Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng 3 rượu chè

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/02/2013.

2711 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 02:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 170609 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Trời ơi! Governor năm nay lại thành người hùng nữa rùi[};-[};-[};- chỉ mong không phải là mơ của Anh Tào Tháo :((

    Thống đốc NHNN: Có cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền
    Năm nay lãi suất huy động không nên xuống dưới 7-8%/năm; tỷ giá sẽ biến động trong khoảng 2-3%; NHNN có thể nâng dự trữ bắt buộc lên một tỷ lệ nhất định...
    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vừa có buổi trả lời phỏng vấn của phóng viên Thời báo Kinh tế Sài Gòn số ra ngày 21/2/2013. Chúng tôi xin được trích đăng nguyên văn bài phỏng vấn.

    Năm 2012 đã hội tụ sự khủng hoảng của nhiều lĩnh vực kinh tế như chứng khoán, bất động sản, doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, nợ xấu, công ty phá sản, giải thể…Dưới góc nhìn của ông, bản chất của tất cả những khủng hoảng ấy là gì?

    Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Đó là sự bất cân đối giữa tích lũy và đầu tư. Trong vòng 10 năm qua, tích lũy của chúng ta chỉ đạt xấp xỉ 20% GDP, nhưng nhu cầu đầu tư luôn tới 40% và ta cũng luôn cố gắng đầu tư đến mức đó. Thế là nó làm xô lệch hết.

    Liệu có thể định hướng để giải tỏa sự mất cân đối như ông nói?

    Theo tôi là vốn FDI. Tại sao khởi điểm FDI của ta đúng (đầu những năm 1990 – PV) mà thực hiện lại không đúng? Vì ta làm không làm đến đầu đến đũa, nên luồng vốn FDI vào mà chất lượng không cao, chủ yếu ở bất động sản, không tạo ra giá trị gia tăng.

    Làm gì để giải quyết lỗ hổng đó? Năm qua vĩ mô đặt ra vấn đề phải có làn sóng FDI mới, đi kèm là cơ chế chính sách đầu tư nước ngoài mới.

    Sự mất cân đối trên có sự đóng góp của chính sách tiền tệ không, thưa ông?

    Phải nói thật chính sách tiền tệ đã bành trướng quá lớn trong nền kinh tế và năm ngoái chúng ta mới chỉ bắt đầu trả nó về đúng vị trí.

    Ý của ông là…?

    Theo tính toán của NHNN, với cơ cấu kinh tế hiện nay, phải mất 5 – 10 năm nữa, nếu làm quyết liệt như năm 2012, chúng ta mới trả được chính sách tiền tệ về vị trí của nó và nâng được vai trò của thị trường vốn lên.

    Trên thị trường vốn, trái phiếu chính phủ phải làm nhiệm vụ dẫn dắt. Tuy nhiên đến giờ trái phiếu chỉ phát hành để có nguồn bổ sung chi tiêu, còn sau đó làm sao để nó đẻ ra tiền tiếp thì bỏ trống. Theo nguyên lý bình thông nhau, nếu NHNN hạ quả bóng tiền tệ xuống thấp, thì quả bóng thị trường vốn phải được đẩy lên. Suốt thời gian qua, không ai dẫn dắt thị trường vốn. Sự bền vững của nền kinh tế phải trông chờ vào thị trường vốn còn chính sách tiền tệ chỉ là giải cứu trong một lúc nào đó.

    Để hiểu cho đúng ý ông thì đó là NHNN có khả năng in tiền?

    Đúng vậy!

    Đề cập đến giải cứu, năm ngoái tổng phương tiện thanh toán tăng tới 22,4% nhưng tỷ giá ổn định và tiền đồng đã ít nhiều nằm trong sự chọn lựa nắm giữ của người dân. Có chăng khả năng tỷ giá tiếp tục bình yên trong năm nay?

