Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7715 người đang online, trong đó có 1086 thành viên. 15:01 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88012 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    Tầm nhìn văn hóa khi chọn nơi an nghỉ của Đại tướng

    (ĐS&PL) -Ngoài lý do về phong thủy, tâm linh, người kiến tạo lịch sử, vị tướng lẫy lừng của thế giới - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đã quyết định chọn vùng đất Vũng Chùa - Đảo Yến để "yên giấc ngàn thu", hẳn sẽ còn có cả nguyên nhân chiến lược về: Quốc phòng, kinh tế, chính trị và văn hóa.

    ....... Và ngược lại, người từ phía Nam khi ghé ra thăm Khu nhà lưu niệm ở Lệ Thủy, cũng sẽ đi tiếp đến điểm đầu của Quảng Bình để thắp nén nhang lên mộ phần của Người. Với lộ trình như vậy, đất và người Quảng Bình sẽ nhộn nhịp hơn. Nó phàn nào thúc đẩy rất lớn việc phát triển các dịch vụ du lịch trên quê nhà – nơi vốn phải trải qua nhiều thiên tai tàn khốc và mưa đạn của quân thủ. Có biển Nhật Lệ, Có Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đòong, từ nay, mảnh đất nghèo này sẽ hội tụ đủ các yếu tố để phát triển du lịch.
    Cùng với việc đón nhận mộ phần của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong khu vực Hoàng Sơn - Hòn La sẽ sớm xây dựng một căn cứ quân đội (ít nhất là cấp sư đoàn) để bảo vệ vĩnh viễn lăng mộ cho Người. Có quân đội thường trực, sự trăn trở về an ninh, quốc phòng về cái điểm "tử huyệt" sẽ phần nào được hóa giải. Một ý nghĩa nữa, khi chọn lựa nơi này của Đại tướng có liên quan đến vấn đề biển Đông – nơi tình hình chính trị - quốc phòng chưa bao giờ được chúng ta lơ là, xem nhẹ. Lăng mộ của cụ có mặt trước hướng ra biển Đông. Nhưng do đặc thù của eo biển nên từ trên tọa độ 130 của đỉnh núi Rồng, phóng tầm mắt qua Đảo Yến là chính trực hướng Đông Nam, nơi có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn đang có nhiều biến động.
    Tọa lạc trên đỉnh núi Rồng (hay còn gọi là Thọ Sơn), Người như ngọn hải đăng tinh thần luôn sáng ngời để dẫn đường, nhắc nhở con cháu muôn đời sau phải có trách nhiệm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo của tổ quốc – nơi bọn ngoại xâm đang lăm le dòm ngó.


    http://www.doisongphapluat.com/tin-...khi-chon-noi-an-nghi-cua-dai-tuong-a4662.html


    Thật là cảm động. Đi về cõi vĩnh hằng Người còn lo cho nước cho dân :((:((:((
  2. namphap1

    namphap1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/08/2012
    Đã được thích:
    1.819
    100 năm sau hay 1000 năm sau lịch sử sẽ vẫn mãi mãi mãi lưu truyền hình ảnh Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, ông là một vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
    Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh người.
  3. cafehoi

    cafehoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    134
    Cả nước chính thức để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    Nhân dân Thái Nguyên lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chùa Thịnh Đán (Ảnh: Thu Hằng/TTXVN)
    Nhân dân Thái Nguyên lập bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chùa Thịnh Đán (Ảnh: Thu Hằng/TTXVN)
    Bắt đầu từ 12 giờ ngày hôm nay (11/10), cả nước chính thức bước vào hai ngày Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng dân tộc đã qua đời hôm 4/10, thọ 103 tuổi.
    TIN LIÊN QUANHình ảnh xúc động ngày cuối viếng Đại tướng Hình ảnh xúc động ngày cuối viếng Đại tướngCác chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô nhớ về Đại tướngGiây phút cuối cùng của Đại tướng tại Viện quân y 108Câu chuyện rơi nước mắt phía sau bức ảnh chụp Đại tướngDÒNG SỰ KIỆNHình ảnh xúc động ngày cuối viếng Đại tướngGiây phút cuối cùng của Đại tướng tại Viện quân y 108Câu chuyện rơi nước mắt phía sau bức ảnh chụp Đại tướngXem thêm »TIN MỚIHạ tầng sẽ đi đầu trong phát triển kinh tế TPHCM Hạ tầng sẽ đi đầu trong phát triển kinh tế TPHCMThu hút vốn FDI từ Nhật Bản vào VN: nhiều thay đổiAi kiểm tra thu nhập ở DNNN?
    Theo đó, các công sở, các nơi công cộng treo cờ rủ, mọi hoạt động vui chơi giải trí được tạm ngừng cho tới 12 giờ ngày 13/10/2013 để tri ân vị Đại tướng của Nhân dân, người đã có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam.

