Thanh khoản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdientu, 16/09/2011.

5904 người đang online, trong đó có 470 thành viên. 19:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 27080 lượt đọc và 818 bài trả lời
  1. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Lên 46,7 triệu đồng/lượng, vàng trong nước tiếp tục bỏ xa vàng thế giới



    [​IMG]
    Giá vàng thế giới trồi sụt liên tục kéo theo vàng trong nước biến động, nhưng khoảng cách gần 3 triệu đồng/lượng vẫn được duy trì.
    15h30
    Giá vàng tăng trở lại khi thị trường thế giới hồi phục.

    Tại Hà Nội, giá vàng SJC tăng 250 nghìn đồng mua vào và 150 nghìn đồng bán ra so với đầu giờ chiều, lên 46,5 - 46,7 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Tp. Hồ Chí Minh tăng 50 nghìn đồng bán ra và giữ nguyên giá mua vào tại 46,4 - 46,6 triệu đồng/lượng. Vàng SBJ tăng 100 nghìn đồng lên 46,21 - 46,49 triệu đồng/lượng.
    Trên thế giới, giá vàng biến động lên xuống liên tục và hiện ở 1.740 USD/ounce. Quy đổi theo USD ngân hàng, giá vàng trong nước vẫn cao hơn 2,9 triệu đồng/lượng.

    -----------------

    13h10
    Giá vàng SJC tại Tp. Hồ Chí Minh hiện giao dịch ở 46,4 - 46,55 triệu đồng/lượng, giảm 150 nghìn đồng mua vào và 180 nghìn đồng bán ra so với đầu giờ sáng. Vàng SJC tại Hà Nội hạ mạnh hơn, về 46,25 - 46,55 triệu đồng/lượng, kém 300 nghìn đồng mua vào và 200 nghìn đồng bán ra so với sáng.
    Giá vàng SBJ tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ còn 46,11 - 46,39 triệu đồng/lượng, giảm 250 nghìn đồng mua vào và 350 nghìn đồng bán ra so với đầu giờ sáng.
    Trên thế giới, giá vàng lại lao dốc sau khi hồi phục vào đầu giờ sáng, hiện chỉ còn 1.729 USD/ounce. Vàng trong nước như vậy vẫn biến động chậm hơn, và khoảng cách với giá thế giới giờ lên tới 2,9 triệu đồng/lượng theo tỷ giá ngân hàng, và kém 2,3 triệu đồng/lượng tính theo USD tự do.
    Theo nguồn tin Vnexpress, tỷ giá USD tự do hôm nay tăng thêm 50 đồng so với hôm qua, hiện giá bán ra đã lên tới 21.200 đồng, và mua vào ở 21.120 đồng.

    Việc tỷ giá USD tự do nhích lên đúng lúc giá vàng trong nước cao hơn nhiều giá thế giới, theo kịch bản của những lần trước, thì có thể giải thích là động thái gom USD để chuẩn bị xin nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp.

    -------------

    Giá vàng trong nước tiếp tục biến động chậm hơn và duy trì khoảng cách rộng với giá vàng thế giới trong ngày hôm nay 23/9.
    Lúc 9h00 tại Hà Nội, giá vàng SJC của công ty VBĐQ SJC Hà Nội giao dịch ở 46,55 – 46,75 triệu đồng/lượng, giảm 50 nghìn đồng cả hai chiều so với chốt ngày hôm qua.
    Tại Tp. Hồ Chí Minh, vàng SJC của công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở 46,55 – 46,73 triệu đồng/lượng, thấp hơn chiều hôm qua 100 nghìn đồng mua vào và 80 nghìn đồng bán ra.
    Giá vàng SBJ của công ty VBĐQ Sacombank SBJ niêm yết ở 46,36 – 46,74 triệu đồng/lượng, giảm 200 nghìn đồng mua vào và 50 nghìn đồng bán ra so với cuối ngày hôm qua.
    So với sáng hôm qua, giá vàng hiện cũng kém 100 nghìn đồng/lượng.
    Trên thị trường thế giới, giá vàng vừa trải qua phiên giảm sâu nhất trong 1 tháng vì nỗi lo nguy cơ suy thoái toàn cầu. Thị trường bắt đầu đặt dấu hỏi về giá trị của vàng như một nơi trú ẩn an toàn và bền vững. Đồng USD lên cao nhất 7 tháng so với rổ tiền tệ là nguyên nhân chính khiến hoạt động bán tháo xảy ra ồ ạt.
    Chốt phiên giao dịch 22/9, giá vàng giao tháng 12 để mất 66,4 USD, tương đương 3,7% xuống 1.741,7 USD/ounce. Giá vàng giao ngay đứng tại 1.738 USD/ounce, mất 2,4% so với đóng cửa phiên trước. Trong phiên, có lúc giá rơi xuống 1.721,34 USD/ounce - thấp nhất 1 tháng.
    Sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng đang hồi phục nhanh và hiện giao dịch quanh 1.745 USD/ounce, nhưng vẫn kém 40 USD so với cùng thời điểm này sáng hôm qua.
    [​IMG][​IMG]
    Vàng trong nước lình xình, trong khi vàng thế giới sụt mạnh trong 2 ngày qua
    (nguồn: SJC, Kitco)