    Tỷ giá ổn định trong năm 2013, ổn định nhưng không cố định. Năm rồi tỷ giá không biến động phần trăm nào, năm nay nếu có dao động cũng tầm 2 – 3%. Năm 2012 NHNN công bố tỷ giá giao dịch hàng ngày thường xuyên 20.828 đồng, nhưng ngân hàng nào bán 20.850 đồng, NHNN mua ngay. Năm ngoái NHNN mua được 18 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, cán cân tổng thể thặng dư 3 – 5 tỷ USD, áp lực lên tỷ giá không lớn.

    Năm 2012, lần đầu tiên chính phủ bỏ việc kiểm soát cũng như ấn định một số chỉ tiêu tiền tệ đối với NHNN. Quyền quyết định và điều hành các chỉ tiêu đó, thí dụ tăng trưởng tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, thuộc NHNN. Chốt lại chỉ còn hai chỉ tiêu là tăng trưởng GDP và lạm phát. Ông có nghĩ đây là sự cởi trói đáng ghi nhận cho điều hành tiền tệ?

    Năm nay Quốc hội và chính phủ đặt chỉ tiêu tăng trưởng GDP 5,5%. Theo NHNN có thể đạt trên mức đó. Hoạt động ngân hàng sẽ hướng đến đảm bảo tăng trưởng 5,5 – 6%.

    Còn lạm phát?

    Đây là vấn đề khó nhất. Liên quan đến lạm phát, yếu tố tiền tệ NHNN có thể kiểm soát được, nhưng yếu tố giá phụ thuộc vào các bộ, ngành khác.

    Về nguyên tắc, giá tăng thì tiền cũng phải tăng theo. Năm nay kiểm soát cung tiền có khác năm trước. Thứ nhất phải mua bán nợ, tức phải đẩy tiền ra. Thứ hai giải cứu bất động sản cũng phải đẩy tiền ra. Thứ ba kỳ vọng vẫn mua được ngoại tệ nhưng có thể không lớn như năm rồi.

    Nghĩa là NHNN có 3 kênh để đưa tiền ra. Và hút tiền về sẽ như thế nào thưa thống đốc?

    NHNN luôn chăm bẵm kênh thu tiền về. Năm 2012 đã dùng chủ yếu công cụ tín phiếu. Do mặt bằng chất lượng các ngân hàng cao thấp khác nhau, công cụ dự trữ bắt buộc chưa phát huy được.Năm nay nếu buộc phải sử dụng 3 máy bơm tiền và bơm liên tục với cường độ lớn thì cũng phải có công cụ để thu về với cường độ tương ứng để không bị ngập

    Tức là sẽ điều chỉnh dự trữ bắt buộc thưa ông?

    Sẽ tính đến dự trữ bắt buộc và một số công cụ khác như bán vàng. Tay này có thể mua ngoại tệ, tay kia có thể bán vàng. Có thể nâng dự trữ bắt buộc lên một tỷ lệ nhất định. Nếu phía bơm thấy hoành tráng rồi, bên hút cũng cảm thấy được rồi, thanh khoản ổn định, lúc ấy bỏ trần lãi suất.

    Thống đốc đang đụng chạm đến câu hỏi nóng mà giới học thuật cũng như các lực lượng thị trường quan tâm đó là trần lãi suất. Thưa ông, khả năng bỏ trần trong năm nay là có?

    Bây giờ chưa thể bỏ trần. Muốn bỏ trần phải nghe ngóng lãi suất huy động. Mục tiêu chính năm nay không phải trần lãi suất huy động bao nhiêu. Năm nay lãi suất huy động xoay quanh 7 – 8% và cũng không nên xuống thấp hơn. Lãi suất huy động, nếu giảm cùng lắm là tới 7%, có thể đang 8% xuống 7,5%, lên 7,75% lại xuống 7,5% tức là có lên xuống, bắt đầu có đường dích dắc, không chỉ một chiều như trước đây và sẽ lên xuống trong biên độ rất hẹp.

    Mục tiêu chính không phải trần lãi suất huy động. Vậy mục tiêu chính sẽ nhắm vào đâu thưa thống đốc?

