Tháng 8 & Q3 vào là chết ??

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bibau2911, 10/08/2007.

3165 người đang online, trong đó có 41 thành viên. 03:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4168 lượt đọc và 49 bài trả lời
  1. bibau2911

    bibau2911 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2007
    Đã được thích:
    3

    --------------------------------------------------------------
    Nếu đây là một bài viết bình luận mang tính chất nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, ....thật tôi kô biết nên nói gì...
    Tôi mong là bạn viết bài này ra chỉ vì một mục đích cho vui thôi.
    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Muốn có consultance free cũng lên viết cho thẳng thắn, đừng khích bác không hay đâu.

    Àh mà wên mất, Vote chưa??


    Được bibau2911 sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 12/08/2007
  2. chungkhoan_dream

    chungkhoan_dream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Mấy chị sồn sồn nghe lời xúi bẩy của Tarzan múc SJS vào giờ đang dở sống dở chết kia kìa. Cả FPT nữa, múc ở giá 250 mà lúc nổi về TK ko biết có còn được 200 không nữa. Không chạy kịp còn về 150 thì biết làm chi mô?

    Nói một câu đơn giản cho nhanh: các chú trót mua FPT tuần này và các chú đang cầm chưa kịp tháo chạy thì 2 ngày nay bồn chồn như ngồi trên đống lửa, chỉ mong cho đến ngày thứ Hai ngay để còn tranh bán với Tây và quỹ đang lăm le xả lũ.

    Cty công nghệ hàng đầu VN, công ty có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán có HĐQT lởm thất hứa bội tín tham lam vơ vét cho riêng mình chẳng khác gì bọn VF1, VIP, Vitaco, PPG... hiện đang bị nhà đầu tư tẩy chay. Giờ thì đến lượt FPT: xoen xoét cái mồm thưởng cổ phiếu làm 2 đợt, đầu năm 1 đợt 50%, cuối năm 1 đợt 50%. Giờ quay ngoắt sang thưởng cổ tức bằng tiền 20%. Thưởng cổ phiếu tuy có pha loãng nhưng làm thị giá giảm xuống đỡ ngất ngưởng, giá có cơ quay lên cao được. Chứ bây giờ bảo người ta bỏ ra 200 hay 240k để được hưởng 2000đ cho cả năm trời thì thử hỏi ai chịu được? INTEL, TPG, VINA thi nhau phun ra FPT là vì lẽ đó. Chưa kể việc tư lợi thành lập các cty con mà FPT chỉ được 10% lợi nhuận từ nhóm cty đó làm ra, còn lại là chảy vào túi các vị HĐQT hiện tại tất. Bó tay.

    Cố mà kêu gào PR cho FPT lên chút đỉnh rồi mà phắn lẹ kẻo FPT về 150 thì bán nhà giả nợ nhé

    À, thêm nữa, chứng khoán thế giới đang lao đao nghiêng ngả. Con nước đang cạn thì thuyền nguy cơ thủng vỡ cao lắm. Đừng nói TT thế giới ko tác động đến VN. Khi thế giới tăng, VN có thể ko theo đc, đứng yên hoặc giảm, nhưng khi thế giới giảm thì VN còn giảm nhanh hơn, mạnh hơn (tâm lý kém mà).
  3. quyensg

    quyensg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Trơi ơi bây giờ có người tin được các thông tin trên 4Rum nữa trời. Lời cánh báo cho các bạn trên 4Rum chỉ là nơi cho bạn chửi bới, PR, ... chứ vào 4Rum tìm thông tin để mua bán chứng khoán thì không nên. Có đủ thứ thông tin trong đó làm ai cũng có thể tuyên bố mình là có thông tin nôi bộ. Chúng mà có thông tin nội bộ thì chúng sẽ mua bán chứng khoán trước chứ công bô cho các bác làm gì
  4. bibau2911

    bibau2911 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Được bibau2911 sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 11/08/2007
  5. hondaudoson

    hondaudoson Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nói "THÁNG 8 & Q3 MUA VÀO LÀ CHẾT"

    Thế tất cả cứ mua vào là chết hả bác!
    Chết cả lố à, thằng nào cũng chết à, ôi thế thì tiền vào túi ai??

    Hay ý bác là: BÁC MUA VÀO LÀ CHẾT

  6. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    Nhiều bà con hỏi tuần sau mua gì ... TZ chẳng biết thế nào trả lời ..

    Bà con rảnh thì thử lập list những cp đáng mua nhất vào tuần sau để chúng ta cùng bình loạn ... thanks .... TZ xin gợi ý 2 mã an toàn là REE 135 và VF1 28x.... bà con thấy thế nào ?? thanks
  7. yeutim

    yeutim Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Đã được thích:
    0
    có vote mà ko được !
  8. chungkhoan_dream

    chungkhoan_dream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Rất nhiều bà con vẫn còn đang cảm kích Tarzan vì lời khuyên múc vào SJS mấy hôm trước đó. Tuần sau họ phá sản sẽ ko còn phải đau đầu vì chứng nữa
  9. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    P1.

