Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2782 người đang online, trong đó có 30 thành viên. 05:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87976 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. rama

    rama Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Đã được thích:
    8.331
    May mà Đại tướng quyết định đánh chắc thắng chắc chứ không nghe theo lợi bọn khựa oánh nhánh thắng nhanh, dùng chiến thuật biển người thì ĐBP có lẽ thành cái cối xay thịt đúng như ý đồ của pháp .

    Đã kéo pháo vào rồi lại kéo ra, tuy binh sỹ có hơi vất vả một tí nhưng sau này ai cũng hiểu sự lãnh đạo sáng suốt của Đại tướng.
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng

    Tháng Mười 5, 2013 — Lê Mai

    Khuôn mặt ngời sáng tinh anh, đôi mắt lá trúc quân tử tuyệt đẹp, phong thái ung dung, tự tại cộng với tài năng quá thể đã tạo nên một Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng – đối với bất cứ địch thủ nào, dù là công khai hay âm thầm trong bóng tối.
    Lẽ dĩ nhiên, giữa địch thủ công khai và kẻ thù dấu mặt thì kẻ thù dấu mặt bao giờ cũng nguy hiểm hơn. Đừng tưởng: “Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì không còn ai xấu nữa. Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ yêu thương”.

    Song trước hết, hãy nói về địch thủ công khai của ông Giáp. Lịch sử VN đã đặt lên vai ông sứ mệnh thành lập, chỉ huy một đội quân chân đất, từ chỗ không có gì, đã vụt lớn lên, rồi đánh thắng hai đạo quân hùng mạnh nhất trên thế giới. Ngay từ hai trận đầu tiên – Phai Khắt và Nà Ngần, ông Giáp đã tỏ rõ tài thao lược của mình và ông là người giành chiến thắng. Một tài năng thiên bẩm của ông là khả năng chọn cách đánh thích hợp. Với cách đánh “kỳ tập”, quân Pháp tại hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần đành chịu bó tay. Dẫu sao, người Pháp bấy giờ chưa chịu thừa nhận tài năng của ông và họ vẫn còn nhiều thời gian để đối đấu với ông. Cuộc chiến còn lâu mới kết thúc.
    Ngày 19.12.1946, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bùng nổ. Người Pháp muốn tốc chiến, tốc thắng. Họ nghi ngờ khả năng quân sự của ông cựu Giáo sư sử học trường Thăng Long. Ông ta chưa có gì trong tay, làm sao đương đầu nổi với máy bay, xe tăng và bộ binh Pháp? Chỉ cần chụp bắt được cơ quan đầu não *********, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, đánh quỵ quân chủ lực là có thể kết thúc chiến tranh. Người Pháp thực lòng nghĩ vậy và không phải họ không có lý. Với hai vạn quân, Pháp bất thần tung ra cuộc tấn công lên Việt Bắc, “đánh thẳng vào tim kẻ thù”, mở đầu bằng việc cho quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, nơi mà họ nghĩ là thủ đô kháng chiến. Tác giả của cuộc hành binh này là Valuy. Ông Giáp đối phó lại bằng “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, ra lệnh tích cực đánh địch cả trước mặt và sau lưng địch; đồng thời mở ba mặt trận: Mặt trận Đường số 3, Mặt trận Đường số 4 và Mặt trận Sông Lô. Tin chiến thắng tới tấp bay về. Cuộc tấn công lớn, đầy tham vọng của quân Pháp, mặc dù phá hủy được một số kho tàng, thu được 10 triệu bạc VN nhưng rốt cuộc đã phải chịu thất bại cay đắng.
    Và Võ Nguyên Giáp thực sự là người chiến thắng!
    Người Pháp đành quay về chính sách thực dân, lập đồn bốt ở khắp khu vực tạm chiếm. Chiến lược này dường như có hiệu quả. Trong khi đó, ông Giáp tiếp tục âm thầm xây dựng lực lượng. Đến năm 1949, ông đã có khoảng 300 ngàn quân và sẵn sàng tiến công. Trước hết, ông Giáp chọn những đồn cô lập, tập trung quân số, hạ từng đồn, buộc người Pháp lâm vào thế phòng ngự. Ông Giáp đã phân tích rất sâu sắc mâu thuẫn giữa việc tập trung quân và việc chiếm đóng đất đai của Pháp. Cái gọi là “cuộc chiến tranh đồn bốt” đã làm quân Pháp thiệt hại đáng kể.
