Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3491 người đang online, trong đó có 157 thành viên. 00:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 87996 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thật cảm động !

    Thiết nghĩ nhà nước, quân đội và chính quyền địa phương nên có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những bậc lão thành cách mạng như cụ Cắm, bên cạnh những chính sách đã có, ví dụ như cử bác sĩ thường xuyên chăm sóc sức khoẻ các cụ...
  2. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Con không phải nhà thơ, cũng không biết làm thơ, đây là những cảm súc từ trái tim con không hiểu sao nó cứ trào ra, con ghi lại thành kính dâng Người.


    Mỏm Đầu Rồng ngàn năm hương khói,
    Đưa Người vào an nghỉ cõi thiên thu ...
    Cả một đời, vì dân, nước âu lo
    Nay mong Người an bình nơi chín suối ...
    Dân tộc này, triệu người đoàn kết lại ...
    Noi gương Người gìn giữ non sông.

    Con biết rằng: Chắc Người chẳng an lòng,
    Nên mất đi rồi vẫn chọn nơi gió nguồn, sóng bể,
    Chúng con nguyện làm tất cả những gì có thể,
    Để người ra đi được thanh thản - sau hàng thế kỷ gian lao ...


    [};-[};-[};-[};-[};-


  3. dragonf1368

    dragonf1368 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2011
    Đã được thích:
    48
    Phim tài liệu : Người Anh Cả của Quân Đội Nhân Dân
  4. trexanhrirao

    trexanhrirao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/07/2013
    Đã được thích:
    0
    theo tôi ko phải 1 đêm thức trắng Đại tuớng mới có quyết định thay đổi, ở lòng chảo Điện Biên trống trải như vậy muốn thắng được quân Pháp với hoả lực rất mạnh thì phải dùng cả biển người và vũ khí áp đảo, khi đó chiến thắng sẽ được đánh đổi với giá rất đắt đó là sinh mạng của bộ đội ta, khi 2 hổ đấu với nhau một con chết một con trọng thương thì ai sẽ được lợi,điều đó Bác Hồ và Đại tướng thừa hiểu, nhưng làm sao để vừa nhận được trợ giúp vũ khí vừa giành được chiến thắng trên chiến trường với sự tổn thất về người là thấp nhất nên Đại tướng mới phải suy nghĩ rất lâu tìm đối sách hợp lý để thuyết phục các cố vấn quân sự nước ngoài để thay đổi cách đánh
    từ đó có thể suy ra chính Tướng Giáp đã làm nên chiến thắng Điện Biên chứ ko thể là người nào đấy đã nhận vơ, là bởi vì họ ko bao giờ mong muốn ta chiến thắng mà vẫn bảo toàn được lực lượng cũng như sau này trong cuộc chiến tranh chống Mỹ họ ko bao giờ muốn ta thống nhất đất nước
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đúng thế! :)>-
    Họ không muốn chúng ta thống nhất đất nước, chỉ muốn dùng đất nước chúng ta làm vùng đệm ngăn Mỹ và đồng minh áp sát biên giới họ thôi !
    Lẽ ra phía ta còn giành thêm thắng lợi tại hội nghị Giơ ne vơ, nhưng dưới sức ép của họ, ta đành tạm chấp nhận lấy vĩ tuyến 17 để bảo toàn lực lượng chờ ngày tổng tuyển cử ( theo hiệp định là 2 năm sau, tức 1956, nhưng Mỹ Diệm đã phá hoại, không tôn trọng những gì họ đã ký! ).
    Thời chống Mỹ, họ đã gây khó khăn cho ta khi trung chuyển những chuyến hàng viện trợ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu... chỉ đạo Ponpot đánh thọc lưng bộ đội ta ngay trong những năm 1973- 1974...
    Kể ra thì nhiều lắm, vụ Mỹ làm ngơ cho TQ chiếm Hoàng Sa cũng thế...
    Nhưng thôi, xin dừng ý này tại đây để khỏi loãng chủ đề tưởng nhớ Đại Tướng !
  6. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Thông báo chính thức về Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Thứ tư, 09/10/2013, 15:27 (GMT+7)

    Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa ra thông báo về việc tổ chức lễ viếng Đại tướng ở Hà Nội, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh.
    [​IMG]Di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà riêng ngày 6-10

