Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng 3 rượu chè

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/02/2013.

5730 người đang online, trong đó có 636 thành viên. 17:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 170548 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. cuba

    cuba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Đã được thích:
    3
    Đọc các thớt thời gian gần đây của cụ khongquen lập, dù cụ có đặt tiêu đề là gì, viết dài dòng gì đi chăng nữa, trên thị trường người ta có ăn bao nhiêu 100% đi nữa ... thì cũng tóm lại có 2 từ duy nhất là "bi quan"[r23)]
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Em trích thử 1 đoạn của 1 tác giá khác nhận định khi đọc BTC nhé. Đây là phần nhận định nợ xấu và bất ổn XH từ khi anh X lên.

    Do bộ lọc của F319 nên em xin phép sửa những key word nó cấm nhé.


    Lúc ấy, ông NTD đã có đủ phiếu ở Ban Chấp hành Trung ương để tiến đến chiếc ghế thủ tướng. Ông khát khao tạo dấu ấn và nôn nóng như những gì được viết trong Báo cáo Kinh tế mà ông chủ trì: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.

    Mặc dù từ năm 1994, Quyết định số 91/TTg của Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói đến việc “thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh” nhưng cho đến năm 2005, Việt Nam chưa có một tập đoàn nào ra đời. Cuối nhiệm kỳ, Thủ tướng Phan Văn Khải cho thành lập hai tập đoàn: Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam ngày 26-12-2005 và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin ngày 15-5-2006.

    Hai tháng sau khi nhận chức, ngày 29-8-2006, Thủ tướng NTD cho ngành dầu khí được nâng lên quy mô tập đoàn, PetroVietnam, ngày 30-10-2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su, ngày 9-01-2006 thành lập Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. Tốc độ thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có chững lại sau khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết một thư ngỏ đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, yêu cầu thận trọng vì theo ông, trong khi những yếu kém của mô hình tổng công ty 90, 91 chưa được khắc phục mà lại làm phình to chúng ra bằng các quyết định hành chính là không hợp lý. Ông Võ Văn Kiệt viết: “Các doanh nghiệp nhà nước của ta có truyền thống dựa vào bao cấp nhiều mặt, không dễ từ bỏ thói quen cũ, nếu từ bỏ thói quen cũ cũng không dễ đứng vững trong thế cạnh tranh… Không có gì đảm bảo khi các tập đoàn được thành lập sẽ hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp hiện nay”.

    Trong khoảng thời gian từ khi ông Võ Văn Kiệt mất, tháng 6-2008, cho đến năm 2011, Thủ tướng NTD đã kịp nâng số tập đoàn kinh tế nhà nước lên con số mười hai. Nhưng chính sách cho tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành chứ không phải số lượng tập đoàn kinh tế nhà nước mới là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

    Theo ông Phan Văn Khải: “Khi thành lập Tập đoàn Vinashin, tôi nghĩ, đất nước mình có bờ biển dài hơn 3.000km, phát triển ngành công nghiệp đóng tàu là cần thiết nhất là khi ngành công nghiệp này đang được chuyển dịch từ các nước Bắc Âu về Trung Quốc, Hàn Quốc. Chính tôi quyết định đầu tư cho Vinashin khoản tiền bán trái phiếu chính phủ hơn 700 triệu USD. Nhưng, sau đó thì không chỉ Vinashin mà nhiều tập đoàn khác cũng phát triển ồ ạt nhiều loại ngành nghề, ở đâu cũng thấy đất đai của Vinashin và của các tập đoàn nhà nước”.

    .....Cho phép các tập đoàn kinh tế nhà nước kinh doanh đa ngành cũng như tháo khoán các kênh đầu tư mà nguồn vốn cho khu vực này lại thường bắt đầu từ ngân sách. Ông Phan Văn Khải giải thích: “NTD muốn tạo ra một thành tích nổi bật ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Ông NTD muốn hoàn thành kế hoạch 5 năm chỉ sau bốn năm. Ngay trong năm 2007, ông đầu tư ồ ạt. Tiền đổ ra từ ngân sách, từ ngân hàng. Thậm chí, để có vốn lớn, dự trữ quốc gia, dự trữ ngoại tệ cũng được đưa ra. Bội chi ngân sách lớn, bất ổn vĩ mô bắt đầu”.

