Tháng 6 - Cuộc đua của những chú hổ giấy penny

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hungtb268, 04/06/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7997 người đang online, trong đó có 1128 thành viên. 14:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 444580 lượt đọc và 3279 bài trả lời
  1. Hungtb268

    Hungtb268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2020
    Đã được thích:
    321.204
    Dụ cả bầy cá vào, mà không con nào chạy ra mới giỏi. Chứ dụ 1 bầy vào, bầy kia nó lại chạy ra thì hòa cả làng :))
    MeMiSa, muacophieunao85Guardians thích bài này.
  2. Guardians

    Guardians Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    10.040
    Hungtb268 thích bài này.
  3. Phamdung232

    Phamdung232 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2021
    Đã được thích:
    13.581
    Giờ coi mấy thằng VAFI nó tính thâu tóm con penny nào mình phát động cướp thôi =P~
    GuardiansHungtb268 thích bài này.
  4. Hungtb268

    Hungtb268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2020
    Đã được thích:
    321.204
    Chủ định đánh ROS
    Chắc muốn thâu tóm ROS của anh Còi đóa bác. Có dám cướp theo nó hông? =))
  5. Phuctoan

    Phuctoan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2018
    Đã được thích:
    4.062
    Cá mập thời nay nó sắp tiến hóa mọc thêm 2 cái miệng 2 bên hông rồi a e cản thận =))=))
    Hungtb268 thích bài này.
  6. Hungtb268

    Hungtb268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2020
    Đã được thích:
    321.204
    Căng nhỉ :))
    Thế thì bơi sát cá mập cũng chít đóa cụ @Guardians ơi :))
    --- Gộp bài viết, 13/06/2021, Bài cũ: 13/06/2021 ---

    Chứng khoán Việt Nam có gần 600 mã cổ phiếu dưới mệnh giá, chiếm 21% khối lượng giao dịch
    20:33 | 12/06/2021


    Trong công văn gửi tới Bộ Tài chính mới đây, Hiệp hội các Nhà Đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) cho biết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) hiện nay có những cổ phiếu kém chất lượng, bị thao túng, làm giá. Các cổ phiếu này gây thiệt hại cho hàng vạn nhà đầu tư, đặc biệt là giới nhỏ lẻ không am hiểu về chứng khoán.

    VAFI không nêu tên cụ thể cổ phiếu nào nhưng cho rằng: Tồn tại tình trạng cổ phiếu rác có giá dưới 10.000 đồng/cp nhưng chủ doanh nghiệp vẫn thực hiện nhiều đợt phát hành cổ phiếu mới bằng với mệnh giá theo kiểu "bán giấy lấy tiền thật" để thu lợi hàng nghìn tỷ đồng.

    Tất nhiên việc giá trên hay dưới 10.000 đồng/cp chỉ là một trong rất nhiều đặc điểm và không thể chỉ dựa vào giá đơn vị để khẳng định đâu là cổ phiếu "rác", đâu là cổ phiếu "vàng". VAFI cũng đề nghị Bộ Tài chính thực hiện một cuộc thanh tra toàn diện để loại bỏ những cổ phiếu kém chất lượng.

    Theo thống kê của chúng tôi, trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 595 mã cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng/cp, tập trung chủ yếu ở thị trường UPCoM với 399 mã. Sàn HOSE và HNX có lần lượt 70 và 126 mã dưới mệnh giá.

    [​IMG]
    Lưu ý: Giá cổ phiếu niêm yết ở HOSE và HNX là giá đóng cửa. Giá cổ phiếu giao dịch ở UPCoM là giá khớp lệnh bình quân trong phiên 11/6.

    Tổng số cổ phiếu lưu hành của nhóm dưới mệnh giá là hơn 18,9 tỷ đơn vị, tương đương trên 11% toàn thị trường.

    Trong bối cảnh các sàn đều áp dụng lô chẵn tối thiểu 100 đơn vị trong giao dịch, những cổ phiếu có giá thấp là lựa chọn vừa túi tiền cho nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người đầu tư bằng tiền dành dụm hàng tháng.

