Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng 3 rượu chè

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/02/2013.

4966 người đang online, trong đó có 469 thành viên. 19:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 170601 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. xiaoshui25

    xiaoshui25 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2013
    Đã được thích:
    7
    em la nha dau tu nghiep du.danh ck theo tin don.nay muon chuyen sang dau tu chuyen nghiep thi fai lam tnao.doc nhung sach ji ve ck.mong cac bac chi jiao
    doc bai phan tich cua bac Kq em kham phuc va cam on lam.nhung chua du trinh phan bien
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Nói lại rút củi đấy nồi này:

    Ngày 21/2/2013, NHNN hút ròng 14.827 tỷ đồng trên OMO
    (NDHMoney) Theo thống kê của SSI Research, trên thị trường OMO, hôm nay NHNN bơm ra 5 tỷ kỳ hạn 7 ngày lãi suất 7%, hút vào 14.832 tỷ, hút ròng 14.827 tỷ đồng.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    EM xin mạn phép post lại cái nhìn tổng thể của em về trend này :

    Giờ chúng ta đang nhìn TTCK VN với BCs và PNs. Khi BCs tăng giá nhanh hơn PNs hoặc ngược lại PNs tăng giá nhanh hơn BCs thì tạo ra sự chênh lệch mặt bằng. Khi đó có 2 trường hợp:

    1 - BCs phải tăng theo để tạo thành mặt bằng chung với PNs

    2 - PNs phải giảm để tạo thành mặt bằng chung với BCs

    Nhưng đó là nhìn ở TTCK VN mà thôi còn nếu đứng trên góc nhìn toàn cảnh overview thì nó cũng tương tự.

    Hose và HNX khi đó lập tức trở thành những siêu penny trên TT tài chính CK toàn cầu. Khi đó những BCs là DJ, Nad, Dax, Hs, SH.....

    Chúng ta thấy DJ đã lên 1 mức siêu cao từ cả tháng nay rồi nên giờ DJ trở nên đắt đỏ và Hose, HNX trở nên rẻ mạt cho dù bản thân Hose éo có vị gì.

    Nhưng xét trên mặt bằng chung thì Hose là rẻ so với DJ và các siêu BCs TG khác do đó nó phải tăng.

    Thêm vào đó carry trade nó tràn đến ( khái niệm này em nhắc đến không dưới 3 lần trong thớt rồi và em gọi nó dân dã hơn là chênh lệch lãi suất trong bài cách đánh của Tây lông ấy ). Mai em sẽ tìm lại và post lại thêm 1 lần nữa.

    Mai em sẽ đi sâu phân tích ý này và phân tích luôn tác động của nó và thử tính chu kỳ hoạt động của nó luôn.

    Giờ nghỉ đã.

    Một cái nhìn tổng thể

    Bắt đầu....

    Trước hết em xin nói ngay đây là quan điểm cá nhân nên đúng sai là theo quan điểm riêng giống như chúng ta xem vọi vậy. Em thì thấy voi như cái quạt mo còn nhiều bác sẽ thấy voi nó có lông...

    Đầu tiên hôm trước em có nói về thặng dư thương mại và dự trữ ngoại tệ VN đột nhiên quay 180 độ và tăng vọt trong khi tất cả chúng ta đều thấy là XK chúng ta chẳng có đột biến nào cả. Tất cả đều ở mức bình thường, có ngành tăng ngành giảm. Do vậy chỉ có thể kết luận 1 điều tiền USD đang tràn về VN trong khi nhập khẩu bằng USD giảm.

    Nếu xét nhập khẩu giảm thì rất mất nhiều thì giờ nhưng như em nói 1 lần rồi đúng ra NK và XK phải là 2 mặt của 1 quá trình liên quan mật thiết đến nhau. Nhập khẩu nguyên nhiên liệu về để SX rồi xuất khẩu. Nhập khẩu có nhiều thứ phải nhập nhưng theo thống kê năm 2011 và 2012 chúng ta giảm nhập cả những nguyên liệu để phục vụ cho SX rồi XK.