    Quy đổi theo tỷ giá USD ngân hàng, giá vàng trong nước đang thấp hơn tới 2,8 triệu đồng/lượng. Quy đổi theo USD tự do là 21.100 đồng, giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới 2,2 triệu đồng/lượng. Đây là các khoảng cách chênh lệch rộng nhất từ trước tới nay.

    Ngày hôm qua 22/9 tiếp tục ghi nhận một ngày mua vàng nhộn nhịp của người dân, đặc biệt tại Hà Nội. Hầu hết những người đi mua vàng đều cho rằng, giá vàng xuống duới 47 triệu đồng/lượng là cơ hội tốt để mua vào trong mặt bằng giá mới hiện nay.
    Trên thị trường tiền tệ, tỷ giá USD bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố áp dụng cho ngày 23/9 tiếp tục không đổi ở 20.628 đồng - mức ổn định suốt 26 ngày qua. Tỷ giá trần của các NHTM giữ vững mức 20.834 đồng.
    Trong các ngân hàng, tỷ giá USD cũng được giữ ổn định suốt gần 1 tháng qua, với giá bán ra kịch trần và mua vào phổ biến tại 20.820 - 20.830 đồng. Trên thị trường tự do, tỷ giá USD ở quanh mức 21.100 đồng.



    Thanh Bình
  2. bongbin

    bongbin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Đã được thích:
    33
    e rằng cuối tháng 10 chỉ còn 200 ấy chứ 300 thì còn may
  3. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Cứ cái kiểu đẩy lên cướp phát rồi rút quân thế này còn nhiều ngươi chết lắm úp sọt đại phát khỏi đỡ




    Doanh nghiệp công bố hủy niêm yết để... quên?



    [​IMG]
    S27, SQC, SGT, IFS, V11, MKP... đều công bố kế hoạch hủy niêm yết. Khó huy động vốn, áp lực công bố thông tin và những chi phí duy trì niêm yết là các lý do chính khiến doanh nghiệp rời sàn.

    CTCP Sông Đà 27 (S27) vừa chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến về việc xin hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện tại sàn HNX. Trước đó, Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC), Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT), Thực phẩm Quốc tế (IFS), Xây dựng số 11 (V11), Hóa Dược phẩm Mekophar (MKP) cũng đã công bố kế hoạch rời sàn. Tính từ tháng 5/2011 đến nay, có ít nhất 6 DN muốn hủy niêm yết, nhưng chưa một DN nào chính thưc nộp hồ sơ xin huỷ niêm yết đến Sở GDCK.

    101 lý do xin huỷ niêm yết

    Trao đổi với ĐTCK, bà Nguyễn Thị Kim, phụ trách công bố thông tin, Kế toán trưởng S27 cho biết, đại diện phần vốn nhà nước là Tập đoàn Sông Đà (nắm 37% cổ phần) đã có ý kiến chấp thuận việc hủy niêm yết. Do số cổ đông nội bộ có tỷ lệ nắm giữ thấp, lượng cổ đông bên ngoài của Công ty là chủ yếu (trên 50%), nên hiện cũng không chắc tính khả thi của chủ trương hủy niêm yết đến đâu.

    Bà Kim cho biết thêm, có một số lý do chính dẫn đến việc hủy niêm yết. Thứ nhất, Công ty đặt nhiều hy vọng vào mục tiêu sau khi niêm yết sẽ huy động thêm vốn qua sàn, vì Công ty có vốn điều lệ khiêm tốn (15,7 tỷ đồng), trong khi giá trị của các hợp đồng và dự án đang triển khai có nhu cầu vốn khá lớn. Hiện nay, Công ty đang gặp khó về tài chính, lại khó vay vốn ngân hàng, thời gian đầu tư kéo dài, tình hình thu vốn chậm, tiến độ thi công các công trình đều chậm, trong khi không huy động được vốn qua TTCK.

