tháng 5 - thị trường đầy bất ngờ! Bạn có thể nhờ kaklotta phân tích tài chính dùm!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 25/04/2007.

3514 người đang online, trong đó có 109 thành viên. 01:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7754 lượt đọc và 143 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    bác đang giữ drc thì nhập tiếp đi có gì phải lo cơ chứ đồ thị của nó đẹp hơn của hrc, giờ em đợi hrc giảm nữa thì ôm, chắc khó giảm rồi , lần sau mấy bác cao su nhới thưởng cho tụi gd nhìu lên chứ thưởng có 50 triệu như vậy ít quá em có pot drc bên bác tự nhiên dò nhé

    http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/912037/trang-10.ttvn
    mua đi, may mốt có hưởng mà, thằng drc cân đối tài chính khiếp.



    Được sorosyud sửa chữa / chuyển vào 21:31 ngày 28/04/2007
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Bán lợn chơi chứng khoán

    Cơn sốt chứng khoán đang khuấy động quê lúa Thái Bình. Đến cả những nông dân chưa một lần bước ra khỏi làng cũng bị cuốn vào vòng xoáy cổ phiếu.

    Anh Tạ Tiến Khẩn, công tác tại một ngân hàng quốc doanh chi nhánh Thái Bình hỉ hả khoe: "Tớ vừa mua được lô đất cực đẹp gần 100 m2, 3 mặt tiền thoáng đãng ở khu đô thị mới Trần Hưng Đạo, ngay phía sau UBND thành phố với giá cực rẻ". Hỏi ra anh chỉ phải trả chưa tới 500 triệu đồng, trước đây lô đất như vậy giá ít cũng 700 triệu đồng. Anh vớ bở như vậy bởi tay chủ đất đang cần tiền đầu tư chứng khoán ở Hà Nội nên bán tống bán tháo.


    Nhiều khu đất tại Thái Bình được bán rẻ để dân lấy tiền chơi chứng khoán. Ảnh: L.D.

    Ở thị xã đã vậy, về xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, nông dân bỗng nhiên trở thành nhà đầu tư chứng khoán đã thành "chuyện thường ngày ở huyện". Bà Trần Thị Rinh, người cả đời chưa ra khỏi xã cho biết, hơn một tháng trước, anh con trai đang học ở Đại học Ngoại thương về giục mẹ bán lợn, bán gà để lên... sàn. "Nghe nói lớp nó bây giờ đứa nào cũng chơi, mà cái món ấy lãi nhanh, lãi nhiều lắm, chỉ hôm trước, hôm sau đã gấp đôi, gấp ba rồi", bà kể.

    Dù chẳng biết mô tê gì về chứng khoán, bà Rinh cũng vội vàng sang hàng xóm giật tạm cho con 2 triệu đồng. Con lợn nái và đàn lợn con bà cũng bán luôn dồn tiền cho con, tất cả đuợc gần 5 triệu đồng. Bà bảo: "Nó vừa gọi điện về báo là lãi được 8 triệu rồi vì cổ phiếu của công ty sản xuất phụ tùng xe máy nó mua chung với mấy đứa bạn cùng lớp đang lên giá, lại còn bảo tôi vay thêm cho nó 10 triệu nữa để chơi... to hơn".

    Thông tin lãi lời của con trai dường như không xua được nỗi lo lắng của bà Rinh. Bà cho biết, nếu vay thêm 10 triệu đồng, mỗi tháng cũng phải trả lãi 200.000 đồng, chỉ quanh quẩn ruộng vườn, biết xoay đâu ra tiền nữa mà trả nợ. Từ ngày giao tiền cho con đầu tư vào việc "thực hành chứng khoán", nếp sống trong gia đình cũng nhiều biến động. Mọi khi tivi chưa phát xong thời sự bà đã ngủ, nay thì cứ cố dán mắt vào bản tin tài chính để xem cô phát thanh viên đọc thế nào. Cứ thấy thông báo nhiều mã tăng bà còn đỡ lo, chứ hôm nào mà nghe có nhiều cổ phiếu rớt giá, bảng giao dịch tràn màu đỏ là bà mất ăn mất ngủ. Theo bà Rinh, thực ra bà cũng chẳng biết mặt mũi cái cổ phiếu thế nào, lên sàn ra sao, cũng chẳng biết con trai đầu tư chứng khoán gì, bà cố lo tiền cốt để con có đủ điều kiện để theo học cái ngành chứng khoán gì đó.