    Nhưng thôi tạm thời không bàn cái đó vì nó sẽ không làm các bác quan tâm bằng tiền USD tràn đâu về mà nhiều thế nếu không phải do chúng ta XK được nhiều để thu ngoại tệ.

    Việc em chém hôm trước về Vàng chỉ là 1 việc chém thử cho vui thôi chứ tuy in tiền Việt nhiều thì nhiều thật và việc mua Vàng để XK cũng có thật nhưng không phải là cái quan ngại nhất mà chính là việc dòng $ ào ạt đổ vào mới là cái chúng ta cần nhìn rõ hơn vì nó tác động trực tiếp ngay đến cái các bác quan tâm là sao Tây nó múc kinh thế.

    Còn tiếp....

    Tiếp....

    Trong thớt đầu tiên em có phân tích 1 đoạn bản chất KC1 của VN và cách ứng cứu khủng hoảng tài chính ở Mẽo giai đoạn 2008-2009. Chung quy khi đó em kết luận thằng nào có nền kinh tế mạnh và sớm chơi trò cung tiền ồ ạt rồi xuất khẩu vốn sang nước nghèo có đồng tiền yếu sẽ là thằng thắng bạc trên sới bác toàn cầu lần này.

    Những thằng in tiền và cung tiền lớn nhất khi đó là Mẽo và TQ. Tiếp theo là Đức và Úc. Các nước xử dụng tài chính thắt chặt theo khuyến cáo của WB và IMF là vài các nước châu Âu, Nhật, ....

    Kết quả các nước sử dụng chính sách cung tiền ồ ạt với động nội tệ yếu đều đẩy lạm phát được sang nước khác nghèo hơn, chậm phát triển hơn, hoặc chậm nhận ra trò chơi chiến tranh tiền tệ đều phải chịu hậu quả.

    VN có cái quái thai là học thì không học nhưng lại thích bê nguyên si về áp dụng mà không đọc hướng dẫn trước khi sử dụng nên cũng nới lỏng tiền tệ tối đa với KC1 và tung 1 gói KC nếu tính theo GDP thì là 1 con số kinh khủng.

    Cái chúng ta không thể áp dụng như Mẽo, Tàu, Đức là chúng ta ngộ nhận về sức mạnh VND. VND nó khác hoàn toàn USD.

    USD cầm sang mọi quốc gia khác đều tiêu thụ được cho dù ở Mẽo thời điểm nó cung tiền là xuống giá nhưng ở VN chẳng hạn nó lại không mất giá bao nhiêu vì VND quá yếu.

    Khi USD cung nhiều khủng khiếp nó có quyền mang $ đó đi mua đủ thứ không chỉ ở Mẽo mà cả ở mọi nơi trên TG trong đó có VN.

    Ngược lại VND dù có in lan tràn thì chúng ta cũng hiểu rằng VND chỉ tiêu thụ được ở mảnh đất hình chữ S này chứ không tiêu thụ được ở bất kỳ quốc gia nào khác. Muốn tiêu thụ được phải lấy VND thừa mứa đó đi mua các kim loại quý, năng lượng quý, sản vật quý để đem sang bán hoặc trao đổi ở nước có nhu cầu và thu về đồng $ cũng đang thừa mứa do cung tiền ồ ạt từ FED kia.

    Cái tai họa nhất chính là VND quá yếu nên chúng ta không có cơ hội xuất khẩu lạm phát VND cho bất kỳ quốc gia nào khác. Chúng ta cung nhiều VND thì lạm phát không chuyển được cho ai và ở lại chúng ta. Đây chính là 1 trong những nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến khủng hoảng KT ở VN giai đoạn 2010-2015.

    Giờ bài toán đã hiện ra rõ rệt hơn chưa?