    Theo ông Trần Xuân Giá: “Thời Thủ tướng Phan Văn Khải, mỗi khi tổng đầu tư lên tới trên 30% GDP là lập tức thủ tướng được báo động. Trước năm 2006, năm có tổng đầu tư lớn nhất cũng chỉ đạt 36%. Trong khi, Thủ tướng ***************, ngay sau khi nhận chức đã đưa tổng mức đầu tư lên 42% và đạt tới 44% GDP trong năm 2007”. Cho tới lúc đó những ý kiến can gián thủ tướng cũng chủ yếu xuất phát từ các thành viên cũ của Ban Nghiên cứu như Trần Xuân Giá, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan. Nhưng tiếng nói của họ không còn sức mạnh của một định chế sau khi Ban Nghiên cứu đã bị giải tán. Cả ba sau đó còn nhận được các khuyến cáo một cách trực tiếp và nhiều cơ quan báo chí trong nhiều tháng không phỏng vấn hoặc đăng bài của những chuyên gia này.

    Năm 2006, tăng trưởng tín dụng ở mức 21,4% nhưng con số này lên tới 51% trong năm 2007. Kết quả là lạm phát cả năm ở mức 12,6%. Các doanh nghiệp, các ngân hàng bắt đầu nhận ra những rủi ro, từng bước kiểm soát vốn đầu tư vào chứng khoán và địa ốc. Nhưng đầu năm 2008, Chính phủ của Thủ tướng NTD dường như hoảng sợ khi lạm phát lên tới gần 3% mỗi tháng và những “liệu pháp” được đưa ra sau đó đã khiến cho nền kinh tế dồn dập chịu nhiều cú sốc.

    Cuối tháng 1-2008, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại phải tăng dự trữ bắt buộc từ 10 lên 11%. Để có ngay một lượng tiền mặt lên tới khoảng 20.000 tỷ đồng nhằm đáp ứng nhu cầu dự trữ, các ngân hàng thương mại cổ phần buộc lòng phải tăng lãi suất huy động. Lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng mấy ngày cuối tháng 1-2008 tăng vọt lên tới 27%, trong khi đầu tháng, con số này chỉ là 6,52%. Ngày 13-2-2008, Ngân hàng Nhà nước lại ra quyết định, buộc các ngân hàng thương mại phải mua một lượng tín phiếu trị giá 20.300 tỷ đồng. Áp lực tiền bạc đã làm náo loạn các tổ chức tín dụng.

    Thoạt đầu, các tổng công ty nhà nước rút các khoản tiền đang cho vay lãi suất thấp ở các ngân hàng quốc doanh, gửi sang ngân hàng cổ phần. Chỉ trong ngày 18-2-2008, các tổng công ty nhà nước đã rút ra hơn 4.000 tỷ đồng. Các ngân hàng quốc doanh, vốn vẫn dùng những nguồn tiền lãi suất thấp từ Nhà nước đem cho các ngân hàng nhỏ vay lại, nay thiếu tiền đột ngột, vội vàng ép các ngân hàng này. “Cơn khát” tiền toàn hệ thống đã đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng có khi lên tới trên 40%.

    Lãi suất huy động tăng, đã khiến cho các ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều ngân hàng buộc khách hàng chấp nhận lãi suất lên tới 24 - 25%, cao hơn nhiều mức mà Luật Dân sự cho phép. Các doanh nghiệp cũng “khát” tiền mặt, tình trạng bán hàng dưới giá, hoặc vay với lãi suất cao đang khiến cho chi phí sản xuất tăng đột biến. Không có gì ngạc nhiên khi lạm phát ba tháng đầu năm 2008 lên tới 9,19%. Các biện pháp của Ngân hàng Nhà nước nói là chống lạm phát, nhưng đã trực tiếp làm “mất giá” đồng tiền khi đặt các ngân hàng trong tình thế phải nâng lãi suất.

    Ngày 25-3-2008, Ngân hàng Nhà nước lại khiến cho tình trạng khan hiếm tiền mặt thêm nghiêm trọng khi yêu cầu thu về 52.000 tỷ đồng của ngân sách đang được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay với lãi suất 3%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tín dụng. Khoản tiền này theo nguyên tắc phải được chuyển vào Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, từ mười năm trước, theo “sáng kiến” của Bộ Tài chính, nó đã được đem cho các ngân hàng quốc doanh vay. Một mặt, nó tạo ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh, một mặt làm cho nền kinh tế lập tức rơi vào khủng hoảng do tín dụng bị cắt đột ngột và những khoản vay còn lại thì phải chịu lãi suất cao.