    Động lực thị trường:

    - Trong Q3/2007 sẽ không có chính sách kích cầu nào từ chính phủ mới. CHỉ có các thông tin xấu lơ lương treo trên đầu TT như Lạm phát của VN, thuế thu nhập CK, thuế tem KDCK...

    - Sẽ không có thêm thông hỗ trợ tin nào từ các DNNY.


    Chính sách kích cầu??? Cậu thử ví dụ lại cho tôi xem từ đầu giai đoạn suy giảm tới giờ, liệu động thái nào của chính phủ được coi là kích cầu cho ttck hay không???
    THuế TN CK 25%, thuế stamp 0,1% là kích cầu hay giảm cầu ?
    Theo tôi được biết, thì hiện nay, tất cả mới chỉ là ở trên mức độ dự thảo. Bản thân dự luật này đưa ra để xem xét cũng đã vướng phải rất nhiều vấn đề, thậm chí, còn có khả năng không vội vàng áp thuế TNCK vào năm 2009.
    Hơn nữa, tôi hỏi bạn về động thái của chính phủ nhằm kích cầu cho ttck VN. Bạn lại đưa ra một động thái có thể coi là tác động xấu ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, góp phần tác động không nhỏ khiến thị trường điều chỉnh giảm.
    Tôi không hiểu bạn định hỏi tôi kích cầu hay giảm cầu để làm gì?


    Thông tin hẫu trợ từ các DNNY?? Đừng nhầm lẫn thế, không phải đơn giản mà người ta phải báo cáo kết quả kinh doanh theo từng quý đâu.
    BCTC Q3 vào khoảng 15-20 tháng 10, tháng 10 là Q mấy??
    Tôi nói về việc phân chia báo cáo ra các quý, không phải là có ý nói mọi người trông đợi hết vào các bckq kd của các quý. Ý của tôi ở đây là : Với 1 nhà đầu tư chứng khoán, việc cần thiết là phải nắm bắt được xu thế, và dự đoán. Ví dụ cụ thể: Bạn quan tâm đến cp A thuộc công ty A, ít nhất, bạn phải hiểu nó hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nghề và sản phẩm ra sao, Xu thế tiêu thụ sản phẩm của cty A ra sao trên thị trường. Những rủi ro có thể gây ảnh hưởng tới kết quả SXKD cũng như doanh thu. Chính vì vậy, việc theo dõi tình hình của doanh nghiệp theo từng thời điểm theo từng mốc thời gian trong năm, cũng có thể đưa cho ta một kết quả nhận định khái quát, để ta đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
    Và với tình hình hoạt động kinh doanh như hiện nay của các doanh nghiệp trên sàn, tự bản thân người đầu tư có thể tìm ra được những thông tin hẫu trợ mà không cần đến bckqkd từ phía doanh nghiệp rồi. Cái này gọi là đi trước người khác 1 bước đấy.

    2. Cung cầu thị trường:

    - Cầu nội rất yếu và càng bị hạn chế bởi CT03. NĐT cá nhân đang mất niềm tin vào TT bởi chính sách chia tách CP của các CTCP và việc lập các công ty con rút ruột công ty mẹ


    CT03?? Cứ cho là ảnh hưởng của CT03 là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình suy giảm của thị trường đi, thì bây giờ, liệu nếu cậu đặt địa vị là nhà đầu tư vay tiền NH để chơi ck, thì cậu bây giờ đã tự tìm cách trả nợ NH xong rồi hay chưa??
    Đừng lấy 1 cty cá thể ra để làm đại diện cho toàn bộ thị trường chứ. Xem kỹ lại xem có bao nhiêu công ty giống FPT ở trên sàn niêm yết.???
    STB có sacomreal => Ms. Vân CEO out
    REE - reeland, ree nước... - nhìn giá Ree
    nào là PVDinvest, Samthinh, vinamilkland...
    nghiên cứu kỹ lại đi