    Cung tiền thì lạm phát tăng nhưng lạm phát tăng chỉ là hệ quả tất yếu của cung tiền chứ không phải nguyên nhân.

    Cung tiền thì có nhiều tiền, nhiều tiền thì đi đem đi mua cái gì mình thích vì tự nhiên giá hàng hóa trở nên rẻ đi nếu so với lượng tiền " tự nhiên " sinh ra.

    Tiền nhiều thì mua đủ thứ và đương nhiên trong đó có Vàng, BDS và CK cái mà chúng ta quen gọi là 3 kênh đầu tư chính.

    BDS khó xơi vì nó cũng như Tiền nghĩa là cung nhiều hơn cầu. Cái nào cầu nhiều hơn cung thì lập tức tăng giá, cái nào cung nhiều hơn cầu thì giảm giá. Đây là quy luật cung cầu sơ khai nhất.

    Còn tiếp....
    tiếp....

    Giờ xét đến bối cảnh hiện tại:

    Chúng ta điều biết hồi trong năm thằng Ben Thống đốc FED nó đưa ra quả QE4 nới lỏng không hạn mức, mua CP không giới hạn. Ngay sau đó CK Mẽo nó đi lên liên tục từ dưới 10K giờ lên đến 14K và cao nhất trong lịch sử.

    Sau thằng Mẽo đến lượt thằng Tàu nó làm quả KC lần 2 nhưng có điều lần này nó hơi khác lần 1. Lần 1 nó chọn hạ tầng cơ sở để kích ( lát chúng ta sẽ xem VN có học lại KC này ở lần cung tiền 2013 của VN không nhé ). Lần 2 nó chọn kích tiêu dùng nội địa. Tại sao lần 2 nó chọn kích tiêu dùng nội địa ta cũng bàn sau.

    Thằng TQ cũng đi thuyết khách khắp châu Phi, châu Mỹ, châu Âu rằng nên mua bằng Nhân dân tệ ( NDT ) và chấp nhận thanh toán bằng NDT đi, nếu thanh toán bằng NDT thì tao thưởng.

    Riêng đối với VN thì các bác biết rồi, chúng ta đáng ra là nước xuất siêu nếu không tính anh bạn " tốt " này. NDT bạt ngàn và thặng dư của TQ đối với VN là 9.5 tỷ $ quy đổi nên TQ mới là kẻ có khả năng hiểm soát và gây lạm phát vốn đối với VN nhiều nhất. Cái này cũng sẽ bàn kỹ ở phân dưới vì nó cũng là 1 trong 2 nguyên nhân quan trọng nhất của Trend này.

    Tiếp đến thằng Nhật. Thằng Abe nổi tiếng bảo thủ lên nhưng lần này nó lại không bảo thủ như danh tiếng xưa nay của nó mà nó lại cực cởi mở mới hay. Nó lên cái là làm luôn đúng tuyên ngôn tranh cử của nó là cung tiền không giới hạn, cấp tín dụng thả phanh. Cho tất cả nước nghèo hơn vay nếu họ có nhu cầu vay. Không vay thì ép phải vay.

    Mua tất cả tài sản bọn nó cho là có giá rẻ sau khi lượng tiền khổng lồ được Nhật, Mẽo, TQ, châu Âu cung ra lần này.

    TTCK bản chất là tài sản DN được rao bán nên đương nhiên được xét vào loại tài sản có giá rẻ sau cung tiền.

    Điều này lý giải được 1 trong những nguyên nhân quan trọng nhất của việc các DN của Nhật ồ ạt sang VN mua Cp banks ở TTCK VN.

    Như em nói ở mọi quốc gia thì banks luôn là chủ nợ của XH nên việc bọn Nhật nó chọn mua banks quá dễ hiểu. Khi nó chọn xong list thì nó chọn đến short list và ta thấy nó chọn BVH, CTG, VCB và sắp tới là BID. Lý do sao những cp này lọt vào short list em giải thích ở tuần trước khi minh họa bằng CTG rồi.