    Người chiến thắng vẫn là Võ Nguyên Giáp!
    Cả Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đều nhận thấy, không thể chiến thắng quân Pháp chỉ bằng những trận đánh nhỏ. Những trận đánh lớn, điều tất yếu phải đến đã đến – chiến dịch Biên giới năm 1950. Trong chiến dịch này, Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm Chỉ huy trưởng (Tư lệnh) và Hồ Chí Minh cũng ra trận vì tầm quan trọng của nó. Tài năng quân sự xuất chúng của ông Giáp, từ việc thay đổi điểm đột phá từ Cao Bằng chuyển sang Đông Khê, đến việc phán đoán ý đồ quân Pháp, đi những nước cờ táo bạo mà chính xác vây hãm và tiến công quân Pháp được thể hiện thật rực rỡ. Chiến dịch Biên giới đại thắng và tác giả của nó – không ai khác hơn chính là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp!
    Cecil B. Curey, trong tác phẩm Chiến thắng bằng mọi giá cho rằng, với tâm trạng lạc quan, đầu năm 1951, có phần chịu ảnh hưởng của cố vấn TQ, Võ Nguyên Giáp tưởng rằng con đường về Hà Nội đã rộng mở. Trận Vĩnh Yên cách Hà Nội 48 km về phía Tây Bắc nhằm kéo quân Pháp ra khỏi các vị trí kiên cố, mở đường cho quân ********* về Hà Nội đã diễn ra. Tuy nhiên, De Lattre tập trung lực lượng đối phó rất kiên quyết. Bom na-pan là tác nhân chính gây thiệt hại khá lớn cho quân VN. Bốn năm qua, đây là thất bại đầu tiên của ông Giáp. Ông nhận thấy đây là một sai lầm, sự quá tin tưởng vào cố vấn TQ đã đưa ông vào một chiến dịch bất lợi.
    Không nản lòng, ông hạ lệnh cho ba sư đoàn tiến về Hải Phòng bẻ gẫy hệ thống phòng thủ phía Đông. Sau đó, ông nhanh chóng và kiên quyết đưa cuộc tấn công sang rìa phía Tây đồng bằng Bắc Bộ nhằm buộc quân Pháp ra khỏi khu vực phía Nam đồng bằng. Ông đã chứng tỏ được tài năng chỉ huy đánh vận động chiến và giải quyết hậu cần. Đến chiến dịch Hòa Bình năm 1952, quân Pháp bị tổn thất nặng nề – gần bằng tổn thất tại Điện Biên Phủ sau này, tinh thần quân sĩ lung lay, buộc phải rút lui khỏi Hòa Bình, về thiết lập các vị trí phòng thủ dọc sông Hồng. Các tướng lĩnh Pháp kinh ngạc trước sự tiến bộ vượt bậc của quân VN do Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Đến trận Điện Biên Phủ, không còn nghi ngờ gì nữa, các tướng lĩnh Pháp và các nhà phân tích quân sự phương Tây càng thán phục tầm vóc của Võ Nguyên Giáp.
    Một nét bút đã chia đôi VN tại vĩ tuyến 17. Sau người Pháp, đến lượt người Mỹ cũng phải ra đi. Họ buộc phải chấp nhận thua trận khi đối đầu với Võ Nguyên Giáp – vị Tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN đầu tiên và duy nhất. Cho đến 30.4.1975, nước VN mới hoàn toàn thống nhất.
    Hào quang tỏa ra từ những chiến công của ông, từ con người và nhân cách của ông quá lớn khiến “ai đó” cảm thấy bị lu mờ. Cuộc chiến mới của ông bây giờ mới thật sự khó khăn, vì “đối thủ” của ông hoàn toàn khác. Nó ở những chỗ bất ngờ nhất. Nó từ trên cao. Nó ở phía sau, trong bóng tối. Và nó không từ bất cứ một thủ đoạn nào. Nhưng thời gian và lịch sử đã đứng về phía ông. Lịch sử đã chứng tỏ, Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng vĩnh cửu.
    (Ngày 5.10.2013 – những ngày tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Dòng người rơi lệ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    16:12 | 06/10/2013
    (PetroTimes) - 14h30 ngày 6/10/2013 người dân đã được vào bên trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) để bày tỏ niềm thương tiếc với vị Đại tướng của cả dân tộc.


