Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4152 người đang online, trong đó có 352 thành viên. 09:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 87959 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Võ Nguyên Giáp, một trong các vị tướng tài ba nhất thế kỷ 20

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Gregory Zhukov của Liên Xô, Tướng Dwight D. Eisenhower của Mỹ được công nhận là những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc nhất của thế kỷ 20.

    Báo chí quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp
    Đại tướng và những mốc lịch sử
    Quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của Đại tướng

    1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Việt Nam
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong chiến tranh Thế giới thứ hai, Tướng Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo quân đội Việt Nam chống lại cả thực dân Pháp và đế quốc Nhật chiếm đóng. Sau đó, trong chiến tranh Việt Nam chống Mỹ, ông lãnh đạo nhân dân Việt Nam chống lại siêu cường số một thế giới trong một chiến tranh vũ trang điển hình. Sau gần 40 năm chiến đấu trường kỳ, nước Việt Nam thống nhất một nhà.
    2. Nguyên soái Gregory Zhukov, Liên Xô (cũ)
    [​IMG]


    Nguyên soái Gregory Zhukov là chỉ huy Hồng quân Liên Xô và giữ vai trò quan trọng trong việc đánh bại phe phát xít tấn công vào Liên bang Xô Viết. Ông dẫn đầu Hồng quân tiến vào Berlin và chấm dứt chiến tranh. Ông là nhà chiến lược tuyệt vời và được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng và quy mô các trận đánh. Những chiến tích của ông trở thành những đóng góp lớn trong kho tàng kiến thức quân sự của nhân loại và làm thay đổi lý luận quân sự của thế giới.
    3. Tướng Dwight D. Eisenhower, Mỹ
    [​IMG]


    Dwight D. Eisenhower là vị tướng 5 sao của Quân đội Mỹ trước khi trở thành tổng thống nước này. Trong chiến tranh Thế giới II, Eisenhower giữ vai trò chỉ huy tối cao của lực lượng Đồng minh. Ông cũng là chỉ huy đầu tiên của Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Ông là nhà chiến lược tài ba với sự khéo léo trong chính trị, khiến ông trở thành ứng cử viên hoàn hảo nhất để lãnh đạo liên minh quân sự phương tây trong Thế chiến II.
    4. Đô đốc Chester W. Nimitz, Mỹ
    [​IMG]


    Chester W. Nimitz là Đô đốc chỉ huy hạm đội của Hải quân Mỹ và trong Thế chiến II ông giữ chức Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, và là Tư lệnh Hải, Lục, Không quân của Mỹ và quân Đồng minh ở Thái Bình Dương. Ông nhận nhiệm vụ kể từ sau trận Trân Châu Cảng và với chiến thuật tài tình, ông chứng minh rằng chiến dịch của ông là chiến dịch thành công nhất trong Chiến tranh Thế giới II và giúp đánh bại phát xít Nhật.
    5. Nguyên soái Bernard Montgomery, Anh
    [​IMG]


    Nguyên soái Bernard Law Montgomery, Đệ nhất tử tước Montgomery xứ Alamein, bắt đầu sự nghiệp trong Chiến tranh Thế giới I nhưng lại nổi tiếng trong Chiến tranh Thế giới II khi chỉ huy quân đoàn số 8 của Anh trong chiến dịch Sa mạc phương Tây và đánh bại đội quân phát xít Đức của Erwin Rommel trong trận El Alamein. Sau chiến tranh ông trở thành Tham mưu trưởng của Quân đội Anh ở Rhine và sau đó là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia.
    6. Tướng George S. Patton, Mỹ
    [​IMG]


    George S. Patton là nhà chỉ huy quân sự được tôn kính trong Lục quân Mỹ còn kẻ thù của ông thì kính sợ. Ông lãnh đạo quân đội Mỹ trong Chiến dịch Bắc Phi thời Thế chiến II và sau đó là chiến trường châu Âu. Ông là một chuyên gia về chỉ huy binh chủng xe tăng và nổi tiếng với những trận đánh thần tốc.
    7. Nguyên soái Sam Manekshaw, Ấn Độ
    [​IMG]


    Sam Manekshaw, hay còn gọi là "Sam Bahadur" có nghĩa là "Sam dũng cảm", là vị nguyên soái đầu tiên của Ấn Độ. Sự nghiệp của ông bắt đầu từ thời Quân đội Anh-Ấn trong Thế chiến II. Ông là Tổng tham mưu trưởng thứ 8 của quân đội Ấn Độ và chỉ huy thắng lợi cuộc chiến năm 1971 với Pakistan và kết quả là sự ra đời của nhà nước Bangladesh độc lập.
    Vũ Hà (Theo Topyaps)