    Những mã có giá thấp cũng là những cái tên có vốn hóa tương đối nhỏ. Cụ thể, nhóm giá dưới 10K có vốn hóa trung bình gần 190 tỷ đồng/mã, trong khi nhóm giá từ 10K trở lên có giá trị niêm yết bình quân hơn 6.000 tỷ/mã.

    Nếu xét riêng ở HOSE, con số tương ứng của hai nhóm là 700 tỷ và 15.500 tỷ.

    Chính vì có vốn hóa nhỏ nên các cổ phiếu giá thấp dễ bị tác động bởi một số ít nhà đầu tư. Chỉ cần vài lệnh đặt với giá trị vài chục tỷ đồng là có thể đẩy giá cổ phiếu lên cao hoặc xuống thấp, tạo thành những phiên tăng sốc hoặc giảm sâu.

    Trong khi đó, muốn tác động đáng kể đến giá những cổ phiếu bluechip như VIC (Vingroup), TCB (Techcombank) hay HPG (Hòa Phát) đòi hỏi số tiền có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng và không nhiều người có tiềm lực làm được.

    Vì vậy, nhà đầu tư rót tiền vào những cổ phiếu giá thấp (đi kèm với đó là vốn hóa nhỏ) nên chuẩn bị tâm lý cho những phiên biến động mạnh, kịch trần hay nằm sàn tương đối thường xuyên.

    Xét về khối lượng giao dịch, các mã cổ phiếu có giá dưới 10K đóng góp gần 21% thanh khoản toàn thị trường với khoảng 210 triệu đơn vị được sang tay trong phiên 11/6. Tỷ lệ thấp nhất là 15,4% ở HOSE và cao nhất là 39,3% tại UPCoM .

    [​IMG]
    Các cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng/cp chiếm gần 21% khối lượng giao dịch toàn thị trường.

    Vì giá đơn vị thấp và vốn hóa nhỏ nên tỷ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu này không cao. Tuy chiếm 21% khối lượng mua bán nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 3,5%, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng trong phiên 11/6.

    [​IMG]
    Các cổ phiếu có giá dưới 10.000 đồng/cp chiếm 3,5% giá trị giao dịch toàn thị trường.


    https://vietnambiz.vn/chung-khoan-v...21-khoi-luong-giao-dich-20210612190047625.htm
    MeMiSamuacophieunao85 thích bài này.
  7. Hungtb268

    Hungtb268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2020
    Đã được thích:
    321.204
    Chứng khoán lập đỉnh, giá nhiều cổ phiếu vẫn chưa mua nổi ly trà đá
    MAI PHƯƠNG - 13/06/2021 13:28

    VN-Index tăng mạnh từ đầu năm đến nay và liên tiếp lập đỉnh lịch sử nhưng vẫn có nhiều cổ phiếu ì ạch dưới mệnh giá.
    [​IMG]
    Nhiều cổ phiếu trên HOSE vẫn không mua được ly trà đá. Ảnh: Đ.Ngọc Thạch
    Theo ước tính, trên toàn thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có gần 600 cổ phiều đang dưới mệnh giá (giá dưới 10.000 đồng/cổ phiếu). Trong đó tập trung nhiều nhất trên sàn giao dịch UPCoM. Đáng nói là ngay trên sàn TP.HCM vốn được xem là chỉ dành cho các cổ phiếu lớn thì vẫn có 70 cổ phiếu chưa đạt đến 10.000 đồng. Thậm chí, nhiều cổ phiếu còn chưa mua được ly trà đá bởi chỉ có giá dưới 5.000 đồng.

    Có thể kể đến như DLG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai hiện có giá 3.150 đồng/cổ phiếu. Với giá này, DLG đã tăng gấp đôi so với đầu năm nhờ thị trường chứng khoán tăng mạnh dù kết thúc năm 2020 vẫn bị lỗ 1,05 tỷ đồng và tiếp tục kéo dài 2 năm thua lỗ. Công ty kiểm toán AAC cũng tỏ ra nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục và cổ phiếu DLG vẫn đang trong diện bị kiểm soát.

    Tương tự, mã FTP của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân chốt phiên cuối tuần vừa qua tăng trần lên 3.100 đồng/cổ phiếu. FTM cũng tăng hơn gấp đôi so với đầu năm và đang nằm trong diện cảnh báo vì công ty bị thua lỗ trong năm 2020. Hay cổ phiếu HQC của Công ty Cổ phần Tư vấn – Thương mại – Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân cũng đang ở giá 4.080 đồng. HQC đã giảm mạnh trong nhiều năm qua dù sau khi lên sàn hơn 10 năm về trước cũng đạt đến đỉnh gần 50.000 đồng.