    [​IMG]

    Từ trưa ngày 6/10, dọc đường Hoàng Diệu, mọi người đã xếp hàng từ cách xa nhà Đại tướng 200m.
    [​IMG]
    Họ xếp hàng lề lối, lịch sự và nghiêm cẩn.
    [​IMG]

    Trong đoàn thăm viếng, có rất nhiều bạn trẻ.
    [​IMG]

    Họ mang theo di ảnh, hoa với lòng thành kính tiếc thương Đại tướng.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Nhiều bậc phụ huynh còn mang theo cả con nhỏ đến viếng Đại tướng.
    [​IMG]

    Nghệ sĩ đường phố chơi bản nhạc "Hồn tử sĩ" ngay trước ngôi nhà 30 Hoàng Diệu.
    [​IMG]

    Bên trong nhà ở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình.
    [​IMG]

    Người dân kính cẩn nghiêng mình trước di ảnh trên ban thờ của Đại tướng.
    [​IMG]

    Người thân trong gia đình Đại tướng cảm tạ tấm lòng của những người dân.
    [​IMG]

    Ghi lưu bút vào sổ tang, bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Người.
    [​IMG]

    Trong đoàn khách viếng, có rất nhiều người từ các tỉnh xa đến. Đa số họ là người lớn tuổi, đã từng sống qua thời gian đất nước có chiến tranh.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Nhiều cựu chiến binh từ các tỉnh xa đến, mặc quân phục chỉnh tề...
    [​IMG]

    ...họ xếp thành hàng vào thăm viếng Đại tướng.
    [​IMG]

    Nhiều cựu binh tuổi cao sức yếu, phải ngồi xe lăn nhưng vẫn đến thăm viếng.
    [​IMG]

    Người dân sẽ được vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ ngày 6 đến ngày 11/10.
    Nhóm phóng viên PetroTimes
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Mong thêm một lần Đại tướng về thăm quê...

    07:25 | 06/10/2013
    (PetroTimes) - Chập tối ngày 5/10, đúng 1 ngày sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, chúng tôi đã có mặt tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình – quê hương Đại tướng. Từ cổng làng, một không khí tang thương bao trùm, trải dài đến tận gian nhà của Đại tướng.

    Ngôi nhà của Đại tướng thật giản dị, làm bằng gỗ, lợp ngói ta và trông khá thấp. Trong nhà điện đã sáng. Bước lên bậc thềm, chúng tôi nấc nghẹn khi đọc hàng chữ “Vô cùng thương tiếc Đại tướng: Võ Nguyên Giáp”. Đứng trước di ảnh vị Đại tướng của nhân dân, chúng tôi nghẹn ngào, xúc động, những dòng lệ tuôn trào.
    Sau khi vái trước ban thờ Đại tướng 3 vái, ông Hoàng Xuân Bá (79 tuổi) quay sang chúng tôi và chia sẻ: Cụ thân sinh tôi (cụ Hoàng Hưu) và Đại tướng sinh cùng thời. Những năm 1930, cụ Hoàng Hưu hoạt động cách mạng ở Lệ Thủy. Năm 1949, Đại tướng về thăm quê và có gặp lại người bạn năm xưa Hoàng Hưu trong niềm xúc động. Hôm nay, biết tin Đại tướng đã khuất núi, ông Bá sang thắp lên bàn thờ Đại tướng nén nhang thơm, tưởng nhớ vị Tướng của nhân dân.


    [​IMG]

    Khu gian thờ chính đã lập bàn thờ Đại tướng
    Ở ngôi nhà này, bao năm nay vẫn được chăm bẵm bởi bàn tay ông Võ Đại Hàm, người gọi Đại tướng bằng ông. Từ khi biết tin Đại tướng đã về với đất mẹ, ông Hàm chưa được chợp mắt chút nào. Điện thoại ông rung liên hồi từ các nơi gọi về. Ông Hàm nghẹn giọng: “Tôi nghe tin ông mất mà trong người tôi không biết diễn ta như thế nào nữa, có một khoảng thời gian ngắn gần như tôi mất phương hướng. Nhưng rồi tôi xác định phải tỉnh táo để lo hậu sự cho ông”. Nhiều người dân hỏi ông Hàm về việc an táng Đại tướng ở đâu, ông Hàm cho hay: Thể theo nguyện vọng của Đại tướng và gia đình, ngày 13/10 sẽ có một chuyên cơ đặc biệt bay từ Hà Nội vào Quảng Bình, sau đó đưa di hài Đại tướng về khu Vũng Chùa Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) an táng.