    Tạp chí nước ngoài xếp Đại Tướng Võ Nguyên Giáp hàng đầu trước các vị tướng nỗi danh của nhân loại trong thế kỷ 20 ! :)>-

  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tướng Giáp và các chính khách quốc tế

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người vừa qua đời ở tuổi 103, từng nhiều lần sang thăm và đón tiếp chính trị gia các nước trong suốt quãng thời gian chiến tranh cũng như thời bình.

    Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp
    Đời thường của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua ảnh
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay thân mật Chủ tịch Cuba Fidel Castro trong một chuyến thăm Cuba. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk khi ông tới Hà Nội tham dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1969. Ảnh: AFP
    [​IMG]


    Bức ảnh được chụp vào tháng 2/1973, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân thăm dinh thự của Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk và bà hoàng Monique ở một địa điểm tại Hà Nội. Ảnh: NorodomSihanouk.info
    [​IMG]


    Ngày 10/3/1977, Đại tướng dẫn đầu một phái đoàn quân sự của Việt Nam thăm Liên Xô theo lời mời của Nguyên soái Dmitry Ustinov. Ảnh: Sách ảnh "Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp"
    [​IMG]


    Tổng thống Palestine Yasser Arafat nhận quà tặng là cuốn album về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời trao món quà của nhân dân Palestine tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm của ông Arafat tới Hà Nội ngày 8/4/1970. Ảnh: Đại sứ Nhà nước Palestine tại Việt Nam
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một cuộc gặp tại Algeria năm 1979 với Tổng thống Libya Muammar Gaddafi (thứ hai từ trái sang) và ông Raul Castro (thứ hai từ phải sang), khi đó là Bộ trưởng Các lực lượng Vũ trang Cuba. Ảnh: AP
    [​IMG]


    Tướng Giáp và Tổng thống Pháp Francois Mitterrand tại Hà Nội năm 1993. Ảnh: Reuters.
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp có cuộc gặp lịch sử với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, đối thủ một thời của ông trên chiến trường, ngày 23/6/1995, khi McNamara tới Hà Nội dự hội nghị chuyên đề lịch sử về chiến tranh Việt Nam. Ảnh: AFP
    [​IMG]


    Hai năm sau, cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara lại có chuyến thăm Hà Nội. Ông có dịp ôn lại những kỷ niệm trong cuộc chiến với Tướng Giáp. Ảnh: AP
    [​IMG]


    Trong chuyến thăm Việt Nam năm 2006, Tổng thống Venezuelan Hugo Chavez đã tặng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp một bản sao thanh gươm quý của anh hùng Simon Bolivar, nhà cách mạng nổi tiếng người Venezuela, người lãnh đạo các phong trào giành độc lập ở Nam Mỹ đầu thế kỷ 19. Ảnh: AFP
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng sách cho Tổng thống Chile Michelle Bachelet ngày 17/11/2006. Ảnh: VOV.
    Anh Ngọc
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Các bạn đừng đoán già đoán non nữa, ngày xưa khi Bác Hồ mới mất, Bộ Chính Trị có phát tang ngay đâu?
    Tôi không biết là trể mấy ngày, nhưng ít nhất là 1 ngày, vì Bác mất ngày 02-09-1969 mà BCT thông báo Bác mất ngày 03-09-1969 để khỏi ảnh hưởng đến ngày lễ Quốc Khánh của dân tộc.
    Mãi sau này, BCT mới ra thông báo đính chính lại ngày Bác Hồ qua đời đấy!

    Còn nhớ lúc đó tôi 9 tuổi, nửa đêm có ông chú chạy đến báo tin " ***** qua đời rồi, em nghe tin của BBC ". Má tôi nghe tin oà lên khóc, ba tôi mở ngay đài Tiếng Nói Việt Nam và đài phát thanh Giải Phóng cũng không thấy nói gì cả...
    Mấy hôm sau, thấy ba má tôi lập một bàn thờ nhưng không có bài vị và ảnh ai cả, chỉ thấy để bát nhang và hoa quả, hỏi thì má tôi nói : " Lớn lên con sẽ biết, còn bây giờ... con chưa biết được đâu! ". Nhà tôi lúc đó sống ở Đà Nẵng, trong vùng chiếm đóng của Mỹ nguỵ.
  4. thanhck68

    thanhck68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/02/2010
    Đã được thích:
    199
    Lịch sử nên tự hào, không nên phán xét hoặc suy đoán....vì mình chưa đủ tầm và tiếng nói. Đúng hay sai thì đến giờ thế giới và VN cũng đã có câu trả lời rồi. Tôi không muốn những ý kiến trái chiều khi thái quá trở thành *********. Chúng ta yêu Tổ quốc không chỉ vì là người VN mà còn là người yêu hòa bình, tự do cho chính bản thân và người thân chúng ta.
  5. DankoViet