    Không bị kiểm soát hay cảnh báo do thua lỗ nhưng tỷ suất sinh lời của HQC những năm qua luôn thấp. Năm 2020 doanh thu đạt 566,9 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 9,6 tỷ đồng. Công ty này cho biết theo kế hoạch, đến cuối năm 2023 công ty mới hoàn thành việc tái cấu trúc và sẽ bắt đầu chia cổ tức từ năm 2024.

    Hoặc mã MCG của Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam hiện có giá 3.100 đồng. Cổ phiếu này đã bị đưa vào diện kiểm soát từ cuối năm 2018 do liên tục bị thua lỗ. Kết thúc năm 2020, MCG có số lỗ lũy kế là 326,21 tỷ đồng và nguy cơ sẽ bị hủy niêm yết trong thời gian tới.

    Còn đối với PXI – Công ty Cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí – giá cổ phiếu cũng loanh quanh ở sát 3.000 đồng từ đầu năm đến nay và hiện ở mức 3.480 đồng. Đáng ngạc nhiên là mã PXI đã bị đưa vào diện kiểm soát từ năm 2017 sau khi công ty kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ về Báo cáo tài chính năm 2012 và từ đó đến nay công ty liên tục thua lỗ nhưng vẫn chưa bị hủy niêm yết. Chốt năm 2020, PXI tiếp tục lỗ 50 tỷ đồng, đưa lũy kế số lỗ lên 93,5 tỷ đồng...

    Mới đây trong văn bản gửi Bộ Tài chính, Hiệp hội Các nhà đầu tư Tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị cơ quan này cùng lúc thanh tra tình hình nghẽn lệnh tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) cũng cần thanh tra tình trạng các cổ phiếu “rác” trên sàn này. Theo VAFI, có tình trạng giá cổ phiếu thấp hơn nhiều so với mệnh giá cổ phần trong khoảng thời gian dài nhưng chủ doanh nghiệp vẫn tiến hành nhiều đợt bán cổ phiếu mới bằng mệnh giá, giá phát hành cao hơn giá thị trường từ 40 - 50%...

    https://vietnamfinance.vn/chung-kho...-chua-mua-noi-ly-tra-da-20180504224254404.htm
    MeMiSamuacophieunao85 thích bài này.
  8. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.249
    Tất cả các công ty này đều tuân thủ pháp luật : không làm những gì pháp luật cấm. Không vi phạm pháp luật
    Vậy các anh kiến nghị gì? ???
    Hungtb268 thích bài này.
    Daodauvang đã loan bài này
  9. Hungtb268

    Hungtb268 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2020
    Đã được thích:
    321.204
    Sóng penny sắp bùng nổ cùng với một loạt game tăng vốn

    Hàng loạt doanh nghiệp “trà đá” huy động vốn nghìn tỷ, chuyên gia nói… hên xui !

