tháng 5 - thị trường đầy bất ngờ! Bạn có thể nhờ kaklotta phân tích tài chính dùm!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sorosyud, 25/04/2007.

3053 người đang online, trong đó có 62 thành viên. 06:13 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 7767 lượt đọc và 143 bài trả lời
  1. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Thứ Sáu, 27/04/2007, 11:10

    ''Lên voi xuống chó'' của tỷ phú chứng khoán

    TP - Trước đây, khi VN-Index, HASTC-Index lên như diều gặp gió, đi đâu cũng nghe những câu chuyện nhiều nhà đầu tư sau vài ngày đã trở thành tỷ phú, nhưng gần một tháng qua, khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh, nhiều cảnh đời với đủ ?ohỉ, nộ, ái, ố? mới bắt đầu lộ ra...

    Từ tỷ phú không tiền...


    Vui buồn theo chỉ số VN-Index. Ảnh: Hồng Vĩnh.
    Sau Tết, Nguyễn Ngọc Quỳnh được dân đầu tư ở chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ (Q.1, TP HCM) ?onghiêng mình thán phục? và xem như là một hình mẫu do ?otay trắng làm nên?.

    Cuối năm 2005, Quỳnh mới chỉ là ?ocò con?, tập tành mua bán trên sàn với số vốn 30 triệu đồng vay mượn. Không hiểu Quỳnh kinh doanh kiểu gì mà cuối năm 2006 anh đã có chiếc Camry gần 60.000 USD và ai cũng biết Quỳnh vừa đặt mua căn hộ tại Phú Mỹ Hưng gần 4 tỷ đồng.

    Vậy mà mấy ngày qua, gặp chúng tôi ngày nào Quỳnh cũng than thở: ?oChắc em tiêu quá anh ơi, ngày nào cũng mất gần trăm triệu như thế này thì em bán hết cũng không đủ trả nợ?. Hoá ra xe, nhà Quỳnh đều mua trả góp vì ?othật ra em cũng chỉ có hơn 200 triệu đồng thôi nhưng muốn làm ăn lớn phải tạo bộ mặt và ?onổ? một tý anh ạ?.

    Ôm hơn 10.000 cổ phiếu của SJS lúc giá gần 400.000 đ/CP nay còn hơn 280.000 đ/CP, chưa kể hàng ngàn CP bluechip khác ngày nào cũng rớt 5.000-10.000 đ/CP thì Quỳnh không hoang mang hốt hoảng mới là chuyện lạ.

    Anh than thở: ?oTrước Tết, ngày nào em cũng lời 3 - 4 triệu nên mới dám mua xe, nhà trả góp. Muốn làm ăn lớn, sau Tết bán luôn nhà cũ được gần 1,5 tỷ, nghe SJS sẽ lên lại 500.000 đ/CP em vay mượn, cầm cố ôm vào không ngờ nó xuống thê thảm quá, không biết có giữ được đến lúc nhận cổ phiếu thưởng không?.

    Chiều 20/4, Quỳnh cùng vợ đến Ngân hàng ACB hỏi thủ tục cầm cố căn hộ mới để trả bớt nợ và hy vọng ?ocầm cự đến ngày có cổ phiếu thưởng và VN-Index sẽ lên lại?.

    Chị Đào Thị Hoa, chủ 2 quán cà phê tại chợ chứng khoán Nguyễn Công Trứ cho biết: ?oNgười như cậu ấy dạo này nhiều lắm, trúng vài trăm triệu thì hô lên 5 - 7 tỷ để cho thiên hạ thèm, rồi tậu nhà sắm xe. Gần tháng nay rầu rĩ, tả tơi và cứ trốn chui trốn lủi vì các con nợ đòi?.

    Còn bà Trần Ngọc Dung, người cho vay nặng lãi có tiếng tại khu này thì bĩu môi: ?oMấy cô chú hay khoe khoang ta đây thắng năm ba tỷ tôi quá rành. Vốn chẳng có mấy đồng, mượn nóng tôi một vài trăm triệu mới chơi 2- 3 tháng có mà đi ăn cướp mới lời bạc tỷ. Mấy tuần nay gặp tôi mặt cứ xanh như tàu lá?.

    Không chỉ sàn SSI mà ở các sàn Bảo Việt, ACBS, VCBS... mấy tuần nay nhiều ?otỷ phú không tiền? bắt đầu lộ diện. Trần Thị Thu Hà, nhà đầu tư trên sàn ACBS nói thẳng: ?oHọ đồn thổi thôi chứ người lời 5-10 tỷ không nhiều lắm đâu, ai không biết thấy người có 10.000-20.000 CP bluechip thì nể phục chứ thật ra mấy đại gia có tiền tươi thóc thật chẳng mấy ai khoe mẽ?.

    Cô chỉ cho tôi thấy mấy vị vò đầu bứt tai vì giá xuống liên tục cả tuần nay. ?oNếu có tiền nhiều và lời lớn thì dù có xuống nữa họ cũng đâu có đau khổ như vậy vì so với cuối năm 2006, VN-Index có xuống 900 điểm họ vẫn có lãi cơ mà?.

    Đặng Ngọc Thắng, nhà đầu tư U-40 mới tháng trước còn vui vẻ với bất cứ ai cùng quan tâm đến chứng khoán nay đã than thở: ?oGần 3 tỷ bạc đổ cả vào đây giờ còn 2,1 tỷ, bán vừa khó vừa lỗ nhưng ngày nào cũng mất ít nhất 60 triệu đồng thế này chắc tôi chết sớm vì đau tim quá?.

    Nhiều người trong số họ định rút sớm từ cuối tháng 3 nhưng phần rút không kịp phần hy vọng VN-Index sẽ hồi phục sớm để gỡ gạc và có thêm tiền trang trải nợ nần.

    Đến tỷ phú không xưng danh

    Thị trường chứng khoán không phải là canh bạc nhưng cũng chẳng là nơi mà người ta dễ dàng kiếm tiền của thiên hạ.

    Từ tay trắng trở thành tỷ phú chứng khoán trên thế giới không hiếm, nhưng với quy mô thị trường chứng khoán VN hiện nay thì tôi cho rằng họ đồn thổi nhiều hơn là có quá nhiều tỷ phú như vậy.

    Ông Đỗ Đức Cường - Cố vấn cao cấp của Ngân hàng Đông Á

    Ông Vũ Huy Hùng (Việt kiều Canada, nhà đầu tư sàn VCBS ở P.6, Q.3, TPHCM) chẳng mấy khi ra sàn vì ?ora đó dễ bị ảnh hưởng của mấy chú ngựa non lắm?. Ông đầu tư hơn 300.000 USD vào chứng khoán từ giữa năm 2006, khi VN-Index có lúc rơi xuống dưới 500 điểm.

    Ông nói: ?oTôi không thích cách chơi của nhiều anh bạn 30-40 tuổi, dùng mọi thủ đoạn, mánh lới để kiếm lời nhanh gọn với cung cách liều lĩnh, chơi kiểu ấy chỉ góp phần làm cho thị trường hỗn loạn thêm?.

    Ông Hùng tiết lộ 2 tuần qua, cũng có CP ông đánh giá sai và lỗ hơn 400 triệu đồng, bạn bè ông có người thua còn nhiều hơn nhưng ?ochúng tôi vẫn bình tĩnh vì không vay mượn, cầm cố, ai cùng lắm cũng chỉ dốc 2/3 tài sản vào CP?.

    Nhưng bạn bè ông người nào trúng lắm cũng chỉ hơn 3 tỷ bạc, chưa đủ để mua một căn hộ 4,5 tỷ đồng ở Phú Mỹ Hưng nếu không muốn lạm vào vốn hay vay mượn thêm.

    Nhưng trong lứa U40 cũng có người như chị Phạm Thị Minh Hương vốn là Trưởng phòng kinh doanh của một Cty nhà nước nghỉ việc chơi chứng khoán, chị vẫn tiếp tục mua vào CP của ACB, SSI, STB... trong mấy ngày qua.

    Chị Hương phân tích: ?oGia đình tôi chơi chứng khoán từ năm 2001, có thời kỳ REE rớt xuống dưới 10.000 đ/CP, GMD chỉ chưa đầy 50.000 đ/CP và SSI trên dưới 60.000 đ/CP (khi chưa niêm yết - PV). Ngày đó vợ chồng tôi phân tích mọi thông số của nền kinh tế, tác động xã hội và kết luận giá CP giảm chỉ là tạm thời. Hiện nay có một số loại CP bị đẩy lên giá quá cao nhưng cũng có nhiều CP mà theo tôi có lên đến 500.000-600.000 đ/CP cũng xứng đáng. Tôi không đầu tư theo kiểu cứ nhìn VN-Index xuống là hốt hoảng?.

