho biết họ chào đón Deutsche Bank như một cổ đông, họ cần một tổ chức giúp đỡ về quản trị và chiến lược.

    Deutsche Bank đã không lên tiếng về Habubank. Đại diện của tập đoàn tài chính Đức này tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông SHB chỉ nói sẽ báo cáo diễn biến và xin chỉ đạo từ ngân hàng mẹ.

    Deutsche Bank cũng đã từ lâu không còn phát biểu về Vinashin, khác hẳn cái thời năm 2006-2008. Người ta tự hỏi Deutsche Bank có đóng vai trò nào trong quyết định của Habubank cho Vinashin vay không? Còn nhớ trước khi hoàn tất việc mua cổ phần Habubank vào tháng 10-2007, Deutsche Bank đã từng tư vấn cho Vinashin phát hành 3.000 tỉ đồng (tương đương 187 triệu đô la Mỹ lúc bấy giờ) trái phiếu quốc tế và trong nước. Báo Nhân Dân ngày 8-5-2007 đưa tin 3.000 tỉ đồng trái phiếu này có kỳ hạn 10 năm, lãi suất 9%/năm và không được Chính phủ bảo lãnh. Tiền thu về, Vinashin đầu tư xây dựng Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, mở rộng Nhà máy Đóng tàu 76 và cụm dự án ngành công nghiệp phụ trợ.

    Tạp chí Marine Money (Asia Edition) số 6, ngày 10-5-2007 cho biết cụ thể 95% người mua trái phiếu Vinashin do Deutsche Bank tư vấn là các ngân hàng nước ngoài, công ty bảo hiểm và nhà buôn trái phiếu quốc tế. Hiện tại vì chưa đến ngày đáo hạn, nên khoản trái phiếu này tương đối yên tĩnh. Chỉ không biết Vinashin có trả lãi hàng năm cho người mua không? Và nếu Vinashin không trả lãi, có ai trả thay không?

    Quan hệ Deutsche Bank - Vinashin không chỉ dừng lại ở đấy. Tháng 3-2008 tại Frankfurt (Đức), Deutsche Bank ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Vinashin về tài trợ thương mại, dịch vụ ngân hàng. Kế đó cũng trong năm ấy, Deutsche Bank AG chỉ định nguyên Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình làm thành viên Ban cố vấn cấp cao khu vực châu Á - Thái Bình Dương của mình (Advisory Board). Cho đến trước khi bị bắt, ông Bình vẫn đảm đương trọng trách đó. Chi tiết này được tờ Wall Street Journal công khai trong một bài viết đăng ngày 22-9-2010.

    Có lẽ chỉ Habubank mới đánh giá chính xác vai trò của đối tác chiến lược nước ngoài trong việc hỗ trợ thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro. Mà Habubank thì nay không tồn tại nữa. Lại thêm một câu hỏi lơ lửng, thiếu phần trả lời!

    Vinashin hiện tại khó khăn nối tiếp trở ngại. Tháng trước tập đoàn có công văn gửi Bộ Tài chính xin miễn khoản phạt chậm nộp thuế sau nhiều lần xin gia hạn thời gian nộp thuế. Lý do của Vinashin là chưa đủ khả năng tài chính để nộp thuế. Bộ Tài chính từ chối. Vinashin chỉ được gia hạn nộp thuế năm nay nếu nộp đủ thuế gia hạn năm ngoái. Còn nếu không tập đoàn vẫn phải chịu phạt chậm nộp thuế với mức 0,05%/ngày.

    Vinashin không nộp đủ thuế dù đã được ưu đãi hơn doanh nghiệp khác. Vinashin không có đủ tiền trả lương công nhân. Một phần nguồn tiền trả lương công nhân phải vay ngân hàng. Có nghĩa Vinashin vẫn chưa có lợi nhuận trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chính. Trong khi đó ngành đóng tàu, vận tải biển tiếp tục khủng hoảng. Cơ may trả nợ của Vinashin xem ra ngày càng mịt mờ.

    Nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn
  9. NewRich

    NewRich Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác nhiều[};-
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.468
    Hihi về cơ bản thì là đúng nhưng bác chạy đường nào? Họ sẽ cắm đầu chạy về chỗ có chữ EXIT.

    Thú thật em rất thích độ cao nên thích làm việc ở các tòa nhà cao tầng và càng cao càng tốt tuy nhiên em lại sợ mỗi lần đi thang máy và hệ thống PCCC. Khi vào 1 tòa nhà mới em luôn để ý xem chỗ thoát hiểm ở đâu. Một thói quen không hay lắm nhưng thành bản năng.

    Em nói ý này trong CK cũng thế. Bình thường nó không sao nhưng nếu có báo động thì phải chú ý đến chỗ thoát hiểm đầu tiên. Hiện nay cứ mỗi khi có điều chỉnh em thấy lệnh chất bán ATO hay bán sàn chặt cứng nên tất cả bị kẹp trong TT. Có thể chỉ là báo động giả nhưng thay vì có kỷ luật ra chỗ thoát hiểm lại dẫm đạp lên nhau mà chạy đến nỗi kẹt cứng chính ở chỗ thoát. Cái này được hiểu là không được đào tạo kỹ năng thoát hiểm. Rất đáng trách đấy nhé !

    Bài học vỡ lòng: Khi vào 1 cái buiding lạ hãy xem ngay lỗi thoát hiểm ở đâu
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này