    DankoViet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/08/2013
    Đã được thích:
    351
    Tổ chức 2 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    [​IMG]




    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại buổi tiếp thân mật các thiếu nhi đến thăm Đại tướng tại tư gia, ngày 7/5/2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. (Ảnh: Đình Trân/TTXVN)

    Theo thông báo của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 5/10/2013, Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang.

    Thông báo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, được gửi cùng một thông cáo đặc biệt, tóm tắt tiểu sử và danh sách Ban lễ tang.

    Thông báo ghi rõ: "Linh cữu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

    Lễ viếng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ 30 phút ngày 12/10/2013.

    Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/10/2013.

    Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).

    Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.

    Trong hai ngày tang lễ đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngày 12 và ngày 13/10/2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí"./.
  6. HoangHung1981

    HoangHung1981 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2011
    Đã được thích:
    1.315
    Thế là nguyện vọng của quân dân cả nước được thỏa mãn.

    Vô cùng thương tiếc Bác đã ra đi.
    Kinh mong Hương hồn Bác yên nghỉ nơi chín suối.
  7. Smiley109

    Smiley109 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Đã được thích:
    1.149

    Cám ơn câu chuyện cảm động của bác [};-
  8. THEPHUONGLH2009

    THEPHUONGLH2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Đã được thích:
    74
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại Quảng Bình

    Tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang vào ngày 12 và 13/10. Lễ an táng tổ chức tại quê nhà Quảng Bình.

    Chiều 5/10, Văn phòng Ban chấp hành trung ương Đảng đã có thông cáo về lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo đó, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
    Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa được lập tại quê nhà. Ảnh: Phạm Hòa.

    Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h30 ngày 12/10.

    Lễ truy điệu trọng thể Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7h ngày 13/10.

    Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng Đại tướng được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).

    Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng.

    Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình.

    Trong hai ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp (từ 12h ngày 11/10 đến 12h ngày 13/10/2013), các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng hoạt động vui chơi giải trí.

    Ông Phạm Hữu Thảo, Phó chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, Trưởng tiểu ban lễ viếng tại nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông báo đã chuẩn bị hoàn tất cho lễ viếng.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy , huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Gia đình ông có bảy anh chị em nhưng người anh cả và chị cả mất sớm.

    Ngày 22/12/1944, Võ Nguyên Giáp thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với 34 chiến sĩ - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

    Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lừng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp, tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Biên giới Thu Đông (1950), Điện Biên Phủ (1954),Tết Mậu Thân (1968), Hồ Chí Minh (1975).

    Ông mất hồi 18h ngày 4/10/2013 tại viện quân y 108, Hà Nội.
    Xem thêm thông tin về Nghi lễ Quốc tang tại đây.
  9. markusH

    markusH Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/11/2012
    Đã được thích:
    1.528
    Nhân đây bày tỏ lòng thương tiếc Đại Tướng!
  10. THEPHUONGLH2009

    THEPHUONGLH2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2011
    Đã được thích:
    74
    Thế giới nghiêng mình trước huyền thoại quân sự
    Tướng Giáp từng được Tạp chí Times ca ngợi là “ngọn núi lửa phủ đầy tuyết” hàm ý bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong hừng hực nhiệt huyết cách mạng.
    Có lẽ sau Bác Hồ, Bác Tôn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – “người anh cả” của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng là một trong số ít lãnh đạo được người dân gọi bằng hai tiếng kính trọng xen lẫn yêu thương: Bác Giáp. Không chỉ với người dân làng An Xá, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình quê hương ông, nơi chưa kịp hàn gắn nỗi đau khi siêu bão vừa đi qua, giờ lại phải tiếp tục đón nhận tin dữ “Bác Giáp qua đời” mà có lẽ với mỗi chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam sau cụm từ “Anh bộ đội *****”, tất cả đều tự hào khi được gọi là “lính Tướng Giáp”.