    Phải cân được dòng tiền, xem xét lãi suất tái cấp vốn, làm sao để giữa lái uất tái cấp vốn và lãi suất thị trường mở, kẹp lãi suất huy động của thị trường nằm trong khung dao động này. Dùng hai lãi suất đó để đưa đẩy lãi suất huy động.

    Kỳ vọng với cách làm như vậy, lãi suất huy động sẽ ổn định, lãi suất cho vay sẽ xuống thấp hơn. Nếu lãi suất huy động 7 – 8%/năm, cho vay ra từ 9% đến 11-12%/năm là chấp nhận được. Đẩy các khoản lãi vay 13 – 15% xuống bớt, song nó sẽ xuống từ từ vì đoạn này là đoạn phải cân đo đong đếm, để cuối năm lãi suất cho vay cơ bản về 9 – 11%/năm.

    Chúng ta đã có những đáp án hướng tới cho tỷ giá, lãi suất huy động, cho vay. Xin được hỏi thống đốc, tăng trưởng tín dụng sẽ nằm ở đâu trong các đáp án này?

    Tín dụng là công cụ điều tiết nhằm đạt các chỉ tiêu kinh tế, mức cho năm nay là 12%. Nó có thể trên dưới một chút, cao hơn là 13-14% và thấp hơn là 11%. Năm 2012 tăng trưởng hơn 5%, tín dụng tăng 9%. Năm nay tín dụng phải cao hơn để đạt tăng trưởng 5,5 – 6% và để thị trường hồng hào hơn một chút nhằm giải quyết hàng tồn kho.

    Ở trên ông đã dùng từ ngập khi đề cập chuyện bơm/hút tiền. NHNN chắc hẳn đã tính đến phương án chống ngập?

    Năm 2012, tổng phương tiện thanh toán tăng khá, nhưng không ảnh hưởng tới lạm phát vì sức mua đang quá kiệt. Hiện sức muac hưa được cải thiện nhiều. Bơm nước ngày mưa thì coi chừng, nhưng bơm nước đúng vào lúc hạn hán thì khoogn có vấn đề gì.

    Ngoài ra có những cơ sở để đưa ra 3 gói bơm tiền. Thứ nhất niềm tin của người dân vào giá trị tiền đồng đã bắt đầu có. Thứ hai nền kinh tế thế giới vẫn khó khăn. Đây là cơ hội để đưa tiền ra xử lý nợ xấu, tạo lành mạnh trong tương lai. Cơ hội hiện hữu, còn tận dụng cơ hội đó thế nào, sử dụng lượng tiền ra sao, phải theo dõi kỹ, điều hành sát. Thêm một tí là thừa, bớt một tí là thiếu.

    Theo Hải Lý

    TBKTSG
  2. moichoichung

    moichoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2011
    Đã được thích:
    1.956
    Cho 1 liều dopping cho tinh thần của bà con rồi.
  3. moichoichung

    moichoichung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2011
    Đã được thích:
    1.956
    Thông tin có thể ngừng QE3 thì bản thân khối ngoại cũng bất ngờ -> chưa thể rút ngay ra được. Sẽ còn phải tiếp tục đẩy để thoát lượng hàng đã mua ròng mấy tháng nay (các bác có nhiều thông tin chắc nắm được số liệu này). Do đó hai sòng hạng ruồi xứ vịt luôn có độ trễ so với các sòng ngoại hạng. Như vậy tiếp theo đây liệu có một đợt đánh lên thoát hàng??? Em cứ đoán bừa thế, chả biết đúng hay sai.
    Hôm nay anh Lọ lên cho bà con một liều dopping tinh thần rồi đấy!
    http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang...a-ra-3-goi-bom-tien-20130222043152444ca34.chn
  4. ynhiyn

    ynhiyn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/08/2009
    Đã được thích:
    38
    Bác khongquen cho xin chút nhận định về TT tuần tới đi Bác.
  5. ngochung711