    Danh sách Ban lễ tang gồm 30 đồng chí, do Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương ********************** Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.

    Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được bắt đầu tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông (Hà Nội) bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 21 giờ, ngày 12 tháng 10 năm 2013.

    Trong buổi sáng, lễ viếng sẽ diễn ra từ 7 giờ 30 phút đến 12 giờ. Các đoàn vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp gồm đoàn viếng của Ban Chấp hành Trung ương, đoàn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đoàn của *************, đoàn của Chính phủ, đoàn của Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn Quân ủy Trung ương, Gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; Các đoàn viếng của lãnh đạo cấp cao nước ngoài; Các đoàn viếng của Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ thành phố Hà Nội; Bộ Quốc phòng, Bộ *******; Các đoàn quốc tế và ngoại giao; Đoàn Cựu chiến binh Việt Nam.

    Buổi chiều cùng ngày, các đoàn vào viếng gồm các đoàn viếng của các tỉnh, thành phố (12 giờ đến 14 giờ); Các đoàn viếng của các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương (14 đến 15 giờ); Các đoàn viếng còn lại và các cá nhân (từ 15 giờ đến 21 giờ).

    Cùng thời gian tổ chức lễ viếng và lễ truy điệu đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội, sẽ tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh.

    Song song với đó, để ghi nhận, tôn vinh công lao to lớn, bày tỏ tình cảm kính trọng, ngưỡng mộ đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh tối cao - người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, thể theo nguyện vọng của nhân dân và cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các cơ quan, đơn vị quân đội, từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên lập Ban thờ, tổ chức cho cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ thuộc quyền và nhân dân nơi đóng quân viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ 7 giờ 30 ngày 12/10.

    Lễ truy điệu trọng thể đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ ngày 13/10/2013.

    Thể theo ý nguyện của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nguyện vọng của gia đình, lễ an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức cùng ngày tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).

    Cả nước chính thức để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1)
    Bàn thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà lưu niệm của Đại tướng tại quê nhà: thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình (Nguồn: TTXVN)

    Thời gian đón linh cữu của Đại tướng dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng 13 giờ ngày 13/10 tại Sân bay Đồng Hới. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng xe ôtô ra thẳng Vũng Chùa - Đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để tổ chức lễ an táng.

    Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ tường thuật trực tiếp lễ truy điệu và an táng đồng chí Đại tướng Võ Nguyên Giáp./.
    Theo TTXVN
  4. moneystrong

    moneystrong Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/07/2008
    Đã được thích:
    3
    Kính cẩn tiếc thương vị Đại tướng kính mến!
  5. cafehoi

    cafehoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    134
    (Dân trí) - Dù lễ viếng, lễ truy điệu chính thức tổ chức vào 2 ngày 12 -13/10, bắt đầu từ 7h30 sáng ngày mai nhưng 12h trưa nay, các cơ quan, công sở bắt đầu treo cờ rủ, cả nước để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Cả nước chính thức để tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Nghi thức treo cờ rủ đã được thực hiện tại quảng trường Ba Đình, trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (ảnh: Minh Thư).