    [​IMG]

    Dân làng An Xá tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Có thể nói, ông Hàm là pho sử sống về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông cho biết, ông về ngôi nhà này trông coi được 35 năm rồi. Nhà xây 1977, là nhà 3 gian, 2 chái, 5 lòng và đã có 2 lần trùng tu. Trước kia ngôi nhà có tường xây bằng gạch. Sau đó, Đại tướng không ưng ý. Trong 2 lần trung tu ấy, thợ đã sửa tường gạch bằng tường gỗ, đúng với ý nguyện muốn xây một căn nhà giống y nguyên ngôi nhà Đại tướng sống hồi nhỏ.
    [​IMG]

    Những cuốn sách viết về Đại tướng
    [​IMG]

    Bức ảnh Bác Hồ và Đại tướng hồi trẻ.
    [​IMG]

    Bà Nguyễn Thị Nình (trái) và bà Võ Thị Lài, hai cháu dâu của Đại tướng thắp hương trước bàn thờ Đại tướng
    Trong rất nhiều sử sách có ghi, món ăn Đại tướng ưu thích là cá kho, rau đắng và cà muối. Nay được ông Hàm cho biết thêm, Đại tướng còn thích món tép khô rang nước mắm, mà phải là loại mắm được chế biến kiểu truyền thống của dân Quảng Bình. Ngoài ra, Đại tướng còn thích ăn na dai, chuối tiêu và đu đủ. Có một chuyện ông Hàm vẫn hay kể cho con cháu nghe là hồi nhỏ Đại tướng thường cầm sách ra ngồi gốc cây khế sau nhà để học bài. “Cây khế là dấu ấn tuổi thơ còn lại của Đại tướng” – ông Hàm xúc động.
    Đối với ông Hàm, những chuyện giản dị ấy về Đại tướng, ông không bao giờ quên. Lần Đại tướng về thăm quê lần cuối cùng là ngày 1/11/2004, ông Hàm vẫn nhớ như in. Ngày ấy, nắm tay các cụ trong làng, Đại tướng căn dặn: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Lệ Thủy phải xây dựng để huyện thoát nghèo và phát triển bền vững. Sau lần đó, Đại tướng bận nhiều việc và sức khỏe không cho phép, Đại tướng vẫn chưa có thêm một lần về thăm làng An Xá.
    [​IMG]

    Ông Võ Đại Hàm, người được Đại tướng tin tưởng giao nhiệm vụ trông coi ngôi nhà tưởng niệm này
    Theo lời kể của ông Hàm, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là Đại tướng của nhân dân nhưng khi về nhà, Đại tướng cũng là một người cha, người bác, người ông hết mực thương yêu con cháu, luôn quan tâm đến con cháu. Đại tướng không tạo một sự ỷ lại của con cháu vào vị thế của mình. Nhiều người con, cháu của Đại tướng khi học xong đều tự xin việc và Đại tướng không chấp nhận bất cứ con, cháu nào nhờ cha, ông xin việc cho.
    Mặc dù trời đã tối hẳn, từng tốp người vẫn từ tốn đi vào gian giữa căn nhà để thắp hương tưởng nhớ Đại tướng. Trong số ấy, chúng tôi bắt gặp nhiều tốp bạn trẻ. Bạn Đặng Hoàng Tuấn, 26 tuổi cho biết: Sáng mùng 5 mới biết tin Đại tướng từ trần do tối mùng 4, khu vực xung quanh nhà Tuấn mất điện (hậu quả cơn bão số 10). Ngay khi kết thúc buổi làm, Tuấn cùng nhóm bạn đi xe máy, vượt hơn 40km từ thành phố Đồng Hới về quê Đại tướng, thắp lên bàn thờ Đại tướng nén nhang. Vẫn mặc đồ đi làm, nhóm bạn thắp nén hương lên bàn thờ Đại tướng, ghi vào sổ tưởng niệm (chưa có sổ tang) những dòng thương tiếc, sau đó nhóm bạn lại lên đường về nhà để hôm sau có chuyến tình nguyện nấu cháo cho bệnh nhân nghèo ở Bệnh viện Cu Ba, tỉnh Quảng Bình.
    [​IMG]