    Việc mở rộng lĩnh vực trong kinh doanh của một đơn vị, không phải là điều xấu. Thậm chí, trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc phát triển theo định hướng hoạt động tập đoàn cũng là việc nên làm, nếu như ban lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược.
    Tiện thể, tôi nói luôn việc FPT và các cty con hiện nay, Có thể giai đoạn này là thời kỳ rất khó khăn của cp FPT. Nhưng hãy nhìn sự tăng trưởng về mặt lợi nhuận của FPT đến thời điểm này xem. Cái này mới là điều quan trọng nhất. Việc FPT suy giảm trong giai đoạn này là hoàn toàn có thể xảy ra.Tuy nhiên,với mức tăng trưởng về mặt lợi nhuận như hiện nay của FPT, sang năm 2008, thậm trí cuối 2007, ai giám khẳng định FPT không quay lại mốc 300 hoặc hơn thế nữa.???
    Việc không hay của FPT ngày hôm nay chưa chắc đã là dở của ngày mai . Điều quan trọng là họ vẫn tồn tại và vẫn tăng trưởng, đấy mới là điều quan trọng nhất.
    Các đơn vị khác, REE, STB, PVD, VNM? xét cho cùng cũng là đơn vị hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận , vậy thôi.
    Có lần tôi đã nói về sức mạnh thương hiệu, và trên TG hiện nay, ví dụ : Intel, người ta nghĩ tới vi mạch sử lý, Sony, người ta nghĩ đến đồ điện tử, Cocacola: người ta nghĩ tới nước giải khát?.. Tuy nhiên, không thể áp đặt máy móc vào Việt Nam những điều này được. Bởi lẽ VN có những đặc thù riêng của người đến sau, người đến sau có quyền lựa chọn nhiều hơn chứ. Chẳng ai có thể ngăn cản bạn tìm cách kiếm thêm tiền cả, nôm na là như vậy.


    - Cầu ngoại:
    * NĐT cá nhân NN chưa tin tưởng vào TT


    Chưa tin tưởng mà nó xếp hàng đợi mở tài khoản ầm ầm làm gì thế??...
    Bao nhiêu % Tài khoản ĐTNN là Tây rau muống ??
    - ML rút khỏi VN, HSBC khuyến cáo TT giá cao, GM''''''''''''''''s A helge fund lỗ 40%, BNP rút 2 fund...
    trời ơi, trời to = miệng giếng thui
    Bạn dựa vào đâu mà nói ML rút khỏi VN.??????
    HSBC là tổ chức như thế nào, nó được lợi gì khi thị trường đi xuống và ngược lại????
    Nếu bạn đọc kỹ bản báo cáo của HSBC bạn sẽ nhận thấy lời nhận định nước đôi của HSBC đấy.
    Tôi không hiểu tại sao bạn lại lôi mấy cái tổ chức đầu tư GM?Ts?, BNP .. gì gì vào đây để nói rằng người nước ngoài rút vốn khỏi VN là hiện tượng tiêu biểu??? Bạn có hiểu lĩnh vực hoạt động chính của nó là gì không, và nguyên nhân gì khiến nó thua lỗ mà phải rút vốn, bán lại cphần hay không????


    * Các institution NN bị hạn chế bởi giới hạn danh mục đầu tư, room sẽ không mở trong 2007.

    Room tuyệt đối không nên mở thêm lúc này. Mở room thêm lúc này , chỉ là tham miếng ăn trước mắt mà không nhìn thấy cái hại sau này.

    Cam kết WTO mở cửa theo lộ trình, sớm muộn cũng sẽ mở, cái gì mà tham trước mắt ...

    Cam kết WTO mở cửa nhưng không có nghĩa là mở hoàn toàn 100%, mà là mở theo định hướng phát triển kinh tế của VIET NAM. Đây là vấn đề thuộc tầm vĩ mô, nếu bạn thích, lúc nào rảnh rỗi,lập topic bàn về lý do tại sao không mở được room đi, tôi tin rằng sẽ nhiều người trả lời hộ bạn đấy.

    3. Thì trường suy giảm đến đâu:

    a. Chính sách không bảo vệ NĐT:
    - Chính sách quá nhiều lỗ hổng, không bảo vệ NĐT nhỏ, cá lớn nuốt cá bé như các trường hợp: VIP, Vitaco, SVC, VC2...


    Cái này có thể điều chỉnh dần dần. Bản thân UBCKNN cũng có chấp nhận những phương án phát hành mang tính chất không công bằng cho các nhà đầu tư đâu??

    UBCKNN chấp nhận VIP : 15 giữ 5 năm, 35 bán ngay kìa

    Như thế nào gọi là đầu tư, và như thế nào gọi là đầu cơ??
    Ở VN hiện nay, thực ra , đến 90% người chơi cp là dân đầu cơ, tuỳ mức độ khác nhau. Bởi vậy, tâm lý mua nhanh, bán nhanh thu lợi nhanh đã làm cho người ta không còn tỉnh táo để nhận ra những cái lợi ích cơ bản của việc đầu tư dài hạn.
    Nói một cách đơn giản, trong giai đoạn này, bạn mua 10tỷ cp của bất kỳ loại cp nào trên thị trường niêm yết. 5 năm sau, số tiền bạn thu được sẽ là bao nhiêu?? Bạn đã bao giờ tính đến tình huống này chưa.
    Thị trường ck là nơi thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, cái này chắc bạn biết.
    Khi tham gia ttck, các chuyên gia thường khuyên gì?? Họ khuyên nên dùng tiền nhàn rỗi của mình , dùng khoản tiền trong thời gian trung hạn không dùng đến thì nên đầu tư vào CK, họ không khuyên ta đi vay tiền để chơi ck đâu?
    Vậy cái mà cty phát hành thêm cổ phiếu cũng như chia tách hay phát hành cp thưởng nhằm mục đích gì??? Để cho những nhà đầu cơ ngắn hạn nhanh chóng thu được lợi nhuận à???? Nếu vậy thì họ sản xuất kinh doanh làm gì?.?????