    Theo quy định về việc tổ chức lễ Quốc tang, từ 12h trưa nay đến 12h trưa Chủ nhật, 13/10, tất cả các cơ quan công sở sẽ treo cờ rủ. Cả nước sẽ để tang Đại tướng trọn 48 giờ (2 ngày như quy định về thời gian tổ chức Lễ Quốc tang tại Nghị định số 105 năm 2012 của Chính phủ). Cờ có dải băng tang với kích thước bằng 1/10 chiều rộng và chiều dài bằng chiều dài lá cờ. Cờ chỉ được kéo lên đến 2/3 của cột cờ và có dải băng vải đen buộc để cờ không bay.
    Mọi hoạt động vui chơi giải trí cũng sẽ được tạm ngừng cho tới 12 giờ ngày 13/10/2013.

    Về các nghi thức Quốc tang, lễ đài trong Nhà tang lễ quốc gia sẽ được trang trí phông nền đen, trên treo Quốc kỳ có dải băng tang, di ảnh của Đại tướng với dòng chữ dòng chữ “Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp".

    Bàn thờ đặt chính giữa phòng, dưới lễ đài, có lư hương và gối huân chương. Linh cữu Đại tướng sẽ đượcphủ Quốc kỳ, đặt trên bệ ở chính giữa lễ đài, đầu hướng về bàn thờ.

    Ban lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, có 30 thành viên là lãnh đạo các cơ quan TƯ, ban ngành của Đảng. Ban Tổ chức lễ tang được thành lập sau đó do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban Tổ chức.

    Theo thông báo của Ban Tổ chức Lễ Quốc tang, lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được bắt đầu tại Nhà tang lễ Quốc gia Trần Thánh Tông (Hà Nội) bắt đầu từ 7 giờ 30 phút đến 21 giờ, ngày 12/10.

    Các công sở...
    Các công sở...

    ... cơ quan nhà nước...
    ... cơ quan nhà nước...

    ... và cả nhà dân đều treo cờ rủ để tang Đại tướng (Ảnh: Minh Thư)
    ... và cả nhà dân tại Hà Nội đều treo cờ rủ để tang Đại tướng (Ảnh: Minh Thư)
    Trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình treo cờ rủ từ sáng nay
    Trong sáng và trưa nay (11/10), nhiều cơ quan, công sở, trường học… tại Quảng Bình cũng đã treo cờ rủ. Huyện Lệ Thủy - quê hương Đại tướng - cũng đã chính thức treo cờ rủ để tang Đại tướng. Trong ảnh: Treo cờ rủ tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình
    Trụ sở UBND huyện Lệ Thủy
    Trụ sở UBND huyện Lệ Thủy
    Trụ sở UBND huyện Lệ Thủy
    Trụ sở UBND huyện Lệ Thủy
    Nhà Văn hóa huyện Lệ Thủy (Ảnh: Đăng Đức)
    Nhà Văn hóa huyện Lệ Thủy (Ảnh: Đăng Đức)

    Ghi nhận của PV
    Ghi nhận của PV Dân trí vào 12h trưa nay tại TPHCM, người dân đã bắt đầu rủ cờ để tang Đại tướng. Mọi khu chơi, giải trí đều đã đóng cửa từ rất sớm (Ảnh: Đình Thảo)


    (Ảnh: Đình Thảo)

    (Ảnh: Đình Thảo)


    (Ảnh: Đình Thảo)


    (Ảnh: Đình Thảo)

    (Ảnh: Đình Thảo)
    (Ảnh: Đình Thảo)

    Hà Nội yêu cầu ngừng hoạt động vui chơi trong ngày Quốc tang

    Ngày 9/10, thừa lệnh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Chánh văn phòng Đỗ Đình Hồng đã ký ban hành thông báo về việc treo cờ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Theo đó, UBND thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học, nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong hai ngày tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.

    Một người đàn ông với cờ rủ dừng lại khóc tại 30 Hoàng Diệu (Ảnh: Minh Thư)
    Một người đàn ông với cờ rủ dừng lại khóc tại 30 Hoàng Diệu (Ảnh: Minh Thư)

    Các chương trình truyền hình vui chơi ngừng hoạt động (Ảnh: Minh Thư)
    Các chương trình truyền hình vui chơi ngừng hoạt động (Ảnh: Minh Thư)
    Việc treo cờ rủ thực hiện theo Điều 10, Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, cờ có dải băng tang có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay.