    Các sinh viên biết tin Đại tướng qua đời, vượt hàng chục km trong đêm tối đến viếng Đại tướng.
    Khi những tốp người vào thắp hương thưa dần, chúng tôi mới ngồi đọc cuốn sổ lưu niệm căn nhà của Đại tướng. Cuốn sổ dày chừng 500 trang, đã được ghi gần hết. 2 trang mới nhất có ghi tên ngày mùng 5/10 và những dòng chữ thương tiếc Đại tướng. Trong đó có những câu thơ như của nhà thơ, nhà báo, cựu chiến binh Bùi Quang Thanh có ghi: “Bão trời tan, bão lòng đã nổi/ Người đi rồi tan nát những lời yêu”. Ông Ngô Văn Thủy, Ngư thủy Bắc Lệ Thủy cũng ghi: “Kiến Giang đỏ nặng phù sa/ Uốn mình khóc, nước mắt hòa đất quê”.
    [​IMG]
    Cuốn sổ lưu niệm nay đã thành cuốn sổ tang
    Thật xúc động về những tình cảm của nhân dân quê hương Lệ Thủy dành cho Đại tướng. Ngay cả Phó bí thư huyện ủy Lệ Thủy, ông Phạm Hữu Thảo cũng đã trải qua 1 đêm không ngủ bởi hay tin Đại tướng từ trần. Ông Phạm Hữu Thảo nói với giọng trầm buồn: “Thật xót xa cho dân quê tôi, bão biển chưa qua, bão lòng lại đến”. Dân Lệ Thủy thiệt hại chừng 1.739 tỉ đồng do cơn bão số 10 gây ra và cũng chẳng có gì đo đếm được nỗi mất mát quá lớn khi Đại tướng không còn. Từ trưa ngày mùng 5, UBND huyện đã họp khẩn và bầu tiểu ban lễ viếng do ông Phạm Hữu Thảo làm trưởng ban. Mọi công tác chuẩn bị lễ viếng Đại tướng tại quê nhà đã hoàn thành. Trong câu chuyện của mình, ông Phạm Hữu Thảo nhắc lại hai lần câu: “Bác Giáp là một niềm tự hào, một thành tựu sống trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước ngày nay”.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi xa thật rồi. Ngôi nhà vẫn còn đó chờ thêm một lần Đại tướng về thăm. Nhưng giờ đây, ý nguyện của bà con làng An Xá đã không thành hiện thực. Đại tướng đã về với đất mẹ sau trọn một đời đem đất mẹ về với dân tộc Việt Nam.
    Đức Chính
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131005/vinh-biet-dai-tuong-vo-nguyen-giap.aspx
    05/10/2013 03:30

    Từ Tuần lễ văn hóa Toulouse trở về nhà khoảng 20 giờ 30 tối qua, tôi được tin sét đánh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần lúc 18 giờ 09 ngày 4.10.2013 tại Bệnh viện Quân đội 108.