    - Có dấu hiệu GD nội gián và thao túng Các CĐ lớn có thông tin, tranh bán trước CĐ nhỏ, tháo chạy khỏi Cty như trường hợp của FPT làm giá sụt giảm mạnh. Nhà ĐT cá nhân nhỏ lẻ bị thiệt hại nặng nề nhưng không thấy HOSE hay SSC lên tiếng. Hay thao túng như BMC, TCT, LBM, HAX... nhưng không có giải pháp khắc phục hay chế tài xử lý.

    Dấu hiệu nội gián vốn là 1 vấn đề mà không chỉ ở VN, ở bất kỳ ttck nào trên TG cũng có cả, có điều là có tìm ra và truy ra tận gốc được hay không mà thôi.
    Có dấu hiệu nội gián DownJoné = đóng băng các TK liên quan để điều tra
    Có dấu hiệu chạy FPT của CĐ lớn, NĐT kêu chời => im lặng của bầy cừu
    Đúng vậy, thị trường chúng ta còn quá non trẻ, nên không tránh khỏi nhiều điều chưa hợp lý. Nhưng những vấn đề này chẳng phải là đang được khắc phục dần dần đó hay sao.
    Bản thân tin tức nội gián cũng là một điểm không thể thiếu của ttck rồi. Không nghe câu: mua theo tin đồn hay sao???
    Market discount evrything

    Ý bạn là gì khi viết câu tiếng Anh này, Bạn có vẻ là người giỏi ngoại ngữ nhỉ?..

    - CP đang trong tay nhà nước là vàng: giá IPO 5.0 - 7.0 như BVI hay DPM vẫn bị cho là quá rẻ. Nhưng khi những CP này chuyển sang tay NĐT thì không còn là giấy tờ có giá trị nữa do bị hạn chế cầm cố, REPO...Việc này càng làm thij trường OCT đóng băng

    hmm, thị trường OTC không có mức giá và biên độ xác định trong ngày, lấy gì làm cơ sở để cầm cố?? Thế nên, trước mắt là phải đưa OTC vào khuôn khổ đã, rồi tính gì thì tính.
    Nếu nói OTC không mức giá, thì tại sao lại nói IPO BVI, DPM quá rẻ, lỗ hàng ngàn tỉ. Chời, thế này khác gì ngửa mặt lên trời nhổ nước bọt

    Bạn đang cố ý hiểu sai và lái vấn đề sang hướng khác rồi đấy, Vế trên, bạn nói về vấn đề cầm cố bị hạn trế, và tôi nói về việc quản lý OTC tốt hơn, thì việc cầm cố sẽ an toàn hơn cho Ngân Hàng và cả nhà đầu tư. Tôi nói vậy bạn có hiểu không??
    Hơn nữa, tôi có nói rõ ràng rằng, do lộ trình IPO không hợp lý, không đúng thời điểm, nên ảnh hưởng đến giá trị và ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước. Bạn đang hiểu theo ý nào vậy nhỉ.??

    b. Lạm phát:
    - Vòng xoáy lạm phát đang đe doạ nền KT. Chính sách điều hành tiền tệ không theo kịp đòi hỏi của KT thị trường làm các luồng tiền của institution NN mới luỡng lự khi chọn VN làm diểm đến.


    Có biết luồng tiền đầu tư chảy vào VN hiện nay tăng lên là bao nhiêu so với năm ngoái không?? mà lại giám nhận xét thế này??
    khác nhau giữa FDI và FII?? Tỉ giá USD hiện nay như thế nào, học lại bài đi
    Bạn đưa FDI và FII ra để nói ý gì với tôi?? Tôi không cần nói nhiều vấn đề này, chỉ nói với bạn 1 điều, đó là FDI đến thời điểm này tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, FII hiện tại chiếm 20%-30% tổng vốn đầu tư toàn thị trường. Bạn tự so sánh với năm ngoái nhé.
    Tỷ giá USD hiện nay?? Tôi có cần nói về chính sách tiền tệ của Ngân Hàng quốc gia VN cho bạn nghe không nhỉ?? Tôi có cần nói về chính sách duy trì lãi suất 8,25% của ngân hàng nhà nước VN hay kô??