    Chị tiết lộ mình còn sở hữu hơn 40.000 CP các loại có giá trên 200.000 đ/CP và đôi khi cũng lo lắng vì mất hơn 50 triệu đồng/ngày nhưng ?ophải nhìn dài hơn để thấy cái gì là tạm thời, đâu là tương lai có thể theo đuổi?.

    Có thể những đại gia như ông Hùng, chị Hương vẫn chưa bị âm vào số lời kiếm được thời gian qua nên họ còn giữ được bình tĩnh nhưng họ ?otồn tại, sống sót? được trong bất kỳ hoàn cảnh nào vì ?okhông đặt tất cả tài sản và vay mượn vào chứng khoán? như anh Quỳnh, anh Thắng.

    Trưởng phòng môi giới Cty chứng khoán ACBS Huỳnh Anh Tuấn cho hay: ?oNhững người bán tháo để rút chạy phần lớn mới chơi vài tháng qua, chứ những nhà đầu tư đã trải qua chu kỳ ảm đạm giữa năm trước và nhất là ai đã đầu tư chứng khoán từ 3 - 4 năm nay đều nằm im chờ đợi qua đợt điều chỉnh lớn này?.

    Ông Tuấn nói thêm: ?oNếu có bạc tỷ do thắng lớn tôi tin họ không hốt hoảng bán bằng mọi giá như vậy đâu?. Nhà phân tích chứng khoán Nguyễn Ngọc Thắng đưa ra những con số ?oVN-Index và HASTC-Index chưa bao giờ lên gấp 2 lần từ tháng 10/2006 đến nay thì lấy đâu ra những người bỏ ra vài trăm triệu ngày đó đến nay đã có bạc tỷ tiền lời?.

    Nguyễn Anh Hoàng, một người buôn chứng khoán ?ohộ? tại sàn Cty Chứng khoán NH Đầu tư và phát triển thắc mắc: ?oTôi buôn hộ cho nhiều vị chưa chia lời nhưng đã có tin họ sắp mua thêm nhà vì trúng chứng khoán vài tỷ bạc?.

    http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=82594&ChannelID=3
    hihì, chỉ có những nhà đầu tư có bản lĩnh mới có phần thưởng xứng đáng, fpt tội quá đang trong tình huống đã lên voi, có xuống chó ko????
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    [giải trí đi bạn >>> người đẹp trong bộ đồ xanh hy vọng, ai muốn cùng người đẹp này đi tắm biển hãy chơi chứng khoán lướt sóng thật giỏi sẽ có nhìu người đẹp bên cạnh bạn.

    http://www.ngoisao.net/News/Thoi-trang/2007/04/3B9BE08B/
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    sẽ có những mã cổ phiếu kaka đoán là sẽ như vậy hichic
    đọc nhaChinh phục những đỉnh trời
    12:14'' 26/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Xuyên rừng, băng đèo, vượt thác... trong những chặng đường dài hàng cây số, để đặt chân tới đỉnh núi cheo leo. Đứng giữa đỉnh cao mây ngàn gió lộng, phóng tầm mắt ra xung quanh để cảm nhận sự hùng vĩ của đất trời. Nhiều người trẻ tìm đến rừng núi để tận hưởng cảm giác thú vị trong những tour dã ngoại mạo hiểm.



    Mọi ngả đường đều dẫn tới Fansipan




    Ảnh: Fan Trăng Rằm (www.ttvnol.com)
    Nếu như cách đây 5-7 năm, Fansipan - "nóc nhà Đông Dương" vẫn là ước mong chinh phục xa xôi với nhiều người thì hiện tại: Chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ!



    Fan mùa Đông, Fan mùa Xuân, Fan Dương lịch, Fan Rằm tháng Giêng, Fan 30/4, Fan 2/9? trên các diễn đàn du lịch, những lời kêu gọi lập hội leo Fan không lúc nào thiếu vắng.



    Trước đây, từ Sapa lên đỉnh Fan và quay trở về mất khoảng 5-6 ngày, nhưng hiện tại hành trình phổ biến được rút ngắn xuống 3 ngày.



    3 ngày hành quân giữa rừng, ?oăn bờ ngủ bụi?, hết cuốc bộ, đu dây thừng, bám rễ cây, vịn vách đá lại leo mấy quả đồi? nếu sức khoẻ không dẻo dai, có thể phải bỏ cuộc ngang chừng.



    Vì thế, dân leo Fan được khuyến cáo rèn luyện thể lực chừng 1 tháng trước khi ?onhập hội?.



    Trước mỗi chuyến đi, các đoàn đều có một buổi kiểm tra thể lực và khởi động tinh thần bằng những trekking tour (đi bộ đường trường) ở mức nhẹ nhàng hơn như Ba Vì, Cúc Phương?



    ?oLeo Fan có đủ cả sự lãng mạn và hùng vĩ? - chứng minh cho quảng cáo của mình, Thu Trang say sưa tả về hành trình mà cô và đoàn của mình kinh qua.



    ... Có những đoạn đi giữa rừng trúc ngút ngàn, nắng chiếu xuyên kẽ lá nhảy nhót như trong "Thập diện mai phục". Đôi lúc cảnh vật thanh bình quá đỗi khiến nhiều tên cao hứng bắc loa hú vang để xao động không khí. Nửa đêm, quây quần bên ánh lửa bập bùng, thưởng thức cái gió lạnh vùng cao ở nhiệt độ dưới 10, cùng ngân nga những giai điệu bất tận...



    "Có khi, cả lũ chúng tôi chen nhau nằm trên nền bạt, ngửa mặt ngắm sao, tâm sự những câu chuyện vu vơ? Đó là những khoảnh khắc đẹp thực sự?.



    Với T. Nhung thì ấn tượng không quên là lúc bị lạc lại cùng 2 người trong đoàn vì tội say sưa chụp ảnh.



    "Lần đầu tiên đi trong rừng giữa đêm tối, nhìn quanh, những bóng cây cháy đứng im lìm, trơ trọi, hơi sương vùng cao chạm vào da lành lạnh và tiếng gió rít? đủ để rợn mình.



    Ánh đèn pin loạng choạng, không người dẫn đường, không phương tiện liên lạc, chúng tôi đang hoảng sợ thì một bạn phát hiện ra một dải giấy an an trắng được buộc vào nhành hoa bên đường, do những người đi trước đánh dấu chỉ đường. Hú vía!".



    ?oHạnh phúc không phải là đích đến mà là cảm nhận trên đường đi? ?" slogan này dường như đã trở thành quá quen thuộc với dân du lịch bụi. Nhưng, với các đoàn leo Fan thì chưa hẳn đúng.



    Khi leo lên đến đỉnh, chạm tay vào hình chóp tam giác - cột mốc đánh dấu ?onóc nhà Đông Dương?, dường như mọi khó khăn, mệt mỏi tan đi nhường chỗ cho các cảm xúc vỡ oà. Khung cảnh hùng vĩ, mây ở phía dưới chân, xa xa là chân trời tít tắp, tiếng lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió phần phật khiến ai cũng hân hoan, reo hò, thậm chí hét vang thật to? để ghi lại cảm xúc.



    Leo núi mạo hiểm: Vừa sợ vừa thích




    Leo núi mạo hiểm có tiềm năng lớn trong những năm tới?

    Đỉnh Langbiang, Đà Lạt. Một nhóm người tụ tập trên mỏm đá sừng sững, tạo với phương ngang một góc xấp xỉ 90%. Ngó xuống vách núi dựng đứng, ngay nhiều người chẳng yếu tim cũng thấy rùng mình. Lần lượt, từng người hoặc từng đôi bám vách đá trèo xuống, sau khi đã được thắt đai leo núi, đeo dây bảo hiểm và móc an toàn.



    Ở hai đầu của hành trình: trên đỉnh và dưới chân núi... là các huấn luyện viên leo núi án ngữ, chăm chú theo dõi để đưa ra những lời hướng dẫn trực tiếp... Đột nhiên, một nhân leo núi kêu ré lên vì hoảng, run rẩy đòi bỏ cuộc. Lúc khác, hai dây leo của cặp nọ tạm thời bị đan vướng vào nhau, lại toát mồ hôi.