    [​IMG]
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y (tháng 5.1973) - Ảnh: TTXVN
    >> Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần
    >> Truyền thông quốc tế ca ngợi huyền thoại Võ Nguyên Giáp
    >> Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến dịch Điện Biên
    >> Võ Nguyên Giáp: Vị tướng tài chào đời mùa nước lũ
    Đại tướng nằm viện từ hơn hai năm nay và tuổi cao, sức khỏe giảm sút dần, nhưng vẫn tỉnh táo khi có người vào thăm. Ai cũng biết quy luật của tạo hóa là “nhân sinh tự cổ thùy vô tử” nhưng ai cũng cầu mong kéo dài cuộc sống của Đại tướng với niềm hy vọng thiêng liêng. Chính vì vậy tin Đại tướng ra đi dù như được báo trước vẫn là một tin sét đánh, tin đau thương choáng váng.
    Tất cả chúng ta và cả thế giới đều biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Đại tướng tổng tư lệnh đã chỉ huy hai cuộc kháng chiến giành lại độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc Việt Nam, là một trong những vị tướng soái, một nhà chiến lược quân sự lừng danh nhất trong lịch sử nhân loại. Trong hai cuộc kháng chiến này, Đại tướng được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng tin cậy giao trọng trách nắm toàn bộ quyền chỉ huy quân sự với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh quân đội và Bí thư Tổng quân ủy. Ông đã hoàn thành xuất sắc trọng trách đó, xứng đáng với niềm tin yêu của quân đội và nhân dân. Ông được quân đội tôn vinh là “Người anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” và nhân dân coi ông là vị tướng của nhân dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và binh nghiệp rạng rỡ của ông được xuất bản trong nước và trên thế giới. Tên tuổi, sự nghiệp, cống hiến của ông đã đi vào nhiều từ điển bách khoa và bách khoa thư của các nước. Việt Nam - Hồ Chí Minh - Võ Nguyên Giáp đã từng vang lên trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhiều nước như biểu tượng của Việt Nam, ngọn cờ tiền phong của phong trào chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới. Ông trở thành một vị tướng huyền thoại của chiến tranh nhân dân, tiêu biểu cho sức mạnh của một nước thuộc địa bị coi là “nhược tiểu” dám đương đầu và chiến thắng những đế chế hùng mạnh bậc nhất của thời đại.
    Vị tướng độc đáo
    Đối với Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa, nhà sử học lớn. Con người, sự nghiệp của ông đã đi vào lịch sử, đã được ghi tạc vào lòng dân muôn thuở không mờ phai.
    So với nhiều thống soái trong lịch sử Việt Nam và thế giới, ông có những nét độc đáo.
    Trong số các vị tướng lừng danh trên thế giới, ông là người duy nhất đã sống trên trăm tuổi, xuyên suốt gần cả thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21.
    Ông là người cùng toàn quân, toàn dân viết lên những trang sử oanh liệt chống ngoại xâm và là người chép lại chính những trang sử đó. Những hồi ký Chiến đấu trong vòng vây, Đường tới Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ: điểm hẹn lịch sử, Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng là những bộ sử sống động của hai cuộc kháng chiến thần kỳ của Việt Nam. Với tầm bao quát của vị thống soái, những trang hồi ký của ông vừa mang tính cụ thể của nhiều tình tiết sinh động, vừa phản ánh toàn cục của cuộc chiến tranh.
    Ông là nhà quân sự vào loại rất hiếm hoi không những đã chỉ huy cuộc kháng chiến mà còn tiến hành tổng kết được kinh nghiệm của chiến tranh để lại một số tác phẩm có giá trị như binh thư hiện đại. Đó là tác phẩm Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều lần kháng chiến bảo vệ đất nước và khởi nghĩa giành lại đất nước, để lại một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú, sáng tạo. Nhưng từ kinh nghiệm đó, tổng kết nêu lên thành một hệ thống quan điểm phản ánh tư tưởng và nghệ thuật quân sự Việt Nam thì không mấy nhà quân sự làm được. Trước đây, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là người đầu tiên đã soạn được hai bộ binh thư: Binh gia yếu lược (hay Binh thư yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư, nhưng cả hai đều thất truyền. Hiện chỉ còn Hịch tướng sĩLời di chúc của Trần Hưng Đạo là một phần tổng kết mang tính binh thư.
    Thế kỷ 18, nhà quân sự lỗi lạc Đào Duy Từ viết bộ binh thư thứ ba là Hổ trướng khu cơ còn truyền đến nay. Đào Duy Từ không trực tiếp cầm quân nhưng giữ vai trò như cố vấn của chúa Nguyễn trong cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
    Mãi đến ngày nay, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị thống soái trực tiếp chỉ huy chiến tranh đã để lại những tổng kết mang tính binh thư hiện đại.
    Nhà sử học, nhà văn hóa
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa là nhà quân sự vừa là nhà sử học. Trước khi trở thành nhà quân sự, ông đã là nhà báo, nhà sử học, thầy giáo dạy sử. Đã mấy lần trong trao đổi thân tình, ông nói với chúng tôi, hiểu biết và tư duy sử học giúp ông rất nhiều trong chỉ huy kháng chiến. Theo ông, có sự gặp nhau giữa quân sự và sử học là phải tôn trọng lịch sử, phải nhìn nhận đúng sự thật dù cho là sự thật cay đắng, đau xót, là phải xem xét mọi sự việc trên quan điểm lịch sử với sự vận động biện chứng của nó. Về phương diện này, chiến tranh là thử thách ác liệt nhất rèn luyện tư duy và nhận thức khách quan của con người mà chỉ một nhầm lẫn nhỏ có khi phải đổi bằng tổn thương lớn, thậm chí thất bại nặng nề. Sau khi chiến tranh kết thúc, Đại tướng dành nhiều thời gian cho nghiên cứu lịch sử, nhất là lịch sử chống ngoại xâm, viết nhiều luận văn về lịch sử quân sự, về một số chiến công và danh nhân như chiến thắng Chi Lăng, chiến thắng Đống Đa, nhân vật Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ... cùng một số tướng lĩnh thời hiện đại.
    Trong nghiên cứu lịch sử và trao đổi với các sử gia trong và ngoài quân đội, Đại tướng đặc biệt lưu ý chúng tôi cần kiểm tra và tìm hiểu sâu sắc những khái niệm mà tổ tiên đã tổng kết như “ngụ binh ư nông” thời Lý; “dân binh”, “dĩ đoạn chế trường” thời Trần; “lập cước chi địa”, “dĩ nhược chế cường, dĩ quả địch chúng” thời khởi nghĩa Lam Sơn để thấy đúng tầm khái quát qua các thời kỳ lịch sử, sự tiến triển của tư tưởng quân sự Việt Nam. Ông có những phân tích và nhận xét sâu sắc về tính sáng tạo đặc sắc trong tư tưởng quân sự của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ. Ông cho rằng các cuộc kháng chiến hay khởi nghĩa thắng lợi đều là chiến tranh yêu nước mang tính nhân dân cao. Ông nhấn mạnh nền tảng quyết định thắng lợi của các cuộc kháng chiến, quyết định sức sống bền bỉ của dân tộc là nền văn hóa dân tộc. Vì vậy ông rất coi trọng việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Đại tướng gợi ý: hình như qua lịch sử chống ngoại xâm đã hình thành một số tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật quân sự mang tính độc đáo và sáng tạo của Việt Nam, tồn tại như một trường phái quân sự Việt Nam hay một học thuyết quân sự Việt Nam. Đại tướng không chỉ để lại một số công trình nghiên cứu lịch sử mà còn đề ra một số hướng nghiên cứu phản ánh một tư duy sử học rất sắc sảo.
    Như chim đại bàng bay về nơi vô tận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra đi nhưng tên tuổi, nhân cách, sự nghiệp của ông vẫn sống mãi với non sông đất nước và nhân dân Việt Nam.