    ngochung711 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Đã được thích:
    117
    Hôm nay giải ngân toàn các chiến binh
    Vụ SHB thay báo cáo quý 4 các bác cho nhận định?
    1 ngân hàng lớn là 1 công ty đại chúng có hệ thống quản lý chặt chẽ mà báo cáo tài chính nay post mai thay cái khác???
    thời điểm media đăng tin cũng là lúc lực cầu thua toàn diện trên mọi mặt trận --> đảo chiều --> có nhà cái bác này oánh lên kẹt nhiều lên có chuyện lạ vậy không?
    mời các bác vào chém
  6. ngochung711

    ngochung711 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/06/2005
    Đã được thích:
    117
    Vấn đề minh bạch báo cáo nhất là sàn HNX là vấn đề đáng quan tâm.
    nhiều nhà cái không thoát kịp lên mới có các phiên tăng điểm hay ko???
    Tăng thật hay tăng giả lẫn lộn
    nhiều lúc thật thành giả giả thành thật
    :D
  7. kinhdich74

    kinhdich74 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2012
    Đã được thích:
    3
    Vì bác kia nhắc đến VNM nên gây hiểu lầm. Giá sàn mã khác bác ạ. Danh mục chú ý của tôi trong sóng này không có VNM.
  8. kinhdich74

    kinhdich74 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2012
    Đã được thích:
    3
    Hi hi, bác TS cố ý nhầm đấy. Hê hê, mình cũng được bác lanlan theo đuôi! Bác có biết bác Đức làm sao không mà lâu lắm không thấy lên tiếng ?
  9. lanlan

    lanlan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    3.148
    Hôm trước nghe bác ấy bảo là đang ốm và công việc rất bận. Không biết bác ấy giờ thế nào rồi. Nhưng theo mình nghĩ ngoài ra có thể bác Đức còn muốn tránh chốn thị phi. Vì F319 rắc rối lắm, khen đó rồi chê đó. Ai muốn nói gì cũng được. Mình tôn trọng quyết định của bác ấy. Khi nào bác ấy muốn xuất hiện thì bác lại đăng đàn. Hihi!!
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    En chẳng trả lời rồi sao? Chỉ cần DJ nó hồi là CKVN nó hồi.

    Đêm qua DJ nó hồi lại về 14000 thì TTVN thứ 2 không hồi không được.

    Theo em sang tuần TTCK VN hồi và từ từ đi lên bất chấp việc có thể tăng giá xăng.

    Đời nó thế.

    Nguyên văn em viết như sau:

    Đúng vậy.

    Chỉ cần FED tái khẳng định không có chuyện ngừng QE3 thì CK Mỹ lại lên ầm ầm và kéo cả TG đi lên.

    Khi đó TTCK VN cũng sẽ tăng bất kể những yếu tố nội tại cực yếu kém.

    Khi đó chuyện anh BH bị bắt hay không bị bắt cũng éo quan trọng.

    Tóm lại khối nội tuy đông nhưng không có khả năng dẫn dắt mà vẫn chỉ là kép phụ.

    Thế nên 2 ngày nghỉ tới sẽ là lúc bình tâm và giá xăng có thể ra đúng ngày nghỉ này ( bọn nó luôn chọn ngày nghỉ để dư luận chửi không được ). Miệng ở gần tai mà.

    Thế nên éo cần tài giỏi gì cứ nhìn Stock Futures mà dự. Hôm nào thấy nó xanh thì lên F chém ngày mai hồi kiểu éo gì cũng đúng.

    Fut nó báo tăng nhiều thì phán hồi mạnh cũng khó mà sai được trong lúc này.

    Cho dù làm mọi động thái trấn an, tiêm thuốc an thần, bắt uống thuốc trợ tim cho TTCK VN mà TTCK Mẽo nó chưa xanh thì cũng éo ăn thua.

    Nghe có vẻ vô lý nhưng sự thật nó thế đấy.

    Cứ nghiệm mà xem.

Chia sẻ trang này