    Thị trường chứng khoán bùng nổ, hàng loạt doanh nghiệp (DN) có cổ phiếu ở mức giá… ‘trà đá’ (mức dưới mệnh giá) cũng lên kế hoạch huy động vốn trong năm nay. Đáng nói, ở nhiều DN dù mức giá chào bán cổ phiếu tối thiểu là 10.000 đồng/CP, nhưng cũng cao gấp nhiều lần thị giá cổ phiếu đang giao dịch.
    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có diễn biến khá thuận lợi từ cuối năm 2020 đến nay, giao dịch liên tục bùng nổ. Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua, chỉ số VN-Index tăng 28,16 điểm (2,13%) lên 1.351,74 điểm; HNX-Index tăng 1,73% lên 316,69 điểm và UPCom-Index tăng 2,02% lên 88,93 điểm. Thanh khoản thị trường đạt khá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 30.000 tỷ đồng.
    [​IMG]
    Thị trường chứng khoán bùng nổ cũng là cơ hội để DN gọi vốn (Ảnh: SSI)
    "Tô hồng" kế hoạch kinh doanh để gọi vốn
    Gây chú ý trong kế hoạch gọi vốn thời gian gần đây ở nhóm cổ phiếu giá "trà đá" là TTF (Gỗ Trường Thành).
    Cụ thể, TTF dự kiến chào bán gần 59,5 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/CP, đây là cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi, với mức cổ tức cố định hàng năm là 12%. Nếu thành công, TTF dự thu gần 595 tỷ đồng. Trong đó, 160 tỷ sẽ được TTF dùng để trả nợ gốc và lãi cho DongABank (Tính đến cuối năm 2020, TTF đang có khoản nợ quá hạn tại DongABank chi nhánh Bình Dương hơn 123 tỷ đồng, được đảm bảo bằng 12.859m2 gỗ nguyên liệu các loại và thành phẩm của nhóm Công ty).
    Ngoài ra, TTF cũng dự kiến phát hành riêng lẻ 40,5 triệu cổ phiếu. Đây là cổ phiếu ưu đãi hoán đổi nợ nợ 405 tỷ đồng liên quan đến Tập đoàn Vingroup, đại diện bởi ông Bùi Hồng Minh. Đây là loại cổ phiếu ưu đãi cổ tức có quyền chuyển đổi với mức cổ tức cố định 6,5%/năm.
    Tính chung, TTF dự kiến sẽ chào bán khoảng 100 triệu cổ phần mới, giá trị thu về 1.000 tỷ đồng để hoán đổi nợ với VinGroup, tất toán nợ quá hạn tại DongABank. Số tiền còn lại để đầu tư phát triển.
    Theo đánh giá của giới đầu tư thì khả năng gọi vốn đợt này của TTF cũng khá khả quan, đến từ các nguyên nhân: (1) mức cổ tức cố định 12%/năm; (2) lãnh đạo là ông Mai Hữu Tín đã "rót" 100 tỷ trước cho đợt chào bán 100 triệu cổ phần sắp tới; (3) cam kết của lãnh đạo TTF sẽ sớm đưa cổ phiếu trở về mệnh giá (10.000 đồng/CP).
    Tuy nhiên, điểm lo lắng không phải là không có với TTF khi sức khỏe DN cũng đang rất yếu. Kết thúc quý 1/2021, TTF tiếp tục lỗ ròng gần 40 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 1,7 tỷ đồng. Việc tiếp tục thua lỗ khiến lỗ lũy kế tính đến thời điểm 31/3/2021 của TTF tăng lên 3.084 tỷ đồng, tương đương 99,1% vốn điều lệ. Vốn chủ sở hữu TTF hiện cũng đang âm 624 tỷ đồng.
    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TTF kết phiên cuối tuần qua (11/6) ở mức giá 6.860 đồng/CP và vẫn nằm trong diện kiểm soát.
    Một loạt DN có cổ phiếu ở mức giá "trà đá" khác cũng đang có kế hoạch tăng vốn. Chẳng hạn, Công ty Cẩm Hà (UPCoM: CHC) dự kiến chào bán 2,24 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 2:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/CP. Bên cạnh kế hoạch chào bán, doanh nghiệp này dự kiến sẽ thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 20:13.
    Dự kiến, sau 2 đợt tăng vốn, vốn điều lệ Cẩm Hà sẽ tăng từ 27,2 tỷ đồng lên 67 tỷ đồng, gấp 2,5 lần.
    Chưa biết kế hoạch tăng vốn này sẽ ra sao nhưng trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CHC đang có mức giá 2.500 đồng/CP (chỉ bằng ¼ so với mệnh giá) và luôn "trắng" giao dịch (không có giao dịch). Hiện cổ đông lớn nhất của DN này là Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam (51% vốn).