    GS Phan Huy Lê

  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Phim Tài Liệu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


    Tập 01 - Đường Kách Mệnh


  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Phim Tài Liệu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


    Tập 02 - Từ Nhân Dân Mà Ra




  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Phim Tài Liệu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


    Tập 03 - Chín Năm Làm Một Điện Biên


  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967



    Phim Tài Liệu Đại Tướng Võ Nguyên Giáp


    Tập 04 - Cuộc Đụng Đầu Lịch Sử



  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chủ nhật, 6/10/2013 11:35 GMT+7
    Hàng chục nghìn người tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Đúng 14h30, những người đầu tiên đã được mời vào bên trong ngôi nhà 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) tới bên bàn thờ bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của vị tướng toàn tài, đức độ.

    [​IMG]


    Dòng người xếp hàng trước cổng nhà 30 Hoàng Diệu trước giờ mở cửa vào tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    [​IMG]


    Những người dân đầu tiên vào trong nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc 14h30 chiều nay, ngày 6/10.

    [​IMG]


    Chưa phát tang, gia đình chuẩn bị ban thờ là nơi tưởng niệm Đại tướng bên trong nhà số 30 Hoàng Diệu.

    [​IMG]


    Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu (áo trắng, ở giữa) dẫn đầu đoàn người dân tới tưởng niệm Đại tướng.

    [​IMG]


    Người thân trong gia đình trước bàn tưởng niệm Đại tướng.

    [​IMG]


    Sổ ghi cảm tưởng đã được chuẩn bị sẵn để người dân lưu lại tâm trạng của mình và niềm ngưỡng vọng với Đại tướng.

    [​IMG]


    [​IMG]


    Những giọt nước mắt tiếc thương vẫn còn vương sau khi vào trong nhà tưởng niệm Đại tướng

    [​IMG]


    Nữ sinh Hoàng Thùy Linh (năm nhất Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) trong dòng người đầu tiên vào tưởng niệm Đại tướng.
    [​IMG]


    Từng lượt 100 người xếp hàng một được mời vào bên trong nhà Đại tướng.

    [​IMG]


    Đến 16h, dòng người xếp hàng kéo dài hơn một cây số từ trước cửa nhà số 30 Hoàng Diệu, qua đường Điện Biên Phủ, Lăng Bác tới cổng Bộ Ngoại Giao.

    [​IMG]


    Một tiếng trước giờ nghỉ đón khách, hàng chục nghìn người vẫn xếp hàng.

    Nhóm phóng viên
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này