    Thị trường chứng khoán nhanh chóng hiển thị “sức khỏe” của nền kinh tế. Từ mức trên 1000, ngày 6-3-2008, chỉ số VN-index xuống còn 611. Cho dù Phó Thủ tướng NSH cố dùng uy tín chính trị của mình để cứu vãn bằng cách tuyên bố rằng đầu tư vào chứng khoán bây giờ là thắng vì đã xuống đến đáy nhưng chỉ hai mươi ngày sau, 25-3-2008, chỉ số VN-index chỉ còn 492 điểm. Ngày 5-12-2008, VN-index chỉ còn 299 điểm. Xuất khẩu quý 1-2008 vẫn tăng 23,7%; nhập khẩu tăng 60,7%. Tại Sài Gòn, kinh tế vẫn tăng trưởng khá, ngân sách quý I vẫn thu tăng 72,6%. Nhưng các biện pháp chống lạm phát đã làm cho Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh hơn nửa năm trước khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu.

    Từ cuối năm 2008, khuynh hướng quay trở lại nền kinh tế chỉ huy càng tăng lên cho dù điều này là vô vọng vì ở giai đoạn này, đóng góp của khu vực tư nhân cho nền kinh tế đã vượt qua con số 50% GDP của Việt Nam. Dù vậy, Chính phủ NTD vẫn liên tục ban hành các mệnh lệnh hành chánh hòng kiểm soát trần lãi xuất, kiểm soát thị trường ngoại tệ, thị trường vàng.

    Khi ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, để có ngoại tệ, Chính phủ phải cho một nhà đầu tư của Nhật thuê khu nhà khách ven hồ Thiền Quang. Khi ông NTD nhận chức thủ tướng, Việt Nam có một khoản dự trữ ngoại tệ lên tới 23 tỷ đôla. Nhưng, di sản lớn hơn mà Thủ tướng Phan Văn Khải trao lại cho ông D là một Việt Nam đã hoàn thành thủ tục để gia nhập WTO. Trong khoảng thời gian 1996-2000, cho dù chịu mấy năm khủng hoảng kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5% trong khi lạm phát chỉ là 3,5%. Trong khoảng thời gian 2001-2005, lạm phát có cao hơn, 5,1%, nhưng tăng trưởng vẫn dương: 7%.

    Chỉ sau mấy tháng nhận chức, Thủ tướng NTD đã đưa GDP tăng trưởng tới mức kỷ lục: 8,5% vào tháng 12-2007; đồng thời cũng đã đưa lạm phát vào tháng 8-2008 lên tới 28,2%. Tháng 3-2009, tăng trưởng GDP rơi xuống đáy: 3,1%. Trong sáu năm ông NTD giữ chứ Thủ tướng, mức tăng trưởng kinh tế luôn thấp hơn rất nhiều so với mức lạm phát. Năm 2007 GDP tăng trưởng ở mức 8,48% trong khi lạm phát lên tới 12,63%. Năm 2008 mức tăng trưởng giảm xuống 6,18% trong khi lạm phát là 19,89%. Năm 2009 GDP chỉ tăng 5,32% lạm phát xuống còn 6,52% do các nguồn đầu tư bị cắt đột ngột. Năm 2010 GDP tăng đạt mức 6,78% nhưng lạm phát tăng lên 11,75%. Năm 2011 tăng trưởng GDP giảm còn 5,89% trong khi lạm phát lên tới 18,13%. Năm 2012, nền kinh tế gần như ngưng trệ, lạm phát ở mức 6,81% nhưng GDP cũng xuống tới 5,03% thấp kỷ lục kể từ năm 1999. Nền kinh tế rơi vào tình trạng gần như không lối thoát.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đọc các thớt thời gian gần đây của cụ khongquen lập, dù cụ có đặt tiêu đề là gì, viết dài dòng gì đi chăng nữa, trên thị trường người ta có ăn bao nhiêu 100% đi nữa ... thì cũng tóm lại có 2 từ duy nhất là "bi quan"[r23)]

    Hihi... bi quan hay lạc quan quan trọng gì mà quan trọng là có kiếm tiền được trong lúc lạc quan hay bi quan mà thôi.