    Chẳng quá ?ochan hoà? với thiên nhiên như tour leo Fan phía Bắc (một dạng trekking), các tour leo lên vách núi (rock climbing), leo xuống vách núi (abseiling) hay vượt thác (canyoning) phía Nam vẫn giới hạn trong một phạm vi tương đối, có lẽ vì tính chất mạo hiểm của nó.



    Môn leo núi mạo hiểm vào Việt Nam thông qua 2 người Pháp. Năm 1994, Stephane và Didier đến TP.HCM dự định phát triển máy bay siêu nhẹ, nhưng không thành công. Họ là dân chuyên nghiệp trong một số môn thể thao mạo hiểm, và đã từng kinh qua khá nhiều quốc gia để khai thác thị trường cho các môn này.



    Sau 2 năm, tiến trình triển khai vẫn chậm chạm vì nhiều lý do khách quan, nhưng họ vẫn không về nước mà chuyển sang thử nghiệm những môn khác, như dù lượn, leo núi... Có thể nói, đây là những người góp phần đem đến sắc thái mới cho thể thao mạo hiểm Việt Nam.



    Đến năm 1996, Didier Rexach lên Đà Lạt, khai trương môn leo núi với văn phòng có tên Action Dalat. Công ty này sau đó chuyển về Sài Gòn đổi tên là Action Max.



    Hiện tại, có một số công ty chuyên tổ chức những tour du lịch mạo hiểm như Công ty du lịch Hồng Bàng, Công ty dã ngoại Lửa Việt? thậm chí còn có cả công ty đầu tư dịch vụ leo núi trong nhà, với các vách đá nhân tạo để phục vụ những người thích làm quen với cảm giác mạo hiểm.



    Trần Xuân Đức, công ty Youth Action Việt Nam hiện là một người có tiếng trong mảng tổ chức các tour leo núi mạo hiểm.



    Năm 1997, khi 21 tuổi, đang là SV khoa Toán - Tin, ĐH Đà Lạt, một lần anh tình cờ được tham gia một tour leo núi tại Langbiang do công ty Action Đà Lạt của Didier Rexach tổ chức.



    ?oCảm giác lần đầu đứng trên một mỏm đá dựng đứng cao 25m nhìn xuống, phía dưới sâu hun hút khiến tôi hơi lạnh gáy. Thực sự là vừa sợ vừa thích.



    Sau khi tự mình dùng dây đi xuống mặt đất an toàn tôi có cảm giác rất mới lạ. Tôi nghĩ con người còn có những khả năng diệu kỳ mà đôi khi ta không tự biết. Quan trọng là có biết cách khai thác nó không. Mặt khác, khi người ta đã nghĩ và chế tạo ra những dụng cụ để hỗ trợ bạn vượt qua những thách thức thì hãy cứ tận dụng để tự trải nghiệm?.



    Sau vài lần đi theo tour, Đức bắt đầu đam mê và chuyển sang nghề hướng dẫn viên leo núi lúc nào không hay.



    Tiếng gọi nơi hoang dã?




    Quốc kỳ thường được đồng hành cùng các đoàn Fan lên đỉnh. Ảnh: Fan Trăng Rằm.

    Đức kể, thời gian đầu, gia đình và bạn bè chỉ thấy ngạc nhiên là ?ongười ta hướng dẫn du lịch thì trắng trẻo và ăn mặc lịch sự còn thằng Đức là hướng dẫn mà da đen và lúc nào đi tour cũng mặc quần short?.



    Ngoài LangBiang, công ty anh còn tổ chức các tour tương tự ở thác Datanla (Đà Lạt), Bửu Long (Sài Gòn), Hòn Rơm Mũi Né (nhưng vách đá ở đây không tốt), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Ba Vì...



    Trung bình mỗi năm, loại hình du lịch này đón khoảng 200 lượt khách, mỗi lượt từ 2 cho đến 15 người. Tuy nhiên, khách nước ngoài vẫn là chủ yếu, ?ocó thể vì dân ta vẫn chưa quen với những trò mạo hiểm?.



    ?oVề nguyên tắc, leo núi mạo hiểm rất an toàn vì khi sản xuất thiết bị, người ta đã tính toán thông số kỹ thuật, nhưng không có nghĩa là an toàn tuyệt đối vì nó còn phụ thuộc vào địa hình khí hậu và thời tiết? - Đức cho biết.



    Để chuẩn bị cho việc leo xuống, phải đi lên đỉnh núi theo một quãng đường dài vài cây số trong lòng núi. Có những đoạn vượt qua vực khá nguy hiểm. Đã từng có người tử nạn khi sơ suất mắc kẹt chân dưới đá, trong lúc lũ bất ngờ ập tới.



    Bản thân anh cũng nhiều lần phải vận dụng kinh nghiệm để đối phó với các biến cố. ?oMột lần đưa khách đi tour Canyoning tại Đà Lạt, nửa đường, nhìn nước thấy đục và khác so với mọi hôm, tôi quyết định dừng tour. Nhiều khách ngạc nhiên không hiểu, khi tôi chuyển khách đến vị trí an toàn để trở về thì lúc đó nước đã dâng cao lên gần 1m và chảy rất mạnh?.



    Ai cũng biết an toàn là quan trọng. Nhưng được liều lĩnh một chút để đánh đổi những cảm giác thách thức cũng rất thú vị.



    Đội Fan bụi Xuân leo Fan đầu năm 2007 khiến nhiều người chú ý vì quyết định: leo Fan không cần tour guide, tự gùi đồ không cần porter. Tự định vị và tìm đường bằng các thiết bị chuyên dụng.



    Kết quả: Lạc đường mất 2 ngày đêm trong rừng, phải lần theo một con đường mòn hết sức khó khăn, trơn trượt, nằm ven sát vách núi. 5 ngày dạ diệt, có lúc phải dùng dao phát quang cây cỏ xung quanh để đủ chỗ dựng trại, nhặt cây ướt về làm củi đun tạm để nấu cơm. Dù thể lực hoàng tráng nhưng cũng có khi tưởng như kiệt sức, thấm thía hơn bao giờ hết cảm giác ?ođường đến ngày vinh quang?.



    ?oCứ nghĩ đến cảnh nhìn lên trời toàn một màu xanh ngắt, mây lúc đấy chỉ ở dưới chân mình là lòng mình lại cảm thấy rạo rực. Những bông hoa đỗ quyên, những cánh rừng trúc bạt ngàn, những đêm vất vả leo trong bóng tối, những tiếng cười đùa khúc khích trong lều giữa đêm khuya và cả niềm hạnh phúc vô cùng khi chạm tay vào cái đỉnh chóp nhọn nữa chứ. Tất cả tạo nên một cảm xúc vô bờ bến?? - Nguyễn Văn Huy, thành viên đoàn Fan Trăng Rằm (đón Rằm tháng Giêng trên đỉnh Fan) hào hứng.



    Vừa ?otụt? từ đỉnh Fan xuống cách đây hơn 2 tháng, cậu lại chuẩn bị trở lại vào dịp 30/4 để chia sẻ những khoảnh khắc hạnh phúc cùng cô bạn gái.



    Đây chẳng phải là trường hợp hiếm hoi. Có người còn mê Fan đến mức đã thượng sơn lần thứ 9.



    ... 10 năm trong nghề, đến giờ nhìn lại, Đức vẫn khẳng định anh không hề hối hận khi bỏ qua ngành học được đào tạo chính quy, để theo đuổi đam mê mạo hiểm này.



    ?oHiện tại, tôi vẫn tiếp tục tìm hiểu thêm những gì chưa biết hoặc mới mẻ có liên quan đến môn này, tổng hợp lại và phổ biến cho những người chơi. Leo núi mạo hiểm chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, nhưng tôi tin nó có tiềm năng rất lớn, trong vài năm tới?.

    Hoàng Lê

    http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/04/689055/
  4. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    TTCK: Đi về đâu khi "lòng không chút nắng"?
    14:15'' 27/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong vòng 1 tháng, VN-Index mất gần 100 điểm, HASTC-Index cũng giảm mạnh khiến rất nhiều nhà đầu tư lao đao. Không ít ý kiến cho rằng thiệt hại nặng nề nhất vừa qua là những nhà đầu tư (NĐT) cá nhân nhỏ, lẻ và họ đang hoang mang bởi ?obỏ thì thương vương thì tội? với TTCK. Nhưng sự thật có hoàn toàn như vậy?