    Đua nhau thực hành

    Lê Thị Thuỷ, sinh viên năm cuối Khoa Chứng khoán, Học viện Ngân hàng cho biết, hầu hết bạn bè trong lớp đều xin tiền bố mẹ rồi gom nhau để ra sàn. "Bọn em chơi vài tháng nay rồi, có cái thắng, có cái lỗ, nhưng xô đi bù lại vẫn lời. Vì cái nghề này bây giờ ra trường bây giờ rất có giá, nên đưa nào cũng tranh thủ vừa thực hành vừa thử sức", cô bé tâm sự.

    Cô giáo Phan Thanh Vân, giảng viên môn Đầu tư trường Đại học Ngoại thương cho biết sinh viên được học nhiều về chứng khoán nên đã huy động tiền của gia đình lên... sàn. Trong số đó, một số em gia đình có điều kiện hỗ trợ nhưng cũng có trường hợp gia đình ở quê khó khăn vẫn cố nài bố mẹ xoay tiền. Trong giờ học nhiều em còn hỏi ý kiến giáo viên nên đầu tư vào công ty nào, mua của công ty nào thì lãi cao, lãi nhiều. Cô cũng cảnh báo chơi chứng khoán nếu không cân nhắc, tìm hiểu sẽ nhận được những hậu quả khó lường.
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Chung-khoan/2007/04/3B9F57AC/
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    [Chủ nhật, 29/4/2007, 01:02 GMT+7

    Ngăn nguy cơ tăng giá xăng trong dịp lễ

    Bộ Tài chính vừa quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng từ mức 10% hiện nay xuống 5%, áp dụng cho các tờ khai hải quan từ ngày 28/4, một động thái nhằm bù đắp khó khăn cho doanh nghiệp và hạn chế nguy cơ tăng giá bán lẻ ngay dịp nghỉ lễ.


    Xăng sẽ không tăng giá trong dịp lễ. Ảnh: Hoàng Hà.

    Các doanh nghiệp tính toán, trước khi giảm thuế, họ đang chịu lỗ hơn 1.000 đồng đối với mỗi lít xăng A92 nhập khẩu. Nay thuế được điều chỉnh từ 10% xuống còn 5%, họ vẫn lỗ khoảng 300-500 đồng/lít.

    Theo nghị định mới của Chính phủ, kể từ 1/5, các doanh nghiệp được phép tự ấn định giá xăng trên cơ sở cân đối giá thế giới, thuế, chi phí và lợi nhuận để tái đầu tư.

    Khả năng tăng giá bán lẻ trong nước ngày một rõ nét, nhất là khi thị trường nhiên liệu thế giới ngày một nóng bỏng. Dầu thô tại New York đêm qua đã tăng 1,4 USD lên 66,46 USD/thùng, cao nhất trong vòng 8 tháng qua, sau khi các quan chức Ảrập Xêút tuyên bố đã bắt giữ hơn 170 người định tấn công vào các giếng dầu. Sự bất ổn định tại một trong những vựa dầu lớn nhất thế giới này khiến người ta lo ngại về nguồn cung. Dầu Brent tại London cũng được thể leo cao, tăng 1,1 USD lên 68,41 USD/thùng.

    Giới quan sát bình luận động thái giảm thuế của Bộ Tài chính có thể nhằm bù đắp khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời hạn chế nguy cơ tăng giá nhiên liệu ngay trong dịp nghỉ lễ.


    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/04/3B9F581A/
  4. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Chủ nhật, 29/4/2007, 01:02 GMT+7

    Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động USD

    Trong khi Mỹ ngừng tăng lãi suất đồng đôla từ nhiều tháng nay, xu hướng thắt chặt tiền tệ ở các nước khác trên thế giới cũng đi vào giai đoạn cuối, thì tại VN, mặt bằng lãi suất ngoại tệ đang có xu hướng dâng lên.

    Ngay từ đầu tháng 4, Ngân hàng Quốc Tế (VIBBank) đã quyết định tăng lãi suất huy động USD từ 0,05% đến 0,4%/năm, lên mức 1,5-5,2% tùy kỳ hạn (1 tháng cho đến 24 tháng). Chưa đầy 10 ngày sau, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) cũng thông báo nâng lãi suất tiết kiệm ngoại tệ ở tất cả các loại hình. Với mức tăng nhẹ 0,05-0,2%, biểu lãi suất USD của Techcombank đã vượt qua VIBBank, trong đó lãi suất kỳ hạn cao nhất 24 tháng lên tới 5,25%.