    Vòng xoáy lạm phát?? sao lại phải dùng cái cụm từ to tát quá làm gì. Đất nước tăng trưởng về mặt kinh tế, thì đương nhiên lạm phát leo thang. Tất nhiên chỉ số giá cả tiêu dùng hiện nay đang tăng ở mức không nên tồn tại, nhưng không thấy là chính sách nhà nước đang tác động điều chỉnh để giảm chỉ số giá tiêu dùng xuống đó hay sao??
    Còn biện pháp ra sao, đề nghị bạn đọc thêm thông tin ở mof.gov.vn

    Các biện pháp mới đưa ra là chữa cái vỏ thui, cốt lõi của lạm phát do đâu?? chả thèn nào dám đả động
    Bạn nhận xét câu này, chứng tỏ bạn chưa nghiên cứu kỹ, thứ hai, bạn chắc là SV hoặc mới tối nghiệp thì phải.
    Việc phân tích lạm phát cần quan tâm cả khía cạnh tác động do thiên tai, dịch bệnh gia cầm, sự gia tăng của giá thế giới, cũng như tăng trưởng nhanh trong hoạt động XNK. Tình hình giá cả thế giới, biến động giá vàng?
    Mặt khác: Nếu nhìn vào lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia đi trước Việt Nam, có thể thấy họ cũng phải trải qua giai đoạn phát triển như vậy. Chẳng hạn, để đạt được tốc độ tăng 10 năm trở lại đây (bình quân tăng 1,2%/năm), Trung Quốc đã phải trải qua 5 năm liên tục giá tiêu dùng tăng bùng nổ 1992 - 1996 với mức thấp nhất cũng là 6,4% (năm 1992), còn năm cao nhất đạt kỷ lục 24,1% (năm 1994), bình quân tăng hơn 13,9%/năm.
    Vậy thì việc chỉ số lạm phát của VN hiện nay có đáng bị đánh giá ở mưc nguy kịch hay không???
    Bạn nói đến vấn đề cốt lõi, vậy bạn có thể nêu ra cho tôi học hỏi thêm vấn đề cốt lõi theo ý bạn là gì được không.


    c. SSC đang nỗ lực tạo liquility cho thị trường OCT và hướng các institution vào thị trưòng này. Nhưng với các bất cập của việc mập mờ công bố thông tin và chế tài đối với các Cty đại chúng, CP OTC sẽ còn rất lâu mới là điểm đến của các institution

    Cái này liên quan đến tâm lý thị trường là chính. Thậm chí, chẳng cần đến chế tài gì hết, đến tháng 10 là OTC bắt đầu lại sôi động lại rồi.
    cứ chờ xem thời gian sẽ kiểm chứng lời tôi nói nhé.

    Sôi động giấy tay thì không còn nữa đâu. Đại gia nắm OTC nhìu, chỉ có institution mới tiêu hoá được của các đại gia. Giá rẻ mà mua không bán được cho ai thì ai mua???
    Sôi động giấy tay, câu này dùng từ hay đấy. Nhưng tôi đã trả lời ở trên rồi, việc cần trước mắt là quản lý OTC hợp lý, tránh để tình trạng biến nó thành nguy cơ gây ra khủng khoảng kinh tế, dẫn đến khủng khoảng chính trị.

    d. IPO các DNNN lớn:
    - Việc giãn IPO của big4 NHQD sẽ tạo sức ép ngược lại cho NHNN khi các NH 100% vốn NN mở ra càng nhiều. Hiện nay đã có các ngân hàng bán lẽ NN: SCB, ANZ, HSBC. Sắp tới là cá khủng long City Bank, Rabo, BHF..
    Càng nhiều NH 100% NN là đối thủ của các NHTMCP trong nước thì danh mục lựa chọn đối tác chiến lược của big4 NHQD càng bị thu hẹp.


    hmm..., thị trường đang bị pha loãng ra khiến cung vượt cầu chỉ vì IPO có lộ trình không hợp lý, Thế nên mới phải điều chỉnh lộ trình IPO. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường đấy.

    Học lại thuyết Smith đi

    Bạn hiểu thế nào về học thuyết Smith, bạn hiểu thế nào về ưu điểm, nhược điểm của học thuyết Smith, bạn hiểu thế nào về cách vận dụng trong tình huống IPO này, Liệu bạn có thể giải thích rõ ràng hơn được không.
    Quan điểm của tôi là học , học nữa, học mãi, Bởi thế, nếu bạn có thể chỉ dạy tôi được thêm điều gì hay, tôi rất biết ơn bạn.
  10. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    P2.

    - Lạm Phát: Như đã nói ở trên, vì mục tiêu bảo vệ nền KT, chính phủ sẽ không bảo vệ TTCK hay tệ hơn nữa là sẽ hy sinh TTCK .