    Để phục vụ chu đáo nhất việc viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Lễ viếng ở Hà Nội, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp xin thông báo:
    Tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông, Hà Nội:
    Lễ viếng bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 21 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 2013.
    Buổi sáng (từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ):
    - Các Đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, đoàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn của *************, đoàn của Chính phủ, đoàn của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương, gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước;
    - Các đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài;
    - Các đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng; Bộ *******;
    - Các đoàn quốc tế và ngoại giao…;
    - Đoàn Cựu chiến binh Việt Nam.
    Buổi chiều:
    - Từ 12 giờ đến 14 giờ: Các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố;
    - Từ 14 giờ đến 15 giờ: Các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương;
    - Từ 15 giờ đến 21 giờ: Các đoàn viếng còn lại và các cá nhân.
    Tại tỉnh Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh:
    Tại tỉnh Quảng Bình:
    - Lễ viếng được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội;
    Kính mời các cơ quan, đơn vị, cá nhân; các đoàn ngoại giao và quốc tế khu vực miền Trung đến viếng và dự lễ truy điệu.
    Tại TP Hồ Chí Minh:
    - Lễ viếng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất, cùng thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hà Nội;
    Kính mời các cơ quan, đơn vị, cá nhân; các đoàn ngoại giao và quốc tế khu vực miền Nam đến viếng.
    Ban Tổ chức Lễ tang thành lập Bộ phận thường trực giúp việc tiếp nhận thông tin liên quan đến Lễ tang và cung cấp các thông tin chính thức của Ban Tổ chức Lễ tang về lễ tang.
    Địa điểm làm việc Bộ phận thường trực: Số 51B, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội; số điện thoại: 069552574.
    Cán bộ phụ trách:
    Đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Kim Sơn, Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, điện thoại: 0973639955; 0913309336;
    Đồng chí Nguyễn Xuân Sùng, Vụ trưởng Vụ Chính sách cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương, điện thoại: 0912417048;
    Đồng chí Đại tá Cao Minh Thành, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, điện thoại: 0979373168;
    Đồng chí Đại tá Ngô Hồng Quang, Giám đốc Trạm 66 Bộ Quốc phòng, điện thoại: 0983446577;
    Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp trân trọng thông báo và kính mong được sự phối hợp, ủng hộ của các cơ quan, đơn vị và nhân dân.
    (Vietnam+)
  7. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.897
    Chuẩn, dân rất tinh tường, không gì có thể qua được mắt nhân dân
  8. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    Cụ ông xếp hàng, ngất xỉu vẫn cố vào viếng Đại tướng

    Thứ tư, 09/10/2013, 15:21 (GMT+7)

    Quá mệt mỏi vì trời nắng, xếp hàng lâu, cụ Lê Sỹ Long ngã quỵ, bất tỉnh, phải đi cấp cứu…
    Một số người dân xếp hàng vào viếng Đại tướng kể lại, họ nhìn thấy cụ ông ngoài 80 tuổi, đang xếp hàng cùng mọi người đoạn cạnh ngã 5 Chu Văn An – Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, Hà Nội) thì bất ngờ ngã quỵ xuống đường, ngất xỉu.
    [​IMG]Cụ được đưa vào Bệnh viện Xanh – Pôn

    Họ hô hào mọi người, cùng nhau quạt mát, giúp cụ hồi tỉnh… Các chiến sĩ CSGT Đội số 2, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ ******* TP. Hà Nội (đang làm nhiệm vụ cách đó khoảng 100m) cũng vội vã chạy đến, dìu cụ lên taxi, đưa đi bệnh viện cấp cứu.
    “Được các bác sĩ chữa trị, khoảng 30 phút sau, cụ dần hồi phục. Cụ cho biết tên là Lê Sỹ Long (84 tuổi, đoàn cán bộ Hưu trí xã Mỹ Hưng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Cụ muốn vào viếng Đại tướng luôn dù sức khỏe còn yếu”, thượng úy Nguyễn Ngọc Tiến kể lại.
    “Nghe cụ Long nói vậy, tôi liền báo về đội và phòng. Nhận được tin báo, cơ quan cử xe đến bệnh viện đưa cụ Long đến 30 Hoàng Diệu viếng Đại tướng; đồng thời yêu cầu tôi liên hệ với Ban tổ chức để cụ không phải xếp hàng mà được trực tiếp vào viếng Đại tướng”, thượng úy Tiến chia sẻ.
    [​IMG]Chưa khoẻ hẳn nhưng ông Long vẫn quyết vào viếng Đại tướng

    “Tôi thật sự xúc động sau khi được tiễn biệt vị Đại tướng vĩ đại của dân tộc. Tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các chiến sĩ cảnh sát giao thông và các cháu tình nguyện viên đã giúp đỡ tôi hoàn thành được ước nguyện của mình”, ông Long chia sẻ sau khi viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Thượng úy Tiến chia sẻ: “Dù không phải là chiến sĩ CSGT, thấy người gặp nạn như vậy mình cũng cứu giúp; huống chi mình là chiến sĩ ******* nhân dân, thấy người dân gặp nạn, càng phải giúp đỡ để xứng đáng với lòng tin của nhân dân”.
    (Kiến Thức)
  9. Dancewithwolves

    Dancewithwolves Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    1.897
    Cái tên VÕ NGUYÊN GIÁP đã thể hiện sự bất bại và chiến thắng rồi bác ơi [};-
  10. hoanglansv

    hoanglansv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Đã được thích:
    288
    “Chúng tôi từng đề nghị phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng”

    Thứ tư, 09/10/2013, 14:55 (GMT+7)