    NĐT nhỏ lẻ: Đi về đâu khi "lòng không chút nắng"?

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhà đầu tư nào mới tham gia TTCK từ sau Tết trở lại đây cũng phải chịu lỗ lã ít nhiều khi giá chứng khoán điều chỉnh giảm trong thời gian qua. Chị Đặng Thị Nhu (sàn ACBS TP.HCM) than thở: ?oTôi chơi chứng khoán từ ngày 1/3/2007, mấy ngày đầu thấy giá lên càng say và đổ tiền thêm vào, đến cuối tháng 4 hơn 180 triệu vốn nếu bán hết chỉ còn khoảng 115 triệu?. Vốn buôn bán tạp hoá tại gia, nghe bạn bè rủ chị cũng lên sàn dù kiến thức chứng khoán gần như tròn trĩnh con số không.


    Mua gì hôm nay? (Ảnh: Lê Anh Dũng).

    Cùng cảnh ngộ như chị là nhóm bạn 5 nam, 3 nữ chung lớp thời phổ thông, công việc không ổn định, trong Tết gặp nhau, rủ lên sàn. Người nhiều vốn liếng 200 triệu, ít cũng 65 triệu và ?otrình độ cao nhất? là một anh bạn nhân viên văn thư UBND phường mới học qua lớp chứng khoán cấp tốc 1 tháng.

    Không chỉ tại sàn ACBS mà ở VCBS, BVS, SBS... nhiều nhà đầu tư mới tham gia theo phong trào đầu tháng 3/2007 cũng đang ?odở khóc dở cười?. Anh Đặng Đình Thắng, nhân viên một hãng tàu biển Hàn Quốc tại Q.1 TP. HCM trốn việc ra sàn, tâm sự: ?oTôi cũng nghe cảnh báo đầu tư vào thời điểm cuối của đợt tăng giá sẽ nhiều rủi ro nhưng có xuống dốc rồi mới thấy đỉnh, mình vốn ít nên hàng ngày cứ thấy mất 3,5 triệu là khỏi ăn, ngủ luôn?. Anh Thắng vừa cùng 3 người bạn lập ?ocông ty đầu tư chứng khoán? ôm vào 3.000 CP SJS và 2000 CP FPT.

    Những người như các anh hàng ngày cứ thấy SJS và FPT xuống trên 10 giá là thẫn thờ, vò đầu bứt tai, vì nói như anh Vũ Hùng Nam (sàn SSI TP. HCM) thì: ?oCó phải tiền của tôi hết đâu, đến 60% là mượn họ hàng, bạn bè?. Nhiều người liều, lấy tiền mua nhà, thậm chí thế chấp để đổ vào cả tỷ bạc nay chán nản ?oxem như mất 1/3 căn nhà?. Anh Nam tự an ủi: ?oThôi thì chờ giá lên lại, chứ giờ có đi trốn nợ cũng không thoát?.

    Phiên cuối trước dịp lễ 30/4,1/5, TTCK khởi sắc chút ít nhưng những người như họ vẫn buồn vì ?ochỉ đỡ lỗ tý chút thôi?. Còn chị Nhu thì thú thật: ?oNghe đồn ông này bà kia trúng bạc tỷ, tôi cũng ngỡ chơi chứng khoán chỉ có thắng hiếm khi thua ngờ đâu mới có hơn tháng tiền lỗ bằng tiền cặm cụi làm ăn cả năm trời?. Khuyên họ giữ bình tĩnh cũng khá khó khăn vì: ?oAnh cứ thử mất mỗi ngày 5,10 triệu đi thì biết có bình tĩnh nổi hay không??.

    Ông Huỳnh Anh Tuấn, Trưởng phòng Môi giới ACBS cho biết: ?oBán tống bán tháo chủ yếu là những người mới chơi, vốn ít hay vay mượn, chứ những nhà đầu tư chỉ cần chơi 1,2 năm thôi là có kinh nghiệm tránh cơn bão này như thế nào rồi?.

    Dân chơi không dễ nản lòng...

    Được nhiều người trên sàn của Công ty chứng khoán Đông Á khen là ?ogià dơ? như anh Trần Trung Bình, thật ra vốn liếng hồi mới chơi, năm 2005, chỉ trên 400 triệu đồng và năm 2006 sốt thế cũng kiếm hơn 600 triệu. Anh Bình thừa nhận: ?oHọ nể vì mình không hoang mang, hốt hoảng và dự đoán đường xa tốt?. Anh Bình kể: ?oĐợt giảm dài ngày giữa năm 2006, có khi gần 700 triệu tiền vốn chỉ còn 445 triệu, may mà vợ chồng tôi bình tĩnh chờ qua bão và đợi đến cuối năm mới có hơn 600 triệu tiền lời?.


    Kiên nhẫn bám sàn. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

    Anh Bình và mấy nhà đầu tư ?onhỏ, lẻ? như anh chọn phương châm: ?oChậm mà chắc, ăn ít no lâu?. Họ không bao giờ bỏ quá 1/2 tài sản vào chứng khoán, danh mục luôn có ít nhất 5 loại CP, không chờ tới đỉnh mới bán hay đợt xuống sát sàn mới mua, khi thiên hạ đổ xô đi mua hay bán đều đứng nhìn và quan sát để ra tay khi cần...

    Khôn ngoan hơn, khi VN-Index bắt đầu vượt ngưỡng 1000 điểm, anh Bình cùng những người bạn rút toàn bộ vốn chuyển sang địa ốc vì ?ongàn đời đất vẫn sinh lời?. Khi mà cơn sốt địa ốc tại TP. HCM lên tới gần tới đỉnh, nhóm 6 người bạn của anh người lời ít nhất 500 triệu, nhiều nhất đến 750 triệu, con số mà dân chứng khoán đang mơ ước trong thời điểm này.

    Những nhà đầu tư như anh Bình và bạn bè trên các sàn không ít. Có người như ông Trần Đình Nam (56 tuổi ở P.6 Q.3 TP. HCM), việc thị trường có lên hay xuống gì thì tổng đầu tư cũng chỉ trên dưới 100 triệu, lời nhiều mấy ông cũng rút ra bớt. Thấy mọi người hoang mang, ông cười: ?oTôi chơi từ 2002, có lúc Index về gần 100 điểm nên cay đắng, ngọt bùi của cái trò này tôi rành hết. Không dám dạy nhưng tôi khuyên các bạn trẻ đừng nóng vội, ông bà mình nói bạo phát bạo tàn không sai đâu?.

    Phương châm ?osống còn? của các nhà đầu tư cá nhân trên là ?okhông vay mượn, không dốc hết túi, không chạy theo đám đông, tự mình suy xét quyết định không để tin đồn tác động?. Kinh doanh kiểu ấy nên dù TTCK nóng hay lạnh họ đều không hề ?ohắt hơi, sổ mũi? theo.

    Vì vậy ông Nam và anh Bình đều khẳng định: ?oChúng tôi không nghĩ đến chuyện rời sàn, dù TTCK có đi theo hướng nào thì những nhà đầu tư nhỏ cũng vẫn có đất sống nếu tỉnh táo và đã vượt qua những thăng trầm?.

    Ông Đỗ Đức Cường, cố vấn cao cấp NH Đông Á, người từng nhiều năm làm chuyên gia tại Citibank (Mỹ) cho rằng: ?oTôi không đồng ý với quan niệm TTCK là canh bạc, phụ thuộc vào may rủi. Có thể do TTCK ở Việt Nam còn quá mới mẻ, có nhiều chuyện không giống ai, thậm chí ngược với thế giới nhưng muốn thành công lâu dài, trụ bền vững ở đây thì đòi hỏi bản lĩnh và nghệ thuật đầu tư?.

    Nhiều người lo ngại, sắp tới sàn TP. HCM khớp lệnh liên tục thì 15-20% những nhà đầu tư nhỏ sẽ bỏ sàn, thậm chí còn nhiều hơn khi áp dụng giao dịch lô 100. Tuy nhiên, thị trường chỉ sàng lọc những nhà đầu tư ?oăn xổi, ở thì? muốn trở thành tỷ phú chứng khoán trong chốc lát chứ không hẳn vì khớp lệnh liên tục.