    Câu này là nguyên nhân chính khiến tôi buộc lòng phải viết vài lời trả lời bạn. Xin lỗi nhé, túm gọn 1 câu: Sai.
    Bạn có biết nếu TTCK sụp đổ thì sẽ dẫn tới hậu quả gì đối với nền KT không?? Bạn thử liên tưởng đến tỷ lệ vốn hoá của ttck VN hiện nay là bao nhiêu so với GDP của cả nước, rồi bạn tự nhận xét thử xem liệu có giám hi sinh TTCK hay không??
    Mà tôi cũng chẳng thấy một mối liên hệ logic nào giữa việc bảo vệ nền kinh tế mà lại đi hi sinh ttck??? Trong khi ttck về tương lai, sẽ là hàn thử biểu phản ánh nền kinh tế quốc gia!!!


    TTCK VN chưa đưọc chứng kiến những đợt suy thoái dài. Hãy nhìn xem, Nhật bản giai đoạn suy thoái của TTCK kéo dài 15 năm kinh tế nhật ra sao?? Hay như NASDAQ hiện nay 8/2007 chỉ = 50% của năm 2000. Chán ông thật

    Bạn nhiệt tình quá đấy, Để tôi nói sơ sơ cho bạn hiểu nguyên nhân dẫn đến giai đoạn suy thoái của TTCK Nhật bản nhé:
    Từ năm 1973, nhiều nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản đã bị mất thế mạnh vốn có. Ngành công nghiệp Nhật Bản đã đạt trình độ phát triển cao trên thế giới; năng suất nâng cao đòi hỏi tiêu tốn nhiều nguyên liệu hơn trước. Điều này dẫn đến làm giảm lãi của những khoản đầu tư mới và từ năm 1974 khối lượng đầu tư đã giảm xuống mức kỷ lục. Trong khi đó, môi trường quốc tế cũng bị mất những điều kiện thuận lợi, chủ yếu do đồng yên tăng giá và những bất đồng thương mại xảy ra với Mỹ. Các vòng đàm phán dệt may Nhật Bản - Mỹ năm 1969, giá nhiều mặt hàng chiến lược tăng cao trên thế giới như giá dầu mỏ tăng gấp bốn lần trong cuộc khủng hoảng dầu lửa năm 1973 và việc tỷ giá đồng yên được thả nổi trong năm 1973... tất cả những bất lợi này đã tác động làm giảm mức tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản.

    Thậm chí trước cuộc khủng hoảng dầu mỏ tháng 10 năm 1973, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu giảm mức hoạt động của nền kinh tế nhằm đối phó với tỷ lệ lạm phát tăng. Do bị ảnh hưởng của việc giá dầu mỏ tăng gấp bốn lần, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản (GNP) đã giảm xuống còn 1,4% trong năm 1994 và là sự suy giảm đầu tiên kể từ những năm 50. Mức tăng trưởng của nền kinh tế giảm từ mức trung bình 10%/năm xuống còn 3,6% trong suốt những năm từ 1974 đến 1979.

    Từ năm 1985, đồng yên bắt đầu tăng giá mạnh và lên tới mức 120 yên ăn một USD vào năm 1988, tăng gấp hai lần so với giá hồi năm 1984 và tăng gấp ba lần so với năm 1971. Tác động của việc đồng yên tăng giá đã làm thặng dư thương mại giảm dần kể từ năm 1987. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, nhờ nhu cầu trong nước tăng cho nên đã góp phần ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế. Lãi suất cho vay đã được giảm bốn lần trong năm 1986, theo đó Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã hạ lãi suất cho vay từ 5% xuống còn 2,5%, mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mức tiêu dùng bắt đầu tăng từ năm 1986 và khối lượng đầu tư cũng tăng lên trong những năm 1987-1990; trên thực tế, khối lượng đầu tư của các doanh nghiệp đã tăng tới mức 19,6% GNP trong năm 1988 và 21,7% trong năm 1989, vượt tổng khối lượng đầu tư vào việc xây dựng nhà máy và hiện đại hóa thiết bị của cả nước Mỹ cả về tỷ lệ GNP lẫn giá trị tuyệt đối.

    Cùng với việc giá cổ phiếu tăng cao, giá cổ phần không lãi cố định cũng tăng vọt và lần đầu trở thành một nguồn tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp kể từ khi thị trường Tokyo bị khủng hoảng năm 1961. Các ngân hàng đã tìm được lối thoát mới trong việc phát triển nguồn vốn thực tế.
    Nhật Bản bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ kể từ tháng 5-1989 và việc lãi suất cho vay được nâng cao đã làm cho giá cổ phiếu bị sụt giảm mạnh. Năm 1993, giá đất tại Tokyo giảm 49,3% so với đỉnh điểm của cơn sốt đất năm 1990 và làm cho các ngân hàng lớn của Nhật Bản bị lao đao bởi những khoản nợ khó đòi ngày càng chồng chất.

