Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng 3 rượu chè

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 18/02/2013.

7258 người đang online, trong đó có 903 thành viên. 13:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 170473 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. CHUNGLOC

    CHUNGLOC Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2010
    Đã được thích:
    5.531
    bỏ mịa vậy thì thực sự khó chơi rồi :((

    thôi em phải nghỉ vậy múc gtk cho lành .

    giờ ko giỏi kiếm 1 trả 2,....3 .

    đúng là Cờ bạc ko sai .[r2)]
  2. ganbate

    ganbate Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Đã được thích:
    3
    Từ tối hôm qua đến giờ em đọc đi đọc lại bài báo này nhiều lần. Đồng thời cũng đọc lại nhiều lần bài của bác KQ về rừng mơ AMC, dòng vốn ăn xổi FDI từ ngoài vào....
    Em cảm giác
    +Ngân hàng nhà nước có thể chưa có những tính toán thật cụ thể nhưng về cơ bản các bước đi của thị trường đã được tính toán.
    +Anh lọ là người em cảm nhận rất khiêm tốn, nhưng lần này lại đứng ra trả lời phỏng vấn rõ ràng. Đièu này chứng tỏ là phải có một sự tự tin nhất định -> đã nắm được phần nào lời giải cho bài toán khó mà anh đang gặp phải.
    +Sau vụ sập hầm giá vàng, có cảm giác giờ khắp thế giới, dòng tiền bị chôn trong vàng một gấn 2 năm 2011, 2012 giờ đang cuồng chân và sẵn sàng bán đi nhảy vào các tt khác -> tt mới nổi, trong đó có VN sẽ có lợi

    Câu hỏi của em đặt ra là:
    1)Bác KQ và các bác có thay đổi nhận định về rừng mơ AMC? Có thay đổi nhận định về 6 tháng cuối năm k?
    2)Năm nay vàng sẽ được dùng làm công cụ để diều tiết mà em đọc hiểu thì là bán ra . Mà ai đi bán hàng cũng bán giá cao cho nên em nghĩ giá vàng thế giới và VN sẽ vẫn lệch cao rồi giảm, rồi lại cao ...?

    Cá nhân em thích câu nói cuối của anh lọ :Bơm nước ngày mưa thì coi chừng, nhưng bơm nước đúng vào lúc hạn hán thì khoogn có vấn đề gì. Và những gì em đã thấy anh lọ đã làm được em có niềm tin vào anh lọ tuy biết rằng một cánh én không làm nên mùa xuân.



  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    CPI tháng 2/2013 tăng 1,32%

    Sau mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Tp.HCM trong tháng 2/2013 chỉ ở mức 1% so với tháng trước, kịch bản tăng tốc thấp của CPI tháng Tết Quý Tỵ đã không còn gây bất ngờ.

    Đúng như NDHMoney dự báo, CPI tháng 2/2013 chỉ tăng ở mức khá thấp 1,32% so với tháng trước, từ mức 1,25% của tháng 1/2013.

    Còn với các mốc so sánh khác, CPI tháng 2/2013 so với cuối năm trước đã tăng lên mức 2,59%; so với cùng kỳ năm trước tăng 7,02%.

    Nhìn vào ngắn hạn, CPI theo tháng đang gia tốc qua các mức tăng của 3 tháng gần đây, đặc biệt tăng tốc trong hai tháng đầu năm 2013 này. Tuy nhiên, riêng chỉ số giá so với cùng kỳ đang có diễn biến đi ngang suốt từ tháng 9/2012 đến nay. Khoảng dao động cũng khá hẹp giữa 6,5-7%.

    Nhìn lại các con số vĩ mô của năm 2012, tăng trưởng GDP chỉ đạt hơn 5%, cách rất xa so với kịch bản của Chính phủ đưa ra là 6-6,5%. Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán M2 trong cùng năm được công bố tăng 22,4%, cao hơn nhiều so với mức dự kiến ban đầu là 14-16%.

    Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng tín dụng và M2 lại có chiều hướng gia tốc trong giai đoạn cuối năm. Trong tương quan diễn biến tiền tệ và lạm phát như nêu trên, dường như, giai đoạn “ủ bệnh” của lạm phát đã qua và bước sang thời kỳ “phát bệnh”, ứng với độ trễ của chính sách tiền tệ?

    Còn sang đến năm nay, các chỉ tiêu tiền tệ lại tỏ ra “đủng đỉnh” khi chỉ tăng thấp hoặc giảm so với cuối năm trước. Nhưng, tình hình thực tế “cải thiện” hơn so với cùng thời kỳ này của các năm trước.

    Một số nguồn tin dẫn số liệu từ Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước) cho hay, dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đến ngày 19/2 là âm 0,16% so với cuối năm 2012. Tuy nhiên, mức âm này là thấp hơn so với mức âm khoảng 3% của cùng kỳ năm 2012.

    Trong khi đó, cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán vào ngày 21/1/2013 ở mức 0,17% so với cuối năm trước. Dù là có mức tăng thấp nhưng thời điểm như hiện này của năm ngoái, M2 tương ứng cũng là âm.

    Nhìn về phía cung, sản xuất vừa qua giai đoạn khá trì trệ với kỳ nghỉ Tết dài. “Đủng đỉnh” trở lại hoạt động, nhiều DN vẫn tỏ ra quan ngại về tình hình vĩ mô năm nay.

    Cuộc khảo sát về chỉ số niềm tin kinh doanh của Công ty Dịch vụ Thông tin Tài Chính WVB Việt Nam kết thúc vào đầu tháng 2 vừa qua cũng cho biết, những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp là lạm phát, và lãi suất cho vay của ngân hàng cao.

    Trong khi với phía thị trường, dịp tiêu dùng mạnh nhất trong năm vừa qua đi, ngoài một số mặt hàng thiết yếu nhất đến đời sống như ăn, mặc thì sự tiết giảm chi tiêu thấy rõ trong những ngày qua.

    Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước, trước Tết Quý Tỵ có hiện tượng tiền rút nhiều hơn tiền gửi, cho thấy thông lệ của thời điểm này hàng năm là sự gia tăng sử dụng tiền mặt của nền kinh tế.

    Tuy nhiên, theo nhiều báo cáo của cục thống kê các địa phương, người dân vẫn tiết giảm chi tiêu trước quan ngại khó khăn của nền kinh tế còn kéo dài. Điều này khiến cho giá cả tương đối ổn định, chủ yếu do vòng quay tiền tệ ít cải thiện chứ không phải do cung tiền quá thấp.

    Các phân tích trên thể hiện ở diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 11 nhóm hàng thiết yếu trong tháng Tết Quý Tỵ. CPI nhóm thực phẩm tăng 3% so với tháng trước, kéo theo là ăn uống ngoài gia đình tăng 1,85%.

    Kế đến, nhóm đồ uống thuốc lá tăng gần 1,5% và nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng khoảng 1% so với tháng trước…

    Chỉ số giá vàng tháng 2/2013 giảm nhẹ 0,33% so với tháng trước; chỉ số giá USD tăng nhẹ 0,03%.
  4. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.668
    Số liệu ghi quá. So với thực tế khác nhiều
  5. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Không buôn tiền nữa, buôn trứng thui, mà phải là loại trứng Vịt nhé! [r2)][r2)][r2)]

    Hơn 30 tỷ USD tháo chạy khỏi các quỹ thị trường tiền tệ toàn cầu
    Số liệu của EPFR Global cho thấy trong tuần qua dòng tiền rút mạnh khỏi thị trường tiền tệ và dần dịch chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu. Đáng chú ý, số tuần mà dòng vốn liên tiếp chảy vào các TTCK mới nổi đã lên tới con số 24.