    “Chúng tôi đã từng đề nghị phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi Đại tướng hoàn toàn xứng đáng với điều đó…”, Đại tá Trần Trọng Trung nói.
    Đại tá Trần Trọng Trung, tác giả cuốn “Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp” và hai bộ “Thống soái trước bàn cờ Điện Biên Phủ”. Là người viết những cuốn sách gắn với cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng, nghe tin người từ trần, Đại tá Trần Trọng Trung ở tuổi 91 cảm thấy bàng hoàng.
    “Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất ở Bệnh viện 108, tôi cũng đang nằm điều trị ở đó nhưng mãi đến ngày hôm sau (tức 5/10 – PV) thì tôi và nhiều người khác nữa mới được biết. Tôi cảm thấy sốc. Dù biết rằng điều này là tất yếu và sẽ phải đến nhưng tôi vẫn thấy bàng hoàng, hụt hẫng”, Đại tá Trần Trọng Trung tâm sự.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng được nhiều lần đề nghị phong hàm Nguyên soái.

    Đại tá Trần Trọng Trung chia sẻ: “Rất nhiều điều ở Đại tướng để tôi cũng như nhiều người khác tâm đắc và học tập, nhưng điều tôi tâm đắc nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhớ và vận dụng đầy đủ hai lời dạy của *****: dựa vào dân và dựa chắc vào dân thì không kẻ thù nào làm gì được. Cái đó bây giờ có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ hai là tư tưởng“dĩ công vi thượng”, nghĩa là đặt việc chung lên trên việc tư.
    Đại tướng đã vận dụng lời dạy trên vào việc họp và triển khai đường lối. Nhờ đó mà nội bộ đoàn kết vì việc chung, nếu không thì dễ sinh ra mâu thuẫn, thậm chí rạn vỡ, mà khi đó kẻ địch sẽ lợi dụng. Đại tướng đã biết đặt cái chung lên trên, cái gì có lợi cho kháng chiến, cho dân tộc thì làm”.
    “Trong quan hệ với nhân dân, cái gì có lợi cho dân thì làm, chính vì vậy mà dân tin và yêu. Đại tướng có uy tín với nhân dân chính là chỗ ấy. Đại tướng đi đến đâu là giải quyết những vấn đề cho dân ở chỗ ấy. Ngay cả những năm trước khởi nghĩa, giai đoạn 1941 – 1945, Đại tướng được Cụ Hồ giao cho nhiệm vụ làm công tác vận động quần chúng, ông đã cùng ăn với dân, cùng ở với dân, làm với dân, học tiếng của các đồng bào dân tộc thiểu số để mà nghe, hiểu và nói với dân. Trong xung đột cá nhân, đại tướng sẵn sàng dẹp bỏ những xung đột cá nhân, để đến lúc nào đó người ta sẽ hiểu rằng ý kiến của đại tướng là đúng”, Đại tá Trần Trọng Trung nói.

    Đại tá Trần Trọng Trung - tác giả của nhiều cuốn sách viết về con người, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Là một trong những người lính được Đại tướng Võ Nguyên Giáp dìu dắt và có may mắn được sống và làm việc, gần gũi cùng Đại tướng nhiều năm, Đại tá Trần Trọng Trung không nén được xúc động khi nói về người thủ trưởng, người thầy, người “anh cả” của mình: “Tôi năm nay đã 91 tuổi đời, 45 tuổi quân và 67 tuổi Đảng. Đại tướng đã dạy chúng tôi nhiều thứ lắm. Và không chỉ thế hệ chúng tôi, mà giới trẻ bây giờ cũng phải học tập Đại tướng nhiều điều. Trước hết, đó là về đức tính giản dị và yêu thương đồng chí, thương dân. Đại tướng là người rất giản dị, giản dị từ cách ăn mặc đến lối sống.
    Sự giản dị khiến Đại tướng dễ gần và chính nhờ giản dị mà mới có thể gần gũi và hiểu được tâm tư của đồng chí, chiến sĩ và nhân dân. Thứ hai, tôi muốn nói đến quan điểm “dĩ công vi thượng”, đưa việc chung của quốc gia, dân tộc lên trên trong tất cả mọi việc, gác lại chuyện tư, đây cũng là điều chúng ta cần phải học tập”.
    Đánh giá về những công lao to lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tá Trần Trọng Trung khẳng định: “Những công lao của Đại tướng thật khó có thể nói hết được. Tầm vóc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ vĩ đại đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ảnh hưởng to lớn đối với thế giới.
    Trước kia, khi Đại tướng còn sống, chúng tôi đã từng đề nghị phong hàm Nguyên soái cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp bởi Đại tướng hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Không phải chỉ chúng tôi đề nghị một lần và gần đây mới đề nghị mà ý kiến này cũng là mong muốn của nhiều người, và đã đề nghị nhiều lần và có từ lâu rồi. Đại tướng Võ Nguyên Giáp hoàn toàn xứng đáng để nhận cấp hàm này”.
    (Trí Thức Trẻ)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này