    Tiền nhiều thì CK lên và CK ở đây là CK toàn TG nhé. Khi những BlueChips như DJ, NAD, DAX, Hangsen.... lên hết. Dòng BCs nó lên trong năm rồi và hôm qua DJ phá đỉnh 14K. Khi DJ tăng bắt đầu chậm lại thì sẽ chốt lãi dần và chuyển sang dòng PNs như Indo, Thai, và cuối cùng là VN.

    Tất nhiên trong suốt quá trình BCs như DJ, Nad tăng thì các penny như Hose, HNx cũng phải tăng nhưng vì nó là Penny nên thị giá nó rất thấp và chưa đáng kể. Do vậy khi nào nó chốt xong DJ thì Hose vẫn có thể lên tiếp.

    Cái lên này do dư tiền và đương nhiên chênh lệch cả lãi suất. Tất cả cái này chính là nguyên nhân đầu tiên gây nên dòng vốn ngoại ồ ạt đổ vào VN từ nửa cuối tháng 12.

    Giờ xét đến vốn đối ứng VND ... cái này cũng quan trọng không kém gì.

    Còn tiếp...

    Tiền nhiều thế này thì uptrend dài hạn ah bác?
    Bác cho e hỏi về dài hạn thì hậu quả của việc cung tiền ồ ạt trên cả thế giới là gì? Thank bác.


    Bác hỏi 1 câu em nghĩ rất nhiều người muốn biết vì họ có thói quen muốn biết đáp án ngay. Nhưng nó đâu có đơn giản thế.

    Làm gì có chuyện muốn tăng thì cứ in tiền vô tội vạ rồi đem ra mua.

    Các nước lớn em nói rồi là nó hoàn toàn có thể xuất khẩu vốn sang nước nghèo, nhỏ hơn nhưng cũng không phải là không giới hạn bởi nếu nó không kịp tiêu thụ hết thì chính ở nơi nó sinh ra sẽ cung nhiều hơn cầu và sức hấp thụ vốn ngoại ở TT nước nhỏ cũng có giới hạn. Nhiều quá nó bội thực và phản tác dụng vì nổ banh bụng ra chết rồi thì làm sao còn nhồi thêm được nữa?

    Hiện nay cầu nhiều vì cung vẫn tiếp tục đưa ra nhưng nó giỏi 1 cái là nó kiểm soát được tốc độ tiêu thụ của TT tiền tệ TG. Kiểm soát thế nào là ngoài khả năng hiểu biết của em vì em cho là nó có những cơ chế rất tinh vi và phức tạp.

    1 mặt nó cung tiền nhưng mặt khác nó lại ép nước tiếp nhận kiểm soát chặt tín dụng vì nó biết nếu cả TG đều cung tiền là vỡ chợ.

    VN là nền kinh tế siêu nhỏ nên thực tế nó không phải lo nhiều vì nó biết VND có cung ra cũng chỉ để mua $ của nó chứ làm gì có tác động trên TG.

    Nó sợ là sợ những thằng như TQ, AD, Nhật cũng cung tiền và sử dụng chính sách đồng tiền yếu kia kìa.

    Khi đó nó sẽ có 2 cách hoặc là đấu nhau kiểu đấu súng hoặc là phá hoại nền KT nước kia để bọn kia phải thay đổi chính sách tiền tệ.

    Khi cả 2 thằng cũng in tiền thì chẳng thằng nào rẻ hơn thằng nào nữa và khi đó TTCK còn lên gì nữa?

    Đấy là chưa kể như em nói có sẽ phát hành cp ( tiền ảo ) để cân bằng tiền thật kia nữa. Khi đó cung cầu cân bằng thì TT không lên được.