    Hoặc, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (UPCoM: TH1) đang xây dựng kế hoạch phát hành 34,7 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 257% để hoán đổi nợ. Vốn điều lệ sau phát hành dự kiến tăng từ 135 tỷ đồng lên 482 tỷ đồng. Giá phát hành cổ phiếu dự kiến ở mức 10.000 đồng/CP, nhưng thị giá TH1 hiện chỉ ở mức 4.000 đồng/CP (phiên giao dịch 11/6), và rất ít giao dịch (nhiều phiên không có giao dịch).
    Về sức khỏe tài chính của TH1 cũng có nhiều vấn đề. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý I/2021, doanh nghiệp chỉ có khoản lợi nhuận đạt 9 tỷ đồng nhưng lại có khoản nợ ngắn hạn lên tới 934,6 tỷ đồng và nợ dài hạn hơn 20 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm hơn 206 tỷ đồng.
    Hàng loạt DN có cổ phiếu ở mức giá "trà đá" khác đang gọi vốn như: Công ty Đầu tư Nhà đất Việt (HNX: PVL); Công ty Cổ phần Sông Đà 7.02 (UpCOM: S72); Công ty CP Tập đoàn Hoàng Kim Tây Nguyên (HNX: CTC)… cũng có sức khỏe tài chính khá ảm đạm, thậm chí có DN còn thua lỗ nặng, lỗ lũy kế lên tới hàng trăm tỷ đồng.
    Chuyên gia nói… hên xui
    Liên quan đến kế hoạch tăng vốn của nhiều DN có cổ phiếu ở mức giá "trà đá" thời gian qua, ông Trương Hiền Phương - Giám đốc cấp cao Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam - nhận định: Kế hoạch tăng vốn theo kế hoạch của các DN có thể thành công, với điều kiện, thứ nhất là phải có giai đoạn tích lũy về lợi nhuận trong thời gian gần đây; hoặc là có các kế hoạch kinh doanh đang theo chiều hướng tốt lên trong thời gian gần đây và được ghi nhận trong báo cáo tài chính, hoặc được ghi nhận trong các ấn bản, các thông tin do DN cung cấp ra.
    "Những yếu tố trên gọi là yếu tố tiềm năng để có thể kích thích sự thành công của các kế hoạch gọi vốn. Tuy nhiên, tiếp theo nữa thì DN phải chứng minh cho các cổ đông các kế hoạch huy động vốn đó nhằm vào mục đích gì, sử dụng cho dự án gì, có khả thi hay không… thì khi đó DN mới có khả năng thu hút được vốn mới từ các nguồn mới, từ các nhà đầu tư", ông Phương nói.
    Cũng theo chuyên gia này, nhà đầu tư vẫn có thể ủng hộ DN, mua cổ phiếu của DN mặc dù thị giá thấp hơn giá phát hành, nhưng với điều kiện là DN phải có sự chuyển mình trong thời gian qua.
    "Trước đây có thể DN có kết quả kinh doanh không tốt, nhưng bây giờ đã có những thành tích nhất định, cho thấy rằng có bước chuyển mình. Kèm theo đó, những kế hoạch tăng vốn phải chi tiết, rõ ràng, minh bạch cụ thể và mang tính khả thi thì các nhà đầu tư vẫn có thể mua vào.
    Và cuối cùng, một yếu tố phụ nhưng đa số sẽ không đồng ý nói ra, là các DN khi muốn phát hành thành công thì phải có cách nào đó để đưa thị giá cổ phiếu lên dần với giá phát hành", ông Phương nói thêm.
    Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý, với các DN có cổ phiếu thị giá chênh lệch không cao, khoảng 9.000 – 9.500 đồng/CP nếu muốn phát hành 10.000 đồng/CP thì khả năng cao, còn để 6.000 – 7.000 đồng/CP, thậm chí còn thấp hơn mà phát hành giá 10.000 đồng/CP thì rất khó.

    https://24hmoney.vn/news/hang-loat-...hin-ty-chuyen-gia-noi-hen-xui--c1a992810.html
  10. Guardians

    Guardians Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/07/2014
    Đã được thích:
    10.040
    Chắc mọc ở 2 cái mang, nằm ở thân cá ko chết cụ ạ @Hungtb268 :))
    Giờ mới để ý, ko lẽ lỡ bít tôi cầm 100 tr....thế thì lỡ mồm thật, tôi chém nhẹ lại rùi, 10 tr thui mấy thím ơi:))=))
    --- Gộp bài viết, 13/06/2021, Bài cũ: 13/06/2021 ---
    Tôi sợ nói trước bước không qua, canh giá đỏ sàn tốt :))
    Vào trend ko cản nổi rùi thì ko cần nhắc nữa.
    Last edited: 13/06/2021
    Phamdung232Hungtb268 thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này