Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4139 người đang online, trong đó có 352 thành viên. 12:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87964 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. tuankhanh99

    tuankhanh99 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Đã được thích:
    9.087
    ý kiến rất hay, hy vọng các bác ở trên lưu tâm[r2)][r2)][r2)]
  2. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.856
    Vô cùng thương tiếc.

    [​IMG]
  3. baovelephai

    baovelephai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/11/2011
    Đã được thích:
    8.856

    [rose][rose][rose][rose][rose]
  4. ngayxanhss

    ngayxanhss Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2008
    Đã được thích:
    17
    Kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt bác Giáp, người bác vô cùng đáng kính của con!
  5. ngayxanhss

    ngayxanhss Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2008
    Đã được thích:
    17
    Ý kiến tuyệt vời, cảm ơn bạn.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cuộc gặp ấn tượng của tướng Giáp và McNamara - Phần I


    "Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời câu hỏi của tướng lĩnh Mỹ.

    Năm 2012, Nhà xuất bản Thời đại phát hành cuốn sách Ở với người - Ở với đời. Tác phẩm đặc biệt này đã tập hợp những bài viết.của các tướng lĩnh, nhà báo, nhà sử học... về đại tướng Võ Nguyên Giáp. Báo Tri thức trích đăng bài viết "Cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng" của nhà sử học Dương Trung Quốc.
    10h30 ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng (phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara (cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) gặp nhau.
    Đối với giới báo chí thì đây là một cơ hội lịch sử, do vậy phải mất gần 10 phút hai cựu Bộ trưởng quốc phòng của cuộc chiến năm xưa mới qua khỏi vòng vây cuồng nhiệt của những máy ảnh, máy quay phim, micro... và những câu phỏng vấn tưởng không bao giờ dứt của giới báo chí quốc tế và Việt Nam.
    Phút gặp mặt đầu tiên, hai ông đứng trao đổi với nhau về việc tập thể dục buổi sáng. Một người đã 85 tuổi còn một người sắp bước vào tuổi 80 (ông McNamara sinh năm 1919) nhưng cả hai đều tỏ ra nhanh nhẹn và minh mẫn.


    [​IMG]


    Đại tướng tiếp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1995. Ảnh tư liệu. Ông McNamara mở đầu cuộc trao đổi bằng lời bày tỏ về ý định của Đoàn tiền trạm Hội đồng đối ngoại New York mà ông dẫn đầu sang Việt nam để chuẩn bị cho một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức tại Mỹ vào mùa thu năm tới, hy vọng tướng Giáp sẽ nhận lời mời tham dự.
    Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng với một cuộc chiến tranh đã làm hơn ba triệu người Việt Nam và gần 6 vạn người Mỹ bị chết thì việc rút ra những bài học lịch sử, đặc biệt là bài học về những cơ hội bị bỏ lỡ để tránh xảy ra chiến tranh là rất có ý nghĩa không chỉ cho hai nước xưa đã từng tham chiến nay đang hướng tới những quan hệ tốt đẹp mà còn là những bài học bổ ích cho một thế giới đang đầy rẫy các biến cố và xung đột.
    Ông cũng kể lại rằng ngay sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng bộ quốc phòng (3/1968), ông đã trở thành Chủ tịch Ngân hàng thế giới (World Bank Group of Institutions) và giữ cương vị đó 13 năm liên tục cho đến khi nghỉ hưu (6/1981).
    Cũng trên cương vị này, năm 1978, Ngân hàng Thế giới đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 60 triệu USD cho các dự án về thủy lợi. Giờ đây mới có dịp sang Việt Nam, ông vừa gặp các quan chức của Ngân hàng Thế giới và được viết Việt Nam là một quốc gia đã sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính được đầu tư từ bên ngoài, đó là những dấu hiệu khẳng định tính tự chủ, khả năng vươn lên và phát triển của Việt Nam.

  7. NoName2010

    NoName2010 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    3
    Bác là người tử tế cuối cùng dời bỏ chúng ta, chúc bác thanh thản!
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cuộc gặp ấn tượng của tướng Giáp và McNamara - Phần II