    Theo đó, nhà đầu tư toàn cầu đã rút tới 32 tỷ USD khỏi các quỹ thị trường tiền tệ trong tuần kết thúc ngày 20/02, mức thất thoát nặng nề nhất trong gần 35 tuần. Đáng chú ý, các quỹ thị trường tiền tệ Mỹ bị rút đến 25.8 tỷ USD, mức cao nhất kể từ giữa 2011.
    Ngược lại, các quỹ đầu tư cổ phiếu đón nhận thêm 8.58 tỷ USD, bỏ xa mức 1.8 tỷ USD trong tuần trước. Trong đó, các quỹ đầu tư nắm giữ cổ phiếu Mỹ hút ròng 2.24 tỷ USD, ngược với mức rút ròng 3.62 tỷ USD trong tuần liền trước.
    Dòng vốn cũng tiếp tục đổ vào các quỹ đầu tư cổ phiếu thị trường mới nổi với 2.2 tỷ USD, đánh dấu tuần hút ròng thứ 24 liên tiếp. Tương tự, các quỹ đầu rư cổ phiếu châu Âu tiếp nhận thêm 1.46 tỷ USD, cao hơn so mức 38 triệu USD trong tuần trước đó.
    Ông Cameron Brandt, Giám đốc Nghiên cứu EPFR Global, nhận định: “Tôi nhận thấy một lượng tiền mới tương đối lớn đang đổ vào cổ phiếu”. Sự dịch chuyển của dòng vốn từ kênh đầu tư trái phiếu sang cổ phiếu đã trở thành đề tài thu hút được nhiều tranh luận trong năm nay. Mối quan tâm đối với cổ phiếu là một thước đo quan trọng về niềm tin của nhà đầu tư và cảm nhận của nhà đầu tư về đà tăng trưởng của nền kinh tế.
    Thị trường cổ phiếu tăng vọt khi các ngân hàng trung ương lớn liên tục tung ra biện pháp hỗ trợ tiền tệ dành cho các nền kinh tế khó khăn. Động thái bơm thanh khoản này đã gia tăng nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro.
    Bên cạnh đó, niềm tin ngày càng cao vào triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng đang thu hút nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Từ đầu năm đến nay, S&P 500 tăng 5.68%.
    Kênh đầu tư trái phiếu tiếp tục hấp dẫn khi có tới 3.47 đổ vào các quỹ này, cao hơn mức 2.58 tỷ USD trong tuần trước. Riêng các quỹ trái phiếu của Mỹ nhận 1.77 tỷ USD, có phần thấp hơn mức 2.28 tỷ USD so với tuần trước. Các quỹ đầu tư trái phiếu lợi suất cao cũng tiếp nhận 135 triệu USD, trái với mức thất thoát 207 triệu USD trong tuần kết thúc ngày 13/02.
  6. kinhdich74

    kinhdich74 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2012
    Đã được thích:
    3
    Thời điểm này nếu rút ra khỏi thị trường thì đầu tư tiền vào đâu các bác?
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Vào tuần mới rồi. Kiểm chứng đê !

    :-bd:-bd:-bd
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Vào chỗ nào cho mình góp vốn mà thấy hiệu quả thôi.

    Em vẫn đầu tư vào thương mại mà. Em chọn phụ tùng ô tô bác ạ.

    Có bác đầu tư nhà hàng, bia hơi, có bác thì siêu thị, có bác dược phẩm.... Tóm lại không ai giống ai
  9. kinhdich74

    kinhdich74 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2012
    Đã được thích:
    3
    Vốn của mình hiện tại không thể đầu tư dài hạn được. Nguồn vốn có thể dài hạn thì góp với bạn bè hết rồi, có điểm dở là lúc cần rất khó rút.
  10. kinhdich74

    kinhdich74 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/10/2012
    Đã được thích:
    3
    Có lẽ hết sóng lại phải GTK vậy; vàng, đô cũng hết cửa.

Chia sẻ trang này