    Thứ hai, tính thanh khoản cổ phiếu S27 sau khi niêm yết rất thấp. Thứ ba là áp lực về chi phí bắt buộc phải trả hàng năm đối với các khoản phí của một công ty niêm yết, trong khi Công ty đang khó khăn về tài chính. Thứ tư, đó là áp lực về công bố thông tin đối với công ty niêm yết. Nếu là một công ty đại chúng chưa niêm yết, Công ty sẽ đỡ áp lực hơn. “Do đó, mặc dù niêm yết đến nay mới chỉ 1 năm (ngày 16/9/2010), nhưng chúng tôi vẫn phải đưa ra quyết định hủy niêm yết và tìm đến các phương thức huy động vốn khác từ cá nhân, tổ chức là CBCNV, đối tác. Khi nào mọi việc đi vào ổn định, S27 sẽ niêm yết trở lại”, bà Kim nói.

    Đối với IFS, theo một nguồn tin từ DN này, sau khi cổ đông sáng lập bán 57,25% cổ phần tại IFS cho đối tác Kirin Holdings Company Limited (Kirin) - một tập đoàn toàn cầu về kinh doanh thực phẩm, thì chiến lược kinh doanh của IFS đã thay đổi. Thay vì hoạt động theo mô hình CTCP đại chúng, IFS hướng đến một công ty con thuộc tập đoàn đa quốc gia, vốn rất phổ biến. Do đó, trung tuần tháng 5/2011, IFS đã có nghị quyết ĐHCĐ quyết định hủy niêm yết. IFS có vốn điều lệ gần 300 tỷ đồng, tiền thân là DN FDI thực hiện CPH và tiến hành niêm yết.

    Là DN hoạt động hiệu quả và có mức độ đại chúng khá cao, nhưng CTCP Hóa - Dược phẩm Mekophar (MKP) cũng phải tính chuyện rút niêm yết. Lý do mà MKP đưa ra là Công ty không đăng ký được ngành nghề “bán buôn, bán lẻ dược phẩm” vì có cổ đông ngoại.

    Công văn số 1862/BKHĐT-ĐTNN ngày 28/3/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Công ty Mekophar với 4,28% sở hữu của NĐT nước ngoài là DN có vốn đầu tư nước ngoài” và đây là lý do chính để Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM không thực hiện cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với việc bổ sung ngành nghề “bán buôn, bán lẻ dược phẩm” cho Mekophar. Tin từ DN này cho biết, hồ sơ xin hủy niêm yết đã được hoàn tất.

    Với lý do tái cấu trúc, củng cố lại hoạt động kinh doanh của DN, tháng 6/2011, CTCP Xây dựng số 11 (V11) đã có Nghị quyết HĐCĐ ủy quyền cho HĐQT xem xét việc hủy niêm yết tại HNX. Mới đây, V11 đã bị HNX đưa vào diện cảnh báo do kiểm toán viên đưa ra ý kiến nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động.

    Khi được hỏi về chuyện SQC và SGT đặt vấn đề hủy niêm yết từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT của cả hai DN trên từ chối bình luận và cho biết, chủ trương trên là thuộc thẩm quyền ĐHCĐ, chứ không phải do cá nhân ông quyết định.

    Chưa DN nào nộp hồ sơ xin huỷ niêm yết đến Sở

    Tin từ IFS, việc HĐQT DN này chưa nộp đơn xin hủy niêm yết theo tinh thần nghị quyết ĐHCĐ là do Công ty đang xem xét sau khi hủy niêm yết thì việc giao dịch cổ phiếu của DN sẽ ra sao. Một hướng đi đang được IFS tính đến là mua lại cổ phần để giảm số NĐT xuống dưới 100 NĐT. Khi đó, DN sẽ hoạt động theo Luật DN, chứ không theo Luật Chứng khoán.

    Thực tế cho thấy, việc công bố thông tin hủy niêm yết tác động rất lớn đến tâm lý NĐT do DN thay đổi chiến lược kinh doanh và hạn chế tính thanh khoản của cổ phiếu. Sau khi có thông tin hủy niêm yết, giá cổ phiếu thường có chiều hướng giảm xuống, bởi tính thanh khoản giảm mạnh. Việc công bố hủy niêm yết xong để đó như một số DN đang làm đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi NĐT, nhất là những NĐT nhỏ.

    Theo Điều 14, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, DN muốn hủy niêm yết phải được sự chấp thuận của ĐHCĐ với tỷ lệ ít nhất 65% số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp (hoặc 75% trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản). Sau đó, DN phải nộp một bộ hồ sơ đề nghị hủy niêm yết cho Sở GDCK. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở giao dịch xem xét chấp thuận/không chấp thuận hủy niêm yết chứng khoán.

    Theo tìm hiểu của ĐTCK, mặc dù các DN có nghị quyết ĐHCĐ về chủ trương rút niêm yết, nhưng hiện tại, các Sở GDCK vẫn chưa nhận được hồ sơ nào xin hủy niêm yết của DN.