    Bước vào chủ đề chính, vị cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ xin hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp: "Thưa ngài, cho đến bây giờ, tôi vẫn không rõ những gì đã xảy ra trong ngày 4/8/1964?" (Đó là một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Johnson mở màn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và trực tiếp đổ quân Mỹ can thiệp và mở rộng chiến tranh Việt Nam. Và hành động này được giải thích bằng việc trả đũa cho sự kiện đã diễn ra trong ngày 4/8/1964 mà theo báo cáo của phía Mỹ thì chiến hạm Maddox đã bị hải quân Việt Nam tiến công ở vùng biển quốc tế). 30 năm sau sự kiện đó, McNamara mới trực tiếp nhận được một câu trả lời chính xác. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: "Ngày 2/8/1964, tàu Mỹ xâm phạm hải phận Việt Nam ở khu vự đảo Hòn Mê. Một đơn vị hải quân địa phương của chúng tôi đã đánh đuổi. Còn ngày 4/8/1964, không có một hoạt động quân sự nào từ phía Việt Nam được tiến hành trên khu vực này". Các vị khách Mỹ nghe rất chăm chú. Đại tướng nói tiếp: "Nói điều này có thể là công việc nội bộ của Mỹ, nhưng theo tôi biết thì trước những ngày này, ở Mỹ người ta đã soạn thảo những văn bản để chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh ở Việt Nam rồi". Về vấn đề có những cơ hội nào có thể vãn hồi hòa bình ở Việt Nam mà đã bị cả hai bên bỏ qua, Đại tướng nói rằng trong khi kiên quyết chiến đấu chống xâm lược, Việt Nam cũng rất mong muốn nội dung được đề cập tới trong những bài diễn văn của tổng thống Mỹ ở Baltimore về công thức Manila - Antinio... Nhưng Việt Nam cũng nhận thấy rằng mỗi lần người đứng đầu nước Mỹ nói đến những sáng kiến hòa bình trên sức ép quân sự của Mỹ. Có thể nói rằng phía Việt Nam đã không để lỡ một cơ hội nào vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình hơn ai hết và chiến tranh sẽ mang lại đau khổ trước hết cho người Việt Nam. Đại tướng cũng kể cho các vị khách Mỹ một câu chuyện cách nay ngót 50 năm, khi ông Paul Mus, một học giả được chính phủ Pháp nhờ chuyển một giải pháp hòa bình cho chính phủ kháng chiến Việt Nam. Trong đó có một điều khoản đòi hỏi quân đội Việt Nam phải hạ vũ khí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi lại Paul Mus rằng nếu như người Đức gửi một tối hậu thư như vậy thì thái độ của những người kháng chiến Pháp sẽ như thế nào. Đại tướng cho rằng quan điểm mà ông McNamara viết cuốn sách Nhìn lại tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam cho rằng một trong những nguyên nhân Mỹ thua ở Việt Nam là do không hiểu về dân tộc Việt Nam, và nhất là không hiểu về chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam là hoàn toàn đúng.

  9. cuhip

    cuhip Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    441
    ông ra đi nhưng hình ảnh vẫn sống trong tim người dân đất việt
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Cuộc gặp ấn tượng của tướng Giáp và McNamara - Phần III



    Đại tướng nhấn mạnh rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc mà ý thức và quyết tâm bảo vệ độc lập đã trở thành một triết lý, bản sắc văn hóa và cũng là một nguyên tắc không lay chuyển của người Việt Nam.
    Sai lầm của Mỹ không những chỉ là không lường được sức chịu đựng và tinh thần quyết tâm của nhân dân Việt Nam mà còn thể hiện ở chỗ muốn tìm kiếm hòa bình ở Việt Nam bằng những cuộc thương lượng với các nước lớn khác.
    Tinh thần độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam không chỉ cho ý nghĩa trong quá khứ chiến trang mà cả trong công cuộc xây dựng, đổi mới hiện nay, Việt Nam sẽ đổi mới bằng cách riêng của mình. Những yếu kém về công nghệ Việt Nam sẽ học tập ở nước ngoài nhưng Việt Nam luôn phải giữ vững tinh thần độc lập và bản sắc dân tộc.
    [​IMG]
    Các chiến sĩ thi đua trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vui mừng công kênh Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại lễ mừng công (ngày 13/5/1954). Ảnh tư liệu. Đại tướng kể lại rằng có lần, tại Alger nhân sự tham dự ngày lễ kỷ niệm Quốc khánh của Algérie, Brzezinskin, người được coi là kiến trúc sư của chiến lược đánh phá Chủ nghĩa Cộng sản dẫn đến sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, đã gặp và hỏi Đại tướng rằng: "Chiến lược của ngài là gì?". Câu trả lời: "Chiến lược của tôi là hòa bình trong độc lập và tự do".
    Đại tướng cũng thắc mắc lại cuộc gặp gỡ mới đây với A.Thomas và nhóm cựu chiến binh của cơ quan OSS (Cơ quan tình báo chiến lược của Hoa Kỳ, tiền thân của cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA) của Mỹ đã từng sát cánh cùng các chiến sĩ ********* đánh phát xít Nhật hồi cách mạng tháng Tám 1945. Đại tướng nói rằng lúc đó chúng tôi đã nghĩ đến những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ giữa hai nước. Nhưng chính chủ thuyết Domino và chống Cộng đã dẫn điến những sai lầm của Mỹ ở Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua. Việt Nam là một dân tộc quý trọng nền dân tộc của mình nhưng cũng luôn tôn trọng độc lập của các dân tộc khác. Mở đầu bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dẫn ra câu đầu tiên của bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này