    Việc sàn Hà Nội khớp lệnh liên tục từ trước đến nay nhưng người vào sàn nhiều hơn bỏ, tại TP. HCM số nhà đầu tư giao dịch CP tại sàn HN cũng không phải ít. Nhà đầu tư Phạm Đình Bảng (sàn ACBS 4 Nguyễn Thị Minh Khai Q.1 TP. Hồ Chí Minh) lý giải: ?o10 người ở sàn này đã có 7,8 người từng giao dịch ở sàn Hà Nội và họ rành khớp lệnh liên tục còn hơn nhà báo các anh. Vậy thì lo gì sàn TP. HCM sẽ giao dịch như vậy từ 7/5??.

    Có lẽ tâm lý quá bi quan và lo lắng cho nhà đầu tư nhỏ, lẻ hơi thừa với những người coi TTCK là một kênh đầu tư thực sự, nghiên cứu, phân tích và có kiến thức về thị trường này. Hơn nữa chưa chắc người ít tiền luôn mang ?otâm lý bầy đàn? như nhận định chủ quan của nhiều người.

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/04/689333/
    >>>>>>> kết luận khi dân việt nam tham gia thị trường chứng khoán đã có một trai tim khoe và một tinh thần dày dạn kinh nghiệm nhất là cái bản lĩnh tri thức của họ đồng hành với sự phát triển kinh tế, nhìu người cũng thường đùa là >>> đầu tư trên thị trường chứng khoán lại đẹp ra nhất là được làn da trắng
  5. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    các bác mua báo thời báo ngân hàng ra ngày thứ 5 đi có nhìu tin tức hay kìa, nó ko có trang web để đăng tải, có hình ông trần Bắc hà BiDV đẹp trai quá kìa
  6. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 3: Không phải chờ lâu
    11:26'''' 27/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất của các quỹ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam xuất hiện và kết thúc nhanh chóng cuối những năm 1990. Làn sóng thứ hai hình thành từ năm 2002 đang gặt hái thành công. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, rất nhiều hy vọng về làn sóng thứ ba sẽ bắt đầu. Dường như không còn phải chờ đợi lâu, một làn sóng mới đã khởi động.

    Đã qua thời ngập ngừng

    Lịch sử thị trường vốn Việt Nam đã ghi nhận, làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên đã đến Việt Nam từ những năm đầu thập kỷ 90 với sự xuất hiện của 7 quĩ đầu tư từ nước ngoài với số vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Nhưng sau đó, các quỹ đã lần lượt rút lui. Thời điểm chứng kiến sự chấm dứt của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất là sau cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Lúc đó chỉ còn lại duy nhất quĩ Vietnam Enterprise Investment Fund (VEIL) do Công ty Dragon Capital quản lý.

    Làn sóng thứ hai khởi động lại từ năm 2002 với sự xuất hiện của quĩ Mekong Enterprise Fund. Ngay sau đó, VinaCapital và một số công ty quản lý khác đã vào cuộc với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục tiêu đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng. Hoạt động ban đầu của các quỹ này khá thầm lặng và không ít người mới chỉ dám bỏ những khoản đầu tư nhỏ với tâm lý khá e ngại về sự thành công của mô hình này.



    Thị trường chứng khoán phát triển nhanh thúc đẩy nguồn vốn gián tiếp gia tăng. (Ảnh: Phước Hà)



    Đến tận cuối năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ đạt khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), con số 1 tỷ USD được cho 1 mơ ước xa xôi, đầu tư gián tiếp vẫn chỉ được đánh giá ở dạng tiềm năng. Đây là tỉ lệ quá khiêm tốn so với nhu cầu vốn cho nền kinh tế phát triển và so với các nước trong khu vực. Tuy rất quan tâm đến Việt Nam, đến các công ty nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ, các công ty tư nhân nổi lên nhanh chóng... nhưng nguồn vốn gián tiếp đổ vào vẫn rất nhỏ giọt và từ cả hai phía nhà đầu tư và đối tác trong nước vẫn khá thận trọng.

    Nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng, năm 2006 các quỹ đầu tư và nguồn vốn gián tiếp đã trở thành một khái niệm phổ biến, một nguồn vốn được quan tâm đặc biệt cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán. Tại thời điểm cuối năm 2006, Bộ Tài chính cho biết, đã có trên 20 tỷ USD với tổng vốn đầu tư gián tiếp đã đạt trên 2 tỷ USD. Kể từ đó, dòng vốn này liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công.

    Cao điểm của làn sóng đầu tư thứ hai bắt đầu từ giữa năm 2006. Đầu tiên, Công ty Quản lý quỹ VinaCapital khai trương Quỹ bất động sản VinaLand, nhưng số tiền mà các nhà đầu tư nước ngoài góp vào quỹ đã lên tới gần 65 triệu đô la Mỹ, vượt mức dự kiến 15 triệu đô la Mỹ. Ngoài VinaLand, VinaCapital đang nỗ lực giải ngân nốt số tiền còn lại chừng 50 triệu đô la Mỹ trong tổng số 171 triệu đô la Mỹ của Quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng đầu tư chính của VOF tiếp tục là cổ phiếu OTC và địa ốc.

    Ngay sau đó, Dragon Capital, nhận quản lý thêm một quỹ mới, Vietnam Dragon Fund, với số vốn 35 triệu đô la Mỹ. Đây là quỹ thứ ba của Dragon Capital, cùng với hai quỹ khác là VEIL (vốn 190 triệu đô la Mỹ) và Vietnam Growth Fund (90 triệu đô la Mỹ). Trong khi đó, Công ty Quản lý quỹ MekongCapital đã đẩy mạnh đầu tư gần hết số vốn 18,5 triệu đô la Mỹ của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Không đứng ngoài cuộc, Indochina Capitat cũng có sẵn hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu đô la Mỹ và một quỹ chứng khoán với 50 triệu đô la Mỹ.

    Danh sách các quỹ đầu tư liên tục kéo dài, các nhà đầu tư mới đến Việt Nam với một tâm lý rất tự tin về cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Số tiền rót vào nhiều hơn, tốc độ nhanh hơn và danh mục dự án đầu tư rộng mở hơn cho thấy tâm lý e ngại của đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam đã không còn. Từ thành công này, nhìn lại quá trình bám trụ của những quỹ đầu tư ở Việt Nam như VinaCapital cho thấy tầm nhìn dài hạn và khả năng bám trụ của những nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp tại một thị trường còn mới mẻ và không ít hạn chế về pháp lý.

    Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết về dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần hơn với luật lệ kinh doanh theo tiêu chuẩn thế giới, nhà đầu tư quốc tế cảm giác an tâm hơn khi bỏ vốn vào Việt Nam. Đặc biệt, tiến trình CPH đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất khi các DN lớn sắp CPH và lên sàn, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh và chính những thành công từ làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2 đã thúc đẩy đầu tư gián tiếp. Và một làn sóng thứ ba về đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam không còn ở dạng tiềm năng.

    Cơ hội lớn đang đến

    Ông Don Lam, Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital ước tính rằng với khoảng 80-100 định chế đầu tư tài chính chuyên nghiệp trên thế giới hiện nay bao gồm các quỹ đầu tư, công ty quản lí quỹ, ngân hàng đầu tư? thì lượng vốn mà họ đang nắm giữ không dưới 100 tỷ USD. Chỉ cần họ đồng ý bỏ 1% trong số đó vào Việt Nam là nền kinh tế đã có thêm khoảng 1 tỷ USD.

    Tuy nhiên, theo ông Don Lam trên thực tế, tham vọng của các định chế này trên thị trường Việt Nam lớn hơn con số đó rất nhiều và đây sẽ là một động lực mới cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới.


    Các nhà đầu tư đang tìm thấy những cơ hội lớn tại Việt Nam. (Ảnh Phước Hà)


    Sau đợt khởi động mạnh mẽ trong năm 2006, các quỹ đầu tư nước ngoài đang ráo riết chuẩn bị cho những dự án đầu tư mới. Hàng trăm USD đã đang được kêu gọi; hàng trăm dự án, DN trong nước đang được đưa vào danh mục đầu tư. Các quỹ đầu tư cho thấy một tham vọng mạnh mẽ đưa đầu tư gián tiếp trên thị trường Việt Nam bước sang một nấc mới và dường như làn sóng thứ 3 đang đến rất gần.

    Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một quỹ đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu tư lên tới 200 triệu USD để đón đầu các dự án trong lĩnh vực này. VinaCapital đã có 3 quỹ đầu tư có tổng tài sản trên 800 triệu USD. Nắm giữ một số vốn khổng lồ và cam kết với các nhà đầu tư một mức lãi hàng năm không hề nhỏ, hơn ai hết VinaCapital hiểu rõ những cơ hội trên thị trường Việt Nam. Thực tế đã chứng minh, trước đây, quỹ đầu tư VinaLand của VinaCapital đã đầu tư gần hết số vốn 205 triệu USD vào các dự án bất động sản tại Đà Nẵng, Hội An và Hà Nội... và những dự án này đã bắt đầu cho kết quả tốt.