    Tiền tăng mà CP không phát hành thêm thì TT lên điểm chứ tiền tăng nhưng lượng cp còn tăng nhanh hơn thì TT giảm chứ không có tăng.

    Đến mùa đại hội cổ đông quý 1 này các bác sẽ thấy các CTy niêm yết đua nhau phát hành cp bổ sung cho mà xem.

    Mày in thêm tiền làm sao bắt tao không tin thêm CP cho được?

    Tất nhiên sẽ có thằng hút hàng hơn thằng khác nhưng chung quy mùa lạm phát cả tiền lẫn CP không còn xa nữa !

    Về lý thuyết tiền chỉ được tăng thêm khi lượng hàng hóa SX được trong XH tăng thêm tương ứng mà thôi. Khi GDP tăng nhưng tiền tăng vượt xa tốc độ tăng GDP là lạm phát bắt đầu. Cơ chế khuyếch tán lạp phát cũng bắt đầu.
    tiếp....

    Giờ chúng ta đã thừa nhận giai đoạn này cả TG tiền bạt ngàn chưa nhỉ?

    Mỹ, Nhật, Tàu, EU.... Tiền nào vào VN cũng mua được tài sản hết và cp đương nhiên cũng được coi là tài sản rao bán nhiều nhất.

    Khi ngoại tệ nó đổ vào thì dù muốn hay không chúng ta cũng chưa có phương án nào khác là phải tiếp nhận.

    Ngoại tệ có thể đến từ rất nhiều kênh khác nhau: FDI, kiều hối, ODA,..... Nhưng có điều chúng ta chắc chắn là nó đổ từ nơi nhiều sang nơi ít hơn theo nguyên tắc bình thông nhau.

    Để hấp thụ lượng ngoại tệ này thì việc lấy VND ra mua là tất yếu.

    Khi vốn ngoại giá rẻ tràn vào và chuyển thành VND đi mua tài sản thì những tài sản được mua sẽ tăng giá theo quy luật cung cầu. Cầu tăng thì giá tăng.

    Điều này chúng ta kiểm nghiệm được khi thấy kể từ ngày FED cung tiền trở lại thì Quỹ Tây bắt đầu mua ròng trở lại. Khi nó mua ròng thì giá bắt đầu được kích thích.

    Tiền VND tăng không chỉ để đối ứng mà như phần chính sách tài khoá của VN có lần em đề cập đến cũng tăng theo. Nó tăng nhanh nếu không muốn nói là rất nhanh. Tiền này tràn sang TTCK như 1 lẽ tất yếu khi chúng ta không nhìn thấy kênh đầu tư nào khác.

    Vàng, BDS bị kiểm soát trong khi CK chưa nên lập tức dòng tiền này cũng hướng vào TTCK như các quỹ ngoại kia tạo nên hiệu ứng cộng hưởng.

    Với hiệu ứng này TTCK tăng là tất yếu.

    Nhưng cái em muốn trao đổi ở đây việc TTCK tăng điểm lần này gọi là uptrend theo nghĩa kinh tế chưa hay chỉ tăng theo kiểu doping tiền.

    Em thì theo trường phái UT là nền KT tăng trưởng, các DN tăng trưởng nên NDT bỏ tiền vào mua giá trị DN và tạo nên kênh đầu tư vốn. Nếu xét theo tiêu chí đó thì trend tăng lần này em không cho là uptrend.

    Nhưng nếu xét thuần tuý cứ tăng điểm kéo dài tầm 3 tháng đươch gọi là uptrend thì em công nhận lần này sẽ là Uptrend vì tiền vẫn đổ vào nên nó phải tăng bất chấp nội lực DN không mạnh lên, GDP tiếp tục giảm.

    Còn tiếp....