    Tượng đài lỗi lạc ấy vẫn sừng sững trong lòng bao thế hệ Việt Nam và bạn bè quốc tế khi trong thời chiến vị tướng tài ba đã kiên cường dẫn dắt toàn dân tộc Việt Nam lập nên những kỳ tích khiến thế giới phải nghiêng mình thì đến lúc hòa bình ông lại tiếp tục trở thành biểu tượng của tinh thần đoàn kết, là hình ảnh kết nối sức mạnh Việt Nam với bạn bè thế giới, “trở thành người bạn của tất cả các dân tộc” như Hãng tin Bloomberg nhận xét.

    Ngay từ tối 4-10-2013, truyền thông quốc tế đã dồn dập đưa tin về ông với những dòng tít lớn, trang trọng. Các tờ The Wall Street Journal đăng hình ảnh vị Tổng tư lệnh với bộ quân phục oai phong trong tư thế chào đĩnh đạc ngay trang nhất. Tương tự, The New York Times đưa hình ảnh Đại tướng nở nụ cười hiền hậu trong một buổi gặp gỡ quốc tế. Trong khi đó báo Pháp Le Monde và Hãng Reuters lại đánh giá ông là “một trong những nhân vật nổi tiếng nhất châu Á của Việt Nam trong thế kỷ 20”. Còn tờ The Washington Post lại bình luận một cách sâu sắc trong bài viết của mình: “Tướng Giáp được tôn kính như một trong những nhà lập quốc của đất nước ông”. Hãng tin AFP ca ngợi Đại tướng là “nhà kiến trúc sư đại tài trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ”.

    Riêng thượng nghị sĩ Mỹ John McCain, từng là cựu tù binh khi tham chiến tại Việt Nam cũng ngậm ngùi vĩnh biệt “Nhà chiến lược quân sự lỗi lạc” trên Twitter trong khi Hãng BBC không tiếc lời ca ngợi:“Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ông trở thành vị chỉ huy quân sự châu Á đầu tiên đánh bại một thế lực phương Tây tầm cỡ” và Hãng tin AP nhận xét “Ông là vị Anh hùng dân tộc chỉ đứng sau Chủ tịch Hồ Chí Minh - người dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến độc lập”…

    Còn với các hãng thông tấn châu Á, Văn hối báo của Hồng Kông gọi Đại tướng là “Napoleon Đỏ”; đặc biệt những trang mạng hàng đầu của Trung Quốc như Tân Hoa, Baidu, Sina, People, Chinanews, CCTV … và các trang Tin tức, Thế kỷ 21, Thiểm Tây, Sơn Tây, Thượng Hải, Sohu, Thương Đô, news.163… đều đồng loạt đưa tin; trong đó các tờ Thượng Hải buổi sáng, Hoa Nam buổi sáng… nhất loạt gọi Đại tướng huyền thoại là “vị công trình sư tài ba dẫn dắt dân tộc Việt Nam chiến thắng trong hai cuộc kháng Pháp và Mỹ”.

    Tân Hoa xã viết: “Ông là nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ cao nhất Việt Nam và thế giới… Những câu chuyện về ông đặc biệt thu hút sự quan tâm của mọi người”. Trang tin tổng hợp lớn hàng đầu Trung Quốc Sina đăng nhiều tin bài về “vị tướng trăm tuổi từng ba lần xuất hiện trên tờ Times” trong khi mạng Tương lai sử dụng cụm từ “Cuộc đời truyền kỳ của vị tướng trăm tuổi”. Riêng trang Con mắt hoàn cầu thực hiện loạt bài bốn kỳ chi tiết về cuộc đời vị tướng tài ba, trong khi Tv.People trên bản tin phát vào lúc 7 giờ 21 phút sáng 5-10 đã đưa nhiều hình ảnh về Đại tướng.

    Còn mạng Tin tức Trung Quốc nhắc lại cụm từ Tướng Giáp từng được Tạp chí Times ca ngợi là “ngọn núi lửa phủ đầy tuyết” hàm ý bề ngoài bình tĩnh nhưng bên trong hừng hực nhiệt huyết cách mạng.

    Bên cạnh đó, các báo Trung Quốc đều nhắc đến lần ông tham dự Đại hội thể thao châu Á tổ chức tại Bắc Kinh năm 1990 với những lời trân trọng nhất và nhận xét rằng Đại tướng luôn nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung.

    Theo Mạc Khai
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này