    Theo Cục kinh tế Nhật Bản, thời kỳ suy thoái kinh tế Heisei của nước này bắt đầu từ tháng 4-1991 và giảm xuống mức thấp nhất vào tháng 10-1993. Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế sau đó đã diễn ra rất chậm do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và sự phá sản của một loạt thể chế tài chính lớn. Kết quả là nền kinh tế Nhật Bản lại bị suy giảm vào năm 1997 và tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm xuống mức âm 1,1% vào năm 1998. Nhờ những biện pháp kích thích kinh tế cả gói khẩn cấp của Chính phủ cùng với nhu cầu về sản phẩm công nghệ thông tin và nhu cầu các thị trường trên thế giới tăng do sự phục hồi kinh tế ở châu Á cũng như nền kinh tế Mỹ không bị suy thoái, từ năm 1999 nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và đã đạt mức tăng trưởng GDP 0,8%. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ XXI, việc thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là Mỹ lại lâm vào thời kỳ suy giảm và mức tiêu dùng cá nhân ở Nhật Bản tiếp tục bị đình trệ đang trở thành mối lo lắng lớn đối với triển vọng của nền kinh tế Nhật Bản trong thời gian trước mắt.



    Trong trường các chính sách làm giảm lạm phát không phát huy tác dụng, chính phủ sẽ có các biện pháp mạnh hơn như: làm chậm tiến độ giải ngân vốn ngân sách => làm giảm tốc độ phát triển của các DN.

    Tôi hỏi thật.
    Bạn cố ý viết như thế này để tìm người phản biện cho vui à???

    Hô hô, muốn nghe phân tích thì nói thẳng ra. Ông có bít chính phủ đang cân nhắc có nên duy trì mức độ tăng trưởng 8,5% không, tăng dự trữ bắt buộc lần thứ 2 liên tiếp trong vòng 3 tháng....còn nhiều lám...

    Bạn thử phân tích thử tôi nghe xem nào??
    Để tôi trích dẫn tài liệu này, bạn đọc tham khảo nhé, Sau đó rất mong được lắng nghe sự phân tích của bạn :
    Song song với việc triển khai các biện pháp như giảm thuế mạnh hàng loạt mặt hàng nhập khẩu, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đang âm thầm triển khai các giải pháp tài chính, tiền tệ khác để chặn đà tăng lạm phát.

    Trong các nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng cao trong 7 tháng đầu năm (6,19%) thì tiền tệ được nhiều chuyên gia nhắc đến như yếu tố căn bản nhất. Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho biết, nói về lạm phát thì ở đâu, khi nào có lạm phát là có yếu tố tiền tệ. Mà yếu tố tiền năm nay thì rõ nét hơn hết. Điều này cộng với các yếu tố khác như giá thế giới tăng, sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế? đã đẩy lạm phát trong nước tăng cao.

    Chính vì vậy, trong Chỉ thị 18/2007/CT-TTg một số biện pháp cấp bách kiềm chế tốc độ tăng giá thị trường nhóm giải pháp tiền tệ đã được đặt ra. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rà soát các chính sách điều hành tiền tệ để có biện pháp kiểm soát được mức tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và mức huy động tín dụng; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng tiền trong lưu thông ở mức hợp lý; giữ bình ổn tỷ giá hối đoái, các lãi suất chủ đạo của đồng tiền Việt Nam. Kiểm soát thu chi ngân sách, giữ mức bội chi ngân sách trong khoảng 5% GDP.

    Trong khi đó, Bộ Tài chính phải phát hành ngay trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc và tín phiếu kho bạc với nhiều kỳ hạn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông trên cơ sở giải ngân nhanh.

    Thực tế, đứng trước nguy cơ tăng giá, ngay từ đầu năm 2006, NHNN đã khẳng định xu hướng giữ ổn định các lãi suất chủ đạo. Lãi suất cơ bản của đồng tiền Việt Nam được giữ ở mức 8,25%. Trong khi đó, một động thái mạnh khác là buộc các tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND và ngoai tệ từ 1/6/2007.

    Bên cạnh đó, cùng với việc đưa tiền đồng mua USD vào dự trữ, NHNN cũng tích cực thông qua nghiệp vụ thị trường mở để bán tín phiếu NHNN, rút tiền mặt ra khỏi lưu thông. Trong 6 tháng đầu năm, số tiền được rút ra khỏi lưu thông qua thị trường mở là 89.550 tỷ đồng, so với 112 nghìn tỷ đồng được ?obơm? ra mua USD nhằm tăng dự trữ ngoại hối từ mức 13,6 tuần hồi cuối năm 2006 lên 20 tuần hiện nay.

    Trao đổi với báo chí mới đây, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến khẳng định, NHNN cũng sẽ tăng khối lượng tín phiếu NHNN bán thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Hạn chế đến mức thấp nhất việc bơm tiền ra thông qua các kênh tái cấp vốn bằng cách: không cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá, trừ một số trường hợp đặc biệt; việc cho vay chiết khấu chỉ thực hiện trong hạn mức được phân bổ; tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế - tiền tệ và đánh giá tác động của việc tăng dự trữ bắt buộc đối với các hoạt động các tổ chức tín dụng để có giải pháp thích hợp. Bên cạnh đó, NHNN cũng chưa điều chỉnh các mức lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu và lãi suất cơ bản để ổn định lãi suất thị trường?