    Theo Nguyên Thành - Kim Lan
  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Tình hình này thứ 2 chắc có 1 quả bull tiếp bác nhể?[r2)]
  5. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Đi ngang èo uột bull thế nào được nữa
  6. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Vừa nhập về 500 kg vàng, SJC đã bán sạch



    [​IMG]
    Với khối lượng nhập 500 kg quy đổi ra là khoảng 13.300 lượng vàng, trong những lúc giá xuống, con số này chỉ đủ bán trong vòng 2 ngày.
    Ngân hàng nhà nước đã cấp phép cho các doanh nghiệp được nhập vàng vào tuần trước, với số lượng hơn 4 tấn, nhằm mục đích cân bằng giá vàng giữa trong nước và thế giới. Tuy vậy, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục cách xa giá thế giới đến hơn 1,5 triệu đồng/lượng.
    Theo ông Trương Công Nhơn, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), trong cuối tuần qua, SJC đã nhập về hơn 500 kg vàng, sau khi đã được cấp phép từ trước đó.
    Trong ngày hôm nay (21-9), tính đến 16 giờ 30 phút, tại SJC, lượng vàng bán ra đã lên khoảng 8.000 lượng. Theo ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng kinh doanh Công ty SJC, nhiều người đã mua đến vài trăm lượng. Ông Tường nói rằng với khối lượng nhập 500 kg quy đổi ra là khoảng 13.300 lượng vàng, trong những lúc giá xuống, con số này chỉ đủ bán trong vòng 2 ngày. Vì vậy, lượng vàng mới nhập về của SJC đã bán hết.
    Theo các doanh nghiệp, sở dĩ giá vàng trong nước chưa thể kéo gần khoảng cách với giá thế giới mặc dù đã được nhập là vì cầu trong nước vẫn lớn, người dân mua vàng hiện vẫn rất nhiều.
    Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), cho biết với lượng bán ngày hôm nay (21-9) khoảng 2.500 lượng và những ngày trước cũng khoảng vài ngàn lượng thì số vàng có tại công ty sẽ khó còn đủ để cung cấp trong những ngày tới. Vì vậy, sau khi nhận được hạn ngạch, PNJ đã đăng ký nhập ngay.
    Ngày 19-9, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đã gửi kiến nghị với Bộ Tài chính, theo đó, để tránh hiện tượng vàng hoá nền kinh tế, thì nên xem việc kinh doanh vàng miếng, vàng nữ trang như hàng tiêu dùng thông thường và áp thuế giá trị gia tăng ở mức 10-15%/giá bán khi người dân thực hiện mua vàng miếng, vàng nữ trang.
    Theo VAFI, khi người dân mua vàng là làm cho đất nước chảy máu ngoại tệ. Vì Việt Nam không phải là nước sản xuất vàng, 95% vàng miếng có trong dân phải nhập khẩu. Nhu cầu vàng tăng, trong khi người giữ vàng không muốn bán sẽ khiến nhà nước phải nhập vàng, tốn một lượng ngoại tệ đáng kể.
    Tuy vậy, theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng, việc áp thuế này không giải quyết được tình trạng vàng hóa. Vì lãi suất tiết kiệm đã về dưới 14%, trong khi giá vàng lại liên tục leo thang, nên nhiều người đã chuyển sang kênh vàng để đầu tư. Những người đang có vàng không có nhu cầu bán ra vì cho rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng khi tình hình kinh tế thế giới chưa thoát khỏi nhiều bất ổn, tiền đồng liên tục mất giá… Những điều này chỉ giải quyết được khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước ổn định, vàng sẽ không còn được coi là kênh trú ẩn an toàn. Ông Long ví von “nếu cần phải đi qua con đường đó, thì dù có bị thu phí, người ta cũng sẽ đi”.
    Trong khi đó, theo bà Cúc, nếu áp thuế, người tiêu dùng sẽ phải mua vàng với giá cao hơn nữa, trong khi hiện nay đã phải mua đắt hơn so với giá thế giới. Đồng thời, những nỗ lực của nhà nước để kéo gần khoảng cách giữa giá thế giới và trong nước xem như không thành công.
    Giá vàng SJC đóng cửa ngày 21-9 ở mức 46,97 triệu đồng/lượng, bán ra là 47,1 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng so với hôm qua.
    Theo Thanh Thương
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Bác chờ giá vàng để mua hả?Khi nào mua pm e với nhá.[:D]
  8. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Hôm nay tưởng nó giảm tương đối ai dè cao hơn thế giới gần 3tr
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    E cũng đang canh sao nó không chịu xuống chứ.^:)^
  10. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Hay rồi thủng 1700$ rồi http://www.kitco.com/charts/popup/au24hr3day.html

Chia sẻ trang này