    Bên cạnh đó, VinaCapital cũng đang đẩy mạnh đầu tư vào các công ty công nghệ. Hiện nay, VinaCapital đã liên doanh với Tập đoàn Draper Fisher Jurvetson - tập đoàn đầu tư mạo hiểm với tổng vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD để lập quỹ đầu tư DFJ VinaCapital với tổng vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu USD.

    Trong khi đó, phục vụ cho mục tiêu đầu tư lâu dài trên thị trường Việt Nam, Indochinal Capital đã thành lập Quỹ Indochina Capital Vietnam Holding Limited và thực hiện đợt phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán Luân Đôn với quy mô ban đầu là 500 triệu USD. Sự kiện này ngay lập tức đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài và trong đợt phát hành lần đầu Indochina Capital Vietnam Holding Limited dự định thu hút khoảng 300-350 triệu USD nhưng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư và đạt được con số 500 triệu USD.

    Với số vốn này, Indochina Capital đang có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các DN tại Việt Nam. Một trong những khu vực đầu tư được quan tâm là các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc đang trong quá trình chuẩn bị niêm yết hay CPH và tư nhân trong các ngành phục vụ xuất khẩu hoặc sản xuất tiêu dùng trong nước. Những công ty trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, xây dựng, giao thông và các ngành dịch vụ liên quan cũng được quỹ này quan tâm.

    Như một báo hiệu, sau sự khởi động đáng kể này, rất nhiều thông tin cho thấy các quỹ đầu tư khác cũng không muốn là kẻ chậm chân trên thị trường vốn Việt Nam và đang ráo riết chuẩn bị cho những dự định mới của mình. Trong một diễn biến khác cho thấy, các nhà đầu tư tầm cỡ thế giới như Merrill Lynch, Morgan Stanley, Goldman Sachs, JP Morgan Chase sau nhiều qua lại Việt Nam khảo sát hay tiến hành những thử nghiệm nhỏ đã không ngần ngại bày tỏ ý định đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Tại Diễn đàn đầu tư Việt Nam hồi tháng 3, lực lượng đông nhất và đóng góp ý kiến nhiều nhất trên diễn đàn chính là các ngân hàng, các tổ chức đầu tư tài chính và từ đó đến nay không ít trong số đó đã xúc tiến đầu tư. Ngay tại Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có không ít buổi làm việc với các tập đoàn lớn về cơ hội đầu tư ở Việt Nam.

    Với diễn biến đó, ông Don Lam tin rằng, đây chính là thời điểm vàng để đầu tư vào thị trường Việt Nam. Và VinaCapital đang chuẩn bị cho việc đón tiếp những nhà đầu tư nước ngoài sẽ đến Việt Nam đông đảo qua con đường đầu tư gián tiếp.

    Phước Hà

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/04/689305/ mới làm 3 chai bia xong mát hẳn! bữa nào rỷu mấy bạn Tây bên vina và mekong va dragon đi uống đàm đạo, giải trí chơi, kế tiếp là rủ đi phiên 2 ặc ặc nghĩ đến đó vui ha, rủ trần thành tân luôn hihi.

    Hôm qua em kích ông don lam thôi chứ ko có y chửi nha sư phụ

    Được sorosyud sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 27/04/2007
  7. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    ?oPhố Wall? Sài Gòn
    SGGP:: Cập nhật ngày 27/04/2007 lúc 09:40''(GMT+7)
    Đó là con phố nằm trên trục đường Nguyễn Công Trứ với giới hạn bán kính là đường Hàm Nghi và Bến Chương Dương, hiện đang ?osốt? trước làn sóng các công ty chứng khoán (CTCK) muốn mở văn phòng giao dịch tại đây.

    Thăng trầm ?oPhố Wall?

    Góc ?ophố Wall? Sài Gòn


    Với vị trí tiếp giáp ba mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Công Trứ và Bến Chương Dương, từ lâu TTGDCK trở thành ?otâm điểm? cho các CTCK đổ về khu vực này mở văn phòng giao dịch. Và trước sự gia tăng nhanh chóng các CTCK thành viên trong thời gian qua, việc tìm một vị trí đáp ứng được nhu cầu đối với các công ty này trở nên rất khó. Bên cạnh đó giá cho thuê văn phòng và bán nhà đã được đẩy lên khá cao. ?oNếu người đi thuê không chi trên 4.000 USD/tháng khó mà có được một chỗ tươm tất tại khu vực ?oPhố Wall? Sài Gòn này, -một anh bạn đang chạy đôn chạy đáo thuê trụ sở cho CTCK của mình, than thở. Vậy mà chỉ vài năm trước, ?oPhố Wall? rất đìu hiu bởi sự thăng trầm của TTCK. Có khá nhiều CTCK đã rời khu vực này hay tìm vị trí có diện tích lớn hơn để mở văn phòng.

    CTCK Sài Gòn di chuyển từ lầu 1 tòa nhà số 12 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến số 180 -182 Nguyễn Công Trứ; hay CTCK Bảo Việt rời bỏ căn phòng chật hẹp trong khuôn viên TTGDCK và tách ra hai điểm mới tại số 11 và 72 Nguyễn Công Trứ làm sàn giao dịch và văn phòng. Còn CTCK Mekong khai trương văn phòng tại 16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa đúng thời điểm TTCK sụt giảm mạnh nên chỉ trụ được vài tháng rồi phải dời đi nơi khác. Duy chỉ có CTCK của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng NN-PTNN là còn yên vị ở vị từ lúc mới thành lập đến nay.

    Thế rồi TTCK sôi động trở lại, hàng loạt CTCK (thành viên của TTGDCK) liên tiếp ra đời (hiện đã có hơn 56 công ty) khiến thị trường văn phòng cho thuê ở ?oPhố Wall? Sài Gòn tấp nập hơn bao giờ hết. Khu vực xung quanh TTGDCK xuất hiện nhiều ?ocông trường? đang thi công vội vã do một số CTCK mới thành lập đổ về đây mở văn phòng. Mekong (đã dời về đường Thái Văn Lung) nay quyết định quay lại ?oPhố Wall? mở văn phòng nho nhỏ tại số 152 Nguyễn Công Trứ. Rồi CTCK Quốc Gia vừa khai trương văn phòng mới tại số 16 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nơi trước kia Mekong thuê làm trụ sở. Giữa năm 2006, Sacombank đã về đây chia sẻ diện tích với ngân hàng mẹ ở góc đường Nguyễn Công Trứ và Phó Đức Chính, nay diện tích trên không đáp ứng được qui mô tăng trưởng, nên Sacombank vừa mở thêm điểm giao dịch mới trên đường Hàm Nghi.

    Tấc đất, tấc vàng
    Một chuyên gia về địa ốc nhận định, nếu ai đó có ý định thuê văn phòng tại số 194 Nguyễn Công Trứ, ít nhất phải chờ 10 năm nữa vì các hợp đồng vừa ký đầu năm nay đều có thời gian đáo hạn đến 10 năm sau. Tuy nhiên giá thuê văn phòng ở tòa nhà này khá mềm so với các mặt bằng khác trong khu vực, bình quân 4.000 USD/tháng cho mỗi tầng lầu có diện tích khoảng hơn 200m2. Còn giá thuê một căn nhà mặt tiền đường Nguyễn Công Trứ có bề ngang 4m hiện dao động từ 2.000 đến 3.000 USD/tháng tùy thuộc vào vị trí, càng xuôi về hướng chợ Dân Sinh giá càng rẻ. Chỉ mới tháng 3 vừa rồi, căn nhà trước đây là quán TB gần ngã tư Nguyễn Công Trứ và Pasteur có diện tích đất chỉ 4x20m đã có người trả 1.000 lượng vàng SJC để được sở hữu, vị chi hơn 12,5 cây vàng cho mỗi m2 đất.