    Quang Phong

    Nhóm phóng viên
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Câu nói của bạn mập mờ quá !
    Là chẳng bao giờ Việt Nam dám đánh Trung Quốc ?
    Hay chẳng bao giờ thằng khựa có đại tướng tài ba ?
    Hai ý này đối nghịch với nhau đấy, bạn à...

    Về vế thứ nhất, tôi khẳng định với bạn : Việt Nam chưa từng và sẽ không bao giờ đánh Trung Quốc !
    Xưa kia, vì nhà Tống mưu đồ dấy binh thôn tính nước ta nên Thái Uý Lý Thường Kiệt được lệnh vua Lý Nhân Tông chủ động " tiên phát chế nhân " , đánh phủ đầu trước để tiêu diệt các đồn binh và căn cứ hậu cần của địch, không cho chúng dùng làm bàn đạp tiến công xâm lược nước ta. Sau khi toàn thắng, quân nhà Lý đã rút về chứ không hề chiếm đất nhà Tống.
    Đó là cuộc chiến đánh tan ý đồ xâm lược của địch, hoàn toàn không phải đánh để chiếm đất !

    Các cuộc chiến khác thì phía Tàu xua quân qua xâm lược nước ta trước, sau đó bị quân ta phản công và phải tháo chạy nhục nhã !

    Với chủ trương Việt Nam là bạn của tất cả các nước, trong tương lai Việt Nam sẽ không tiến đánh bất cứ nước nào, kể cả Trung Quốc, trừ phi Việt Nam bị xâm lược buộc phải đánh trả để bảo vệ đất nước vẹn toàn cương thổ và lãnh hải...

    Về vế thứ hai: Trung Quốc có đại tướng tài ba hay không, khi nào có... là chuyện nội bộ của họ, ta không cần quan tâm !
    Có tài tới đâu mà mang quân xâm lược nước ta ắt phải mang đầu máu chạy về !
    Lịch sử hơn 4.000 năm qua là thế và mãi mãi tương lai cũng sẽ là thế !

    Việt Nam không đánh ai, đừng ai đánh Việt Nam !
    Nhân dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình và sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ hoà bình !

  7. gaconloanthi

    gaconloanthi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Quan điểm cá nhân thì cũng chả ai cấm, nhưng nói ra luận điểm như vậy vào lúc này thì đúng là thiếu suy nghĩ.
  8. BIXI-99

    BIXI-99 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2013
    Đã được thích:
    1.022
    Biến đau thương thành hành động
    Học tập Đại Tướng Võ Nguyên
    Giặc Tàu giặc Tây ta đều đánh được cả
    Tại sao lại không đánh được giặc nội xâm
    Giặc đói giặc nghèo giặc mù chữ quét sạch
    Chung sức chung lòng diệt giặc tham......
  9. goldenkey

    goldenkey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2011
    Đã được thích:
    70
    Mình đánh nó mà nó vẫn không có tướng giỏi càng tốt chứ sao mà hỏi? :)
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những thừa nhận bất ngờ của người Mỹ về Tướng Giáp

    (Tin tức thời sự) - “Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất".



    Nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi ở Mỹ
    Tiến sỹ John Prados - một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ nghiên cứu về Việt Nam - về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định như vậy.
    Ông đã viết hàng chục cuốn sách về thời kỳ chiến tranh Việt Nam, trong đó phần lớn đề cập tới Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    TS John Prados cho biết, khi còn trẻ, ông mong muốn được gia nhập quân đội Mỹ để tham chiến tại Việt Nam và do vậy muốn tìm hiểu về Việt Nam để biết mình sẽ phải làm gì nếu tới đó. Đó là vào khoảng giữa những năm 1960, khi binh sỹ Mỹ còn chưa được triển khai ồ ạt tại Việt Nam nên TS John Prados chủ yếu nghiên cứu cuộc chiến tranh của người Pháp.
    TS John Prados cho biết, từng đọc rất nhiều tác phẩm của tướng Giáp về Điện Biên Phủ, đã biết đến cuộc chiến tranh nhân dân của Việt Nam cũng như sự hy sinh mà người dân Việt Nam phải chịu đựng để chống lại người Pháp.
    “Từ đó, tôi phản đối chiến tranh và từ bỏ ý định nhập ngũ nhưng vẫn tiếp tục nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam và bắt đầu viết về cuộc chiến này. Tướng Giáp là người đã định hình những suy nghĩ của tôi về Việt Nam”, TS John Prados nói.
    TS John Prados nhớ lại, ông từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một hội nghị giữa các quan chức, nhà sử học Mỹ với các quan chức và nhà sử học Việt Nam.
    Ấn tượng của TS John Prados đối với Tướng Giáp là ông rất thân thiện, dễ mến và quả quyết, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ quan điểm của mình. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất về Tướng Giáp đối với tôi là khi ông cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara trao đổi về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
    Lúc đó, Tướng Giáp khẳng định, không có bất kỳ tàu Việt Nam nào tấn công tàu chiến Mỹ vào ngày 4/8/1964. Ông McNamara liên tục hỏi dồn để cố khẳng định sự việc là có thật nhưng Tướng Giáp vẫn cương quyết bảo vệ luận điểm của Việt Nam.
    “Tôi nhớ, Tướng Giáp có chốt lại một câu: “Ông McNamara, tôi đã nói với ông tất cả sự thật và đó là những điều mà tôi cần phải nói”. Cuộc trò chuyện giữa hai người dừng tại đó”, TS John Prados kể.
    Nhìn nhận con người Đại tướng, TS John Prados thán phục: “Tướng Giáp là một nhân vật mấu chốt tạo nên sự thay đổi đối với những gì đã xảy ra tại nước Mỹ. Tướng Giáp là một nhân vật kiệt xuất”.

    Đối với lịch sử thế giới, nếu chúng ta nhìn nhận cuộc cách mạng Việt Nam như một sự kiện bước ngoặt trong thế kỷ 20 và xét trên phương diện Tướng Giáp đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng này thì có thể thấy rằng ông có ảnh hưởng đáng kể đối với thực trạng thế giới hiện nay.

    McNamara hai lần thừa nhận Đại tướng thắng
    Robert McNamara là cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, từng phục vụ Lầu Năm góc với thời gian kỷ lục, 2.595 ngày, dưới 2 đời tổng thống: John F. Kennedy (1961-1963) và Lyndon B. Johnson (1963-1968). Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, McNamara được xem là “công trình sư” của đối phương với tư cách là người hoạch định các chính sách quân sự chủ chốt.

    [​IMG]

    Vào lúc 15h30 phút ngày 23/6/1997, tại nhà khách Chính phủ, cuộc gặp gỡ giữa đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara - diễn ra như hoạt động cuối cùng của Hội thảo Việt – Mỹ (kéo dài hơn 3 ngày, từ 20 đến 23/6)
    Trước khi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara từng là một lãnh đạo doanh nghiệp (Chủ tịch hãng xe hơi nổi tiếng Ford) nên ông này đề cao quan điểm mang tính kỹ thuật, chủ trương dùng sức mạnh áp đảo của hỏa lực hòng “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Tuy nhiên, cỗ máy quân sự của McNamara đã không đủ sức mạnh để “đè bẹp ý chí chiến đấu của người Việt Nam”.
    Vẫn chưa thỏa mãn “ấm ức” của mình vì bại trận, sau khi chiến tranh kết thúc, với mục đích tìm kiếm câu trả lời để lý giải cho những thất bại thảm hại của mình, McNamara đã hai lần tới Việt Nam hội kiến với người trước đây từng là kẻ thù của ông ta ở bên kia chiến tuyến: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Ngày 23/ 6/1997, trong cuộc gặp gỡ lịch sử lần thứ hai (lần thứ nhất năm 1995) và cũng là lần cuối cùng này, McNamara dành phần lớn thời gian để các thành viên phái đoàn Mỹ đặt câu hỏi và trình bày quan điểm. Thế nhưng, trong suốt cuộc nói chuyện ông ta luôn tỏ ra sốt sắng và thường cắt ngang lời Đại tướng, phần vì thời gian gấp rút, phần vì còn có những quan điểm bất đồng.