    Dự báo TTCK năm 2013:

    Chỉ còn hơn 1 ngày nữa chúng ta bước vào 1 năm giao dịch mới với nhiều kỳ vọng xen lẫn âu lo. Tất nhiên cực nhiều bác thì vẫn cười khẩy và nói Uptrend thì lo gì nhưng quan điểm của em vẫn là vĩ mô vẫn đầy rẫy khó khăn nên trend này cũng chấm dứt khi dòng tiền đầu cơ của khối ngoại tràn sang chấm dứt.

    Trong vòng 2 tháng cuối năm và tháng 1 đầu năm VN mua được tầm 8 tỷ USD, một con số khủng khiếp. Nếu xét trên quan điểm tích trữ ngoại tệ thì rất tích cực nhưng trên quan điểm kinh tế thì luôn phải đặt câu hỏi: Tiền ở đâu ra để VN mua được nhiều ngoại tệ thế?

    Thu chi ngân sách mất cân đối trầm trọng nhưng nếu 1 lần nữa xét theo kiểu 1 vế thì thu ngân sách đạt kế hoạch ( tầm 670.000 tỷ ) nhưng VN thường dấu đi vế thứ 2 là chi bao nhiêu?

    Chi NS tầm 960.000 tỷ và như vậy thu - chi = - 300.000 tỷ ( âm 300 nghìn tỷ )

    Con số âm này nói lên điều gì? Về ý nghĩa tuyệt đối thì không có tích lũy mà đang ăn mòn tài sản quốc gia dưới 1 hình thức phức tạp nào đó.

    Rất có nhiều bác nói bọn Mẽo nó in USD được mang sang VN tiêu thì ta cũng in được VND ra mua chứ làm sao? Câu trả lời là rất hay và rất đơn giản như học sinh lớp 5 vậy. Học sinh lớp 5 có nghĩa là luôn trong sáng nhất, thông minh nhất và trực tiếp nhất.

    Nhưng nếu nhìn trên bình diện quốc gia thì VN phải lấy ở đâu đó tài sản của mình bù cho khoảng thiếu hụt thu/chi khổng lồ kia. Tài sản của VN đang bị hao hụt vô hình mà ta khó thể nhìn hết được.

    Nhưng thôi nói điều đó không quan trọng bằng việc lượng $ khổng lồ được mua vào nó sẽ tác động đến KTVN thế nào và tác động đến TTCK ra sao?

    Cũng xét 1 cách tương đối thì mua $ vào cũng đồng nghĩa cung VND ra. 8 tỷ $ mua vào tương ứng có 160.000 tỷ VND cung ra TT trong 3 tháng vừa qua.

    Do chi không đủ bù chi nên rất có thể suy nghĩ thông minh kiểu học sinh lớp 5 là chính xác. In VND ra mà mua.

    Nếu in ra có nghĩa ngoài lượng tiền VND đã lưu thông trước đó thì VN đã cung thêm 160K tỷ VND mới mà không dựa trên lượng hàng hóa mà VN có thể SX ra theo lý thuyết cơ bản về tiền mặt mà hoàn toàn cung theo cách đối phó dòng tiền $ tràn vào và thu mua phục vụ cho các mục đích khác nhau.

    Về trung hạn đây là nguy cơ cực cao cho lạm phát phi mã 6 tháng cuối năm 2013 nhưng kệ mịa nó ta cứ xét đến TTCK thôi còn CPI kệ mịa nó đã. Khi đó các TC lớn sẽ phải tính kỹ để đủ thời gian thoái vốn chứ NDT nhỏ TK vài tỷ chưa chết ngay được đâu.

    Xét về sự suy thoái KT ở VN có nhiều nguyên nhân nhưng tất cả đều thừa nhận chung là hiệu quả đầu tư kém, lãng phí nhiều. Nói cho nó dân dã thì hiệu quả kém có nghĩa là bỏ vốn ra nhiều nhưng lãi ít.

    Hiệu quả kém nhất thể hiển ở đâu? Đương nhiên là ở các tập đoàn KTNN rồi. TD KTNN là nơi chiếm nhiều vốn nhất, nhiều nguồn lực XH nhất nhưng hiệu quả thấp nhất.