    Gần đây nhất, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) vừa công bố điều chỉnh lãi suất tiền gửi bằng USD kỳ hạn từ 1 đến 9 tháng. Sau lần điều chỉnh này, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 4,5%/năm, 6 tháng là 4,6%/năm. Ngoài ra, khách hàng còn được cộng thêm lãi suất thưởng từ 0,1% đến 0,162%/năm khi gửi tiền từ 5.000 USD đến hơn 60.000 USD cho một thẻ tiết kiệm.

    Động thái tăng lãi suất liên tục của các ngân hàng thương mại cổ phần trên đã khiến anh cả Vietcombank không thể ngồi yên. Ông Nguyễn Phước Thanh, Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) chi nhánh TP HCM cho hay, Vietcombank cũng vừa có quyết định tương tự, nâng lãi suất huy động USD lên tới 4,9% ở kỳ hạn 24 tháng.


    Các ngân hàng đang ra sức huy động USD. Ảnh: Ánh Hồng.

    Ông Thanh cho biết, đây là lần điều chỉnh đầu tiên trong năm của Vietcombank nhằm đưa lãi suất USD lên mặt bằng chung so với các ngân hàng khác, bởi hiện tại Ngân hàng Nhà Nước đã dỡ bỏ quy định về mức trần lãi suất cho việc huy động USD.

    "Hiện tại nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động do quan hệ cung cầu nhưng cũng có một số ngân hàng nhỏ, nhất là các ngân hàng vừa chuyển từ ngân hàng nông thôn sang thương mại do muốn mở rộng thị phần nên cũng góp phần làm lãi suất đội lên", ông nói.

    Tương lai lãi suất cho đồng USD còn để ngỏ

    Một chuyên gia ngân hàng nhận định, theo lộ trình giảm thuế được cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp tăng nhập hàng và cần một lượng lớn USD để thanh toán. Chính tín hiệu vui từ thị trường này đã khiến đồng USD từ mức dư thừa hồi trước Tết trở nên có giá và các ngân hàng nhân cơ hội này gia tăng huy động.

    Hơn nữa, nhằm giữ thị phần và hoàn thành kế hoạch năm trước thời hạn, cùng với bài toán hiệu quả kinh tế khiến các ngân hàng tăng huy động USD bởi so với lãi suất huy động VND, lãi suất huy động ngoại tệ này chỉ bằng phân nửa.

    Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank) chi nhánh TP HCM cho biết, chính sách lãi suất của nhà băng này thời gian tới sẽ tuỳ thuộc vào tình hình lãi suất của thế giới, cung cầu vốn ngoại tệ và mức độ cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, theo ông, xu hướng chung của thế giới, sắp tới, lãi suất huy động USD sẽ không biến động nhiều.

    Theo phân tích của Ngân hàng Nhà nước, chu kỳ thắt chặt tiền tệ trên thế giới bắt đầu đi vào giai đoạn cuối, nhất là khi đà tăng trưởng ở một số nền kinh tế lớn có dấu hiệu suy giảm. Năm ngoái, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao. Để kiềm chế nguy cơ lạm phát leo thang, ngân hàng trung ương các nước đã phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững. Tính đến tháng 6/2006, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã 17 lần tăng lãi suất liên tiếp, đưa lãi suất cơ bản của đồng đôla từ 1% vào tháng 5/2004 lên mức cao nhất trong 10 năm, 5,25%. Đến cuối năm 2006, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng 5 lần tăng lãi suất, từ 2,25% lên 3,5%.

    Tuy nhiên, trong năm nay, dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại. Tình hình tương tự cũng sẽ diễn ra ở một số nền kinh tế đầu tàu thế giới. Để hỗ trợ kinh tế tăng trưởng, nhiều khả năng Mỹ sẽ không tăng, thậm chí sẽ cắt giảm lãi suất từ giữa năm nay.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, mặt bằng lãi suất huy động USD trong nước gần ngang bằng với thị trường các nước trong khu vực. Vì vậy, sẽ ít có hiện tượng tăng huy động vốn để gửi ra nước ngoài hưởng chênh lệch như trước đây.


    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/04/3B9F57AB/

Chia sẻ trang này