    Với tiềm lực tài chính dồi dào, không chỉ CTCK mà các ngân hàng đổ về đây khá nhiều, cố gắng tìm cho mình một vị trí đắc địa tại ?oPhố Wall?. Nắm bắt nhu cầu về văn phòng của các CTCK, nhiều doanh nghiệp xung quanh ?oPhố Wall? nhanh chóng chuyển đổi công năng tòa nhà đang sử dụng để dành diện tích cho thuê. Một cô bạn làm ở Phòng Kinh doanh của Savimex cho biết: ?oKhối nhà 6 tầng của Savimex được dành ra 4 tầng cho 4 CTCK (An Bình, Ngân hàng Phương Đông, Đại Việt và Tầm Nhìn) thuê, mỗi đơn vị nằm hết một tầng lầu?. Hay như khách sạn Hoa Hồng nằm ngay ngã tư Nguyễn Thái Bình ?" Caltmet đã chuyển thành văn phòng cho thuê với giá thuê nguyên căn là 4.000 USD/tháng. Hiện tại giá đất tại đường Nguyễn Công Trứ theo bảng giá đất của UBND TPHCM được chia thành hai mức: 11,8 triệu và 12,9 triệu đồng m2 lấy đường Phó Đức Chính làm ranh giới, từ Phó Đức Chính về hướng Nguyễn Thái Học là 11,8 triệu đồng/m2. Song thực tế cho thấy giá giao dịch những ngày qua đã gấp 10 lần mức giá trên.


    http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/2007/4/97016/
  8. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    SÀI GÒN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
    Đầu tư vào đâu sinh lợi?
    SGGP:: Cập nhật ngày 27/04/2007 lúc 11:36''(GMT+7)
    Vàng tăng giá, chứng khoán rớt giá, bất động sản chựng lại? Vậy người có tiền thời điểm này đầu tư vào đâu để sinh lợi?

    Đầu tư cần tính toán kỹ

    Ông Đào Hồng Châu, Phó Tổng giám đốc Eximbank, phân tích: Tuy lợi nhuận gửi tiết kiệm ở ngân hàng so với các kênh đầu tư khác thì không bằng, nhưng người dân có thể biết chắc khoản lãi phát sinh và yên tâm về đồng vốn của mình. TTCK đang rớt giá mạnh nhưng vẫn là kênh đầu tư tiềm năng. Đầu tư vào cổ phiếu đang chịu tác động rất lớn từ yếu tố cung cầu. Năm 2006, cầu trên TTCK tăng mạnh trong khi cung tăng chậm; sang năm 2007, cung lại tăng mạnh hơn cầu. Sắp tới sẽ có lượng cung rất lớn do các công ty lớn phát hành cổ phiếu ra bên ngoài như Đạm Phú Mỹ, Sabeco, Habeco, Mobifone, Vietcombank? Các doanh nghiệp khác, công ty chứng khoán, quản lý quỹ, ngân hàng cũng tăng tốc phát hành cổ phiếu tăng vốn và thành lập mới. ?oNguồn cung dồi dào trong bối cảnh TTCK rớt giá sẽ xuất hiện những cơ hội cho nhà đầu tư mua được cổ phiếu tốt với giá vừa phải. Sẽ có mức giá cổ phiếu hợp lý cho nhà đầu tư dài hạn? Tuy nhiên nhà đầu tư phải chọn lọc, đánh giá được giá trị và tiềm năng của mỗi loại cổ phiếu?-ông Châu nói.




    Gửi ngoại tệ tại ngân hàng TMCP Á Châu

    Theo nhiều chuyên gia, vàng chịu tác động trực tiếp từ thị trường thế giới và được điều tiết bởi cung cầu trong nước. Nhà đầu tư nào dự đoán được các yếu tố tác động ấy sẽ có cơ hội kiếm lời từ vàng. Đầu tư vào vàng được đánh giá là có nhiều thuận lợi so với các kênh đầu tư khác vì có tính thanh khoản cao và các ngân hàng có các công cụ phái sinh để nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro (mua bán khống, mua bán có kỳ hạn?).

    Theo ông Nguyễn Hữu Sơn, Giám đốc Công ty TNHH Tam Bình Thủ Đức, thị trường bất động sản đang sốt về nhu cầu văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, khách sạn... Sắp tới nhiều dự án được khởi động và nhu cầu mua nhà ở của người dân còn rất cao. Đây vẫn là một kênh lớn thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài mạnh mẽ. Thị trường sẽ không dịu đi trong tương lai gần, do chọn lọc đầu tư vào bất động sản vẫn có cơ hội kiếm lời.

    Thận trọng khi đầu tư

    Đầu tư vào đâu để đồng tiền của mình sinh lợi hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn? Câu trả lời không hề đơn giản trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Đào Hồng Châu, điều quan trọng là nhà đầu tư phải xác định được mình muốn gì, an toàn đồng vốn với lợi nhuận vừa phải hay chấp nhận rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận cao. Lời khuyên của những nhà đầu kinh nghiệm đối với những ai quan tâm đến chứng khoán là đừng quá chạy theo sự hấp dẫn của lợi nhuận mà quên lĩnh vực này tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Thông tin nhiều và nhiễu là đặc điểm của TTCK, vì vậy đòi hỏi nhà đầu tư phải chọn lọc thông tin từ những kênh thông tin uy tín. Đặc biệt nhà đầu tư nên đa dạng danh mục đầu tư ở nhiều lĩnh vực để hạn chế thua lỗ. ?oBỏ trứng vào nhiều giỏ? ?" bài học sơ khai nhưng vẫn rất thời sự và cần thiết.

    Dựa vào dự đoán và kỳ vọng, nhiều nhà đầu tư hiện nay đã quyết định đầu tư nhanh và ngắn hạn vào một lĩnh vực có độ biến động lớn như vàng, TTCK. Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư đang lựa chọn hướng đầu tư dài hạn hơn với bất động sản hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh. Khả năng sinh lời chậm hơn, nhưng họ biết chắc về lợi nhuận trên số vốn bỏ ra. Theo các chuyên gia ngân hàng, nhà đầu tư nên nghiên cứu thị trường trước khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực nào đó và nên chọn cho mình các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Nếu không am hiểu, nhà đầu tư có thể ủy thác đầu tư cho các quỹ đầu tư, nhưng nhà đầu tư phải ?ochọn mặt gửi vàng? vì trong nhiều quỹ đầu tư hoạt động ở nước ta không phải quỹ nào cũng đầu tư hiệu quả cao?


    http://www.sggp.org.vn/daututaichinh/
  9. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    đọc báo phải phân tích nha các bác
    hãy viết lên bài báo: " việt nam quê hương tôi, có chùm khế ngọt, có bụi chuối xanh .... có thị trường chứng khoán sắp hồi phục, có Trần đắt sinh">>.ông này họp hành với ổng ổ hiền thấy mồ, mấy đứa đồng nghiệp về báo cáo lại với em hihi
  10. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.849
    [TTCK: Bình tĩnh chờ qua bão!
    14:15'' 27/04/2007 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trong vòng 1 tháng, VN-Index mất gần 100 điểm, HASTC-Index cũng giảm mạnh khiến rất nhiều nhà đầu tư lao đao. Không ít ý kiến cho rằng thiệt hại nặng nề nhất vừa qua là những nhà đầu tư (NĐT) cá nhân nhỏ, lẻ và họ đang hoang mang bởi ?obỏ thì thương vương thì tội? với TTCK. Nhưng sự thật có hoàn toàn như vậy?

    NĐT nhỏ lẻ: Hết thời ăn xổi

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhà đầu tư nào mới tham gia TTCK từ sau Tết trở lại đây cũng phải chịu lỗ lã ít nhiều khi giá chứng khoán điều chỉnh giảm trong thời gian qua. Chị Đặng Thị Nhu (sàn ACBS TP.HCM) than thở: ?oTôi chơi chứng khoán từ ngày 1/3/2007, mấy ngày đầu thấy giá lên càng say và đổ tiền thêm vào, đến cuối tháng 4 hơn 180 triệu vốn nếu bán hết chỉ còn khoảng 115 triệu?. Vốn buôn bán tạp hoá tại gia, nghe bạn bè rủ chị cũng lên sàn dù kiến thức chứng khoán gần như tròn trĩnh con số không.


    Mua gì hôm nay? (Ảnh: Lê Anh Dũng).

    Cùng cảnh ngộ như chị là nhóm bạn 5 nam, 3 nữ chung lớp thời phổ thông, công việc không ổn định, trong Tết gặp nhau, rủ lên sàn. Người nhiều vốn liếng 200 triệu, ít cũng 65 triệu và ?otrình độ cao nhất? là một anh bạn nhân viên văn thư UBND phường mới học qua lớp chứng khoán cấp tốc 1 tháng.