    Nhưng có điều tưởng như nghịch lý nhất là trong khi hàng trăm nghìn DNTN phá sản thì các DNNN chẳng sao cả, đến như Vinashin, Vinaline, EVN lỗ hàng trăm ngàn tỷ cũng còn được cứu nữa là.

    Câu hỏi đặt ra là sao không cứu DNTT nơi tạo ra 70% việc làm, 80% tăng trưởng lại đi cứu bọn có 80% nguồn lực, 20% việc làm và thua lỗ gấp mấy lần DNTN?

    Câu trả lời đơn giản là đó là sinh mệnh 9T của các LD. Lại 1 lần nữa khái niệm 9T lại được gắn vào khi cần đến sự cứu vớt.

    Đó là quyết tâm 9T, trách nhiệm 9T, sứ mệnh 9T, hệ thống 9T và giờ là sinh mệnh 9T.

    Cứu DNNN là cứu sinh mệnh 9T của chính mình.

    Như thế ta thấy DNNN chỉ phát triển được khi cấp cho nó 1 cơ chế ưu đãi, 1 lượng vốn khủng giá rẻ. Nhưng dù có cấp cả 2 điều kiện cần và đủ trên nó cũng chỉ có hiệu quả không cao và tạo ra việc làm không nhiều. Nhưng nếu chỉ bỏ đi 1 điều kiện thì nó lăn quay ra ốm và ăn vạ cả XH.

    TTCK VN nó cũng có cơ chế phần nào giống DNNN vì các DN niêm yết có tỷ trọng rất lớn của các DNNN. Nghĩa là bỏ vốn vào nó tăng ngừng bỏ vào nó xẹp lép. Nhưng được cái TTCK nó không biệt là vốn của ai và từ đâu. Nó tiêu thụ mọi loại vốn cứ vào nó tăng, ra nó giảm.

    Lượng tiền 160K tỷ cung ra XH kiểu gì cũng có 1 lượng không nhỏ lao ngay vào TTCK vì hiện tại chẳng có kênh nào đầu tư cả khi nền KT bi bét thế này.

    Giờ TTCK tăng do tiền ngoại kết hợp tiền nội nó vào, nó phình nhanh như bơm bóng bay nhưng do là tiền đầu cơ thì nó vào được cũng ra đựơc. Chừng nào còn có chênh lệch LS giữa quốc tế và VN nó còn vào. Chỉ cần tỷ giá đừng bị phá cao thì tiền ngoại vấn sẽ rót vào cho đến khi bọn cung tiền quốc tế thấy lượng $ cung ra thế là đủ và bắt đầu thu về theo các kênh chọn sẵn.

    Nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Khi bơm quá sức bền của quả bóng bay thì nó nổ là rất bình thường vì sức chịu đựng về tỷ giá về lạm phát phi mã, về nguồn vốn ngừng bơm thì nó xì hơi.

    Với tình hình này thì mọi chính sách của VN chỉ là múa phụ họa còn kép chính hiển nhiên là dòng vốn ngoại. Nó còn đổ vào thì TT còn tăng bất chấp vĩ mô VN tiếp tục bất ổn.

    Giới hạn chịu đựng của khả năng hấp thụ vốn sẽ khoảng 1-2 tháng nữa với tốc độ bơm vốn thế này vì khi đó giá CP đã ở mức cao và không còn hấp dẫn để tiếp tục nắm giữ nữa mà sẽ là lúc bán chốt lời toàn diện.

    Khi nó ngừng cấp vốn và bắt đầu bán chốt lời, hốt hụi thì chính là lúc giá $ sẽ tăng trở lại vì nó vào VN bằng $ sẽ ra khỏi VN bằng $. Khi đó chỉ báo sớm cho việc chạm đỉnh năm 2013 sẽ là khi giá $ ở chợ đen tăng. Vì thông tin ở chợ đen ngọai tệ luôn nhanh và trung thực nhất.