    Ông Nguyễn Tiến Thỏa cho biết, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Bộ Tài chính và NHNN đã có những trao đổi để thực hiện các giải pháp tiền tệ một cách hiệu quả nhất. Các giải pháp vừa qua được Chính phủ đánh giá là thực hiện có hiệu quả và yêu cầu tiếp tục thực hiện để điều hành tiền tệ một cách hợp lý.

    Cùng với kênh hút tiền thứ nhất là bán tín phiếu trên thị trường mở của NHNN, một kênh hút tiền nữa là Bộ Tài chính là phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc. Theo ông Thỏa, dự kiến cả năm sẽ phát hành 35 ngàn tỷ đồng. Hiện nay, tốc độ giải ngân thấp, nếu bình thường tiến độ phát hành trái phiếu có thể sẽ phải chậm lại. Tuy nhiên, do tình hình cấp bách thì phải làm nhanh để rút tiền ra khỏi thị trường nhưng cũng phải đẩy mạnh giải ngân có hiệu quả. Thực tế, Bộ Tài chính đã nâng số lần phát hành lên 2 lần mỗi tuần.

    Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cũng cho biết, sẽ tổ chức ngay việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu kho bạc với nhiều kỳ hạn nhằm thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông, trên cơ sở giải ngân nhanh và đầu tư hiệu quả. Bộ đã chỉ đạo Kho bạc Nhà nước sớm triển khai vấn đề này. Lãi suất sẽ theo thị trường và rất cạnh tranh... để tham gia hút tiền lưu thông, giảm tổng phương tiện thanh toán xã hội.

    Ông Thỏa nhấn mạnh, với tình hình hiện nay phải làm mạnh hơn để giảm áp lực. Thậm chí, cần thiết có thể xem xét để tăng dự trự bắt buộc? Bên cạnh đó, có thể báo cáo Chính phủ để điều chỉnh lại mức cung ứng tiền cả năm, dự kiến là mức 90 ngàn tỷ cho cả năm thì nay có thể phải xem lại. Về chi tiêu ngân sách không được để bội chi ngân sách quá 5%.
    Bạn hiểu thế nào nghĩa là giảm tốc độ phát triển của DN không???
    Trên đời này, có ai muốn chạy nhanh, mà lại buộc chân mình lại hay không???
    Chính sách tiền tệ và việc phát triển DN là hai việc khác nhau nhiều đấy.


    Mạnh hơn nữa, chính phủ có thể chọn lựa một số doanh nghiệp cực tốt như Vietcombank, Hanoi beer, Saigòn Beer ... bán cho ĐT chiến lược NN trước cho hết room NN rồi mới IPO trong nước nhằm hút bớt tiền trong thị trường về cho ngân sách. Giả sử các DN tốt trên được IPO trong nước liên tiếp với giá khởi điểm thấp sẽ hút tiền từ thị trường NY nhưng cũng hút một lương tiền nhàn rỗi cực lớn trong dân.
    ....
    Hỏi thật nhé, bạn cố ý viết bài này để tìm người phản biện cho vui à??
    Xem lại đề nghị các phương án IPO Vietcombank đi

    4. Tóm lại:
    Các Bigboys của TTCK đang chăm chú theo dõi động thái của chính phủ. Mọi hoạt đông mua bán hay đầu cơ giá hiện nay đều là định hướng lobby chính sách. Về PTKT ngưõng cản của Vnindex sẽ là 960-970, ngưỡng hỗ trợ mạnh gần như không còn. Nếu tuần tới Vni đi xuống dưới 900, tức là nó sẽ bắt đầu vào cuộc hành trình đi tìm đáy mới - nếu thực sự như vậy thì sẽ là một tương lai mờ mịt cho Vni yêu dấu.



    P/S: nếu ai đọc bài này mà thấy useful, đề nghị VOTE 5*, thks


    [/quote]

    --------------------------------------------------------------
    Nếu đây là một bài viết bình luận mang tính chất nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, ....thật tôi kô biết nên nói gì...
    Tôi mong là bạn viết bài này ra chỉ vì một mục đích cho vui thôi.
    Cảm ơn bài viết của bạn.

    Muốn có consultance free cũng lên viết cho thẳng thắn, đừng khích bác không hay đâu.

    Àh mà wên mất, Vote chưa??


    Được bibau2911 sửa chữa / chuyển vào 00:25 ngày 12/08/2007
    [/quote]

    --------------------------------------------------------
    Tôi rất mong được lắng nghe ý kiến phân tích của bạn để học hỏi thêm được nhiều điều.
    Chân trọng.

Chia sẻ trang này