    Không chỉ tại sàn ACBS mà ở VCBS, BVS, SBS... nhiều nhà đầu tư mới tham gia theo phong trào đầu tháng 3/2007 cũng đang ?odở khóc dở cười?. Anh Đặng Đình Thắng, nhân viên một hãng tàu biển Hàn Quốc tại Q.1 TP. HCM trốn việc ra sàn, tâm sự: ?oTôi cũng nghe cảnh báo đầu tư vào thời điểm cuối của đợt tăng giá sẽ nhiều rủi ro nhưng có xuống dốc rồi mới thấy đỉnh, mình vốn ít nên hàng ngày cứ thấy mất 3,5 triệu là khỏi ăn, ngủ luôn?. Anh Thắng vừa cùng 3 người bạn lập ?ocông ty đầu tư chứng khoán? ôm vào 3.000 CP SJS và 2000 CP FPT.

    Những người như các anh hàng ngày cứ thấy SJS và FPT xuống trên 10 giá là thẫn thờ, vò đầu bứt tai, vì nói như anh Vũ Hùng Nam (sàn SSI TP. HCM) thì: ?oCó phải tiền của tôi hết đâu, đến 60% là mượn họ hàng, bạn bè?. Nhiều người liều, lấy tiền mua nhà, thậm chí thế chấp để đổ vào cả tỷ bạc nay chán nản ?oxem như mất 1/3 căn nhà?. Anh Nam tự an ủi: ?oThôi thì chờ giá lên lại, chứ giờ có đi trốn nợ cũng không thoát?.

    Phiên cuối trước dịp lễ 30/4,1/5, TTCK khởi sắc chút ít nhưng những người như họ vẫn buồn vì ?ochỉ đỡ lỗ tý chút thôi?. Còn chị Nhu thì thú thật: ?oNghe đồn ông này bà kia trúng bạc tỷ, tôi cũng ngỡ chơi chứng khoán chỉ có thắng hiếm khi thua ngờ đâu mới có hơn tháng tiền lỗ bằng tiền cặm cụi làm ăn cả năm trời?. Khuyên họ giữ bình tĩnh cũng khá khó khăn vì: ?oAnh cứ thử mất mỗi ngày 5,10 triệu đi thì biết có bình tĩnh nổi hay không??.

    Ông Huỳnh Anh Tuấn, Trưởng phòng Môi giới ACBS cho biết: ?oBán tống bán tháo chủ yếu là những người mới chơi, vốn ít hay vay mượn, chứ những nhà đầu tư chỉ cần chơi 1,2 năm thôi là có kinh nghiệm tránh cơn bão này như thế nào rồi?.

    Dân chơi không dễ nản lòng...

    Được nhiều người trên sàn của Công ty chứng khoán Đông Á khen là ?ogià dơ? như anh Trần Trung Bình, thật ra vốn liếng hồi mới chơi, năm 2005, chỉ trên 400 triệu đồng và năm 2006 sốt thế cũng kiếm hơn 600 triệu. Anh Bình thừa nhận: ?oHọ nể vì mình không hoang mang, hốt hoảng và dự đoán đường xa tốt?. Anh Bình kể: ?oĐợt giảm dài ngày giữa năm 2006, có khi gần 700 triệu tiền vốn chỉ còn 445 triệu, may mà vợ chồng tôi bình tĩnh chờ qua bão và đợi đến cuối năm mới có hơn 600 triệu tiền lời?.


    Kiên nhẫn bám sàn. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

    Anh Bình và mấy nhà đầu tư ?onhỏ, lẻ? như anh chọn phương châm: ?oChậm mà chắc, ăn ít no lâu?. Họ không bao giờ bỏ quá 1/2 tài sản vào chứng khoán, danh mục luôn có ít nhất 5 loại CP, không chờ tới đỉnh mới bán hay đợt xuống sát sàn mới mua, khi thiên hạ đổ xô đi mua hay bán đều đứng nhìn và quan sát để ra tay khi cần...

    Khôn ngoan hơn, khi VN-Index bắt đầu vượt ngưỡng 1000 điểm, anh Bình cùng những người bạn rút toàn bộ vốn chuyển sang địa ốc vì ?ongàn đời đất vẫn sinh lời?. Khi mà cơn sốt địa ốc tại TP. HCM lên tới gần tới đỉnh, nhóm 6 người bạn của anh người lời ít nhất 500 triệu, nhiều nhất đến 750 triệu, con số mà dân chứng khoán đang mơ ước trong thời điểm này.

    Những nhà đầu tư như anh Bình và bạn bè trên các sàn không ít. Có người như ông Trần Đình Nam (56 tuổi ở P.6 Q.3 TP. HCM), việc thị trường có lên hay xuống gì thì tổng đầu tư cũng chỉ trên dưới 100 triệu, lời nhiều mấy ông cũng rút ra bớt. Thấy mọi người hoang mang, ông cười: ?oTôi chơi từ 2002, có lúc Index về gần 100 điểm nên cay đắng, ngọt bùi của cái trò này tôi rành hết. Không dám dạy nhưng tôi khuyên các bạn trẻ đừng nóng vội, ông bà mình nói bạo phát bạo tàn không sai đâu?.

    Phương châm ?osống còn? của các nhà đầu tư cá nhân trên là ?okhông vay mượn, không dốc hết túi, không chạy theo đám đông, tự mình suy xét quyết định không để tin đồn tác động?. Kinh doanh kiểu ấy nên dù TTCK nóng hay lạnh họ đều không hề ?ohắt hơi, sổ mũi? theo.

    Vì vậy ông Nam và anh Bình đều khẳng định: ?oChúng tôi không nghĩ đến chuyện rời sàn, dù TTCK có đi theo hướng nào thì những nhà đầu tư nhỏ cũng vẫn có đất sống nếu tỉnh táo và đã vượt qua những thăng trầm?.

    Ông Đỗ Đức Cường, cố vấn cao cấp NH Đông Á, người từng nhiều năm làm chuyên gia tại Citibank (Mỹ) cho rằng: ?oTôi không đồng ý với quan niệm TTCK là canh bạc, phụ thuộc vào may rủi. Có thể do TTCK ở Việt Nam còn quá mới mẻ, có nhiều chuyện không giống ai, thậm chí ngược với thế giới nhưng muốn thành công lâu dài, trụ bền vững ở đây thì đòi hỏi bản lĩnh và nghệ thuật đầu tư?.

    Nhiều người lo ngại, sắp tới sàn TP. HCM khớp lệnh liên tục thì 15-20% những nhà đầu tư nhỏ sẽ bỏ sàn, thậm chí còn nhiều hơn khi áp dụng giao dịch lô 100. Tuy nhiên, thị trường chỉ sàng lọc những nhà đầu tư ?oăn xổi, ở thì? muốn trở thành tỷ phú chứng khoán trong chốc lát chứ không hẳn vì khớp lệnh liên tục.

    Việc sàn Hà Nội khớp lệnh liên tục từ trước đến nay nhưng người vào sàn nhiều hơn bỏ, tại TP. HCM số nhà đầu tư giao dịch CP tại sàn HN cũng không phải ít. Nhà đầu tư Phạm Đình Bảng (sàn ACBS 4 Nguyễn Thị Minh Khai Q.1 TP. Hồ Chí Minh) lý giải: ?o10 người ở sàn này đã có 7,8 người từng giao dịch ở sàn Hà Nội và họ rành khớp lệnh liên tục còn hơn nhà báo các anh. Vậy thì lo gì sàn TP. HCM sẽ giao dịch như vậy từ 7/5??.

    Có lẽ tâm lý quá bi quan và lo lắng cho nhà đầu tư nhỏ, lẻ hơi thừa với những người coi TTCK là một kênh đầu tư thực sự, nghiên cứu, phân tích và có kiến thức về thị trường này. Hơn nữa chưa chắc người ít tiền luôn mang ?otâm lý bầy đàn? như nhận định chủ quan của nhiều người.


    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/04/689333/

    thị trường hồi phục nụ cười lại nở trên môi, em có ý kiến này nè, ssi hay bảo việt trên phố wall mướn thêm vài cô xinh xinh chân daìu bận áo dài hay bikini màu xanh dương cũng được đứng kế mấy anh bảo vệ, khách đến cười một cái khách ra về cười một cái như siêu thị nguyễn kim ấy, hihi.
    Nụ cười đã trở lại với các chuyên gia ngồi sàn Việt Nam, hy vọng đã trở lại

Chia sẻ trang này