    :)):)):))

    Vì bác nói em bi quan nên em mượn luôn lời tâm sự của bác Alan để bày tỏ tâm sự của em nhé. Tất nhiên em không bằng 1 góc của bác Alan nhưng cái nhìn của em thì có vẻ khá giống bác Alan này. Tâm trạng thực lòng cũng hệt như vậy.

    Bên ngoài đời em là đứa cực yêu đời, thích âm nhạc, thích ung dung tự tại....


    T/S Alan Phan
    2/2/2013
    Trước hết, tôi tin bản chất tôi là một con người vô cùng lạc quan và tích cực. Tôi mê phim ảnh Hollywood, những chuyện cổ tích thần kỳ và những huyền thoại về các anh hùng quay về từ vực thẳm để chinh phục thế giới. Tôi yêu đời, yêu người, tin vào sự lương thiện bẩm sinh và sự cứu giúp của Ơn Trên khi gặp hiểm nguy. Sau bao bài học qua thực tại về cái Xấu và Ác, tôi vẫn tin rằng trái tim cũng như khối óc của chúng ta cần được mở rộng để thông cảm và tha thứ cho những lầm lỡ, sai trái của tha nhân. Đến giờ này, tôi chắc chăn là trong lòng tôi không chứa một hận thù, ghen tị hay cay đắng với ai, cho dù họ có thể là những kẻ thù và đối thủ đã từng hại tôi trong quá khứ.

    Do đó, tôi ngạc nhiên khi những bài viết của tôi lại hay bị phê phán là bi quan và tiêu cực.

    Tôi thú nhận là nhiều lúc tôi khá thất vọng với tư duy của con người và cách hành xử trong đời sống hàng ngày ở đây. Có lẽ vì tôi đánh giá khá cao những đồng hương của mình so với nhiều dân tộc khác. Chuẩn mực cao tạo nên những phê phán hơi nghiêm khắc.

    Tuy nhiên, tôi đã cố gắng khách quan như có thể. Tầm nhìn của cá nhân mình có thể lạc quan và tích cực, nhưng một bài phân giải và luận cứ về thực tại của tình thế phải dựa trên những nguyên tắc căn bản của khoa học để tránh sai lầm. Cảm xúc cá nhân hoàn toàn không có chỗ đứng trong việc đánh giá, phẩm hay lượng.

    Và có lẽ trong góc nhìn của Alan, tình hình kinh tế và xã hội (không nói đến chánh trị) của Việt Nam không có gì để tôi lạc quan hay phấn chấn.

    Nhiều chuyên gia kinh tế, nội và ngoại, quốc doanh và độc lập, gần đây có sự bắt mạch tiên đoán khá tích cực cho 2013 và những năm sắp đến. Họ thường dựa vào những tuyên bố về chánh sách của chánh phủ hay những số liệu thống kê khả quan để cho rằng sự phục hồi của kinh tế Việt đang thấp thoáng ngoài cửa như những ngày đầu năm Quý Tỵ đang về.

    NHNN đã có biện pháp và lập ra một công ty quốc doanh mới để thanh toán nợ xấu ngân hàng; gói cứu trợ BDS sẽ có hiệu quả sau 6 tháng đầu năm; thị trường chứng khoán bắt đầu khởi sắc với dòng vốn FII mới; các nhà đầu tư ngoại sẽ quay trở lại với các siêu dự án vì nhân công Việt sẽ càng ngày càng rẻ so với các nước láng giềng. Trên hết, chánh phủ lại tiếp tục đổ vốn (qua nợ công và tiền in) vào các DNNN, vào các dự án hạ tầng mới, vào các chương trình cứu trợ…Tóm lại, những ngày hạnh phúc mới sắp về sau mùa xuân quang vinh này (happy days are here again).

    Nhưng ta cũng có thể kết luận những chiêu PR đồng bộ nói trên là một cố gắng của chánh phủ để gây dựng lại niềm tin của các nhà đầu tư nội và ngoại. Như Hitler và Mao đã dậy,” những lời nói dối lập đi lập lại hàng ngày qua một thời gian dài sẽ trở thành một ‘sự thât’.”