    Trái ngược lại, với thái độ rất lịch sự, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã điềm tĩnh giải thích cho phía Mỹ thấy được lý do tại sao họ thất bại ở Việt Nam. Ông nói: “Mỹ xâm lược Việt Nam là một sai lầm. Mỹ thua là do không hiểu được Việt Nam”.

    Đại tướng lý giải rằng Việt Nam là một dân tộc có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm hàng ngàn năm nhưng rất mong muốn hòa bình. Phía Mỹ đã đánh lỡ nhiều cơ hội để kết thúc chiến tranh còn Việt Nam thì không bỏ qua bất cứ cơ hội nào.

    Trước những lập luận rất sắc sảo của Đại tướng, không giữ được sự kiên nhẫn, cuối cùng McNamara phải thốt lên: “Thế là ngài lại thắng về thời gian rồi”. Đại tướng đáp lại: “Các ngài thua vì chưa hiểu, muốn hiểu nên lắng nghe”.

    Cũng trong buổi gặp gỡ này, Tướng Chester Cooper, cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã bày tỏ thái độ một cách chân thành: “Thưa ngài, tôi thán phục ngài từ 20 năm trước. Nay tôi vẫn thán phục. Chắc các bạn của tôi ở đây cũng sẽ như vậy”.

    Nhân vật huyền thoại và anh hùng
    Cả những đồng đội chiến đấu bên cạnh ông và các đối thủ đều xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại của lịch sử.
    Marcel Bigeard, vị tướng danh tiếng từng tham gia chỉ huy quân đội Pháp trong trận chiến Điện Biên Phủ đã nói về Tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Tướng Giáp đã chỉ huy quân đội của ông thành công trong hơn 30 năm. Điều này tạo thành một sức mạnh chưa từng có...”.

    Nguyên Tổng tư lệnh Quân đội Mỹ tại Việt Nam, tướng William Westmoreland cũng từng tuyên bố: “Những phẩm chất làm nên một nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại là khả năng đưa ra quyết định, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung và một trí tuệ hội tụ được những phẩm chất này. Tướng Giáp đã sở hữu tất cả”.

    Gần 60 năm trước đây, sau trận chiến Điện Biên Phủ lừng lẫy, người Pháp đã từng gọi ông bằng danh xưng “ngọn núi lửa phủ tuyết”. Họ gọi như vậy là để ca ngợi tinh thần bất khuất, ý chí chiến đấu kiên cường của ông, một nhiệt huyết sôi sục, bùng nổ đằng sau vẻ bề ngoài điềm tĩnh.
    “Ông ấy là một nhân vật huyền thoại và anh hùng của Việt Nam”, học giả người Australia, giáo sư Carl Thayer đã đánh giá về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những lời rất tốt đẹp như vậy.
    Chiến lược gia quân sự lỗi lạc
    [​IMG]

    Dòng tin nhắn trên Twitter của Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu binh từng tham gia chiến tranh Việt Nam
    Thượng nghị sĩ John McCain, cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, nghe tin Đại tướng qua đời đã viết trên trang mạng xã hội Twitter chia sẻ cảm xúc: Tướng Giáp là "một chiến lược gia quân sự lỗi lạc".

    "Đại tướng Võ Nguyên Giáp vừa qua đời. Ông là một chiến lược gia quân sự lỗi lạc, người từng nói với tôi rằng chúng ta là 'kẻ thù danh dự'", Hill dẫn lời McCain hôm nay viết trên mạng xã hội Twitter.

    Máy bay của ông McCain bị bắn trên bầu trời Hà Nội năm 1967 và ông trở thành tù nhân chiến tranh trong vòng 5 năm rưỡi.
    Năm 1985, ông gặp Tướng Giáp trong một chuyến thăm Hà Nội, ngay sau khi được bầu vào Quốc hội Mỹ. Vào cuối buổi gặp mặt, đại tướng nói với McCain rằng người Mỹ là một kẻ thù "danh dự". "Câu nói đưa ra từ ông ấy, điều đó phải có ý nghĩa nào đó", McCain sau đó cho biết.
    Phương Nguyên (Tổng hợp)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này