    Khi đó dù muốn dù không thì việc phá giá VND do cầu $ tăng cao là điều bất khả kháng chỉ có điều nó không phải chúng ta chủ động phá giá VND để hỗ trợ cho XK mà là do cầu $ tăng vọt do nhu cầu rút vốn đầu cơ về nước hoặc chuyển sang TTCK nước khác hấp dẫn hơn.

    Khi đó TTCK VN sẽ sang trang mới tiêu cực chung hệt như KT vĩ mô VN vậy. Hiện TTCK đi ngược chiều hoàn toàn KT vĩ mô chung dó quy luật dòng tiền.

    Do vậy em dự sau tháng 6 TTCK bắt đầu phải giảm mạnh nhưng có thể nó còn đến sớm hơn rất nhiều.
  4. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Tôi tính là thị trường VN sẽ chậm hơn hơn TQ 2 tháng , Mỹ 3 tháng
    Về cơ bản vĩ mô sẽ không ổn vì chính sách không rõ ràng
    TTCK phiên hôm nay chưa quyết định gẫy trend đâu cần thêm thời gian
    Lần này gẫy sớm sẽ không cứu nổi thì mọi chính sách vứt đi hết và không có niềm tin thì không thự chiện chính sách nào được cả
    Hiện nay chỉ là khó khăn ngăn hạn + tâm lý bầy đàn nên TTCK hơi sốc với các nhà đầu cơ đánh margin
    Mục đích của nhà cái là muốn lấy nốt phần lợi nhuận của những chiến binh giỏi giang nhất mới thắng lợi
    Nên phiên hôm nay là 1 phép thử , cho thấy TTCK VN đám đông vẫn quyết định là chính và TTCK sẽ chỉ mang tính đầu cơ cao chư không phải kinh tế tốt lên
    Việc gây bất ổn TTCK cũng được đánh giá và ép chính sách mới có hay không khi các quan hứa .
  5. thitnac

    thitnac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2010
    Đã được thích:
    1.064
    @KHongquen25
    Bác KQ đánh giá sao về mấy vụ tin giả để hôm này nhỏ lẻ bán ra quá nhiều?
    Một lương hàng T0 gần như hết liệu có ý đồ j đây?
    Xem đi xem lại các tin và kết hợp em nghĩ có thể gà nhỏ đã bị cú lùa ngoạn mục xét về TA thì chưa thể gãy nhanh như hôm nay dc.
    Nếu ngày mai mà sập hầm thêm như vụ bầu Kiên thì tt mới có vấn đề, Nhung em nghĩ giữa phiên Mai sẽ có kết quả.
  6. ACMilan_68

    ACMilan_68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    133
    9h tối nay em sẽ cho pak biết thông tin ....pak ấy đang trên đường bay về nhà, pak vào yahoo chát đê.
  7. SendMe

    SendMe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2007
    Đã được thích:
    35.955
    Cụ lại một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự tin rồi! =))

    Mà cụ có nghĩ là win - win không?! Một bên double win > co phải win - win ko? :p
  8. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Room hôm nay cũng loạn cả lên
    Chúng ta đã từng có room tự biến thành chuyên nghiệp
    Nhưng e rằng khó , vì cần cái đầu lạnh những phiên thế này
    Bác nào hôm nay mua giá sàn đăng ký ngay , xem bản lĩnh thế nào
  9. sieuthamtien

    sieuthamtien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2010
    Đã được thích:
    21
    e ko dám điểm danh mình bản lĩnh, nhưng hàng T0 sẵn trong tk e ngày hnay vẫn còn nằm im!
  10. Thaodan2008

    Thaodan2008 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Đã được thích:
    3.350
    Em, hôm nay mua SHB giá FL, PGS giá 18,6 đây ah [-)

Chia sẻ trang này