    Tuy nhiên, các chánh trị gia quên một điều căn bản. Khi nói về giáo điều hay lý luận kinh điển (qua các khẩu hiệu đơn giản nhàn chám) người dân có thể chấp nhận vì thực ra lời nói không mất tiền mua và nếu bảo đây là con đường duy nhất để lên thiên đường, họ gật gù tán đồng cho yên chuyện. Vả lại, những triết thuyết của các ông cụ thế kỷ 19, quá vô hình và thiếu khoa học để suy diễn rộng hơn hay tạo nên phản biện. Phần lớn lớp trẻ ngày nay không quan tâm gì đến những học thuyết khô khan và vô dụng này.

    Tuy nhiên, khi lời nói lại có thể làm họ mất tiền (lúc nào nó liền với khúc ruột) thì phản ứng của người dân sẽ khác hẳn. Ngay cả những hoa hậu, siêu mẫu cũng gặp rất nhiều khó khăn khi muốn móc túi đại gia, thì chuyện một anh công chức (mà 30% là vô dụng theo lời Phó TT) muốn thuyết phục người dân phải tin vào chánh phủ, mà sẵn sáng móc hồ bao ra để hy sinh cứu nước, thì đây là một hoang tưởng khôi hài.

    Trong kinh nghiệm làm ăn của tôi, những đánh giá lạc quan và tích cực là một trong những nguyên nhân chính của các thất bại trong kinh doanh. Dù cố gắng dựa trên căn bản khoa học và khách quan, những vị phụ tá soạn thảo kế hoạch thường thường để cảm xúc cá nhân làm mờ đi những rủi ro căn bản và những yếu tố ngoài tầm kiểm soát. Và khi nghe những phân tích hồ hởi năng động, các quản lý hay quyết định vội vã trong sự hưng phấn của môi trường và nhân viên. Đôi khi, 3 đến 5 dự án thành công mới đủ bù cho một thất bại.

    Cho nên, nếu các định giá chỉ thuần túy dựa trên những PR của chánh phủ hay của các nhà đầu tư có lợi ích trong dự án hay biện pháp hành chánh, sự thiệt hại cho nền kinh tế là một mất mát lâu dài và đau đớn.

    Chúng ta phải giữ thái độ lạc quan và tích cực trong hành xử hang ngày. Đời sống thực tại đã quá khó khăn để dìm mình trong vũng lầy của âu lo và bất ổn. Nhưng nếu chúng ta không cẩn trọng trong phán đoán và suy xét, cái giá phải trả lớn lao hơn là những thất vọng nhất thời.

    Nhất là khi dùng tiền của chính mình, không phải OPM.

    Alan Phan
  4. lanlan

    lanlan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    3.148
    Chào mừng nhà mới! Chúc cả nhà phát tài!
  5. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531


    đúng vậy a em là người kinh doanh bia rượu

    năm nay em nhập bia gấp đôi năm ngoái vậy mà 30 tết đã hết sạch bia ko có mà bán thấy choáng luôn .

    mà a có biết gần tết năm nay có hiện tượng tăng giá thuốc là và bia rượu ko tăng trên 10% tuỳ từng loại
  6. tuanngoc2006

    tuanngoc2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2012
    Đã được thích:
    1
    Em ko tin, ai đó kéo lên kha khá bi giờ phải hưởng thành quả = cách xả ra 1 lượng lớn hàng chứ? Kéo lên cho bà con ăn Tết rồi kg làm gì cả ah?
  7. gacon2012

    gacon2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2012
    Đã được thích:
    158
    Chào mừng nhà mới [r2)][r2)][r2)]
  8. herohi92

    herohi92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/08/2012
    Đã được thích:
    11
    Em mới chơi CK k biết gì mấy? bác KQ đọc BTC là đọc gì thế ??
    Em vừa đọc lại đoạn này bác post thấy hay wa...em k biết mấy cái này :D
    Lúc ý còn nhỏ chưa hiểu lắm.
    Bác đọc ở đâu vậy
  9. POET2002

    POET2002 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/03/2011
    Đã được thích:
    244
    Bác chủ top thích chơi chắn hả :D
  10. prionhp

    prionhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2013
    Đã được thích:
    38
    BTC là sách bên thắng cuộc của nhà báo Huy Đức mới xuất bản 3 tháng trước. Hiện đang là hàng quốc cấm (chế độ ko khuyến khích đọc bác ạ)[r24)][r24)]

Chia sẻ trang này